Đánh Giá Thực Trạng Triển Bền Vững Du Lịch Tại Thanh Hóa

cấp cơ sở. Nhìn chung, cộng đồng đã có ý thức tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch.

a, Du khách

Theo báo cáo tổng kết công tác du lịch hàng năm của Sở VH,TT&DL, nhìn chung khách du lịch chấp hành các nội dung chính của nội quy, quy định tại các khu, điểm du lịch, không xảy ra các vụ việc du khách vi phạm quy định về bảo vệ tài nguyên, môi trường đến mức phải xử lý trách nhiệm hình sự, một số ít phải xử lý hành chính do vi phạm quy định về bảo vệ tài nguyên. Quan sát thực tế cho thấy ý thức của một số khách du lịch còn chưa cao, tình trạng xả rác bừa bãi, cắm trại, đốt lửa ở các khu vực nhạy cảm về môi trường vẫn diễn ra và là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng môi trường tại các khu, điểm du lịch tại Thanh Hóa. Kết quả đánh giá chéo cho thấy: Cư dân địa phương đánh giá rất cao ý thức của du khách trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch ở mức 92%. Các cơ quan QLNN & các đơn vị kinh doanh du lịch đánh giá ở mức 85,5%.

b, Cư dân địa phương

Cư dân địa phương nhìn chung có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường ở điểm đến du lịch, song còn tồn tại không ít tình trạng người dân, hộ dân kinh doanh ăn uống xả rác thải, nước thải không đúng quy định, ảnh hưởng đến môi trường du lịch. Một số hộ dân tham gia vào hoạt động kinh doanh mang tính manh mún, nhỏ lẻ vẫn còn xuất hiện hiện tượng chèo kéo khách. Khảo sát cũng cho thấy, du khách khi được hỏi về việc đánh giá ý thức của Cư dân địa phương trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch có 6% đánh giá mức thấp và chỉ có 2% đánh giá rất thấp. Các cơ quan QLNN & các đơn vị kinh doanh du lịch đánh giá ý thức của cư dân địa phương ở mức 83,4% ghi nhận.

c, Các cơ sở kinh doanh du lịch

Các cơ sở kinh doanh du lịch tại Thanh Hóa đều thực hiện tốt quy chế quản lý các hoạt động khai thác tài nguyên và quy chế bảo vệ môi trường. Các dự án đầu tư du lịch đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định và có kết quả tương đối tốt. Tuy nhiên, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch còn tồn tại một số hạn chế: Các quy chế, cam kết bảo vệ môi trường tuy đã được ban hành hoặc ký kết nhưng việc thực hiện ở đa phần các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống nhưng vẫn có

một số cơ sở vi phạm (như các quy định về: thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; có đầy đủ thiết thu gom chất thải;…). Một số cơ sở ăn uống vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, gây hệ lụy kích thích việc săn bắn động vật rừng, làm suy giảm hệ sinh thái rừng thường diễn ra tại các huyện miền núi. Kết quả khảo sát, đánh giá chéo như sau: Cư dân địa phương đánh giá ý thức trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch của các cơ sở kinh doanh du lịch mức ghi nhận 87,4%, du khách được hỏi đánh giá ở mức 88,1%.

3.2.4. Đánh giá thực trạng triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa

3.2.4.1 Đánh giá thực trạng triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa dựa trên các tiêu chí đánh giá‌

Bằng bộ tiêu chí đã được tác giả đề xuất tại chương 2, tổng hợp các số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp từ các phiếu khảo sát các đối tượng tại 27 huyện thị trên địa bàn Thanh Hóa. Tác giả đã tổng hợp đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại Thanh Hóa theo các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch trong giai đoạn 2015 -2019.

Bảng 3.10: Tổng hợp đánh giá thực trạng phát triển du lịch Thanh Hóa theo các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch giai đoạn 2015-2019

TT

Tiêu chí

Căn cứ đánh giá

Đánh giá

Nhóm tiêu chí về kinh tế

1.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch

- 2015-2019 tăng trưởng ổn định, mức tăng trưởng lớn hơn so với mức phát triển chung của cả nước. Tăng bình quân giai đoạn

đạt 29,4%. (cao hơn mức tăng trưởng bình quân QG 7%/năm)

Phát triển bền vững

2.

