Các Tiêu Chí Đánh Giá Chất Lượng Pháp Luật Liên Quan Hoạt Động Sử Dụng Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại

nội bộ sau đây liên quan đến hoạt động tín dụng của NHTM: quy định về cấp tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích; quy định về đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; quy định về quản lý thanh khoản, trong đó có các thủ tục và các giới hạn quản lý thanh khoản; quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và cơ chế kiểm toán nội bộ phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động của TCTD; quy định về quản trị rủi ro trong hoạt động của TCTD,….

Sau đó, Thông tư 36/2014/TT-NHNN, Thông tư 39/2016/TT-NHNN yêu cầu TCTD phải quy định nội bộ liên quan đến các hoạt động của NHTM như: a) Điều kiện, phương thức cho vay; lãi suất cho vay; hồ sơ cho vay, loại cho vay; thu nợ; điều kiện, quy trình và thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn;b) Quy trình thẩm định, phê duyệt và quyết định cho vay; c) Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng, d) Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay, thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay, việc quản lý, giám sát, theo dõi tài sản bảo đảm tiền vay, đ) Nhận dạng các loại rủi ro có thể phát sinh trong quá trình cho vay; quy trình theo dõi, đánh giá và kiểm soát rủi ro; phương án xử lý rủi ro; g) Kiểm soát việc cho vay để trả nợ khoản vay tại TCTD, trả nợ khoản vay nước ngoài nhằm phòng ngừa và ngăn chặn việc phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng ( Điều 22 Thông tư 39/2016/TT-NHNN)

Việc xem quy định nội bộ của các TCTD là cơ sở để xác định các TCTD có vi phạm pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM xuất phát từ các lý do sau đây:

Các NHTM được nhà nước trực tiếp trao nhiệm vụ trong việc ban hành các quy định nội bộ. Theo Điều 31 Luật các TCTD năm 2010, thì Điều lệ của TCTD không được trái với quy định của Luật các TCTD năm 2010 và các quy định pháp luật khác có liên quan. Điều lệ phải có những nội dung chủ yếu liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM như sau: nội dung, phạm vi hoạt động; nhiệm vụ; quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị (HĐQT), Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (TGĐ)/ Giám đốc (GĐ) và Ban kiểm soát; các nguyên tắc tài chính, kế toán, kiểm soát và kiểm toán nội bộ; thể thức thông qua quyết định của TCTD.

Trên cơ sở quy định của các QPPL, các NHTM cần đặt ra quy định nội bộ đề cập đến vấn đề về nguyên tắc phân cấp, ủy quyền việc quyết định, phê duyệt cấp tín dụng quy định về việc phân tán rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng; phương pháp quyết định cấp tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan ở mức từ 1% vốn tự có của TCTD trở lên, công khai, minh bạch giữa khâu thẩm định, cấp tín dụng và cơ cấu lại nợ, ngăn ngừa xung đột lợi ích giữa người thẩm định, người quyết định cấp tín dụng và khách hàng là người có liên quan của những người này. Việc các NHTM đặt ra hạn mức phê duyệt cấp tín dụng cho các chi nhánh là biểu hiện cụ thể của việc ban hành các quy định nội bộ của NHTM. Chính vì vậy, nếu NHTM có quy định

khoản cấp tín dụng trên 5 tỷ đồng phải do TGĐ duyệt thì khi GĐ chi nhánh duyệt sẽ bị xem là vi phạm quy định nội bộ của NHTM.

Việc trao nhiệm vụ này là hợp lý vì việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực NH cũng cần có sự linh hoạt trong hoạt động và cũng góp phần làm giảm công việc cho cơ quan nhà nước, phát huy được vai trò của chính các TCTD nói chung và NHTM nói riêng. Các quy định nội bộ trong NH hiển nhiên không phải là pháp luật vì không do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, không phải là VB QPPL trong hệ thống VB QPPL được liệt kê tại Điều 4 của Luật ban hành VB QPPL năm 2015 nhưng nhà nước công nhận giá trị của các quy định nội bộ này, yêu cầu các NHTM nộp, đăng ký136 và kiểm soát các quy định nội bộ này. Bên cạnh đó, đối với “quyền” thì các NHTM có thể chọn lựa giữa việc đặt ra các quy định nội bộ hoặc không nhưng đối với nhiệm vụ, nghĩa vụ mà pháp luật trao, các NHTM buộc phải thực hiện. Nói cách khác, các quy định nội bộ như là “cánh tay nối dài” của các quy định pháp luật. Trong vụ án liên quan đến bị cáo Phạm Công Danh, nhóm Hội đồng tín dụng NH

