Về Sự Thực Hiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Bảo Đảm An Toàn Trong Hoạt Động Cấp Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại


Sự thiếu vắng những hướng dẫn cụ thể về bảo đảm an toàn trong HĐNH của NHNNVN sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự an toàn trong HĐCTD của các NHTM.

Hai là, chưa có cơ chế hiệu quả trong việc kiểm soát dòng vốn tín dụng đã cấp cho khách hàng cũng như kiểm soát rủi ro hoạt động tại các NHTM

Mặc dù pháp luật đã có những quy định về trách nhiệm của NHTM trong việc kiểm tra sử dụng vốn nhưng những quy định đó chưa tạo ra một cơ chế kiểm soát dòng vốn tín dụng đã cấp cho khách hàng, đồng thời chưa có cơ chế kiểm soát dòng vốn, tài sản của NH.

Thực vậy, đối với khoản tín dụng đã cấp cho doanh nghiệp sử dụng vào mục đích đầu tư, sản xuất kinh doanh và dịch vụ, việc kiểm tra, giám sát vốn đã cấp cho khách hàng cũng gặp những khó khăn, nhất là trong những thời kỳ nền kinh tế khó khăn, khủng hoảng. Đối với khoản tín dụng đã cấp cho cá nhân, hộ gia đình, việc kiểm soát dòng vốn tín dụng đã cấp còn gặp nhiều khó khăn hơn do dư nợ tín dụng thấp, số lượng khách hàng vay vốn nhiều, địa chỉ cư trú của khách hàng rất đa dạng...

Thực tiễn vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm214 cho thấy, ngày 05/11/2009,

Thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu (ACB) ra Thông báo số 4478/CV- TH.09 với nội dung (khái quát) là chấp nhận hạn mức 700 tỷ đồng cho Hội đồng đầu tư để mua cổ phiếu giá tốt và có tính thanh khoản cao. Trường trực Hội đồng quản trị uỷ quyền cho ông Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo trực tiếp việc này. Ông Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty chứng khoán thuộc Ngân hàng ACB (gọi tắt là ACBS) đầu tư cổ phiếu của ACB. Do việc đầu tư này bị pháp luật cấm nên Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo ACBS ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty cổ phần đầu tư Á Châu (ACI) và Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội (ACI-HN) đều do ông Kiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên.

Để ACBS có tiền mua cổ phiếu, theo chỉ đạo của ông Kiên, ACB cho Kienlongbank vay một nghìn tỷ đồng và cho Vietbank vay năm trăm tỷ đồng, để 2 NH này cho ACBS vay lại toàn bộ số tiền trên. Sau đó, ACBS chuyển toàn bộ số tiền trên cho ACI và ACI-HN để hai công ty này mua 51.732.538 cổ phiếu ACB. Tháng 7/2010, Công ty Kiểm toán Price Waterhouse Coopers (PwC) phát hiện việc hợp tác đầu tư này là trái luật nên đã yêu cầu Công ty ACBS phải loại bỏ cổ phiếu ACB ra khỏi danh mục đầu tư.

Để ACI và ACI-HN có tiền trả lại ACBS, Ngân hàng ACB cho Vietbank vay một nghìn sáu trăm chín mươi ba tỷ đồng để Vietbank cho ACI và ACI-HN trả ACBS, đồng thời ACI và ACI-HN sở hữu 51.732.538 cổ phiếu của ACB.

Nếu bỏ qua những thiệt hại do rủi ro về lãi suất khi ACB cho ACBS, ACI và ACI-HN vay thông qua Kienlongbank và Vietbank, thì ta có thể dễ dàng nhận thấy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.


214 Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (2013), Tlđd (số 162).

Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 18


trong HĐCTD như trên, NH không thể kiểm soát dòng vốn tín dụng đã cấp cho khách hàng cũng như kiểm soát rủi ro trong HĐCTD của mình. Điều đó được thể hiện thông qua những yếu tố sau đây:

(i) Mục đích của việc cho vay như trên là trái pháp luật, đã không được NH ACB phát hiện ra;

(ii) Toàn bộ quá trình từ khi tiếp nhận hồ sơ tín dụng, đến khi giải ngân và sau khi giải ngân, đều bị chi phối, quyết định bởi “chỉ thị” của Nguyễn Đức Kiên;

(iii) Sau khi đã thực hiện giải ngân, dòng vốn tín dụng được sử dụng như thế nào? cho ai? ...NH không thể biết.

