Tiêu Chí Các Quyền Lợi, Lợi Ích Cần Được Đảm Bảo Khi Hoàn Thiện Pháp Luật Về Hoạt Động Sử Dụng Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại

hoạt động sử dụng vốn của NHTM nói riêng. Nói cách khác, đó là các chuẩn mực quốc tế. Các chuẩn mực quốc tế không chỉ liên quan đến lĩnh vực luật mà còn là các chuẩn mực quốc tế về kế toán. Bởi vì, cách tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Việt Nam về cơ bản vẫn theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Nếu tính theo chuẩn mực kế toán quốc tế thì tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam có một độ sai lệch nhất định.

Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác150. Việc áp dụng điều ước quốc tế phải đảm bảo nhiều nguyên tắc, trong đó bao gồm: Không trái với Hiến pháp của nước Việt Nam, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của nước Việt Nam, tuân thủ điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Khi đề cập đến thông lệ quốc tế trong lĩnh vực NH không thể không đề cập đến Hiệp ước vốn Basel 1,2,3. Năm 1988, Uỷ ban Basel giới thiệu hệ thống đo lường vốn (thường được đề cập là hiệp ước Basel 1). Hệ thống này cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu 8%. Basel 1 được phổ biến và bắt buộc áp dụng trong các nước thành viên của G10151. Sau đó, rất nhiều nước khác trên thế giới tự nguyện áp dụng, trong đó có Việt Nam. Thời gian qua, Việt Nam đã thí điểm áp dụng các chuẩn do Basel quy định cho 10 NHTM ở Việt Nam. Kết quả là tính đến nay, các NHTM như NH Ngoại thương Việt Nam (VCB), NH Quốc tế (VIB) và NHTM cổ phần Phương Đông (OCB) đã được NHNN công nhận là đã hoàn thành việc đáp ứng các chuẩn quản trị rủi ro theo yêu cầu của Basel II. Trong quá trình các NHTM hội nhập quốc tế, việc tuân thủ các thông lệ quốc tế là thực sự cần thiết.

2.4.6. Tiêu chí các quyền lợi, lợi ích cần được đảm bảo khi hoàn thiện pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại

Khi hoàn thiện pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM, các quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, của các ông chủ của NH, của xã hội đều cần được bảo vệ. Tuy nhiên, các quyền lợi, lợi ích của các chủ thể này thường có khuynh hướng là mâu thuẫn với nhau. Cho nên, việc đảm bảo quyền lợi của các chủ thể này phải được đặt trong bối cảnh phải giải quyết các xung đột lợi ích của các chủ thể nêu trên, đảm bảo cân bằng giữa nhu cầu giải quyết các vấn đề vĩ mô và đảm bảo quyền lợi của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đối với câu hỏi nghiên cứu thứ 2, người gửi tiền có được quyền đòi bồi thường nếu NHTM không tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động sử dụng vốn, kết quả


150 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế số 108/2016/QH13, được ban hành ngày 9-4-2016, hiệu lực từ ngày 1-7-2016

151 Bỉ, Canađa, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Anh và Mỹ.

nghiên cứu về quan hệ tín dụng cho thấy ở đây có 2 nhóm quan hệ pháp luật: Quan hệ giữa NHTM và người gửi tiền; quan hệ giữa NHTM và người nhận cấp tín dụng từ NHTM. Cả hai quan hệ này độc lập nhau. Chính vì vậy, người dân không được quyền kiện NHTM nhằm đòi bồi thường tiền khi NHTM sử dụng tiền gửi đó sai quy định của pháp luật. Thu nhập từ tiền gửi của người dân là lãi suất đã, đang và sẽ được NHTM thanh toán theo nội dung của HĐ gửi tiền. Quyền lợi của họ đã được bảo đảm thông qua HĐ gửi tiền, họ không có thiệt hại từ việc NHTM sử dụng tiền gửi đó không đúng quy định của pháp luật. Người gửi tiền chỉ có thể khởi kiện NHTM khi họ muốn rút tiền gửi mà NHTM không có khả năng chi trả thông qua thủ tục dân sự về đòi tiền đã gửi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam - 10

Kết quả nghiên cứu của chương này được thể hiện ở các nội dung sau:

Thứ nhất, trong chương này, nghiên cứu sinh đã làm rõ cơ sở lý luận về vốn và hoạt động sử dụng vốn của NHTM, các nguyên tắc làm nền tảng cho hoạt động sử dụng vốn của các NHTM.

