Hướng Tiếp Cận Của Đề Tài Nghiên Cứu 49901

động sử dụng vốn của NHTM thông qua hoạt động cấp tín dụng, hoạt động đầu tư vẫn còn cần phải được giám sát chặt chẽ với các hình thức và công cụ phù hợp, đa dạng. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sử dụng vốn của các NHTM vẫn cần có sự điều tiết của nhà nước bằng pháp luật.

Giả thuyết 2: Dù đã được cập nhật, sửa đổi, bổ sung, cải thiện liên tục, đáp ứng yêu cầu điều tiết của NHNN nói riêng, của NN nói chung nhưng pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM hiện còn nhiều bất cập, chưa đầy đủ, cần được đánh giá đầy đủ về mặt nguyên nhân, cách thức thực hiện để có các kiến nghị và điều chỉnh cho phù hợp. Giả thuyết 3: Pháp luật điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của các NHTM ở Việt Nam hiện chưa phù hợp các nguyên tắc kinh tế, pháp luật để đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế và xu thế hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, dù có những điểm chung nhất định giữa Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng quy định pháp luật của các quốc gia khác chặt chẽ hơn các quy định của Việt Nam khi điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của các NHTM.

1.4.3. Lý thuyết nghiên cứu

1.4.3.1. Lý thuyết về pháp luật

Về nền tảng lý thuyết, luận án sử dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lenin về mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật để luận giải về sự cần thiết phải có sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Bên cạnh đó, tác giả Phạm Duy Nghĩa đã nhận định rằng nghiên cứu pháp luật phải gắn liền với nghiên cứu chính sách46. Tác giả Đinh Dũng Sỹ cũng cho rằng không có pháp luật phi chính sách hay pháp luật ngoài chính sách47. Các hoạt động kinh doanh của các NHTM vừa chịu sự tác động về mặt kinh tế, vừa chịu sự tác động của các yếu tố chính trị như chủ trương, chính sách của nhà nước. Chính vì vậy, trong luận án này, ngoài việc nghiên cứu các quy định của pháp luật, nghiên cứu sinh còn nghiên cứu các chính sách gắn liền với hoạt động sử dụng vốn của NHTM, mà cụ thể là chính sách tín dụng, chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN, chính sách liên quan đến BĐS, chính sách thuế để tác động vào hoạt động sử dụng vốn của NHTM.

Các lý thuyết về pháp luật liên quan chặt chẽ đến luận án này bao gồm lý thuyết về quyền tự do kinh doanh, lý thuyết về tự do hợp đồng (HĐ), lý thuyết về quyền sở hữu, lý thuyết về hiệu quả điều chỉnh của pháp luật.

Lý thuyết về quyền tự do kinh doanh: Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nên kinh tế được vận hành theo theo cơ chế quan liêu, kế hoạch theo chỉ tiêu pháp lệnh, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề được cho phép. Điều 4 Luật công ty năm 1990 quy định trong khuôn khổ pháp luật, công


46 Phạm Duy Nghĩa (2014), Phương pháp nghiên cứu luật học, Nxb Công an nhân dân, tr.78

47 Đinh Dũng Sỹ (2008), “Chính sách và mối quan hệ giữa chính sách với pháp luật trong hoạt động lập pháp”, [https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/09/16/1673/], truy cập ngày 10-5-2018

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

ty có quyền tự do kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh. Sau này, quy định về quyền tự do kinh doanh đã được Hiếp pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 ghi nhận. Sau đó, Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. Theo tác giả Mai Hồng Quỳ, quyền tự do kinh doanh được thể hiện qua: (i) quyền tự do trong việc thành lập doanh nghiệp, (ii) quyền của doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư kinh doanh và (iii) quyền tự do HĐ48. Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều lĩnh vực nhưng trong hoạt động sử dụng vốn của NHTM quyền này có những đặc trưng gì và có được tự do hoàn toàn hay không?

Câu trả lời sẽ được phân tích tại trang 44 của luận án này.

Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam - 4

Lý thuyết về tự do hợp đồng: tự do ý chí là nền tảng của tự do HĐ, hình thành HĐ. Theo Điều 1 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 (sau đây gọi tắt là BLDS năm 2015), quyền, nghĩa vụ về nhân thân, về tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở tự do ý chí. Theo tác giả Phan Huy Hồng và Nguyễn Thanh Tú, tự do giao kết HĐ là một trong những quyền cơ bản của doanh nghiệp, theo nghĩa rộng, bao gồm cả quyền tự do lựa chọn đối tác49. Như trên đã phân tích, tự do HĐ có mối liên hệ chặt chẽ với quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Khi vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu đề tài luận án, nghiên cứu sinh sẽ phân tích quyền tự do HĐ này của các NHTM trong hoạt động sử dụng vốn có bị giới hạn hay không và giới hạn ở mức độ nào, các NHTM có được hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn chủ thể để cấp tín dụng và để đầu tư, góp vốn, mua cổ phần hay không?

Lý thuyết về quyền sở hữu: Theo truyền thống La Mã, quyền sở hữu được cấu thành từ ba nhóm quyền năng, gọi là usus (quyền sử dụng tài sản), fructus (quyền thu nhận những lợi ích vật chất mà tải sản mang lại), abusus (quyền định đoạt) bao gồm định đoạt về mặt vật chất và quyền định đoạt về số phận pháp lý của tài sản50. Theo BLDS 200551 và 201552, quyền sở hữu bao gồm 3 quyền năng cụ thể là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt của chủ sở hữu theo quy định của luật. Như vậy, dù có quan điểm khác nhau ở quyền năng thứ 1 và thứ 2 nhưng giữa truyền thống La Mã và luật Việt Nam vẫn có cùng quan điểm là quyền sở hữu phải có quyền sử dụng và quyền


48 Mai Hồng Quỳ (2012), Tự do kinh doanh và vấn đề bảo đảm quyền con người tại Việt Nam, Nxb Lao Động, tr.105, 106

49 Phan Huy Hồng, Nguyễn Thanh Tú (2008), “Pháp luật cạnh tranh và quyền tự do giao kết hợp đồng của doanh nghiệp”, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/2008, tr.34.

50 Nguyễn Ngọc Điện (2013), “Quyền sở hữu và quyền chiếm hữu, Bài học về tình huống luật xa rời thực tế”, [https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2013/02/28/quyen-so-huu-v-quyen-chiem-huu-bi-hoc-ve-tnh-huong-luat- xa-roi-cuoc-song/], truy cập ngày 21-10-2018

51 Đi ề u 1 6 4 B L D S 2 0 0 5

52 Điều 158 BLDS 2015

định đoạt tài sản. Trong đó, quyền định đoạt là quyền tối quan trọng của chủ sở hữu. Nghiên cứu sinh sẽ dùng lý thuyết và quy định pháp luật về quyền sở hữu để phân tích về quyền của NHTM trong hoạt động sử dụng vốn của NHTM, làm rõ bản chất của quyền định đoạt của NHTM, từ đó, kiến nghị việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM đồng thời làm rõ liệu người gửi tiền có được quyền khởi kiện đòi bồi thường khi NHTM sử dụng vốn mà không tuân thủ quy định của pháp luật không.

Trong luận án này, nghiên cứu sinh sử dụng cách tiếp cận pháp luật hoạt động sử dụng vốn của NHTM ở 2 góc độ: kinh tế và luật. Cho nên, ngoài những lý thuyết về pháp luật, nghiên cứu sinh còn tham khảo, sử dụng các lý thuyết kinh tế để phân tích về hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Theo David M.Kotz, các lý thuyết về kinh tế có thể rất có ích cho việc định hướng chính sách thay đổi các định chế53.

Lý thuyết về hiệu quả điều chỉnh của pháp luật: Hiệu quả của pháp luật là một trong những vấn đề cơ bản của khoa học pháp lý và đã được nhiều nhà khoa học pháp lý tập trung nghiên cứu54. Trên thế giới, các tác giả quan tâm đến hiệu quả pháp luật gồm có: Đ.A.Kerimov, A.E.Paxkôv, L.X. Iavích, Ph.N.Phaculin, L.Đ.Truliukin, V.I.Kuđrias ép, B.I.Nikitinxki, I.X.Xamôxenkô, V.V.Glarưpin, V.V.Lapaeva55.Một số học giả đồng nhất hiệu quả của pháp luật với chất lượng của pháp luật. Từ đó, các học giả này tập trung phân tích chất lượng điều chỉnh của pháp luật. Họ cho rằng hiệu quả của pháp luật thể hiện sự đúng đắn, sự phù hợp của pháp luật56. Chất lượng của pháp luật điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của NHTM ở Việt Nam là điều mà luận án này tập trung đề cập. Ở Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Minh Đoan và PGS.TS. Vũ Trọng Lâm đã tập trung nghiên cứu về hiệu quả của pháp luật nói chung. Nghiên cứu sinh sẽ vận dụng lý thuyết về hiệu quả của pháp luật để đánh giá chất lượng các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM ở Việt Nam sẽ được đề xuất.

