Chính vì vậy, việc đầu tư tại một hoặc một số thị trường khác nhau sẽ giúp nhà đầu tư đa dạng hóa hoạt động đầu tư, vừa hạn chế rủi ro vừa duy trì việc tìm kiếm lợi nhuận85.
Trong nghiên cứu của mình, hai tác giả Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai86 đã áp dụng phương pháp ước lượng hồi quy cho dữ liệu bảng với mẫu gồm 37 NHTM ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2013 trong nghiên cứu “Lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam” để đưa ra kết luận rằng: các NH càng đa dạng hóa các hoạt động thì lợi nhuận NH càng cao, nếu không tính đến yếu tố rủi ro; nếu có tính đến yếu tố rủi ro, việc đa dạng hóa các hoạt động sẽ tạo ra lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro thấp. Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra gợi ý là các NH nên lựa chọn chiến lược tập trung phát triển các hoạt động kinh doanh truyền thống. Như vậy, đa dạng hóa không có nghĩa là đa dạng hoạt động đầu tư sang các lĩnh vực khác, sang những lĩnh vực kinh doanh có nhiều rủi ro mà là có nhiều hoạt động kinh doanh trong phạm vi hoạt động kinh doanh truyền thống.
Theo quan điểm của Nguyễn Văn Luân và cộng sự thì “Đa dạng hóa gần như luôn luôn có ích cho các nhà đầu tư” bởi vì nó giảm thiểu rủi ro87. Việc căn cứ vào các bằng chứng thực nghiệm trong kinh tế sẽ giúp chúng ta có câu trả lời cho vấn đề này, cũng như là gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách. Nghiên cứu của hai tác giả Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai là thuyết phục hơn vì các lý do sau: (i) nghiên cứu này đã lấy chính 37 NHTM làm đối tượng nghiên cứu, (ii) thời gian nghiên cứu là từ năm 2006 đến 2013, đây là thời gian mà xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, đây là giai đoạn mà các NHTM phải trải qua giai đoạn “thử lửa” nên các đánh giá về độ rủi ro có cơ sở thuyết phục hơn là khi nền kinh tế thế giới đang hồi “phẳng lặng”, (iii) việc đa dạng hóa hoạt động đầu tư của NHTM vào những lĩnh vực mà NHTM không có thế mạnh, thuộc về “sở đoản” thì độ rủi ro cao cũng là điều dễ hiểu.
Theo nghiên cứu sinh, việc đa dạng hóa hoạt động đầu tư tuy có thể giúp hạn chế rủi ro hơn so với việc chỉ đầu tư vào một hoạt động nhưng điều này chỉ thực sự đúng nếu các hoạt động đầu tư đó được tiến hành ở nhiều thị trường, nhiều nước khác nhau. Bởi vì nếu nhiều hoạt động đầu tư cùng diễn ra ở một thị trường hoặc một nước thì khi thị trường đó bị sụp đổ hay nước đó bị khủng hoảng kinh tế thì tất cả các hoạt động đầu tư đó đều phải gánh chịu rủi ro.
Bên cạnh việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, một cách thức khác để đảm bảo sự an toàn trong hoạt động ngân hàng là đảm bảo khả năng thanh khoản. Đảm bảo khả năng thanh khoản vừa là nguyên tắc vừa là nhiệm vụ hàng đầu của NHTM. Một
85 Lam Phong (2017), “Buôn bán chứng khoán trên thị trường quốc tế, cơ hội bị bỏ quên?”, Đầu tư chứng khoán,
26-5-2017, tr.15
86 Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015), “Lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế, 26(8), tr.54-70
87 Nguyễn Văn Luân (chủ biên) (2004), tlđd 84, tr.316
Có thể bạn quan tâm!
- Hướng Tiếp Cận Của Đề Tài Nghiên Cứu
- Ý Nghĩa Khoa Học Và Tính Thực Tiễn Của Luận Án
- Khái Niệm, Đặc Trưng Và Bản Chất Của Hoạt Động Sử Dụng Vốn Của Nhtm
- Giới Hạn Cho Việc Điều Chỉnh Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Sử Dụng Vốn Của Các Nhtm.
