Vốn Xã Hội Của Ngân Hàng Tác Động Đến Hoạt Động Sử Dụng Vốn Của Nhtm


mối quan hệ này, năng lực và uy tín của người lãnh đạo sẽ giúp duy trì sự hợp tác giữa hai bên và chính các đối tác kinh doanh này sẽ là cầu nối cho ngân hàng tiếp cận các đối tác và khách hàng mới. Như vậy cơ hội huy động được nguồn vốn khai thác từ mạng lưới quan hệ này là có cơ sở. Thêm vào đó, lãnh đạo thiết lập mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp sẽ kích thích tinh thần làm việc và phát huy được năng lực của nhân viên, từ đó giúp hiệu quả và chất lượng công việc tăng cao, nâng cao uy tín cho ngân hàng, tạo niềm tin và sự hài lòng của khách hàng, góp phần đẩy mạnh hoạt động huy động vốn.

Mặt khác, thông qua mối quan hệ của lãnh đạo với quan chức Nhà nước các cấp, cũng tạo thuận lợi cho ngân hàng khi họ giới thiệu khách hàng, tạo cơ hội gặp gỡ các đối tác, khách hàng tiềm năng, từ đó giúp hoạt động huy động vốn khả quan hơn khi có các cơ hội tiếp cận khách hàng.

Thứ hai, đối với các mạng lưới quan hệ bên ngoài của ngân hàng, như mối quan hệ của chính ngân hàng với khách hàng, các đối tác kinh doanh có ảnh hưởng đến sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng, khả năng thu hút khách hàng tiềm năng. Thật vậy, do chính uy tín của ngân hàng sẽ thu hút các đối tác kinh doanh, các nhà đầu tư, các khách hàng tiềm năng trong tương lai từ đó ảnh hưởng đến kết quả các hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động nguồn vốn.

Thêm vào đó, đối với chính quyền các cấp, họ cũng là người giới thiệu các dự án, cung cấp thông tin về khách hàng cho ngân hàng giúp ngân hàng có cơ hội gặp gỡ, tiếp cận khách hàng tiềm năng, giúp khả năng huy động được vốn sẽ tăng lên.

Mối quan hệ với cơ quan truyền thông, chủ yếu là đưa các thông tin về ngân hàng. Do đó, nếu thông tin có ảnh hưởng xấu đến ngân hàng thì sẽ ảnh hưởng đến cơ hội huy động vốn từ khách hàng. Đặc biệt trong ngành ngân hàng, rất nhạy cảm, có thể dẫn đến tâm lý bày đàn. (như sự việc của ngân hàng Á Châu đã cách đây nhiều năm, khách hàng rút tiền ồ ạt vì có những thông tin ảnh hưởng đến khoản tiền gửi của họ). Do đó, nếu có mối quan hệ tốt với các cơ quan truyền thông, ngân hàng sẽ tiếp cận được thông tin nhanh nhất và có cơ hội để giải thích vấn đề rõ hơn, sát với tình hình thực tế của ngân hàng, trước khi các thông tin đưa lên báo chí, thì rủi ro ảnh


hưởng từ những tin đồn chưa được xác nhận sẽ giảm thiểu, hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng đến các hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động nguồn vốn.

Hơn nữa, đối với ngân hàng, khi tham gia vào các hiệp hội, ngân hàng có cơ hội quảng bá hình ảnh của mình. Bên cạnh đó, thành viên của hiệp hội thường là các doanh nghiệp, và đây chính là khách hàng tiềm năng của ngân hàng.