Trong chương này, khái niệm, ý nghĩa, cơ cấu vốn của NHTM được phân tích ở nhiều khía cạnh: kinh tế, pháp luật, kế toán, chuẩn mực quốc tế. Đây là nền tảng để nghiên cứu sinh tìm hiểu về vốn của NHTM trong hoạt động đầu tư của NHTM (chương

3) và vốn của NHTM trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM (chương 4).

Các nghiên cứu về nguyên tắc của hoạt động sử dụng vốn của NHTM được phân tích ở chương này sẽ không phải là kết quả nghiên cứu tách biệt với các chương còn lại của luận án mà sẽ là nền tảng để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM được trình bày ở chương 3, 4. Các nguyên tắc này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt để đưa ra các đề xuất và kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật liên quan đến hoạt động sử dụng vốn để cấp tín dụng và đầu tư của NHTM.

Thứ hai, trong chương 2 này, nghiên cứu sinh đã làm rõ nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động sử dụng vốn của NHTM.

Nhu cầu từ cơ quan nhà nước: nhu cầu tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động của NHTM đi đúng hướng, đúng chủ trương, chính sách của Đảng, đảm bảo an toàn đồng vốn của người dân và toàn xã hội; nhu cầu có một hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch để giải quyết các tình huống cụ thể trong cuộc sống và thực tiễn giải quyết tại tòa án.

Nhu cầu từ các NHTM: nhu cầu có được các quy định pháp luật về hoạt động sử dụng vốn nếu rõ ràng để được yên tâm hơn khi thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.

Nhu cầu từ phía xã hội: hoạt động sử dụng vốn của NHTM liên quan đến hầu hết mọi hoạt động của nền kinh tế thông qua việc nắm giữ và cung ứng nguồn vốn. Nguồn vốn cho NH hoạt động phần lớn là nguồn vốn của xã hội, NH chỉ là chủ thể đi vay và cho vay lại, chỉ có một phần nhỏ vốn của NH là vốn của chủ sở hữu. Chính vì vậy, xã hội cần có một hệ thống pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM rõ ràng để duy trì niềm tin khi gửi tiền vào NHTM.

Thứ ba, pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM ngày càng có tầm quan trọng đặc biệt. Điều này thể hiện ở các lý do sau: Pháp luật đóng vai trò tạo ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho các NHTM trong hoạt động sử dụng vốn; cho các cơ quan nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng vốn của các NHTM; cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã đánh dấu sự phá sản của học thuyết kinh tế thị trường tự do

kiểu Mỹ nên nhu cầu cần có sự điều tiết bằng pháp luật đối với hoạt động NH càng tăng cao; các quy phạm khác để điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của NHTM (như đạo đức) không thể thay thế hoàn toàn sự tồn tại của pháp luật.

Thứ tư, dựa trên kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tuyến (2003) về “Xác định giới hạn can thiệp của nhà nước đối với giao dịch thương mại của ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”152, nghiên cứu sinh xác định giới hạn sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động sử dụng vốn của các NHTM chỉ nên ở tầm vĩ mô và bằng các biện pháp vĩ mô. Theo đó, nhà nước nên trao nhiệm vụ cho các NHTM để đặt ra các quy định cụ thể liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Hiện nay, Chính phủ kiến tạo là nội dung đang mang tính thời sự, đặc biệt là trọng tâm nghiên cứu để áp dụng trong nhiệm kỳ 2016-2021. Tư duy về mối quan hệ giữa nhà nước và các doanh nghiệp đã thay đổi. Theo đó, nhà nước nói chung, Chính phủ nói riêng cần giảm bớt các quy định, sự can thiệp mang nặng tính chất hành chính vào hoạt động sử dụng vốn của các NHTM.