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Chất Lượng Pháp Luật Liên Quan Hoạt Động Sử Dụng Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại
- Tiêu Chí Các Quyền Lợi, Lợi Ích Cần Được Đảm Bảo Khi Hoàn Thiện Pháp Luật Về Hoạt Động Sử Dụng Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
NHTM được xem là có khả năng thanh khoản nếu nó tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn khả dụng ở chi phí hợp lý và đúng lúc cần thiết. Điều này có nghĩa là NH phải có sẵn lượng ngân quỹ để ứng phó với các tình huống bất ngờ xảy ra trong hoạt động kinh doanh. Hiện tượng thiếu hụt thanh khoản thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy NH đang ở trong tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng. Có sự đối nghịch nhau giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lợi. Để đảm bảo khả năng thanh khoản, nguồn vốn của NH càng được giữ lại, điều này làm giảm việc sử dụng tối đa nguồn vốn của NHTM để tạo ra lợi nhuận. Chính vì vậy, các khoản dự trữ như khoản dự trữ sơ cấp và khoản dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề khó khăn về tính thanh khoản88. Việc cân đối hài hòa tính thanh thoản, sự an toàn và thu nhập của NH là điều thiết yếu89. Các NH nào chọn cách tối đa hóa khoản thu nhập thực ra chỉ là vì lợi ích ngắn hạn mà hy sinh tính thanh khoản và sự an toàn của NH. Họ sẽ phải đối mặt với tình trạng khó khăn trong tương lại và phải bắt buộc ngừng hoạt động kinh doanh vì các cách thực hiện của họ là không an toàn. Vì thế, thu nhập, tính thanh khoản và sự an toàn trong hoạt động của NH, không bao giờ chỉ được xem xét một cách riêng rẽ với nhau90.
Nguyên tắc tự do kinh doanh và tự do hợp đồng:
Hoạt động sử dụng vốn của NHTM về bản chất là hoạt động kinh doanh nên phải được thực hiện trên cơ sở quyền tự do kinh doanh mà các bản Hiến pháp của Việt Nam đã quy định. Nguyên tắc này cũng được thể hiện ở nhiều VB QPPL như: Điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”; Điều 7 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm, doanh nghiệp có quyền lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. Tuy nhiên, về bản chất, các NHTM cũng là những doanh nghiệp nhưng là những doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực đặc thù, lĩnh vực NH, nên sẽ có những quy định riêng để điều chỉnh. Khoản 1, 2 Điều 90 Luật các TCTD năm 2010 quy định TCTD không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động NH, hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được NHNN cấp cho TCTD. Ngay cả việc thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết theo quy định và việc góp vốn, mua cổ phần của NHTM theo quy định của Điều 103 Luật các TCTD năm 2010 đều phải được sự chấp thuận trước bằng văn bản của NHNN.
Như vậy, về nguyên tắc, các chủ thể đều có quyền tự do kinh doanh. Tuy nhiên, để bảm bảo an ninh quốc gia, lợi ích công cộng mà Nhà nước sẽ có các hạn chế nhất
88 American Bankers Association (2007), tlđd 12, tr.113
89 American Bankers Association (2007), tlđd 12, tr.114
90 American Bankers Association (2007), tlđd 12, tr.115
định đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức nói chung, của NHTM nói riêng91. Thuyết tự do ý chí trong giao kết HĐ nằm trong hệ thống các quan điểm của nền triết học ánh sáng đã đề cao đến mức tuyệt đối hóa vai trò của ý chí chủ thể HĐ đã có cách nhìn phiến diện vì bỏ qua lợi ích công cộng hay lợi ích của các chủ thể khác92. Hoạt động sử dụng vốn của NHTM thông qua hoạt động đầu tư và cấp tín dụng bị tác động của nhiều yếu tố trong nền kinh tế và cả từ việc phải thực hiện các sứ mệnh mà Quốc hội, Chính phủ, NHNN giao cho NH khi cần triển khai các chính sách tiền tệ.