Như vậy, thực tiễn hoạt động tại các NHTM hiện nay là thiếu cơ chế kiểm soát rủi ro. Vì vậy, các NHTM hàng ngày phải đối mặt với rất nhiều rủi ro cũng như hậu quả của nó, gây mất an toàn trong hoạt động nói chung và HĐCTD nói riêng.

Không những vậy, thực tiễn hiện nay tại các NHTM chúng ta thấy chưa có cơ chế kiểm soát các công ty con và công ty liên kết của NHTM. Trong vụ án Nguyễn Đức Kiên, theo đại diện NHNN, quá trình thanh tra ACB đã phát hiện và có kết luận về sai phạm khá nghiêm trọng, chủ yếu liên quan tới 6 công ty của Nguyễn Đức Kiên. Mặc dù tham gia kinh doanh NH đòi hỏi yêu cầu về quản trị công ty hiện đại và có hiệu quả, nhưng việc Nguyễn Đức Kiên thành lập các công ty con và đưa những người thân trong gia đình để quản lý và điều hành những công ty này, sau đó thực hiện việc “lũng đoạn” NH cho thấy đây là biểu hiện của sự thiếu vắng các quy định quản trị và giám sát công ty có hiệu quả, để mặc cho Nguyễn Đức Kiên thực hiện quản trị nhóm

công ty theo kiểu gia đình. Điều cho thấy dường như quan hệ gia đình, thân quen truyền thống vẫn có ưu thế hơn so với những khái niệm quản trị công ty hiện đại215.

Tương tự, trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm, một số NH cũng không kiểm soát được rủi ro trong hoạt động của mình. Để vay tiền (thực tế là lừa đảo) NH cổ phần Quốc tế (VIB), Huỳnh Thị Huyền Như đã làm giả 40 hợp đồng tiền gửi với số tiền từ 16,8 tỷ đồng đến 24,3 tỷ đồng, ký giả chữ ký của Võ Anh Tuấn, Phó Giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè để ký với 12 khách hàng là bạn bè, người thân của Như. Sau đó sử dụng 40 hợp đồng tiền gửi giả này để làm tài sản thế chấp, nhờ 12 người nêu trên đứng tên ký 40 hợp đồng cầm cố vay của VIB TP Hồ Chí Minh tổng số tiền 480,3 tỷ đồng. Đến thời điểm xét xử vụ án này, còn 12 hợp đồng với số tiền 180 tỷ đồng Như đã chiếm đoạt của VIB.

Rủi ro tương tự cũng có tại Ngân hàng Vietinbank. Trong quá trình huy động vốn của Ngân hàng ACB thông qua 17 nhân viên của NH này, Huỳnh Thị Huyền Như đã giao hợp đồng tiền gửi cho 17 cá nhân đó, nhưng không giao thẻ tiết kiệm, mà dùng 83



215 Nguyễn Đức Lam, “Tiếp nhận pháp luật nước ngoài: nhìn từ ví dụ Luật Công ty của Nhật và Luật Doanh nghiệp của Việt Nam, Chuyên đề tại Hội thảo của Bộ Tư pháp về tiếp nhận pháp luật nước ngoài, Hà Nội, tháng 01/2009.


thẻ tiết kiệm và tài khoản tiết kiệm, trị giá 533,55 tỷ đồng của các nhân viên NH ACB để làm tài sản bảo đảm, giả chữ ký của chủ thẻ với vai trò là người bảo lãnh để vay tại chính NH Vietinbank chi nhánh TP Hồ Chí Minh rồi chiếm đoạt.

Trong vụ việc trên, cả hai NH VIB và Vietinbank đều không kiểm soát được rủi ro trong hoạt động của mình. Điều này được thể hiện ở chỗ: các NH không thẩm định tính pháp lý của các biện pháp bảo đảm; bỏ qua các quy trình thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng cũng như kiểm soát dòng vốn sau giải ngân.