1.4.3.2. Lý thuyết về kinh tế:

Các lý thuyết kinh tế được sử dụng trong luận án này bao gồm lý thuyết về các loại rủi ro, lý thuyết về kinh tế có và không có điều tiết của nhà nước; lý thuyết về kinh tế học vĩ mô tổng hợp, lý thuyết về chi phí giao dịch.


53 David M. Kotz (2006), “Ownership, Property Rights, and Economic Performance: Theory and Practice in the USA and other Countries”, the paper in international conference "Ownership and Property Rights: Theory and Practice" taking place in Beijing, China, November 13-14, 2006.

54 Nguyễn Minh Đoan, Vũ Trọng Lâm (2017), Hiệu quả của pháp luật, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb

Chính trị quốc gia sự thật, tr.7

55 Nguyễn Minh Đoan, Vũ Trọng Lâm (2017), tlđd 54, tr.233

56 Nguyễn Minh Đoan, Vũ Trọng Lâm (2017), tlđd 54, tr.15

Thứ nhất, lý thuyết về các loại rủi ro: rủi ro thanh khoản, rủi ro hệ thống. Rủi ro thanh khoản là rủi ro khi NHTM không thể thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính trong hệ thống thanh toán khi đến hạn. Hay nói cách khác, rủi ro thanh khoản chính là rủi ro liên quan đến khả năng thanh toán nợ. Rủi ro hệ thống là rủi ro khi một NHTM tham gia hệ thống thanh toán không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính khi đến hạn và điều này dẫn đến việc các thành viên tham gia khác cũng không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính khi đến hạn.

Lý thuyết về các loại rủi ro này là nền tảng để xem xét hoat động sử dụng vốn của NHTM trong toàn bộ nội dung luận án.

Thứ hai, lý thuyết về kinh tế có và không có điều tiết của nhà nước; lý thuyết về kinh tế học vĩ mô tổng hợp.

Lý thuyết về “Bàn tay vô hình” của Adam Smith (1723-1790) cho rằng nhà nước không nên can thiệp vào hoạt động kinh tế và thị trường, tự thân nền kinh tế và thị trường sẽ phát triển mà không cần có sự can thiệp của nhà nước. Trái lại, lý thuyết về kinh tế có điều tiết của nhà nước do J.M.Keynes đề ra cho rằng nhà nước có vai trò to lớn đối với nền kinh tế, nền kinh tế cũng như thị trường không thể hoạt động tốt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước, thiếu “bàn tay hữu hình” của nhà nước. Tuy nhiên, học thuyết này lại cho rằng nhà nước không nên làm thay thị trường mà chỉ can thiệp thích hợp, can thiệp gián tiếp thông qua các đường lối, qua quy định của pháp luật và tạo môi trường cho nên kinh tế đi đúng hướng.

Lý thuyết về kinh tế học vĩ mô tổng hợp: Paul Anthony Samuelson (sinh năm 1915) là người sáng lập trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp, kết hợp kinh tế học vĩ mô cổ điển với kinh tế học Keynes. Theo lý thuyết này, Paul Anthony Samuelson quan niệm phải phối hợp giữa “bàn tay vô hình” của chủ nghĩa tự do và “bàn tay hữu hình” của chủ nghĩa điều tiết để điều tiết nền kinh tế. Theo đó, kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật và nó cần có sự điều chỉnh của nhà nước.

Lý thuyết về “Bàn tay vô hình” của Adam Smith và lý thuyết về kinh tế học vĩ mô tổng hợp của Paul Anthony Samuelson sẽ được dùng để phân tích và lý giải về việc nhà nước Việt Nam có nên tiếp tục dùng pháp luật để điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của NHTM hay không?