Tốc độ tăng trưởng khách du lịch

- Tăng trưởng liên tục tăng trưởng bình quân GĐ 2015-2019 đạt 14,9%. Mức tăng hàng năm thấp nhât đạt trên 13,5%.

Phát triển bền vững

3.

Tốc độ phát triển các đơn vị kinh doanh, hoạt động du lịch

- Các đơn vị tham gia hoạt động du lịch liên tục tăng về số lượng cũng như qui mô đầu tư. Tăng bình quân giai đoạn 2015-2019 về số lượng phòng tại các cơ sở lưu trú là 18,2%, về các đơn vị kinh doanh lữ hành là 12,2% tương đối phù hợp với sự tăng trưởng

lượng khách du lịch.

Phát triển bền vững

4.

Thời

bình khách

gian quân

lưu của

trú du

- Thời gian lưu trú bình quân của khách tới thanh hóa còn rất

thấp trong giai đoạn 2015-2019 chỉ đạt khoảng 1,8 ngày/khách và không tăng thêm trong cả giai đoạn.

Chưa bền vững

5.

Công suất sử dụng cơ

sở vật chất kỹ thuật du lịch

- Chưa đạt hiệu quả, do kinh doanh mùa vụ chỉ tập trung từ

tháng 4 tới hết tháng 9 hàng năm. Quá tải vào mua hè còn các mùa còn lại vắng khách. Hoặc không có khách vào mùa lạnh.

Chưa bền vững

6.

Tính đa dạng của sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch

- Du khách được khảo sát đánh giá về Tính đa dạng của sản phẩm du lịch: 2% mức rất đa dạng, 16,6% đánh giá khá phong phú 14,6% trung bình; 54,6% mức ít phong phú và 12% có đánh giá rất nghèo nàn.

* Mức độ ghi nhận tính đa dạng sản phẩm du lịch 33,2% < 70%

- Du khách được khảo sát đánh giá về Tính đa dạng của dịch vụ

Chưa bền vững

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa - 14


du lịch: 1,3% mức rất đa dạng, 8,6% đánh giá khá phong phú, 15,3% trung bình; 58,6% mức ít phong phú và 16% có đánh giá rất nghèo nàn.

* Mức độ ghi nhận tính đa dạng dịch vụ du lịch 25,2% < 70%


7.

Chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch

- Du khách được khảo sát đánh giá về chất lượng của sản phẩm du lịch: 5,3% mức rất tốt, 14,6% đánh giá khá tốt 39,3% trung bình; 34% mức kém và 6,6% có đánh giá rất kém.

* Mức độ ghi nhận chất lượng sản phẩm du lịch 59,2% < 70%

- Du khách được khảo sát đánh giá về Chất lượng của dịch vụ du lịch: 6% mức rất tốt, 10,6% đánh giá khá tốt, 41,3% trung bình; 34,6% mức kém và 7,3% có đánh giá rất kém.

* Mức độ ghi nhận chất lượng dịch vụ du lịch 57,9% < 70%

Chưa bền vững

8.

Mức độ hợp lý về giá các loại hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ du lịch

- Có 38,6% khách du lịch được phỏng vấn ghi nhận ở mức trung bình, 58% ghi nhận mức khá hợp lý và 17,3% ghi nhận mức rất hợp lý trong việc đánh giá mức độ hợp lý về giá các loại hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ du lịch.Có 18,6% cho rằng không hợp lý, 4% cho rằng rất không hợp lý.

* Mức độ hợp lý về giá được ghi nhận 77,3% > 70%

Phát triển bền vững

9.

Mức độ hài lòng của du khách

- Có 26,6% khách du lịch được phỏng vấn ghi nhận ở mức trung bình, 44,6% ghi nhận mức khá hài lòng và 10% ghi nhận mức rất hài lòng trong việc đánh giá sự hài lòng. Có 20,67% cho rằng không hài lòng, 1,33% cho rằng rất không hài lòng.