Tóm lại, việc kiểm soát dòng vốn tín dụng đã cấp cũng như kiểm soát rủi ro trong hoạt động tại các NHTM còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến sự an toàn trong HĐCTD của các NHTM.

Ba là, pháp luật hiện hành chưa quy định rõ quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong bảo đảm an toàn hoạt động cấp tín dụng

Khi nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM, điều quan trọng đặt ra là: bảo đảm an toàn trong HĐCTD là quyền hay là nghĩa vụ của NHTM? đồng thời pháp luật quy định thực tế về quyền/nghĩa vụ này như thế nào? các NHTM thực hiện quyền (hay nghĩa vụ) ra sao?

Phân tích của tác giả trong phần trên chúng ta thấy, pháp luật hiện hành dường như chưa phân định rõ vấn đề này. Ta thấy có những quy định của pháp luật thì cho rằng bảo đảm an toàn là “quyền”, có những quy định thì nhận định là “nghĩa vụ”, hoặc là “trách nhiệm”, hay vừa là “quyền”, vừa là “nghĩa vụ”, vừa là “trách nhiệm”... Điều đó cho chúng ta thấy nhà làm luật còn khá lúng túng trong việc pháp điển hoá vấn đề này. Chính vì vậy, thực tiễn thực hiện và triển khai việc bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM còn lúng túng, không hiệu quả với những rủi ro và hậu quả thấy rất rõ như hiện tượng tham nhũng, lừa đảo trong lĩnh vực NH; nợ xấu còn quá cao, nhiều NH kinh doanh không hiệu quả dẫn đến phải tái cơ cấu...

Từ đó, việc pháp luật cần phải khẳng định việc bảo đảm an toàn trong HĐCTD là “quyền” hay là “nghĩa vụ” là yêu cầu rất cần thiết hiện nay. Trong phần sau, tác giả sẽ phân tích và đề xuất về vấn đề này.

3.3.2. Về sự thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại

Bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM đòi hỏi không chỉ có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, mà còn cần việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn trong HĐCTD nghiêm túc. Sự thiếu vắng một trong hai vấn đề trên thì nguy cơ rủi ro, mất an toàn trong HĐNH nói chung và HĐCTD nói riêng là rất lớn. Trong các phần trước, tác giả đã phân tích những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM. Bên cạnh đó chúng ta còn thấy việc thực


hiện pháp luật trong lĩnh vực này còn chưa nghiêm túc. Thực vậy, qua những vụ án lớn trong lĩnh vực ngân hàng trong thời gian vừa qua như vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, vụ án Nguyễn Đức Kiên, vụ án Phạm Công Danh và vụ án tại Công ty thuỷ sản Phương Nam cho thấy một số vấn đề như sau:

Vấn đề thứ nhất: điểm chung của các vụ án nêu trên là những hành vi vi phạm pháp luật trong HĐNH nói chung và HĐCTD nói riêng phần lớn là do những người quản lý, điều hành, kiểm soát và nhân viên của NH. Chẳng hạn, Huỳnh Thị Huyền như nguyên là Phó Phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng Vietinbank chi nhánh TP Hồ Chí Minh; Phạm Công Danh nguyên vừa là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Thanh, vừa là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng; Nguyễn Đức Kiên nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, Chủ tịch Hội đồng đầu tư của ngân hàng này...Hành vi vi phạm của những người quản lý, điều hành, kiểm soát và nhân viên NH nêu trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng khó có thể do sự thiếu hiểu biết pháp luật, mà chủ yếu do việc không tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn trong HĐNH.