Thứ ba, lý thuyết về chi phí giao dịch của Ronald Harry Coase (sinh năm 1910): Học thuyết về chi phí này được bắt đầu phát triển từ đầu thế kỷ 20. Theo đó, Ronald Coase xem việc tuân thủ luật pháp cũng là một yếu tố tạo nên chi phí trong kinh doanh. Các chi phí giao dịch bao gồm hai loại: chi phí liên quan đến thông tin và chi phí thực thi. Các chi phí này càng cao thì giao dịch càng kém hiệu quả57. Lý thuyết về chi phí


57 Xem Lê Nết, Kinh tế luật, Nxb Tri Thức TP.HCM, [file:///C:/Users/user/Downloads/Documents/Kinh_te_Luat.pdf], truy cập ngày 20-3-2019, tr.34

giao dịch nói chung, chi phí tuân thủ pháp luật nói riêng sẽ được dùng để phân tích các quy định liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM.

Trên cơ sở đó lý thuyết về chi phí, các kiến nghị và đề xuất sẽ được trình bày tại chương 3 và 4 của luận án này.

Tóm lại, với cách tiếp cận phối hợp giữa kinh tế và luật, luận án này sẽ phân tích các quy định pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM dưới góc độ quyền tự do ý chí, tự do HĐ, tự do kinh doanh, quyền định đoạt của chủ sở hữu nguồn vốn, sự can thiệp của nhà nước.

1.4.4. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu khoa học phải có phương pháp nghiên cứu phù hợp. Để thực hiện luận án này, nghiên cứu sinh sẽ thực hiện các phương pháp sau:

Phương pháp phân tích- tổng hợp:

Phương pháp phân tích được sử dụng thường xuyên, phổ biến, được tiến hành đầu tiên và cũng là phương pháp quan trọng nhất trong luận án. Để làm tiền đề cho các phương pháp so sánh luật học, nghiên cứu sinh sẽ dành một sự quan tâm đặc biệt cho việc phân tích các QPPL, các chế định luật, các điều luật. Nếu hiểu đúng các QPPL thì việc tiến hành các phương pháp tiếp theo mới được tiến hành chính xác. Chính vì lý do đó, phương pháp này được áp dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận án này. Trong đó, nghiên cứu sinh sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích truyền thống là phân tích luật viết58 và phân tích tình huống59. Tình huống cụ thể ở đây là các vụ đại án trong lĩnh vực NH liên quan đến các bị cáo Nguyễn Đức Kiên, Phạm Công Danh, các tình huống liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật NH của NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), NHTM cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank), NHTM cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Phương pháp tổng hợp giúp nghiên cứu sinh tìm hiểu các VB QPPL, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài này.

Liên quan khía cạnh kinh tế: Phương pháp phân tích được nghiên cứu sinh triển khai theo hai hướng là phân tích định tính và phân tích định lượng.

Phân tích định tính được tiến hành khi đề cập đến khả năng chịu đựng rủi ro của NH; khi nghiên cứu quy luật, mối quan hệ giữa các sự việc và hiện tượng liên quan hoạt động sử dụng vốn của NH. Phương pháp định tính gắn liền với quy trình quy nạp từ những kiến thức, số liệu, biểu mẫu, thông tin và hồ sơ vụ việc sẵn có.

Phương pháp so sánh pháp lý: Tuy cùng là QPPL trong lĩnh vực NH nhưng các nước có các cách hiểu khác nhau về nội hàm của các khái niệm (ví dụ khái niệm vốn điều lệ), các quy định, nền tảng kinh tế và điều kiện xã hội khác nhau. Việc so sánh được tiến


58 Nguyễn Ngọc Điện (2006), Một số vấn đề lý luận về các phương pháp phân tích luật viết, Nxb Tư pháp, tr.73

59 Nguyễn Ngọc Điện (2006), tlđd 58, tr.128

hành để tránh sự đồng nhất các khái niệm có nội hàm khác nhau. Việc so sánh quy định pháp luật giữa các quốc gia về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM, so sánh phương pháp và cách thức sử dụng vốn của NHTM ở Việt Nam và ở một số quốc gia, của NHTM với các TCTD khác để có những chọn lựa được những hoạt động sử dụng vốn nào, các QPPL nào phù hợp cho các NHTM ở Việt Nam.