* Mức độ không hài lòng được ghi nhận 22% > 20%

- Có 24,6% khách du lịch được phỏng vấn ghi nhận ở mức trung bình, 41,3% ghi nhận nhiều khả năng quay lại và 10,3% ghi nhận chắc chắn quay lại. Có 19,3% cho rằng ít khả năng quay lại, 4% cho rằng không quay lại.

* Mức độ ghi nhận không quay lại hoặc ít khả năng quay trở lại điểm du lịch này 23,3% > 20%

Chưa bền vững

10.

Chi tiêu bình quân của du khách

- Chi tiêu bình quân du khách ở mức không cao. Theo số liệu khảo sát năm 2019, đối với khách nội địa khoảng 2,5tr, đối với khách quốc tế khoảng 5,4tr. Cơ cấu chưa thực sự hợp lý tập trung cho lưu trú và di chuyển. Chi tiêu cho hoạt động thăm quan, vui

chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ y tế không đáng kể.

Chưa bền vững

11.

Tổng lượng vốn đầu tư cho du lịch

- Tổng lượng vốn đã đầu tư cho du lịch giai đoạn 2016-2019 đạt trên 7.033 tỷ đồng trong đó: nguồn vốn từ ngân sách trung ương chiếm 13,07%, nguồn vốn từ ngân sách tỉnh 9,2%, nguồn vốn từ

ngân sách huyện 0,01% và nguồn vốn kêu gọi từ xã hội hóa 77,72%.

Phát triển bền vững

12.

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho du lịch

- Cơ cấu nguồn vốn ngày càng đa dạng, nguồn vốn xã hội hóa đạt tỷ trọng 77,72% tổng nguồn đầu tư phát triển du lich giai đoạn 2016 -2019. Cơ cấu nguồn vốn sử dụng cho: Qui hoạch phát triển du lịch 0,3%; Tu bổ và tôn tạo di tích 1,44%; Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 20,02%; Phát triển sản phẩm du lịch 0,19%; Vốn phát triển các cự án kinh doanh du lịch 77,71%; Cải thiện môi trường du lịch 0,1%; Quảng bá xúc tiến du lịch 0,42%; Phát triển nguồn nhân lực 0,04%; Nâng cao hiệu quả quản lý nhà

nước về du lịch 0,01%.

Phát triển bền vững

Nhóm tiêu chí về xã hội

13.

Số lượng, chất lượng nguồn lao động

- Thiếu về số lượng lao động so với lượng khách cũng như số lượng cơ sở kinh doanh. Chất lượng chưa đảm bảo. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học chiếm rất thấp chưa tới 10% tổng số lao động. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo rất lớn chiếm khoảng 25% tổng số lao

động ngành du lịch

Chưa bền vững


Mức độ tạo việc làm cho cộng đồng địa phương từ du lịch

- Có 16% cư dân địa phương được phỏng vấn ghi nhận ở mức trung bình, 62% ghi nhận mức khá nhiều và 19,3% ghi nhận mức rất nhiều trong việc đánh giá mức độ tạo việc làm cho cộng đồng địa phương từ du lịch.

Có 0,67% cho rằng chưa bao giờ được nhận thông tin, 2% cho rằng rất ít.

* Mức độ được ghi nhận được tạo việc làm cho cộng đồng địa phương từ du lịch: 97,3% > 70%

Phát triển bền vững

15.

Đóng góp của du lịch cho xoá đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương

- Có 14% cư dân địa phương được phỏng vấn ghi nhận ở mức trung bình, 66% ghi nhận mức khá nhiều và 12,6% ghi nhận mức rất nhiều trong việc đánh giá mức độ đóng góp của du lịch cho xoá đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương. Có 0,67% cho rằng không đóng góp, 6,6% cho rằng ít đóng góp.

* Mức độ được ghi nhận đóng góp của du lịch tại địa phương:

92,6% > 70%

Phát triển bền vững

16.