Về cơ bản, luật của Trung Quốc và của Việt Nam đều có cùng một “tuyên ngôn” là tự do HĐ. Theo Điều 4 trong Luật NHTM của Trung Quốc năm 2003, NHTM tự quyết định hoạt động kinh doanh, tự chịu trách nhiệm, gánh chịu rủi ro, thiệt hại, tự đặt ra và thực thi các giới hạn trong hoạt động của mình. NHTM, theo quy định của luật, tiến hành hoạt động kinh doanh mà không có sự can thiệp từ bất kỳ tổ chức, các nhân nào93. Điều 3 Thông tư 39/2016/TT-NHNN94 quy định về hoạt động cho vay của TCTD có quy định tương tự: TCTD có quyền tự chủ trong hoạt động cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình. Điều 4 Thông tư này đã quy định hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. Như vậy, theo quy định của Việt Nam, tự dọ giao kết HĐ đồng ở đây vẫn phải trên cơ sở các quy định và các tổ chức, cá nhân được can thiệp đúng pháp luật.
Nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững (sustainable development) được đề cập trong báo cáo của Liên Hợp Quốc vào năm 1987. Theo đó, phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai95.
Nguyên tắc này ra đời để hướng đến việc cân bằng, hài hòa giữa phát triển kinh tế và của các yếu tố khác như xã hội, môi trường, v.v…Quy định pháp luật liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM cũng không được tách rời nguyên tắc này. Tuy nhiên, phát triển bền vững ở đây là phát triển nền kinh tế ở tầm vĩ mô, không phải là phát triển bền vững NHTM với tư cách là một chủ thể đơn lẻ, ở tầm vi mô. Khi NH hoạt
91 Đại học Luật TP.HCM (2013), tlđd 19, tr.210
92 Xem Mai Hồng Quỳ (2012), tlđd 48, tr.189
93 Commercial banks shall make their own decisions regarding their business operations, take responsibility for their own risks, assume sole responsibility for their profits and losses and exercise self-restriction. Commercial banks shall, pursuant to law, conduct business operations without interference from any unit or individual (The Law of Commercial Banks of People's Republic of China, Art.4 (2003))
94 Được ban hành ngày 30-12-2016, hiệu lực 15-3-2017, quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng
95 "Sustainable development is development that meets the needs of the present, without compromising the ability
of future generations to meet their own needs” (http://www.sd-commission.org.uk/pages/what-is-sustainable- development.html) tải ngày 10-7-2017
động hiệu quả, lành mạnh sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Nếu các NHTM chỉ nhắm tới lợi nhuận khi thực hiện hoạt động sử dụng vốn, tức thực hiện đầu tư, cấp tín dụng đầu tư cho những dự án mà không quan tâm đến việc những dự án đó có thể gây hại đến môi trường, thì có thể làm phát sinh nhiều vấn đề cho xã hội, cho nền kinh tế và cho môi trường.
Mỹ là quốc gia đầu tiên quy định về trách nhiệm đối với môi trường của các bên liên quan, trong đó NH cho vay vốn tại Hoa Kỳ phải chịu sự điều chỉnh của Đạo luật Bồi hoàn Môi trường Toàn diện năm 198096. Trên thế giới, các NH đã bị lên án do đầu tư vào những ngành công nghiệp có hại cho môi trường97. Về định nghĩa NH xanh, hiểu theo nghĩa rộng, “Ngân hàng xanh là chính là Ngân hàng bền vững” (Imeson M., và Sim A., 2010)98. Nghiên cứu chỉ ra rằng một NH để phát triển bền vững thì các quyết định đầu tư hướng đến hành động một cách có lợi cho nền kinh tế, xã hội và môi trường.
Hiện nay, trong xã hội đã xuất hiện thuật ngữ “nguyên tắc xích đạo” (The EquatorPrinciples). Nguyên tắc xích đạo là khung pháp lý về quản lý rủi ro được các định chế tài chính thông qua nhằm quyết định, đánh giá và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong các dự án99. Việc sử dụng vốn của NHTM để cấp tín dụng đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc không vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tín dụng mà hy sinh môi trường. Nếu xem xét dưới góc độ quyền lợi, nguyên tắc phát triển bền vững, nguyên tắc xích đạo mâu thuẫn với điều mà các NHTM hướng tới: lợi nhuận. Nếu NHTM nghiêng về yếu tố lợi nhuận thì phải hy sinh vấn đề môi trường và ngược lại. Nhưng vì nhu cầu phát triển bền vững, dù muốn hay không, trong thời gian ngắn sắp tới các NHTM cũng phải dành sự quan tâm đặc biệt cho xem xét việc cấp tín dụng để đảm bảo phát triển bền vững. Nói cách khác, không phải khi là doanh nghiệp xã hội thì các doanh nghiệp mới phải có trách nhiệm với xã hội. Các NHTM dù không phải là doanh nghiệp xã hội cũng phải góp phần vào việc phát triển bền vững của nền kinh tế.