Đại Tín (Trustbank, gồm Hoàng Văn Toàn (Cựu Chủ tịch HĐQT của Trustbank) và các thành viên khác tham gia phê duyệt, cấp tín dụng cho 2 hồ sơ vay của công ty Đại Hoàng Phương, công ty Thịnh Quốc (các công ty con của tập đoàn Thiên Thanh) số tiền là 650 tỉ bằng việc thế chấp tài sản là các lô đất tại Đà Nẵng. Hoàng Văn Toàn và một số thành viên khác của Hội đồng tín dụng Trustbank đã tham gia phê duyệt cấp tín dụng cho 2 công ty trên dù không tổ chức họp Hội đồng tín dụng như quy định137. Bên cạnh đó, các thành viên trên không thực hiện hướng dẫn số 852/11/HD-TGĐ ngày 12-8-2011 của NH Đại Tín do Trần Sơn Nam-TGĐ ký hướng dẫn phối hợp định giá cùng công ty quản lý nợ và khai thác tài sản NHTM cổ phần Đại Tín (Trust Asset) định giá tài sản bảo đảm: khoản vay trên 500 triệu đồng phải định giá qua Trust Asset. Hai khoản vay trên đã gây thiệt hại 470.780.960.000 đồng138. Giải thích cho việc này, tại Tòa, ông Toàn cho rằng ông và các đồng phạm vi phạm quy định của hướng dẫn số 852/11/HD-TGĐ là vi phạm quy định hướng dẫn nội bộ của Trustbank chứ không phải vi phạm văn bả̉n pháp quy139 nên không có tội. Lập luận trên của Ông Hoàng Văn Toàn không phù hợp với ý nghĩa và lý do mà các văn bản nội bộ của NHTM được ra đời như đã phân tích:

Thứ nhất, một trong những nghĩa vụ mà pháp luật luôn yêu cầu các chủ thể phải thực hiện để tránh xung đột lợi ích trong nhiều lĩnh vực là nghĩa vụ công khai và minh bạch thông tin. Chính vì vậy, trong việc cấp tín dụng cho thành viên HĐQT, Hội đồng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

136 Theo Điều 25 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Điều lệ công ty quy định về các thể thức thông qua các quyết định của công ty. Theo Điều 21, 22, 23 Luật Doanh nghiệp năm 2014, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có Điều lệ công ty.

137 Bản án hình sự sơ thẩm số 332/2016/HSST, tlđd 2, tr.88, 98

Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam - 9

138 Bản án hình sự sơ thẩm số 332/2016/HSST, tlđd 2, tr.98, 99

139 Theo Hải Duyên, “Cựu Chủ tịch Trustbank được triệu tập đến tòa”, [http://thanhtra.com.vn/tin-tuc-chong-tham- nhung/trong-nuoc/cuu-chu-tich-trustbank-duoc-trieu-tap-den-toa_t114c1080n114157], cập nhật ngày 10-3-2018

thành viên của TCTD phải được thông qua và công khai trong TCTD việc cấp các khoản tín dụng đó.

Thứ hai, nhà nước không thể đưa ra một chuẩn chung cho các NHTM theo kiểu một quy định dùng cho tất cả các NHTM vì mỗi NHTM có những chiến lược kinh doanh riêng, những đặc thù riêng trong việc cấp tín dụng và đầu tư. Chính vì vậy, các NHTM sẽ được tự chủ trong các hoạt động sử dụng vốn của mình nhưng trong khuôn khổ pháp luật.

Thứ ba, quy định nội bộ đó phải được gửi cho NHNN sau khi được ban hành. Đây là sợi dây gắn kết hoạt động quản lý nhà nước với việc tạo ra quy định nội bộ từ sự ủy quyền của nhà nước.