Diễn biến an ninh trật tự tại địa phương khi có hoạt động du lịch

- Có 27,3% cư dân địa phương được phỏng vấn ghi nhận ở mức trung bình, 48,6% ghi nhận mức tốt và 10,6% ghi nhận mức rất tốt trong việc đánh giá Diễn biến an ninh trật tự tại địa phương khi có hoạt động du lịch. Có 2% cho rằng diễn biến xấu, 11,3% cho rằng diễn biến không tốt.

* Mức độ được ghi nhận diễn biến an ninh trật tự khi có hoạt

động du lịch diễn biến xấu: 13,3% > 10%

Chưa bền vững

17.

Sự xuất hiện tệ nạn xã hội tại địa phương khi có hoạt động du lịch

- Có 33,3% cư dân địa phương được phỏng vấn ghi nhận ở mức trung bình, 47,3% ghi nhận mức khá ít và 14% ghi nhận mức rất ít trong việc đánh giá Sự xuất hiện tệ nạn xã hội tại địa phương khi có hoạt động du lịch. Có 0,6% cho rằng xuất hiện rất nhiều, 4,6% cho rằng rằng xuất hiện nhiều.

* Mức độ được ghi nhận sự xuất hiện của tệ nạn xã hội khi có

hoạt đông du lịch: 5,2% < 10%

Phát triển bền vững

18.

Tỷ lệ người dân được thông tin về chủ trương dự án du lịch hoặc lấy ý kiến về quy hoạch

- Có 20% cư dân địa phương được phỏng vấn ghi nhận ở mức trung bình, 58% ghi nhận mức khá nhiều và 12% ghi nhận mức rất nhiều trong việc được nhận các thông tin về chủ trương dự án du lịch hoặc lấy ý kiến về quy hoạch. Có 1,3% cho rằng chưa bao giờ được nhận thông tin, 8,6% cho rằng rất ít.

* Mức độ được ghi nhận được nhận các thông tin về chủ

trương, quy hoạch, lấy ý kiến: 90%

Phát triển bền vững

19.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch

- Có 33,3% cư dân địa phương được phỏng vấn ghi nhận ở mức trung bình, 24,6% ghi nhận mức khá nhiều và 9,3% ghi nhận mức rất nhiều trong việc đánh giá công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch. Có 2,6% cho rằng chưa bao giờ nhận được tuyên truyền, 30% cho rằng ít khi.

* Mức độ được ghi nhận công tác tuyên truyền tại địa phương về ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch: 67,2% < 90%

Chưa bền vững

20.

Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch

- Có 23,3% cư dân địa phương được phỏng vấn ghi nhận ở mức trung bình, 46,6% ghi nhận mức khá hài lòng và 22% ghi nhận mức rất hài lòng trong việc đánh giá Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch. Có 0,6% cho rằng rất không hài lòng, 7,3% cho rằng không hài lòng lắm.

* Mức độ được ghi nhận mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đôi với hoạt động du lịch: 92,1% > 90%

Phát triển bềnvững

14.

Công tác đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích

Kinh phí hỗ trợ chống xuống cấp cho 123 di tích từ năm 2015 đến hết năm 2017 là 87,2 tỷ đồng đạt 8,01% (< 30%), 731 di tích được kiểm kê bảo vệ đạt khoảng 47,6% (< 70%) trên tổng số di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh. Năm 2018 tỉnh đã phê duyệt 55 di tích xem xét, hỗ trợ kinh phí chống xuống cấp tại Quyết định số 1130/QĐ-UBND ngày 02/4/2018 của UBND tỉnh. Năm 2019 tỉnh đã phê duyệt quyết định về tu bổ, tôn tạo và chống xuống cấp các di tích trên địa bàn Thanh Hóa 29 di tích Công tác đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích chưa đảm bảo so với số lượng 1.535 di tích lịch sử văn hóa,

danh lam thắng cảnh tại Thanh Hóa.

Chưa bền vững

Nhóm tiêu chí về môi trường

22.

Tỷ lệ các khu, điểm có tài nguyên du lịch

được quy hoạch, đầu tư

- 100% các khu, điểm tài nguyên du lịch được quy hoạch theo định hướng phân kỳ đầu tư trước khi triển khai dự án

Phát triển bền vững

23.