Thứ ba, mạng lưới quan hệ bên trong ngân hàng, cụ thể là sự hợp tác giữa các cá nhân và các phòng ban chức năng sẽ hỗ trợ cho ngân hàng trong công tác huy động vốn. Thật vậy, trong một tổ chức với môi trường làm việc thân thiện, đồng nghiệp luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau, thì cả một tập thể sẽ cùng phát triển, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên được tăng lên, từ đó giúp giải quyết công việc được tốt hơn. Đặc biệt trong ngành ngân hàng, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, đòi hỏi tính chuyên nghiệp của người nhân viên trong giải quyết công việc, do đó với sự hợp tác chặt chẽ giữa các cá nhân và giữa các phòng ban sẽ góp phần đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Ngoài ra, sự hợp tác tốt giữa các phòng ban chức năng còn giúp cho hệ thống ngân hàng được vận hành tốt, mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng cũng như tăng sự hài lòng của khách hàng từ đó củng cố lòng trung thành của khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng (bao gồm những khách hàng do khách hàng cũ giới thiệu). Như vậy khả năng huy động vốn từ khách hàng sẽ tăng lên, giúp hoạt động nguồn vốn đạt kết quả tốt hơn.(Chẳng hạn, khách hàng đến gửi tiết kiệm, nếu quy trình giải quyết công việc liên quan đến nghiệp vụ này được nhân viên xử lý nhanh, việc trình ký giữa nhân viên cấp dưới và cấp trên nhanh chóng, không làm mất thời gian của khách, thì sẽ làm khách hàng hài lòng và nếu có nhu cầu giao dịch những lần sau, thì chính ngân hàng sẽ là lựa chọn hàng đầu của khách hàng).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Ngoài ra, mỗi ngân hàng có cơ chế hợp tác và cơ chế quản lý, giám sát riêng để thúc đẩy các hoạt động phát triển, (cơ chế của sự hợp tác ở đây là ngoài nội quy của ngân hàng, còn có quy chế phân công công việc, quy trình rõ ràng, kết hợp với sự lãnh đạo tốt của người quản lý) chính những cơ chế khác biệt đó góp phần tạo nên uy tín và thương hiệu riêng của ngân hàng. Như Sacombank đã tạo được thương hiệu


Đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 16

riêng của mình thông qua văn hóa doanh nghiệp. Những nhân viên mới luôn nhận được sự hỗ trợ và chia sẻ của những nhân viên lâu năm, có kinh nghiệm, ngay cả kỹ năng chăm sóc khách hàng cũng được chia sẻ lẫn nhau để mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Đó cũng là chính sách để giữ được khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng tiềm năng.

4.7.2 Vốn xã hội của ngân hàng tác động đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM

Từ kết quả mô hình SEM đã chuẩn hóa (hình 4.6) cho thấy vốn xã hội tác động trực tiếp đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM thể hiện qua việc chấp nhận giả thuyết H2 với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,587 được chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này được giải thích như sau:

Thứ nhất, thông qua mối quan hệ của lãnh đạo ngân hàng với bạn bè, đồng nghiệp, đối tác kinh doanh, quan chức Nhà nước các cấp, họ sẽ giới thiệu khách hàng cho ngân hàng, như vậy góp phần làm giảm chi phí thông tin, chi phí tìm kiếm giao dịch, giúp tăng hiệu quả hoạt động sử dụng vốn (cho vay) (Levine 1997; Vega- Redondo 2006) và giảm sự bất đối xứng thông tin (Boot 2000; Ferrary 2003, trích trong Manuel Pastor & Emili Tortosa-Ausina 2008; Houston et al, 2010).

Mặt khác, khi quan hệ giữa lãnh đạo và các đồng nghiệp tốt, người lãnh đạo có năng lực quản lý tốt, sẽ phát huy được tinh thần cũng như năng lực của nhân viên, từ đó nâng chất lượng sản phẩm dịch vụ. Khi chất lượng công việc tăng, sẽ tăng sự hài lòng của khách hàng, như vậy sẽ tăng khả năng về nguồn khách hàng trung thành và họ sẽ giới thiệu khách hàng cho ngân hàng, tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng, hỗ trợ hoạt động sử dụng vốn (cho vay) được tốt hơn.

Thứ hai, thông qua mạng lưới quan hệ với các chủ thể bên ngoài, giúp ngân hàng tiếp cận được thông tin phục vụ kịp thời cho hoạt động sử dụng vốn và nắm bắt cơ hội để giúp hoạt động sử dụng vốn được thuận lợi. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của (Glosiene 2006; Tansley & Newell 2007). Bên cạnh đó, nghiên cứu của (Altman & Taylor 1973; Feld 1981 (trích trong Hongseok& ctg, 2004)) và Scupola & cộng sự (2009), cũng chỉ ra vai trò của mạng lưới các mối quan hệ giúp nâng cao khả năng tiếp cận thông tin (Yina Li & ctg 2014), tiếp cận các đối