Tại Bỉ, vào tháng 8-2014, hệ thống tự điều chỉnh NH của NH liên bang Bỉ đã ban hành Chỉ thị SARB số 14 đã ban hành hướng dẫn và thủ tục cơ bản cho các hoạt động môi trường xã hội của các bên tham gia khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Điều 3, chương 3 của Chỉ thị SARB số 14 đã quy định bên ký kết phải xây dựng và thực hiện chính sách trách nhiệm với môi trường xã hội (PRSA), như có một công cụ quản lý tích hợp, trong đó có các hướng dẫn về: I - cơ cấu quản trị dành riêng cho các vấn đề môi trường xã hội; II - đánh giá và quản lý rủi ro môi trường xã hội; III - Hoạt động và giao
96 Trần Thị Thanh Tú, Trần Thị Hoàng Yến (2016), “Đánh giá thực tiễn ngân hàng xanh ở Việt Nam theo thông lệ quốc tế”, [https://www.sbv.gov.vn], truy cập ngày 28-1-2017, tr. 6.
97 Xem Trần Thị Thanh Tú, Trần Thị Hoàng Yến (2016), tlđd 96, tr.1
98 Xem Trần Thị Thanh Tú, Trần Thị Hoàng Yến (2016), tlđd 96, tr.2
99 Equator principles is a risk management framework, adopted by financial institutions, for determining, assessing and managing environmental and social risk in projects (http://www.equator-principles.com/, tải ngày 18-4-2017)
dịch phải được ưu tiên khi thực hiện PRSA, liên quan đến các nguyên tắc về tỷ lệ, tính hợp lý và hiệu quả; IV - đảm bảo tuân thủ PRSA; V - công bố và đánh giá PRSA; và VI
- đào tạo nhân viên trong việc thực hiện các hành động phù hợp với PRSA100.
Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích
Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích tồn tại trong nhiều lĩnh vực. Việc tránh xung đột lợi ích trong việc cấp tín dụng và đầu tư của NHTM lại càng cần được đặc biệt quan tâm. Trong việc cấp tín dụng của NHTM, nguồn vốn để cấp tín dụng không phải là nguồn vốn của những người chủ NH, mà là của xã hội. Ngoài ra, nguyên tắc tránh xung đột lợi ích là một trong các nguyên tắc xuất phát từ nguyên tắc win-win trong đàm phán, giao kết HĐ: một bên không bị bất lợi trong khi chỉ có đối tác là có lợi và ngược lại.