Tỷ lệ các điểm du lịch có xử lý thu gom rác thải.

- 100% các điểm, khu du lịch có điểm thu gom, xử lý rác thải. Tuy nhiên một số địa phương công suất xử lý rác đang quá tải (Hậu Lộc, Nga Sơn, Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Sầm Sơn), việc thu gom, tiêu hủy rác tại một số khu di tích còn chậm, nhất là thời điểm mùa du lịch lễ hội; một số doanh nghiệp chưa có hồ sơ hoặc hồ sơ

đánh giá tác động môi trường không đảm bảo tính chính xác.

Chưa bền vững

24.

Giới hạn về sức chứa, cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch

- Phần lớn thời gian trong năm không vượt quá sức chứa thực tế tối đa. Tuy nhiên vào thời điểm hè vượt quá sức chứa từ tháng 4 tới tháng 9 hàng năm và đặc biệt là các ngày cuối tuần, các ngày nghỉ lễ.

Chưa bền vững

25.

Chất lượng môi trường (nước sạch, không khí, rác thải, tiếng ồn...) tại các khu, điểm du lịch

- Chất lượng nước sạch, không khí, đảm bảo. Rác thải được thu gom và có khu xử lý rác thải. Tiếng ồn được kiểm soát tốt....

- Cư dân địa phương được khảo sát đánh giá chất lượng môi trường (nước sạch, không khí, rác thải, tiếng ồn...) tại các khu, điểm du lịch: 26,6% mức rất tốt, 39% khá tốt 27% trung bình; 6,7% mức kém và 0 có đánh giá rất kém.

* Mức độ đánh giá chất lượng môi môi trường của cư dân địa phương: 93,3% > 70%

- Khách du lịch được khảo sát đánh giá chất lượng môi trường (nước sạch, không khí, rác thải, tiếng ồn...) tại các khu, điểm du lịch: 26% mức rất tốt, 29,3% khá tốt 36,6% trung bình; 8% mức kém và 0 có đánh giá rất kém.

* Mức độ đánh giá chất lượng môi của khách du lịch: 92% > 70%

Phát triển bền vững

26.

Du khách có ý thức trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch

- Cư dân địa phương được khảo sát đánh giá ý thức của du khách trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch: 7,3% mức rất cao, 64% khá cao 20,6% trung bình; 6% mức thấp và 2% có đánh giá rất thấp

* Mức độ đánh giá ý thức du khách bởi cư dân địa phương: 92% > 70%

- Các cơ quan QLNN & các đơn vị kinh doanh du lịch được khảo sát về: “Du khách có ý thức trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch”: 1,2% mức hoàn toàn đồng ý, 60% đồng ý 12,1% trung bình; 11,2% không đồng ý và 3,3% hoàn toàn không đồng ý.

* Mức độ đánh giá ý thức du khách bởi cơ quan QLNN và các doanh nghiệp KDDL: 85,5% > 70%

Phát triển bền vững

21.

Cư dân địa phương có ý thức trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch

- Du khách được khảo sát đánh giá ý thức của Cư dân địa phương trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch: 12,6% mức rất cao, 64% khá cao 15,3% trung bình; 6,6% mức thấp và 1,3% có đánh giá rất thấp

* Mức độ đánh giá ý thức cư dân địa phương bởi du khách: 94,7% > 70%

- Các cơ quan QLNN & các đơn vị kinh doanh hoạt động du lịch được khảo sát về: “Du khách có ý thức trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch”: 0,6% mức hoàn toàn đồng ý, 55,75% đồng ý 17,2% trung bình; 13,3% không đồng ý và 3,3% hoàn toàn không đồng ý.

* Mức độ đánh giá ý thức cư dân đia phương bởi cơ quan

QLNN và các doanh nghiệp KDDL: 83,4% > 70%

Phát triển bền vững

28.