Nếu phương pháp phân tích được áp dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung luận án và có tính hiệu quả hơn thì chính phương pháp so sánh là phương pháp tối ưu nhất và cũng được áp dụng trong toàn bộ nội dung luận án để giúp chọn lựa được những gợi ý cũng như những quy định phù hợp cho tình hình Việt Nam. Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm hiểu rõ hơn hệ thống pháp luật của Việt Nam, nhận diện được những bất cập của pháp luật Việt Nam, những quy định và quan điểm trái chiều, đa dạng từ một số quốc gia khác về hoạt động sử dụng vốn của NHTM để giải quyết những bất cập đó. Việc so sánh được tiến hành ở ba mức độ là so sánh các QPPL, các chế định luật và so sánh hệ thống pháp luật. Theo Michael Bogdan, sự so sánh luật ở đây là nhằm khám phá sự tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, công trình so sánh không chỉ dừng lại ở việc tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống luật được đưa ra so sánh60. Sự tương đồng và khác biệt này cần được nghiên cứu nhiều hơn về mặt lý thuyết, để giải quyết các vấn đề sau: nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt đã tìm ra là gì? Giải pháp pháp lý của quốc gia nào là hợp lý nhất cho tình hình ở Việt Nam? Giải pháp pháp lý của quốc gia nào là không thể áp dụng cho Việt Nam61?

Phương pháp so sánh ở đây được tiến hành cụ thể thông qua các nội dung như là: so sánh lịch sử (so sánh những quy phạm pháp luật trước và sau khi Luật các TCTD năm 2010 có hiệu lực); so sánh xuyên quốc gia (so sánh những QPPL về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM Việt Nam với các QPPL của một số quốc gia chọn lọc).

Phương pháp Socrates:

Hay còn gọi là phương pháp bác bỏ bằng logic (elenchus), phương pháp loại bỏ các giả thuyết. Từ đây, nghiên cứu sinh có ý định giải quyết các vấn đề của luận án này bằng cách chia nhỏ các vấn đề thành một hệ thống các câu hỏi, các câu trả lời sau đó dần dần sẽ gợi ra các giải pháp mà luận án này đang tìm kiếm. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở phần câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu và tiến hành giải quyết, trả lời trong toàn bộ luận án.

1.4.5. Hướng tiếp cận của đề tài nghiên cứu

Luận án không hướng đến “du nhập” tất cả các ưu điểm của hệ thống pháp luật nước ngoài về hoạt động sử dụng vốn của NHTM mà chỉ chọn lọc những quy định nào phù hợp với thực tiễn và tình hình riêng của Việt Nam. Nói cách khác, đó là học hỏi có


60 Michael Bogdan (2002) (bản dịch), Luật so sánh, Kluver Norstedds Juridil Tano, tr.16

61 Michael Bogdan (2002), (bản dịch), tlđd 60, tr.16

chọn lọc. Kế đến, việc tham khảo này không chỉ đến từ những thành công của một số nước mà còn từ chính những thất bại của họ; lấy thất bại của các nước làm bài học ủa chúng ta.