2.2. Điều chỉnh bằng pháp luật hoạt động sử dụng vốn của các NHTM
2.2.1. Nhu cầu điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của NHTM bằng pháp luật
Nhu cầu từ phía nhà nước:
Việc thiết lập pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM được rõ ràng, chặt chẽ sẽ tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động của NHTM đi đúng hướng, đúng chủ trương, chính sách của Đảng, đảm bảo an toàn đồng vốn của người dân và toàn xã hội. Chính vì vậy, hoạt động đó bắt buộc phải được diễn ra trong khuôn khổ của pháp luật. Nguyên nhân cần phải được điều chỉnh bởi pháp luật xuất phát từ các lý do sau: để vận hành, phát triển nển kinh tế thị trường được tốt thì các hoạt động kinh tế cũng cần phải có trật tự và trật tự này muốn có được phải dựa vào pháp luật-công cụ điều tiết chủ yếu quá trình trao đổi và phân phối. Nói cách khác trật tự kinh tế phải đi liền với trật tự pháp luật101. Theo Alan B.Morrison lý do chủ yếu để nhà nước điều tiết NH là vai trò của NH trong nền kinh tế. Do vai trò đó nên khi một NH bị sụp đổ, nó có khả năng tạo “hiệu ứng dầu loang”, “hiệu ứng domino” đối với toàn bộ nền kinh tế địa phương, khu vực hay thậm chí là cả quốc gia102. Lý do không chỉ xuất phát từ đặc trưng của NH và hoạt động
100 Article 3 – Signatory must develop and implement a socioenvironmental responsibility policy (“PRSA”), such as an integrated management instrument, containing guidelines regarding:
I-governance structure dedicated to socioenvironmental issues; II - socioenvironmental risk assessment and management;
III - Activities and Transactions that must be given priority when implementing the PRSA, with due regard for the principles of proportionality, reasonability and efficiency; IV - assurance of compliance with the PRSA;
V - disclosure and review of the PRSA; and
VI - training of employees in implementing actions aligned with the PRSA. (Xem:https://cmsportal.febraban.org.br/Arquivos/documentos/PDF/SARB%2014_Socioenvironmental%20Res ponsibility%20Policy_set%202014.pdf, tải ngày 5-5-2019)
101 Xem Nguyễn Minh Đoan (2009), Pháp luật trong quá trình mở cửa hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, bài viết trong sách chuyên khảo Pháp luật Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững của Đại học Luật Hà Nội ( PGS.TS Lê Minh Tâm chủ biên), Nxb Công an nhân dân, tr.27
102 Alan B.Morrisson (Chủ biên) (2007), Những vấn đề cơ bản của pháp luật Mỹ, Sách tham khảo, do Bích Hằng và các cộng sự dịch sang tiếng Việt, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 869
NH mà còn bởi những thiệt hại rất lớn mà nó gây ra nếu không được điều chỉnh bởi pháp luật 103. Theo Peter Rose khi các NH trong hệ thống tài chính thực hiện nghiệp vụ nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính khác cho khách hàng, họ phải tiến hành những công việc đó trong một khung pháp lý chặt chẽ được xây dựng chủ yếu để bảo vệ lợi ích của toàn xã hội104. Trong giai đoạn thập niên 1970 đến đầu thập niên 1980 đã có sự tranh cãi khá gay gắt giữa các nhà kinh tế và chính trị gia về việc có nên điều tiết nền kinh tế nói chung hay không. Stephen Breyer, một nghị sĩ quan trọng của Thượng viện Mỹ những năm 1970, cho rằng “Tại sao lại phải điều tiết những việc mà thị trường có thể làm tốt hơn?”. Trong khi đó, Yergin và Joseph Stanislaw đã viết trong cuốn The Commanding Heights (Những đỉnh cao mệnh lệnh) rằng: “Qua thời gian, sự cạnh tranh ngày càng được ưa chuộng hơn so với hoạt động điều tiết”105. Đó chỉ là 2 ví dụ nhỏ cho hai quan điểm khác nhau này.
Trên thế giới, thuyết "Bàn tay vô hình" (invisible hand) được Adam Smith, nhà kinh tế học người Scotland, đưa ra trong những năm của thế kỉ 18, đã trở nên không còn phù hợp trong tình hình mới. Ông đề cao vai trò của cơ chế thị trường trong việc điều chỉnh cung cầu trên thị trường, xem sức mạnh của cơ chế thị trường như bàn tay vô hình định hướng người bán, người mua, phân bố nguồn lực kinh tế đạt được hiệu quả xã hội lớn nhất mà không cần sự can thiệp của Chính phủ. Về sau, khi chứng kiến những cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc thì những nhà kinh tế học lại kêu gọi đến bàn tay hữu hình của nhà nước để điều chỉnh nền kinh tế. Với nhu cầu khắc phục những hạn chế của cơ chế bàn tay vô hình, nền kinh tế hiện đại lại có khuynh hướng kết hợp giữa bàn tay vô hình của thị trường với bàn tay hữu hình của nhà nước thông qua các kênh luật pháp, thuế và nhiều biện pháp kinh tế, tài chính khác.