Thứ tư, quy định nội bộ đó phải không được trái với các quy định chung của pháp luật. Những quy định nội bộ dù có các yếu tố như được nhà nước trao nhiệm vụ, có được gửi cho NHNN sau khi được ban hành nhưng vi phạm các quy định chung của pháp luật thì vẫn không có giá trị pháp lý.

Kết quả của bản án hình sự sơ thẩm nêu trên đã xác định hành vi duyệt cho vay các khoản tiền trên của ông Hoàng Văn Toàn và những thành viên Hội đồng tín dụng là vi phạm quy định và cần phải bị điều tra làm rõ để xứ lý về hành vi “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”140. Đồng thời, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã tuyên bố các bị cáo Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết, Nguyễn Quốc Viễn, Phan Minh Tùng và Bạch Quốc Hào phạm vào hai tội là “Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”141

Nội dung của án lệ sẽ là: vi phạm các quy định nội bộ của NHTM về hoạt động sử dụng vốn cũng bị xem là vi phạm pháp luật do các NHTM đã được nhà nước trao nhiệm vụ trong việc chi tiết hóa các QPPL tại Luật các TCTD năm 2010 và tại các VB QPPL hướng dẫn thi hành.

Về cấu trúc của án lệ: (i) sự kiện pháp lý: hành vi vi phạm quy định nội bộ của NHTM; (ii) quy định của án lệ để giải quyết vấn đề pháp lý được nêu.

Việc gợi ý bản án liên quan đến bị cáo Phạm Công Danh làm án lệ là bởi vì câu hỏi được đặt ra để phân tích trong vụ án này là câu hỏi pháp lý chứ không phải là câu hỏi liên quan đến sự kiện, tình tiết pháp lý hay là câu hỏi cần sự thể hiện quan điểm riêng của người đang có thẩm quyền xét xử. Theo thông lệ chung trên thế giới, câu hỏi pháp lý là một tiêu chí hàng đầu trong việc tuyển chọn và công bố án lệ. Tiêu chí kế tiếp, án lệ phải là những bản án có chứa đựng các lập luận nhằm giải thích câu hỏi pháp



140 Bản án hình sự sơ thẩm số 332/2016/HSST, tlđd 2, tr.99

141 Bản án hình sự sơ thẩm số 332/2016/HSST, tlđd 2, tr.206

lý đã nêu bên trên. Đây là một trong 3 tiêu chí của Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP142, được ban hành ngày 28-10-2015. Tuy nhiên, phần lập luận này của bản án hình sự nêu trên chưa được nhiều, chưa trả lời trực tiếp vào câu hỏi pháp lý nêu trên và chưa chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể nhưng phần kết luận và tuyên án ngầm có ý trên. Về tiêu chí thứ 3 của Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP thì bản án trên có giá trị pháp lý để các tòa sau này tham khảo.

Riêng về Giấy phép của NHNN cấp cho các NHTM không được xem là hình thức pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM mà được xem là các văn bản áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước là NHNN. Khoản 11 Điều 4 Luật các TCTD năm 2010 quy định Giấy phép bao gồm Giấy phép thành lập và hoạt động của TCTD, Giấy phép thành lập chi nhánh NH nước ngoài, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động NH do NHNN cấp, văn bản của NHNN về sửa đổi, bổ sung Giấy phép. Chẳng hạn, trong giấy phép thành lập và hoạt động của NHTM cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (gọi tắt là BIDV), Điều 4 có quy định rất rõ về nội dung hoạt động của NHTM cổ phần này. Theo đó, ngoài những hoạt động kinh doanh được các VB QPPL quy định, ngoài các hoạt động cung ứng dịch vụ, BIDV còn được quyền có khác hoạt động kinh doanh khác như sau: mua bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động NH theo văn bản chấp thuận của NHNN Việt Nam và các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các NHTM nói chung muốn thực hiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng thì phải đáp ứng các điều kiện và phải được NHNN cấp Giấy phép kinh doanh, mua bán vàng miếng theo Nghị định 24/2012/ NĐ-CP. Trong trường hợp đó, NHNN là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm mục tiêu phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng trong nước.