Các cơ sở kinh doanh du lịch có ý thức trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch

- Cư dân địa phương được khảo sát đánh giá ý thức của Các cơ sở kinh doanh trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch: 14% mức rất cao, 59,3% khá cao 14% trung bình; 9,3% mức thấp và 3,3% có đánh giá rất thấp

*Mức độ đánh giá ý thức cư của các cơ sở KDDL bởi cư dân địa phương: 87,4% > 70%

- Du khách được khảo sát đánh giá ý thức của Các cơ sở kinh doanh trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch: 15,3% mức rất cao, 60,6% khá cao 12% trung bình; 8,6% mức thấp và 3,3% có đánh giá rất thấp

* Mức độ đánh giá ý thức cư của các cơ sở KDDL bởi du khách: 88,1% > 70%

Phát triển bền vững

27.

(Nguồn: Nghiên cứu sinh khảo sát,tổng hợp và đánh giá)

- Đánh giá theo 28 tiêu chí, có 16 chỉ tiêu thể hiện kết quả đạt giới hạn phát triển bền vững, 12 chỉ tiêu thể hiện kết quả chưa đạt giới hạn phát triển bền vững.

- Đánh giá mức độ phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa dựa trên số liệu thứ cấp được các sở ban ngành trong tỉnh công bố và dựa trên số liệu sơ cấp được nghiên cứu dựa trên kết quả khảo sát thực tế các đối tượng khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư nơi có điểm tài nguyên du lịch hoặc nơi diễn ra hoạt động du lịch (Xem chi tiết tại Phụ lục 12,13) cho thấy:

- Đánh giá theo phương pháp tính toán, quy đổi, so sánh điểm số bình quân: Với các câu hỏi được thiết kế nhằm đánh giá mức độ phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa, đa số câu trả lời khi tổng hợp và quy đổi theo thang điểm Likert chỉ tương ứng với điểm số trung bình (trong khoảng từ 2,2 - 3,8 điểm so với điểm số tối đa là 5 điểm) đối với phiếu khảo sát khách du lịch; (trong khoảng từ 3,0 - 3,8 điểm so với điểm số tối đa là 5 điểm) đối với phiếu khảo sát cư dân, phản ánh những đánh giá của đối tượng khảo sát về sự phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa nhìn chung chỉ ở mức độ trung bình. (Xem chi tiết tại Phụ lục 12,13)

- Đánh giá theo phương pháp tính toán và so sánh tỷ lệ phần trăm (%): Nhiều câu hỏi nhận được phương án trả lời theo hướng tích cực (rất tốt, rất nhiều, rất thân

thiện, rất hài lòng...) thấp hơn so với phương án trả lời không tích cực (yếu, rất kém, hoàn toàn sai, rất không hài lòng...). (Xem chi tiết tại Phụ lục 12,13)

Tổng hợp đánh giá thực trạng phát triển của ngành du lịch Thanh Hóa theo các tiêu chí phát triển bền vững du lịch kết quả cho thấy sự phát triển của du lịch tại Thanh Hóa chưa bền vững.

3.2.4.2. Kết quả đạt được trong phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa

Giai đoạn 2015-2019, Thanh Hóa đã triển khai nhiều chương trình, dự án, đề án phát triển du lịch lớn, trong đó trọng tâm như: Tiếp tục nâng cao điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ du lịch; đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền về các điểm du lịch trên địa bàn; phát triển các tour, sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc; kết nối các tour du lịch liên tỉnh với các điểm đến của Thanh Hóa; tăng cường đào tạo và nâng cao kỹ năng làm du lịch cộng đồng tại các địa phương, địa bàn trọng điểm; nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực du lịch; xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện, tạo sức hút, sự hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế… Một số kết quả về phát triển bền vững du lịch mà Thanh Hóa đã đạt được:

- 2015-2019 tăng trưởng ổn định, mức tăng trưởng lớn hơn so với mức phát triển chung của cả nước. Tăng bình quân giai đoạn đạt 29,4%.

- Tăng trưởng liên tục tăng trưởng bình quân khacsh du lịch giai đoạn 2015-2019 đạt 14,9%. Mức tăng hàng năm thấp nhât đạt trên 13,5%.