Thứ năm, pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM hiện không chỉ bao gồm các QPPL được thể hiện ở nhiều luật, nghị định, thông tư trong lĩnh vực NH. Khi ban hành các quy định nội bộ, các NHTM được xem là các chủ thể được nhà nước trao nhiệm vụ quy định về hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Khi ban hành án lệ trong hệ thống NH, TANDTC sẽ thực hiện nhiệm vụ mà nhà nước trao cho. Trong nhiều vụ án NH, các bị cáo có thể không vi phạm một quy định cụ thể nào của các VB QPPL nhưng lại vi phạm các Chỉ thị của NHNN, các quy định nội bộ của NHTM, có các hoạt động ngoài phạm vi Giấy phép của NHNN. Từ đó, hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM cần được hiểu theo nghĩa rộng. Theo đó, hệ thống pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM không chỉ bao gồm các QPPL ở nhiều luật, nghị định, thông tư để điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của NHTM mà còn có các án lệ liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM.

Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM được thể hiện ở hai mặt là nội dung và hình thức. Trong chương 2 này, nghiên cứu sinh tập trung phân tích về mặt hình thức của pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM. Về mặt nội dung, nghiên cứu sinh sẽ tập trung phân tích ở chương 3 và 4 của luận án này.

Về hình thức, pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM ở Việt Nam cần được thể hiện qua 2 mảng chính: QPPL do nhà nước ban hành, án lệ do TATC công bố. Yêu cầu hiện nay đòi hỏi cần sớm có các án lệ liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của các NHTM. Chính vì vậy, Việt Nam cần bổ sung hình thức pháp luật liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM như ban hành và hoàn thiện các án lệ trong lĩnh vực NH,


152 Nguyễn Văn Tuyến (2003), tlđd 30

đề ra các quy tắc ứng xử. Do đó, việc đánh giá hiệu quả của pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM cần được tiến hành toàn diện ở các mặt sau: từ QPPL, chế định luật, các VB QPPL liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM và các luật khác có liên quan như Luật đầu tư năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2014, v.v…Có như thế, việc đánh giá mới được bao quát và đầy đủ.

Thứ sáu, trong chương này, nghiên cứu sinh đã phân tích các tiêu chí đánh giá chất lượng pháp luật liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Các tiêu chí này bao gồm: tiêu chí đảm bảo tính hiệu quả, tiêu chí đảm bảo tính hệ thống, tiêu chí đảm bảo giảm thiểu chi phí tuân thủ; tiêu chí phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và nhà nước; tiêu chí phù hợp với thông lệ và điều ước quốc tế. Các tiêu chí này đồng thời cũng là cơ sở, định hướng để nghiên cứu sinh phân tích các bất cập hiện nay trong pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM và kiến nghị hoàn thiện ở chương 3, 4 của luận án này.

Thứ bảy, trong chương này, nghiên cứu sinh đã dùng lý thuyết về tự do kinh doanh, tự do HĐ để phân tích về hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Từ đó, nghiên cứu sinh kết luận rằng, tự do kinh doanh, tự do HĐ trong hoạt động NH của các NHTM hoàn toàn khác với các ngành nghề khác. Các hoạt động NH của NHTM chỉ giới hạn trong giấy phép của NHNN cấp cho các NHTM.

Thứ tám, không phải khi là doanh nghiệp xã hội thì các doanh nghiệp mới phải có trách nhiệm với xã hội. Các doanh nghiệp như NHTM dù không phải là doanh nghiệp xã hội cũng phải góp phần vào việc phát triển bền vững của nền kinh tế.

Thứ chín, quan hệ liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM có liên quan đến 2 nhóm quan hệ pháp luật sau: Quan hệ giữa NHTM và người gửi tiền; quan hệ giữa NHTM và người nhận cấp tín dụng từ NHTM. Chủ thể là người gửi tiền vào NHTM không được can thiệp vào hoạt động sử dụng vốn của NHTM do đây là hai loại quan hệ hợp đồng độc lập với nhau.

CHƯƠNG 3

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ


3.1. Quy định về loại nguồn vốn của ngân hàng thương mại được sử dụng cho hoạt động đầu tư:

Về mặt kinh tế, nguồn vốn để NHTM sử dụng cho hoạt động đầu tư là nguồn vốn của chủ sở hữu, không phải là nguồn vốn huy động. Bởi nguồn vốn huy động mang tính không ổn định. Người gửi tiền, các chủ thể khác cho NHTM vay có thể yêu cầu hoàn trả lại khoản tiền đó bất kỳ lúc nào dù kỳ hạn gửi là không kỳ hạn hay có kỳ hạn, kỳ hạn ngắn hay kỳ hạn dài. Trong khi đó, việc đầu tư luôn đòi hỏi tính ổn định trong nguồn vốn.