Như vậy, ngoài quy định nội bộ của các NHTM, Giấy phép của NHNN cấp cho các NHTM cũng là một văn bản cực kỳ quan trọng, là cơ sở để xem xét hành vi của các chủ thể tham gia vào hoạt động sử dụng vốn để cấp tín dụng có đúng hay không. Trong vụ án liên quan đến hoạt động ủy thác cho nhân viên NHTM cổ phần Á Châu (ACB) gửi tiền vào NH khác, bản cáo trạng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã cho rằng Nghị quyết của Thường trực HĐQT của NH ACB về việc ủy thác cho nhân viên gửi tiền tiết kiệm được ban hành từ ngày 22/3/2010 và được thực hiện đến ngày 05/09/2011 mặc dù NHNN chưa có quy định hướng dẫn về nghiệp vụ ủy thác nhưng


142 Điều 2. Tiêu chí lựa chọn án lệ: Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng được các tiêu chí sau đây:1. Chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể; 2. Có tính chuẩn mực;3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau.

Nghị quyết và việc thực hiện Nghị quyết của NHTM ACB đã vi phạm Điều 106 Luật các TCTD năm 2010. Tại tòa, các luật sư bào chữa cho rằng hành vi đó không vi phạm bất cứ quy định nào hiện hành bằng cách viện dẫn Điều 106 Luật các TCTD năm 2010. Theo đó NHTM được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động NH, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của NHNN. Đại diện Viện kiểm sát lại viện dẫn quy định tại Khoản 2 Điều 90 Luật các TCTD năm 2010 để chứng minh sự sai trái trong hành vi của các bị cáo. Theo Điều 90 này, TCTD không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động NH, hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được NHNN cấp cho TCTD.

Trong Giấy phép thành lập và hoạt động của BIDV, một cụm từ nữa đã xuất hiện là “văn bản chấp thuận của ngân hàng nhà nước Việt Nam”. Như vậy, các hoạt động kinh doanh cụ thể khác của NHTM sẽ được quy định cụ thể trong giấy phép thành lập và hoạt động của NHNN cấp cho NHTM, trong văn bản chấp thuận của NHNN. Như vậy, các NHTM được quyền tự do kinh doanh nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật nói chung, Luật các TCTD nói riêng và đặc biệt là không được vượt quá giới hạn được thiết lập trong Giấy phép được NHNN cấp. Mỗi NHTM đều có quyền tự do kinh doanh nhưng sự tự do đó bị giới hạn, quyền tự do kinh doanh của NHTM còn phải được cân bằng với nghĩa vụ của NHTM. Nói cách khác, quyền tự do kinh doanh của NHTM khác với quyền tự do kinh doanh của một doanh nghiệp bất kỳ nào khác. Theo đó, NHTM chỉ được kinh doanh trong phạm vi được phép chứ không phải thực sự được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. Nếu xét dưới góc độ NHTM nói riêng và TCTD nói chung được tự do sử dụng vốn để kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề mà luật không cấm thì không có các vụ xét xử liên quan đến lĩnh vực NH trong thời gian qua. Có thể nói, việc quy định TCTD chỉ được kinh doanh trong phạm vi được phép là một cách để chống lại việc các TCTD có thể lách luật và các quy định trong lĩnh vực NH, đặc biệt khi các VB QPPL ở Việt Nam còn chưa rõ ràng, còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Nguyên tắc tự do kinh doanh của các NHTM có quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc an toàn vốn của NHTM. Chính vì để đảm bảo an toàn vốn của NHTM, an toàn trong kinh doanh của NHTM mà pháp luật luôn có những quy định mang tính chất nhằm hạn chế quyền tự do kinh doanh của các NHTM.

Tóm lại, tuy có nhiều hình thức pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM nhưng trong đó, VB QPPL có giá trị pháp lý cao nhất, kế đến mới là án lệ. Việc tìm hiểu các quy định pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM có bao gồm cả các quy định nội bộ của các NHTM hiện vẫn còn có nhiều tranh luận khác nhau. Tuy nhiên, có một điều vẫn không thể phủ định là nhà nước có thừa nhận và xem nó là một cơ sở quan trọng để xem xét trách nhiệm của các chủ thể có liên quan, là “cánh tay nối dài” của các QPPL do nhà nước ban hành. Do đó, các NHTM Việt Nam cần đặc biệt lưu ý ban hành

thêm và rõ ràng hơn những quy định nội bộ về quy trình duyệt, cấp và kiểm soát việc cấp tín dụng của các NHTM. Điều này xuất phát từ nhu cầu phân định trách nhiệm và minh bạch hóa quy trình duyệt, cấp và kiểm soát hoạt động sử dụng vốn của NHTM thông qua việc cấp tín dụng. Có như thế, vốn của NHTM mới “chảy trong sự minh bạch”.