Bên cạnh đó, kinh tế và pháp luật là hai vấn đề có liên quan chặt chẽ, gắn bó với nhau. Mối quan hệ này là quan hệ giữa hạ tầng và thượng tầng kiến trúc. Trong những năm từ 1950 đến nay, kinh tế luật đã là một phương cách tiếp cận mới, bắt đầu từ 2 công trình nổi tiếng của Ronald Coase, “Bản chất doanh nghiệp ” (The nature of the Firm) và “Chi phí xã hội” (The Problem of Social Cost)62. Vì thế, luận án không chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu pháp luật đơn thuần mà còn gắn với việc lý giải những sự vật, hiện tượng từ góc độ kinh tế, đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng quay ngược lại kiểm chứng trực quan sinh động. Để từ đó đúc kết được những kinh nghiệm quý báu nhằm xây dựng một khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của các NHTM tại Việt Nam. “Một cách chính xác, Law and Economics, bao hàm cả một nội dung rất rộng lớn, được sử dụng để chỉ chung việc đưa phương pháp, cách tiếp cận và những nội dung phân tích kinh tế áp dụng vào các vấn đề luật pháp. Với cùng nội dung, một cách dùng khác thường thấy trong các tài liệu nước ngoài là “Phân tích kinh tế đối với luật pháp” (Economic Analysis of Law). Cũng tương tự là cách dùng “Nền tảng kinh tế đối với các quy định pháp luật” (The economic foundations of legal rules)”63. Mục tiêu tiếp cận chủ yếu của kinh tế luật chính là hiệu quả của pháp luật64. Kinh tế luật kết hợp giữa hai khoa học luật và kinh tế, sử dụng lý thuyết, phương pháp của kinh tế học để giải quyết các vấn đề của luật pháp65. Chẳng hạn, trong việc cấp tín dụng của NHTM, việc cho vay hay mua trái phiếu Chính phủ giúp NHTM hạn chế rủi ro. Câu trả lời sẽ dựa trên góc độ kinh tế để phân tích. Trường phái kinh tế luật sử dụng những lý thuyết và phương pháp kinh tế để tư duy về luật pháp, khác biệt với tư duy truyền thống trong luật học. kinh tế luật như một lĩnh vực trong đó nhiều trường phái kinh tế đưa ra những luận điểm giải quyết các bài toán của luật pháp66.

1.5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

1.5.1. Mục tiêu nghiên cứu

Luận án này được thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu tổng quát và mục tiêu cụ thể như sau:


62 Xem Lê Nết (2006), tlđd 56, tr. 13, 14

63 Vũ Ngọc Anh (2010), “Môt số vấn đề lý luận về kinh tế luật”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 10/2010, tr. 38

64 Vũ Ngọc Anh (2010), tlđd 63, tr. 43

65 Vũ Ngọc Anh (2010), tlđd 63, tr. 43

66 Vũ Ngọc Anh (2010), tlđd 63, tr.34

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xây dựng các luận cứ khoa học và hình thành mô hình lý thuyết cho việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Mục tiêu chính của luận án là xem xét, phân tích hoạt động sử dụng vốn của NHTM dưới góc độ các quan hệ kinh tế và pháp lý.

- Đánh giá các quy định pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM của Việt Nam, nhận diện, đánh giá, phân tích các bất cập, hạn chế, thiếu sót làm cơ sở cho các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hoạt động sử dụng vốn của NHTM.

- Luận án hướng đến phục vụ cho việc giảm thiểu rủi ro trong hoạt động sử dụng vốn của các NHTM

Mục tiêu chi tiết

- Làm rõ cơ sở lý luận về vốn và hoạt động sử dụng vốn của NHTM.

- Xác định khái niệm và nội hàm của hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Từ đó, luận án sẽ định hình khung pháp luật phù hợp để điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của NHTM

- Giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nhu cầu, mục đích cần có sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động sử dụng vốn của NHTM

- Phân tích, nhận định, đánh giá việc ban hành, tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM

- Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động sử dụng vốn của NHTM tại Việt Nam qua các thời kỳ và so sánh với pháp luật nước ngoài.

- Đề xuất những giải pháp và quy định phù hợp để tổ chức giám sát, duy trì trật tự kinh tế trong lĩnh vực NH, trong hoạt động sử dụng vốn của NHTM.

- Xác định giới hạn can thiệp của nhà nước đối với hoạt động sử dụng vốn của NHTM

- Xác định các chuẩn mực và tiêu chí để điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của các NHTM.

- Xác lập cơ chế kiểm tra, xử lý các vi phạm về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM.

- Nhận diện các chủ thể quản lý hoạt động sử dụng vốn của các NHTM.

- Luận án sẽ làm rõ thực trạng hoạt động sử dụng vốn của các NHTM và cơ sở lý luận có liên quan để từ đó chọn lựa những quy định phù hợp để đề xuất, kiến nghị cho phù hợp với đặc thù của Việt Nam.

- Nghiên cứu xu hướng phát triển của nền kinh tế và xã hội trong thời gian tới để dự đoán sự thay đổi trong nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của NHTM

- Nhận diện những nguyên tắc, tiêu chí cần được tuân thủ và bảo đảm khi hoàn thiện pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022