tác kinh doanh và chuyển giao kiến thức (Najarian & Cabrera 2013; James S.Boles 2011; Khadigeh Mozafari, Ibrahim Dadfar 2016). Từ đó tạo thuận lợi cho hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Như vậy, có thể nói trong môi trường hoạt động của ngân hàng, sự liên kết giữa các mạng lưới xã hội đã góp phần chuyển tải thông tin và tri thức giữa các chủ thể trong mạng lưới và giúp NHTM tiếp nhận được nguồn thông tin phục vụ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó, thông qua mối quan hệ của ngân hàng với khách hàng, đối tác kinh doanh, chính quyền các cấp, họ sẽ giới thiệu khách hàng cho ngân hàng, như vậy góp phần làm giảm chi phí thông tin, chi phí giao dịch, giúp tăng hiệu quả hoạt động sử dụng vốn (cho vay) (Levine 1997; Vega-Redondo 2006) và giảm sự bất đối xứng thông tin (Boot 2000; Ferrary 2003, trích trong Manuel Pastor & Emili Tortosa- Ausina 2008; Houston et al 2010).

Mối quan hệ với cơ quan truyền thông cũng rất quan trọng. Điều này có nghĩa, khi quan hệ giữa ngân hàng với cơ quan truyền thông tốt, ngân hàng có thể tận dụng lợi thế này để phục vụ cho họat động sử dụng vốn. Do cơ quan truyền thông chính là người phản ánh các thông tin về tình hình xã hội, có những thông tin có giá trị định hướng cho ngân hàng trong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ của mình. Những thông tin mà cơ quan truyền thông cung cấp sớm cho ngân hàng, sẽ rất hữu ích, tạo cơ hội cho ngân hàng đi tắt đón đầu một số sản phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tạo lợi thế cho ngân hàng trong việc cạnh tranh và thuận lợi cho các hoạt động của ngân hàng, bao gồm cả hoạt động sử dụng vốn. Bên cạnh đó, mối quan hệ với các hiệp hội cũng góp phần tạo cơ hội để ngân hàng quảng bá sản phẩm của mình, tiếp cận các doanh nghiệp là khách hàng tiềm năng của ngân hàng.

Thứ ba, đối với mạng lưới quan hệ bên trong, cụ thể là sự hợp tác chặt chẽ giữa các cá nhân và các phòng ban giúp ngân hàng vận hành được trôi chảy, tốt hơn ở các khâu. Bên cạnh đó, với cơ chế quản lý và giám sát hợp lý của ngân hàng sẽ góp phần nâng cao kết quả các hoạt động (bao gồm hoạt động sử dụng vốn). Với sự chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên tư vấn cùng với sự hỗ trợ giải quyết công việc nhanh chóng giữa các phòng ban, góp phần làm cho quy trình giải quyết công việc


được suôn sẻ, thuận lợi đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, từ đó góp phần nâng cao kết quả hoạt động sử dụng vốn. Chẳng hạn, khi khách hàng đến ngân hàng và có nhu cầu vay vốn, được sự tư vấn trực tiếp của nhân viên, khách hàng sẽ có sự lựa chọn về sản phẩm cho vay của ngân hàng phù hợp với năng lực trả nợ của khách và khoản vay đó cũng hợp lý, mang lại hiệu quả cho khách hàng trong tương lai. Cùng với quy trình giải quyết nhanh chóng, sẽ giảm sự phàn nàn của khách hàng và tăng sự hài lòng, thúc đẩy hoạt động sử dụng vốn (cho vay) phát triển.

Ngoài tác động trực tiếp, vốn xã hội của ngân hàng còn tác động gián tiếp đến hoạt động sử dụng vốn thông qua hoạt động nguồn vốn với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,315 (vốn xã hội của ngân hàng tác động trực tiếp tới hoạt động nguồn vốn với hệ số chuẩn hóa là 0,608; hoạt động nguồn vốn tác động trực tiếp tới hoạt động sử dụng vốn với hệ số chuẩn hóa là 0,518, vậy vốn xã hội của ngân hàng tác động gián tiếp đến hoạt động sử dụng vốn là 0,608 x 0,518 = 0,315).

Vậy tổng mức tác động của vốn xã hội của ngân hàng đến hoạt động sử dụng vốn với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,902 (=0,587+0,315).