- Các đơn vị tham gia hoạt động du lịch liên tục tăng về số lượng cũng như qui mô đầu tư. Tăng bình quân giai đoạn 2015-2019 về số lượng phòng tại các cơ sở lưu trú là 18,2%, về các đơn vị kinh doanh lữ hành là 12,2% tương đối phù hợp với sự tăng trưởng lượng khách du lịch.

- Cơ cấu vốn và tổng lượng vốn đầu tư cho phát triển du lịch tương đối cao và phong phú đáp ứng được hoạt động đầu tư cho phát triển du lịch

- Tạo ra trên 30 nghìn việc làm cho lao động tại địa phương, tạo được an sinh xã hội. Đóng góp của du lịch cho xoá đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho được cộng đồng địa phương ghi nhận.Qua khảo sát mức độ được ghi nhận mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đôi với hoạt động du lịch rất cao 92,1%.

- 100% các khu, điểm tài nguyên du lịch được quy hoạch theo định hướng phân kỳ đầu tư trước khi triển khai dự án. 100% các điểm, khu du lịch có điểm thu gom, xử lý rác thải.

- Chất lượng môi trường (nước sạch, không khí, rác thải, tiếng ồn...) tại các khu, điểm du lịch đều trong giới hạn cho phép và được cư dân địa phương và khách du lịch đánh giá cao với kết quả khảo sát lần lượt là 93,3% và 92%.

- Ý thức trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch của cư dân địa phương, khách du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch được đánh giá chéo tương đối cao.

3.2.4.3. Hạn chế và nguyên nhân

Trên cơ sở các nội dung về thực trạng, phân tích về phát triển du lịch tại Thanh Hóa, có thể nêu ra những hạn chế và nguyên nhân cơ bản trong phát triển du lịch của Thanh Hóa những năm qua:

a, Hạn chế về kết cấu hạ tầng

Thực trạng thiếu và yếu của hệ thống hạ tầng cơ bản, cũng đang khiến nhiều điểm du lịch giàu tiềm năng chưa thể hấp dẫn các nhà đầu tư và thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, việc đầu tư cũng chưa cân đối giữa các khu vực, vùng miền. Trong khi khu vực ven biển đã và đang thu hút được phần lớn các dự án hạ tầng và dự án kinh doanh du lịch; thì ngược lại, việc đầu tư cho khu vực miền núi phía Tây

- đặc biệt là hệ thống giao thông tiếp cận các khu, điểm du lịch - vẫn còn rất hạn chế. Cơ sở hạ tầng của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu kết nối các tuyến điểm một cách thuận lợi đến một số điểm tài nguyên du lịch quan trọng (như vườn quốc gia Bến En, KBT Pù Luông, KBT Xuân Liên, Suối cá Cẩm Lương...). Một số tuyến đường còn rất xấu. Sân bay Sao Vàng đã được đầu tư và nâng cấp tuy nhiên tiền thân là sân bay quân sự và cách xa thành phố Thanh Hóa, một số tuyến đường kết nối với sân bay chưa được đầu tư hoặc được đầu tư nhưng chưa đưa vào sử dụng. Cảng nước sâu đã có thể đón tàu hàng triệu tấn nhưng chỉ dừng lại cho vận tải công nghiệp và chưa được sử dụng vào hoạt động du lịch. Vận tải đường thủy nội bộ mới chỉ khai thác được một số tuyến ngắn trên sông Mã, chưa được đầu tư các bến bãi nhằm khai thác vận tải trong du lịch.

Nguyên nhân của thực trạng này vẫn nằm ở vấn đề kinh phí. Bởi, nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bao gồm giao thông, viễn thông, điện, nước, hệ thống xử lý nước thải, rác thải, nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch... là rất lớn. Cho nên, sẽ rất khó để hoàn thành các mục tiêu, nếu trông chờ hoàn toàn vào vốn ngân sách. Muốn gỡ nút thắt này, thiết nghĩ, việc kêu gọi được nhà đầu tư có tiềm lực tài chính và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, sẽ là một giải pháp hữu hiệu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023