Vấn đề thứ hai: đối với vụ án Huỳnh Thị Huyền Như: bên cạnh hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Huỳnh Thị Huyền Như thì một số bị can là lãnh đạo, cán bộ tín dụng, giao dịch viên cùa 2 Phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Đinh Tiên Hoàng (thuộc Vietinbank Tp Hồ Chí Minh) và Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) chi nhánh TP Hồ Chí Minh đã có hành vi làm không đúng quy định trong việc cho vay. Đối với Trần Thanh Thanh, Phó Phòng dịch vụ khách hàng, chi nhánh Vietinbank TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo việc cho vay không có mặt khách hàng vay, không có mặt người bảo lãnh đã vi phạm Hướng dẫn cho vay tiêu dùng theo Quyết định số 069/QĐ-NHCT19 ngày 25/01/2010 của Vietinbank. Sai phạm tương tự cũng xảy ra đối với nhiều cán bộ, nhân viên ngân hàng như Tống Nguyên Dũng, nhân viên Phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Đoàn Lê Du, Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc chi nhánh Vietinbank TP Hồ Chí Minh...; Ngoài ra, một số cán bộ và nhân viên NH còn có những vi phạm khác như cho vay khi hồ sơ vay chưa có chữ ký của khách hàng vay và người bảo lãnh...

Vấn đề thứ ba: đối với vụ án Phạm Công Danh: các sai phạm chủ yếu của cán bộ và nhân viên Ngân hàng VNCB là hầu hết các hồ sơ tín dụng được lập khống, không tiến hành thẩm định thực tế hồ sơ vay, nâng khống giá trị tài sản bảo đảm gấp nhiều lần so với giá trị thực tế, giải ngân khi chưa có đầy đủ hồ sơ và không giải ngân vào tài khoản của người thụ hưởng dẫn đến không kiểm soát được mục đích của việc vay vốn...

Vấn đề thứ tư: đối với vụ án tại Công ty Thuỷ sản Phương Nam: bên cạnh hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người quản lý, điều hành Công ty Phương Nam thì những hành vi vi phạm chủ yếu của những người quản lý, điều hành, nhân viên của NH là không kiểm tra tính trung thực, chính xác của các hồ sơ của khách hàng, không kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay, thẩm định hồ sơ tín dụng sơ


sài, không giám sát tài sản bảo đảm tiền vay dẫn đến khách hàng tự định đoạt tài sản này từ đó ngân hàng mất nguồn thu hồi nợ, đặc biệt là sai phạm trong việc nâng khống giá trị tài sản bảo đảm cho khoản vay...Những sai phạm này nhiều ngân hàng mắc phải như Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Sở giao dịch Hậu Giang, Ngân hàng Sacombank chi nhánh Sóc Trăng, Ngân hàng An Bình chi nhánh Bạc Liêu, Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Sóc Trăng.

Nhìn chung, trong những vụ án vừa nêu, nhiều cán bộ và nhân viên ngân hàng đã có những vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn trong HĐCTD và đã gây ra những rủi ro và thiệt hại rất lớn đối với các NH. Tính chất, mức độ và những hành vi vi phạm có thể khác nhau, song các hành vi đó đều thể hiện sự không tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như quy chế quản lý nội bộ của các NH. Điều đó cũng thể hiện ý thức thực hiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM chưa tốt; một số lãnh đạo và nhân viên NH có hiểu biết về pháp luật nhưng vì lợi ích của NH cũng như bản thân nên không tuân thủ pháp luật. Bên cạnh đó, tình trạng thao túng ngân hàng hàng diễn ra còn phổ biến. Điều này dẫn đến tình trạng thực hiện HĐCTD theo chỉ thị, theo yêu cầu. Thậm chí do nể nang, quen biết nên bỏ qua các quy định của pháp luật về an toàn. Thực tiễn vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và vụ án Nguyễn Đức Kiên như tác giả vừa đề cập ở phần trên đã nói rõ điều này.

Tư cách đạo đức, tác phong, lề lối làm việc cũng như trình độ và năng lực của một số cán bộ NH còn hạn chế. Mặc dù cán bộ NH đã qua đào tạo (thông thường cán bộ NH tốt nghiệp các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, pháp luật...) nhưng vẫn không tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như quy chế nội bộ của NH; tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực NH còn phổ biến. Khó có thể quy hết nguyên nhân do năng lực của cán bộ NH, mà là nguyên nhân từ đạo đức, tác phong và lề lối làm việc của cán bộ, nhân viên NH.

Việc nhiều NH chạy theo chỉ tiêu và lợi nhuận cũng là một nguyên nhân quan trọng góp phần làm tăng rủi ro cho các NH. Dễ dàng thấy rất nhiều NH giao chỉ tiêu tín dụng cho các chi nhánh, phòng giao dịch, bộ phận tín dụng và từng cán bộ tín dụng... Mặt tích cực của nó là tăng doanh thu và lợi nhuận của NH. Nhưng hạn chế của tình trạng này là khả năng bỏ qua các quy định về an toàn trong HĐCTD.