4.7.3 Vốn xã hội của ngân hàng tác động đến hoạt động cung ứng dịch vụ của NHTM

Từ kết quả mô hình SEM đã chuẩn hóa (hình 4.6) cho thấy vốn xã hội tác động trực tiếp đến hoạt động cung ứng dịch vụ của NHTM thể hiện qua việc chấp nhận giả thuyết H3 với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,396 được chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%. Sự tác động này được giải thích như sau:

Thứ nhất, mối quan hệ của cá nhân người lãnh đạo với bạn bè, đối tác kinh doanh, quan chức Nhà nước sẽ giúp ngân hàng đẩy mạnh hoạt động cung ứng dịch vụ khi họ có thể vừa là khách hàng của ngân hàng vừa là cầu nối cho ngân hàng tiếp cận các khách hàng mới, tiềm năng. Bên cạnh đó, sự hợp tác tốt giữa lãnh đạo với các đồng nghiệp, các nhân viên của mình, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin nơi khách hàng, từ đó góp phần giữ được sự gắn kết lâu dài với khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.


Thứ hai, mạng lưới quan hệ của ngân hàng với khách hàng, đối tác kinh doanh, chính quyền các cấp sẽ giúp ngân hàng đầy mạnh hoạt động cung ứng dịch vụ khi các chủ thể trên là khách hàng cũ, hiện hữu của ngân hàng đồng thời họ là cầu nối cho ngân hàng có cơ hội tiếp cận các khách hàng mới, tiềm năng. Ngoài ra, khi tham gia các hội thảo do hiệp hội liên kết với các tổ chức tài chính nước ngoài, hoặc liên kết giữa Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thế giới tổ chức, đó cũng là cơ hội để các ngân hàng chia sẽ kinh nghiệm, học hỏi nâng cao trình độ và giải quyết các công việc tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Khi chất lượng dịch vụ được nâng cao thì khả năng thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng sẽ tăng lên. Từ đó nâng cao kết quả hoạt động cung ứng dịch vụ của ngân hàng.

Thứ ba, mạng lưới quan hệ bên trong ngân hàng, cụ thể là sự hợp tác giữa các cá nhân và các phòng ban chức năng với nhau, đóng một vai trò quan trọng trong việc vận hành toàn hệ thống ngân hàng. Sự hợp tác có tốt thì mới vận hành hiệu quả các hoạt động trong quá trình kinh doanh của ngân hàng. Với sự chuyên nghiệp, nhiệt tình của đội ngũ nhân viên tư vấn trực tiếp cho khách hàng khi có nhu cầu, cùng với sự phối hợp tốt giữa các phòng ban, giúp quy trình giải quyết công việc được suôn sẻ, thuận lợi, nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Như vậy sự hỗ trợ giữa các cá nhân và các phòng ban sẽ góp phần nâng chất lượng phục vụ khách hàng. Khi chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng được nâng cao thì khả năng thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng cũng sẽ tăng lên. Từ đó nâng cao kết quả hoạt động cung ứng dịch vụ của ngân hàng.

Bên cạnh những tác động trực tiếp từ vốn xã hội của ngân hàng đến hoạt động cung ứng dịch vụ của ngân hàng, còn những tác động gián tiếp thông qua hoạt động sử dụng vốn với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,264 (vốn xã hội của ngân hàng tác động trực tiếp tới hoạt động sử dụng vốn với hệ số chuẩn hóa là 0,587; hoạt động sử dụng vốn lại tác động trực tiếp tới hoạt động cung ứng dịch vụ với hệ số chuẩn hóa là 0,450, vậy vốn xã hội của ngân hàng tác động gián tiếp đến hoạt động cung ứng dịch vụ thông qua hoạt động sử dụng vốn là 0,587 x 0,450 = 0,264).


Vốn xã hội của ngân hàng tác động trực tiếp đến hoạt động nguồn vốn với hệ số hổi quy chuẩn hóa là 0,608; mà hoạt động nguồn vốn tác động trực tiếp đến hoạt động sử dụng vốn với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,518; đồng thời hoạt động sử dụng vốn lại tác động trực tiếp đến hoạt động cung ứng dịch vụ với hệ số chuẩn hóa là 0,450, có nghĩa là vốn xã hội của ngân hàng tác động gián tiếp đến hoạt động cung ứng dịch vụ thông qua hoạt động nguồn vốn và hoạt động sử dụng vốn với hệ số hồi quy chuẩn là 0,142 ( 0,608 x 0,518 x 0,450 = 0,142). Vậy vốn xã hội của ngân hàng tác động gián tiếp đến hoạt động cung ứng dịch vụ với hệ số hồi quy chuẩn là 0,406 (0,264+ 0,142 = 0,406).