Theo chủ nghĩa can thiệp của Keynes và lý thuyết về sự bất ổn của thị trường tài chính của Minsky, thị trường không thể hoàn toàn tự cân bằng, chỉ có thị trường với sự can thiệp của nhà nước mới hiệu quả. Điều này càng đặc biệt đúng với thị trường tài chính. Bản chất của thị trường tài chính là sự bất ổn định, đối với nó tính bất ổn định là cố hữu, sự cân bằng chỉ là tạm thời106. Thêm vào đó, những cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang buộc người ta phải thay đổi quan điểm về vai trò của nhà nước theo hướng ủng hộ các phương pháp can thiệp nhiều hơn107. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
103 Huong Thi Thu Dinh (2011), Thesis for the degree of Doctor of Phylosophy of the Australian National University: On Regulatory Barriers to Trade in Banking Services, tr.20
104 Peter S. Rose (2004), tlđd 12, tr. 36
105 Phòng Văn hóa Thông tin, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội (2009), Khái quát nền kinh tế Mỹ, Nxb Văn hóa thông tin, tr.129
106 Nguyễn Thanh Đức (2014), Một vài suy nghĩ về lý thuyết kinh tế mới sau khủng hoảng, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 10 (222) 2014, tr. 3
107 Nhật Trung, Nguyễn Hồng Nga (2013), “Tăng cường vai trò của các tổ chức tài chính nhà nước trong tăng trưởng tín dụng nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu: Kinh nghiệm quốc tế và bài học với Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, số 8, tháng 4/2013, tr. 16
cuối năm 2008 đầu năm 2009 bắt nguồn từ Mỹ, sau đó lan ra khắp thế giới đã làm bộc lộ rõ khiếm khuyết của mô hình kinh tế thị trường tự do Âu Mỹ108.
Quan điểm của nghiên cứu sinh là nếu thị trường có thể tự làm tốt công việc điều chỉnh hoạt động của nền kinh tế nói chung, hoạt động sử dụng vốn của các NHTM nói riêng thì không cần bàn cãi, nhà nước không cần can thiệp vào. Nhưng, thực tiễn cho thấy việc để thị trường tự điều chỉnh, tự canh tranh với nhau mà không có điều tiết của Chính phủ đã dẫn đến sự khủng hoảng trong hệ thống tài chính và NH109. Sau đó, người dân nói chung lại mong muốn có sự điều tiết của nhà nước để vượt qua khủng hoảng. Việc pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM không rõ ràng đã khiến cho nhiều lần đại diện NHNN bối rối, không biết trả lời các câu hỏi cụ thể của tòa án tại các phiên tòa xử các vụ đại án về NH là các bị cáo có vi phạm quy định pháp luật hay không, vi phạm như thế nào và ở mức độ nào. Nói cách khác, đây là nhu cầu có một hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch để giải quyết các tình huống cụ thể trong cuộc sống và thực tiễn giải quyết tại tòa án. Việc pháp luật không rõ ràng sẽ làm giảm hiệu quả điều tiết của nhà nước.
Trên đây là những lý do để chúng ta cần điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của NHTM bằng pháp luật nhằm bảo vệ sự an toàn của nền kinh tế, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, kiểm tra, giám sát và điều chỉnh hoạt động tạo lập, phân phối và sử dụng nguồn vốn của NHTM. Xây dựng và phát triển hệ thống NHTM cổ phần phát triển ổn định, an toàn, tránh được các cuộc khủng hoảng từ nội tại nền kinh tế và tác động từ bên ngoài là định hướng trong ngắn hạn và dài hạn trong tổng thể xây dựng và phát triển hệ thống NH Việt Nam110.
Nhu cầu từ các NHTM
Các quy định pháp luật về hoạt động sử dụng vốn nếu rõ ràng sẽ khiến các NHTM yên tâm hơn khi thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Họ sẽ biết cái gì được làm, không được làm, làm như thế nào khi sử dụng vốn của NHTM.
Nhu cầu từ phía xã hội
Như đã phân tích ở mục 1.1. Nhu cầu này xuất phát từ lý do hoạt động sử dụng vốn của NHTM liên quan đến hầu hết mọi hoạt động của nền kinh tế thông qua việc nắm giữ và cung ứng nguồn vốn. Kế đến, nguồn vốn cho NH hoạt động phần lớn là nguồn vốn của xã hội, NH chỉ là chủ thể đi vay và cho vay lại, chỉ có một phần nhỏ vốn của NH là vốn của chủ sở hữu. Nhu cầu từ xã hội này còn bao gồm cả nhu cầu được hội nhập quốc tế.