Từ phần tích trên cho chúng ta thấy, thực hiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các NHTM chưa nghiêm túc.

Tóm lại, thực trạng pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM còn nhiều hạn chế. Những hạn chế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy cần có các giải pháp cho vấn đề này.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trong chương 3, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro trong HĐCTD của các NHTM Việt Nam. Thông qua các phương pháp phân tích, phân tích - tổng hợp, thống kê và so sánh, tác giả đã phân tích những ưu điểm cũng như những điểm còn hạn chế của pháp luật và thực hiện pháp luật về phòng ngừa và xử lý rủi ro trong HĐCTD của các NHTM.

Không thể phủ nhận những cố gắng của nhà làm luật trong việc thiết lập nền tảng pháp lý cơ bản cho việc bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM thông qua các quy định về phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro. Cụ thể, pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của các NHTM đã tương đối toàn diện cho các NHTM nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH nói chung và HĐCTD nói riêng. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành đã đưa ra những quy định hạn chế nhất định để đảm bảo an toàn trong HĐCTD của các NHTM, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các quan hệ xã hội trong HĐCTD, trong đó có quy định về những trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế tín dụng và giới hạn tín dụng. Ngoài ra, các nhà làm luật đã cố gắng xây dựng những quy định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thẩm định hồ sơ tín dụng và kiểm tra sử dụng vốn nhằm đáp ứng cho việc phòng ngừa những rủi ro trong HĐCTD. Cùng với đó, quy định về bảo đảm tín dụng đã được pháp luật điều chỉnh khá chi tiết; các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động TTTD cũng được quan tâm xây dựng. Ngoài ra, công tác thanh tra giám sát của NHNN ngày càng được củng cố và hoàn thiện; các quy định của pháp luật về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro HĐCTD; quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cũng được coi là một trong những biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của NHTM. Không những vậy, pháp luật về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ đang dần được hoàn thiện. Đồng thời, thực tiễn tại các NHTM ở Việt Nam thời gian qua đã cho thấy các NHTM đã xây dựng khá đầy đủ các quy định, quy chế nhằm tạo điều kiện cho việc tổ chức và thực hiện kinh doanh NH, bảo đảm an toàn trong HĐCTD.

Khung pháp lý về xử lý rủi ro đang dần được hoàn thiện, cụ thể, quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã tạo điều kiện cho các NH xử lý rủi ro trong một số trường hợp nhất định; việc khoanh nợ, miễn giảm lãi suất, xoá nợ đã được quy định theo hướng trao cho TCTD quyền quyết định miễn, giảm lãi suất, phí cho khách hàng theo quy định nội bộ của TCTD; quy định về việc chấm dứt cấp tín dụng, xử lý nợ đã tạo cơ sở pháp lý cho các NH bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi rủi ro trong HĐCTD xảy ra; hoạt động mua bán nợ của các NHTM, đặc biệt là mua bán nợ xấu, đã nhận được sự quan tâm của các NHTM cũng như nhà nước; quy định về sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong HĐCTD của các NHTM đã được thể hiện trong nhiều văn bản pháp lý khác nhau.


Tuy nhiên, thông qua việc phân tích thực trạng pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM, có thể thấy những hạn chế, bất cập nổi bật của pháp luật hiện hành như sau:

Thực trạng pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của các NHTM vẫn chưa đáp ứng yêu cầu trong việc phòng ngừa rủi ro. Cụ thể, quy định của pháp luật về những trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế tín dụng và giới hạn tín dụng còn chưa cụ thể, chưa toàn diện, vẫn còn những mâu thuẫn; quy định pháp luật về thẩm định hồ sơ tín dụng và kiểm tra sử dụng vốn còn thiếu, chưa mạnh mẽ và đồng bộ, các quy định về xử lý vi phạm trong thẩm định và kiểm tra sử dụng vốn còn yếu, thực hiện pháp luật trong vấn đề này còn nhiều hạn chế; pháp luật về các biện pháp bảo đảm tín dụng còn chưa hợp lý và chưa được hướng dẫn cụ thể, nhận thức của NHTM và toà án về bảo đảm tín dụng còn chưa đúng; pháp luật về thông tin tín dụng còn chưa phát huy hiệu quả trên thực tế; quy định về thanh tra giám sát chưa hiệu quả, chưa thể hiện đầy đủ các nguyên tắc cơ bản về giám sát NH hiệu quả theo Basel....