2.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng pháp luật liên quan hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại

Việc đánh giá chất lượng pháp luật hiện hành về sử dụng vốn của NHTM phục vụ cho việc sửa đổi, loại bỏ những QPPL không phù hợp, còn chồng chéo, những QPPL làm gia tăng chi phí tuân thủ (compliance cost) và cuối cùng là nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM.

2.4.1. Tiêu chí đảm bảo tính hiệu quả:

Theo tác giả Nguyễn Minh Đoan và Vũ Trọng Lâm, các tiêu chí đánh giá hiệu quả của pháp luật bao gồm 5 yếu tố143: (i) Xem xét trạng thái ban đầu của các quan hệ xã hội khi pháp luật cần đánh giá hiệu quả chưa điều chỉnh, (ii) Những mục đích, yêu cầu và định hướng của pháp luật cần đánh giá hiệu quả, (iii) Chất lượng của pháp luật cần đánh giá hiệu quả, (iv) Những kết quả, biến đổi thực tế đạt được do sự tác động của pháp luật cần đánh giá hiệu quả mang lại, (v) Mức chi phí để đạt được kết quả (biến đổi thực tế)

Chủ trương hiện nay của nhà nước đang hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, giảm thiểu dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực phi sản xuất. Khi hướng dòng vốn tín dụng vào sản xuất kinh doanh, Chính phủ và NHNN đã chỉ đạo các NHTM ưu tiên cho vay khởi nghiệp. Số liệu của Ủy ban giám sát tài chính cho thấy trong năm 2017, cơ cấu tín dụng theo ngành nghề chuyển biến tích cực: Tín dụng vào các ngành công nghiệp, thương mại và hoạt động dịch vụ tăng 21,8% so với năm 2016, chiếm 78,4% tổng tín dụng (năm 2016 chiếm 77,8%); Tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp tăng khoảng 18,7% (chiếm 8,11% tổng tín dụng); Tín dụng vào hoạt động kinh doanh BĐS và xây dựng tăng 12,2% so với năm 2016, chiếm 15,8% trong tổng tín dụng (năm 2016 là 17,1%)144. Như vậy, khi xem xét ở tiêu chí thứ 4 (Những kết quả, biến đổi thực tế đạt được do sự tác động của pháp luật cần đánh giá hiệu quả mang lại), Việt Nam cần quy định hướng dòng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh như định hướng của Chính phủ và NHNN.


143 Nguyễn Minh Đoan, Vũ Trọng Lâm (2017), tlđd 54, tr 40-68

144 Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (2018), “Báo cáo tình hình tình kinh tế - tài chính tháng 02 và 2 tháng đầu năm 2018”, [http://nfsc.gov.vn/bao-cao-giam-sat/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-thang-2-va-2-thang-dau-nam-2018], truy cập ngày 27-02-2018, tr.13

2.4.2. Tiêu chí đảm bảo tính hệ thống

Việc xem xét và đánh giá hiệu quả của pháp luật có thể được thực hiện ở những phạm vi và cấp độ khác nhau như hiệu quả của QPPL, hiệu quả của chế định luật, hiệu quả của ngành luật, hiệu quả của nhiều ngành luật, hiệu quả của văn bản pháp luật145. Chính vì vậy, việc đánh giá pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM cần được toàn diện từ cấp độ quy định nội bộ của NHTM, việc cấp phép của NHNN cho các TCTD nói chung, các NHTM nói riêng; từ QPPL, chế định luật, các VB QPPL liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM và các luật khác có liên quan như Luật đầu tư năm 2014, Luật doanh nghiệp năm 2014, v.v…Có như thế, việc đánh giá mới được bao quát.