108 Nhật Trung, Nguyễn Hồng Nga (2013), tlđd 107, tr.17
109 Phòng Văn hóa Thông tin, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội (2009), tlđd 106, tr.130
110 Đào Quốc Tính (2013), “Giải pháp phát triển hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam bền vững”,
Thị trường tài chính tiền tệ số 18 (387), tháng 9/2013, tr. 33
2.2.2. Vai trò của pháp luật đối với hoạt động sử dụng vốn của NHTM
Trong hoạt động sử dụng vốn của NHTM, pháp luật có các vai trò sau:
Thứ nhất, pháp luật là phương tiện để NN quản lý, điều tiết nền kinh tế, quản lý các NHTM, quản lý hoạt động sử dụng vốn của NHTM.
Giáo sư Lê Minh Tâm nhận định: “Thực tế đã cho thấy rằng trong bất cứ chế độ kinh tế nào cũng cần có sự điều tiết của nhà nước bằng pháp luật để giải quyết những vấn đề mà tự thân cơ chế kinh tế không thể giải quyết được”111. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã đánh dấu sự phá sản của học thuyết kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ. Cựu chủ tịch FED Greenspan, vốn ủng hộ sự điều tiết của thị trường tự do, cuối cùng đã thừa nhận sự thất bại của mô hình chủ nghĩa tư bản kinh tế thị trường tự do mới và đã đề nghị chính phủ Mỹ ban hành các quy định quản lý kinh tế chặt chẽ hơn, để các định chế tài chính không thể bỏ vốn vào các khoản đầu tư rủi ro112. Một loat các quốc gia có nền kinh tế phát triển đã theo gương của Mỹ, “liệu pháp bàn tay nhà nước” lan rộng nhanh chóng113. Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes ủng hộ sự can thiệp của nhà nước bằng chính sách tài chính-tiền tệ nhằm làm giảm nhẹ sự suy thoái kinh tế114. Trong mọi nền kinh tế nếu mà các hoạt động kinh tế, hành vi kinh tế đều là những hành vi kiếm tiền tham lam và không bị ràng buộc bởi những cơ chế giám sát, kiểm soát hữu hiệu, thì sớm muộn gì cũng dẫn đến một cuộc khủng hoảng115.
Thứ hai, pháp luật có vai trò tạo ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho các NHTM trong hoạt động sử dụng vốn; cho các cơ quan nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng vốn của các NHTM.
Theo World Development Report 2017, trong các nhà nước hiện đại, pháp luật có các vai trò quản lý then chốt như: thông qua pháp luật tạo ra trật tự cho hành vi của các cá nhân, tổ chức; pháp luật phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp một cách công bằng thông qua các quy định về nội dung và hình thức116. Cũng theo Báo cáo phát triển này, các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy tầm quan trọng của pháp luật trong việc
111 Trích từ Nguyễn Xuân Bang (2017), Luận án tiến sĩ luật học Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, trường Đại học Luật TP.HCM, người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Xuân Hải, PGS.TS Nguyễn Văn Vân, tr.56
112 Nguyễn Đức Hưởng (chủ biên) (2010), Khủng hoảng tài chính toàn cầu: Thách thức với Việt Nam, Nxb Thanh niên, tr.95
113 Nguyễn Đức Hưởng (chủ biên) (2010), tlđd 112, tr.96
114 Các lý thuyết kinh tế vận dụng vào Việt Nam (2012), tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, tr.230
115 Phạm Quốc Trung (2012), Chủ nghĩa tự do mới với vấn đề khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, Sách các Lý thuyết kinh tế vận dụng vào Việt Nam, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, tr.554
116 Xem World Development Report 2017, The role of law, tr.83: First, it is through law and legal institutions that states seek to order the behavior of individuals and organizations so economic and social policies are converted into outcomes. And third, law also serves to order contestation by providing the substantive and procedural tools needed to promote accountability, resolve disputes peacefully, and change the rules