Điều 69 Luật Các các tổ chức tín dụng số 07/1997/QH10 và Điều 103 Luật các TCTD năm 2010 đều quy định NHTM chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và TCTD khác theo quy định của pháp luật153. Loại QPPL được sử dụng ở đây là QPPL cho phép. Như vậy, nguồn vốn được NHTM dùng để đầu tư, góp vốn, mua cổ phần ở Việt Nam là tài sản của chính NH. Nguồn vốn này phải là của chính những ông chủ NHTM, không phải là nguốn vốn vay của chủ thể khác, của các NHTM, TCTD khác. Nguồn vốn dùng để đầu tư này được hoạch toán trong báo cáo tài chính là “vốn của chủ sở hữu” (Xem Phụ lục số 5 các Báo cáo tài chính của các NHTM, mục vốn chủ sở hữu).

Tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc, Điều 46 Luật về NHTM của Trung Quốc quy định các khoản vay liên NH bị cấm dùng để đầu tư và cho vay để tạo lập các tài sản cố định154. Sở dĩ Luật NHTM của Trung Quốc quy định như thế vì đó không phải là tài sản có nguồn gốc từ chính NH mà đó là tài sản do huy động mà có, tài sản của xã hội. Dưới góc độ này, cách thức của Việt Nam và Trung Quốc đều có điểm chung.

Theo Luật đầu tư năm 2014, đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Từ đó, hoạt động đầu tư kinh doanh của NHTM cũng sẽ được tiến hành chủ yếu ở các nội dung chính sau đây: (i) thành lập tổ chức kinh tế, (ii)


153 Nguồn vốn để sử dụng cho hoạt động đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của TCTD là vốn tự có và quỹ dự trữ (Điều 28 Pháp lệnh số 38-LTC/HĐNN8 về NH, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, được ban hành ngày 23-05- 1990, hết hiệu lực từ 1-10-1998)

154 Inter-bank lending shall be carried out in adherence to the regulations of the People's Bank of China. It is forbidden to use such loans for granting fixed assets loans or making investment (The Law of Commercial Banks of People's Republic of China, Art. 46.2003)

đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, (iii) đầu tư vào các lĩnh vực, dự án khác.

3.2. Những quy định pháp luật để hạn chế rủi ro trong hoạt động sử dụng vốn của NHTM thông qua việc đầu tư

Hạn chế rủi ro cho NHTM khi sử dụng vốn là một phần của việc hạn chế rủi ro trong hoạt động của NHTM nói chung. Để hạn chế rủi ro cho hoạt động sử dụng vốn của NHTM thông qua hoạt động đầu tư, nhiều QPPL đã được đặt ra như: giới hạn số vốn của NHTM khi đầu tư vào một chủ thể khác; quy định cấm đầu tư trong một số trường hợp; tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Khoản 1 Điều 129 Luật các TCTD năm 2010 quy định mức góp vốn, mua cổ phần của một NHTM và các công ty con, công ty liên kết của NHTM đó vào một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 103 của Luật này không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp. QPPL này là QPPL cấm đoán nhằm phân tán rủi ro cho các NHTM, tránh việc tập trung dồn vốn điều lệ và quỹ dự trữ để đầu tư vào một nơi. Từ quy định trên, nếu NHTM muốn đầu tư nhiều vốn vào một doanh nghiệp cụ thể chỉ cần doanh nghiệp đó tăng vốn điều lệ là NHTM có thể đạt được mục đích của mình. Khoản 2 Điều này còn quy định thêm tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một NHTM vào các doanh nghiệp, kể cả các công ty con, công ty liên kết của NHTM đó không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của NHTM. Quy định như thế này là hợp lý và chặt chẽ vì không nên lấy cơ sở mức vốn của doanh nghiệp nhận góp vốn để giới hạn việc góp vốn, mua cổ phần của NHTM mà phải lấy cơ sở là vốn điều lệ và quỹ dự trữ của chính NHTM đi góp vốn, mua cổ phần. Ngoài ra, quy định này còn nhằm phân tán rủi ro cho các NHTM, tránh việc dồn vốn điều lệ và quỹ dự trữ để đầu tư vào chỉ một doanh nghiệp. Khoản 2 Điều này này đã khiến cho quy định trở nên có ý nghĩa hơn, không bị các NHTM lợi dụng để lách quy định ở khoản 1 Điều 129 và để đảm bảo nguyên tắc phân tán và giảm thiểu rủi ro ở chương 2.