Các QPPL, chế định luật khi đứng riêng biệt có thể chưa bộc lộ các khiếm khuyết nhưng nếu xét trên tổng thể thì mới có vấn đề phát sinh. Ví dụ Luật các TCTD năm 2010 và các văn bản hướng dẫn đã thay đổi khái niệm về “cấp tín dụng” nhưng các VB QPPL khác, như luật thuế giá trị gia tăng và văn bản hưởng dẫn thi hành vẫn chỉ ghi nhận một số hoạt động cấp tín dụng được miễn thuế giá trị gia tăng. Chính vì vậy, xét trên tổng thể, các QPPL giữa các lĩnh vực luật vẫn chưa có sự tương thích.

2.4.3. Tiêu chí đảm bảo giảm thiểu chi phí tuân thủ

Kết quả nghiên cứu và quan điểm của Ronald Coase cho thấy việc tuân thủ luật pháp cũng là một yếu tố tạo nên chi phí trong kinh doanh146. Kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Minh Đoan147 đã cung cấp kết quả nghiên cứu là pháp luật có hiệu quả phải là pháp luật tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, xã hội nhiều nhất, tốt nhất và những chi phí cho quá trình điều chỉnh pháp luật luôn thấp nhất và tiết kiệm nhất. Bên cạnh những ưu điểm nhất định, pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM ở Việt Nam còn hạn chế như làm tăng chi phí cho việc tuân thủ pháp luật. Hạn chế này sẽ được phân tích ở chương 4.

2.4.4. Tiêu chí phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và nhà nước

Đảng cộng sản Việt Nam là chủ thể có quyền lãnh đạo nhà nước. Thẩm quyền này được thực hiện cụ thể thông qua việc Đảng đề ra các chủ trương, đường lối. Sau đó, các chủ trương, đường lối này được cụ thể hóa thành các quy định pháp luật. Chính vì vậy, pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM không thể trái với các chủ trương, định đướng của Đảng. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật”148.


145 Nguyễn Minh Đoan, Vũ Trọng Lâm (2017), tlđd 54, tr.68

146 Lê Nết (2006), tlđd 57, tr.34

147 Nguyễn Minh Đoan (2001), tlđd 34, tr.5

148 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 246, 248.

Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của NHTM đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của nền kinh tế. Các quy định pháp luật đã đặt ra các khuôn khổ pháp lý để điều chỉnh việc tạo lập và phân bổ nguồn vốn của các NHTM. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM còn những hạn chế sau: chưa đảm bảo được tính hệ thống, chi phí cho việc tuân thủ pháp luật đã tăng lên; các cấp độ trong hệ thống pháp luật chưa tương thích với nhau. Hệ thống pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM đang chưa được cân đối. Chúng ta có nhiều quy phạm pháp luật cụ thể về vấn đề này nhưng chưa có các án lệ, quy định nội bộ trong hoạt động sử dụng vốn của NHTM.

Tại Việt Nam, Nghị quyết số 100/NQ-CP, về chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, đã được ban hành ngày 18-11-2016. Theo phần thứ nhất của Nghị quyết này, những nhiệm vụ chủ yếu cần tập trung chỉ đạo, điều hành là tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, cơ chế, chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp để vận hành thông suốt, hiệu quả thị trường tiền tệ và thị trường vốn; tiếp tục chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, phù hợp với cơ chế thị trường làm cơ sở cho việc định hướng và phân bổ nguồn lực vốn để phát triển kinh tế bền vững, hiệu quả.

Ngày 19-06-2017, Nghị quyết 51/NQ-CP của Chính phủ đã ban hành chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18- 11-2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Theo đó, nhiệm vụ chủ yếu của Chính phủ trong thời gian tới là tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, cơ chế, chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp để vận hành thông suốt, hiệu quả các thị trường tài chính, tiền tệ, tín dụng và thị trường vốn.

Ngày 1-1-2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Theo đó, Việt Nam sẽ tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến lạm phát và thị trường tiền tệ; phấn đấu giảm lãi suất cho vay phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô; mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, khu vực sản xuất, kinh doanh; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

2.4.5. Tiêu chí phù hợp với thông lệ và điều ước quốc tế

Thông lệ là những quy tắc xử sự trong thương mại, được lặp đi lặp lại nhiều lần trong các quan hệ thương mại cụ thể nhưng không phải là nguồn của luật149. Dù vậy, những thông lệ quốc tế vẫn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động NH nói chung và


149 Trường đại học Luật TP.HCM (2013), tlđd 19, tr.76

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022