Như vậy tổng mức tác động (trực tiếp và gián tiếp) của vốn xã hội của ngân hàng đến hoạt động cung ứng dịch vụ với hệ số hồi quy chuẩn là 0,802 (0,396 + 0,406).

4.7.4 Mối liên hệ giữa các hoạt động của NHTM

Giữa các nhóm hoạt động của NHTM có mối liên hệ chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau. Qua việc chấp nhận giả thuyết H4 với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,518, kết quả của luận án đã chứng minh hoạt động nguồn vốn có tác động trực tiếp đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Kashyap et al. (2002), các tác giả đã tìm thấy sự phối hợp giữa hai hoạt động gửi tiền và cho vay và cho rằng đây là hai hoạt động nguyên thủy của ngân hàng, góp phần cung cấp thanh khoản và hỗ trợ ngân hàng trong vai trò trung gian của nền kinh tế. Những mối quan hệ này cũng đã được Berger & Bouwman (2009) nhấn mạnh trong thăm dò tạo thanh khoản ngân hàng, và các tác giả cũng nhấn mạnh mối quan hệ giữa hai hoạt động này.

Tương tự là kết quả nghiên cứu của Ngo & Tripe (2017), đối với các ngân hàng Việt Nam, tiền gửi có tác động tích cực và đáng chú ý đến các khoản vay, trong khi các khoản vay có tác động tích cực nhưng không đáng kể đối với tiền gửi.

Tram, Nguyen et al (2018), các tác giả đã kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa các khoản vay ngân hàng và tiền gửi trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Dữ liệu thu thập được từ báo cáo hàng năm của các ngân hàng Việt Nam qua một giai đoạn tám


năm từ 2008 đến 2015 được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết được phát triển trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ giữa các khoản vay ngân hàng và tiền gửi có ý nghĩa trong mối quan hệ một chiều, chỉ ra tiền gửi có tác động đến các khoản vay. Điều này cũng nhấn mạnh rằng, trong khi nguồn tài trợ cho các khoản vay bị han chế như ở Việt Nam thì tiền gửi ngân hàng là rất quan trọng. Hiệu ứng ngược lại của các khoản cho vay đối với tiền gửi không đáng kể. Điều này hàm ý, có thể là do khách hàng gửi tiền vào các ngân hàng ở Việt Nam không phải do ngân hàng sử dụng vốn (cho vay) hiệu quả mà do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như an toàn hoặc niềm tin (ví dụ: khách hàng tin rằng các NHTMNN sẽ không bị sáp nhập hoặc bị phá sản nên các khách hàng an tâm gửi tiền hơn là các NHTM cổ phần dù trong giai đoạn hiện nay rõ ràng các NHTM Nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn các NHTM cổ phần).

Tương tự với luận điểm này, là nghiên cứu của Sarah, Delpachitra & Pham, Dai Van (2015) cũng đã chứng minh tăng trưởng tiền gửi có tác động đáng kể đến cung tiền cho vay của các NHTM. Kết quả này cũng rất phù hợp với thực tế, đối với doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là đối với ngân hàng, sản phẩm kinh doanh liên quan đến tiền tệ, nên vốn cực kỳ quan trọng. Nếu không có vốn thì ngân hàng không thể thực hiện được chức năng kinh doanh tiền tệ của mình và ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của ngân hàng. Một thực tế nữa là hiện nay rất nhiều ngân hàng đang khát vốn, nhất là các ngân hàng nhỏ, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng để có được thị phần và khách hàng của mình. Như vậy rõ ràng hoạt động nguồn vốn (huy động vốn) có hiệu quả thì mới có khả năng thực hiện tốt hoạt động sử dụng vốn (cho vay) được.

Bên cạnh đó, hoạt động sử dụng vốn tác động trực tiếp đến hoạt động cung ứng dịch vụ thông qua việc chấp nhận giả thuyết H5 với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,450. (Điều này có nghĩa việc ngân hàng cho khách hàng vay vốn có tác động đến việc cung ứng dịch vụ của ngân hàng. Chẳng hạn khi ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, trường hợp giải ngân bằng cách chuyển khoản thẳng cho nhà cung cấp, như vậy ngân hàng sẽ cung ứng luôn dịch vụ này cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022