Điều 130 Luật các TCTD năm 2010 quy định chi tiết tổng số vốn của một TCTD đầu tư vào TCTD khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần phải được trừ khỏi vốn tự có khi tính toán các tỷ lệ an toàn; tổng số vốn của một TCTD đầu tư vào công ty con của TCTD dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần và các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực NH, bảo hiểm, chứng khoán phải trừ khỏi vốn tự có khi tính các tỷ lệ an toàn. Quy định này giúp cho việc tính toán các tỷ lệ an toàn được thực chất và chặt chẽ hơn nhưng quan trọng là để thực hiện nguyên tắc đảm bảo an toàn vốn đã phân tích ở chương 2.

3.3. Các quy định của pháp luật về các lĩnh vực đầu tư cụ thể của NHTM

3.3.1. Quy định pháp luật về việc sử dụng vốn để góp vốn, mua cổ phần

Luật các TCTD năm 1997 không có sự giải thích thế nào là góp vốn, mua cổ phần của TCTD. Điều 4 Luật các TCTD năm 2010 giải thích góp vốn, mua cổ phần của TCTD bao gồm cả việc cấp vốn, góp vốn vào công ty con, công ty liên kết của TCTD; góp vốn vào quỹ đầu tư và ủy thác vốn cho các tổ chức khác góp vốn, mua cổ phần theo các hình thức nêu trên. “Góp vốn” được dùng cho loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên và một thành viên; “mua cổ phần” dùng cho loại hình công ty cổ phần. Theo đó, “góp vốn” là để trở thành thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, còn “mua cổ phần” là để trở thành cổ đông của công ty cổ phần. Trong đó, góp vốn, mua cổ phần có 2 giai đoạn là góp vốn, mua cổ phần ban đầu để thành lập doanh nghiệp và góp vốn, mua cổ phần ở giai đoạn sau khi thành lập doanh nghiệp thông qua hình thức được chuyển nhượng vốn.

Quy định về góp vốn, mua cổ phần của NHTM được chia thành hai nhóm: góp vốn mua cổ phần trong điều kiện bình thường và góp vốn, mua cổ phần khi NHTM khác bị kiểm soát đặc biệt.

Quy định về góp vốn, mua cổ phần trong điều kiện bình thường:

Khoản 4 Điều 103 Luật các TCTD năm 2010 quy định NHTM được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sau đây: bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng; các lĩnh vực khác. Đối với hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ, ngoài rủi ro thanh khoản (liquidity risk), rủi ro pháp lý (legal risk), các hoạt động kinh doanh này còn phải đối mặt với một loại rủi ro khác là rủi ro thị trường, rủi ro về mặt giá cả, tỷ giá. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không loại bỏ các hoạt động này khỏi hoạt động kinh doanh của NHTM mà tách biệt rủi ro từ các hoạt động đó khỏi các rủi ro của NHTM bằng cách quy định NHTM được góp vốn, mua cổ phần trong các lĩnh vực nêu trên. Nói cách khác, đây là QPPL nhằm khuyến khích, cho phép.

Ngoài các nguyên tắc chung đã được phân tích tại chương 2, hiện nay, theo Nghị định 93/2017/NĐ-CP thì việc góp vốn, mua cổ phần của NHTM nói riêng, TCTD nói chung phải đáp ứng được 4 nguyên tắc sau đây: (i) theo quy định của Luật các TCTD và các quy định của pháp luật khác có liên quan, (ii) chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của DN, của cácTCTD khác theo quy định, (iii) thẩm quyền quyết định phương án góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, của các TCTD khác; phương án chuyển nhượng phần vốn đã đầu tư ra bên ngoài thực hiện theo quy định của Luật các TCTD, các quy định của pháp luật khác có liên quan và Điều lệ của TCTD. Đối với NHTM do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và TCTD có vốn nhà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022