Thực trạng pháp luật về xử lý rủi ro trong HĐCTD của các NHTM vẫn chưa thiết lập được cơ sở vững chắc trong việc bảo đảm an toàn cho các NHTM. Cụ thể, quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ chưa được thống nhất, còn khoảng trống pháp lý điều chỉnh vấn đề này; pháp luật về khoanh nợ, miễn giảm lãi suất và xoá nợ còn những hạn chế nhất định; quy định về chấm dứt cấp tín dụng, xử lý nợ còn chưa khoa học, để khoản tín dụng có rủi ro quá cao mới xử lý; khung pháp lý về mua bán nợ hiện hành chưa hiệu quả và dài hơi, mà nó dường như chỉ mang tính phục vụ cho một chính sách nhất thời; pháp luật về sử dụng dự phòng rủi ro cũng tồn tại một số bất cập.

Nhìn chung, pháp luật hiện hành chưa tạo ra hệ thống các giải pháp hiệu quả để bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM Việt Nam; chưa có cơ chế hiệu quả trong việc kiểm soát dòng vốn tín dụng đã cấp cho khách hàng cũng như kiểm soát rủi ro hoạt động tại các NHTM; pháp luật hiện hành chưa quy định rõ quyền và nghĩa vụ của NH trong bảo đảm an toàn HĐCTD; thực hiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NH chưa nghiêm túc.

Thông qua việc làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, tác giả đã trả lời được câu hỏi nghiên cứu trong chương 1 và giả thuyết nghiên cứu đã được chứng minh, đó là: pháp luật hiện hành còn những hạn chế, bất cập nên chưa thực sự phòng ngừa và xử lý rủi ro trong HĐCTD của các NHTM, đồng thời thực tiễn thực hiện các quy định này của pháp luật chưa nghiêm túc, vì vậy chưa bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM.

Những hạn chế, bất cập của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM đã phân tích trong chương 3 cần phải được khắc phục thông qua việc đưa ra những giải pháp, kiến nghị trong chương 4.


CHƯƠNG 4. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


4.1. Định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam

Bên cạnh những yêu cầu của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM như tác giả đã phân tích trong phần 2.4, việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM cần dựa vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam; khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM; những kinh nghiệm, chuẩn mực và thông lệ quốc tế về bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng nói chung và trong HĐCTD nói riêng cũng như dựa vào những lý thuyết về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM.


4.1.1. Phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam


Hoàn thiện pháp luật nói chung và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM nói riêng trước hết cần phải phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể nói, đường lối chính trị của đảng cầm quyền có ý nghĩa chỉ đạo trong việc xây dựng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Pháp luật làm cho đường lối, chính sách của đảng thành ý chí chung, thành ý chí của nhà nước216. Thật vậy, thực tiễn xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

của Việt Nam trong thời gian vừa qua đã cho thấy những chủ trương, đường lối và chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Cùng với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, nhiều đạo luật quan trọng đã được ban hành như Hiến pháp năm 2013, BLDS năm 2015, Luật NHNN năm 2010, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.v.v. đã tạo ra khung pháp lý quan trọng nhất cho sự vận hành nền kinh tế thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong nền kinh tế, tạo lập môi trường pháp lý an toàn và hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh, trong đó có hoạt động ngân hàng.

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước không ngừng quan tâm đến sự phát triển, vai trò của như sự an toàn trong hoạt động của HTNH thông qua những chủ trương, đường lối và chính sách của mình. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X khẳng định: “Cải cách hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động của TCTD và toàn bộ thị


216 Nguyễn Cửu Việt (2001), Tlđd (số 96), tr 218.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/05/2023