Thực Trạng Các Qui Định Pháp Luật Bảo Hiểm Xã Hội

CHƯƠNG 2‌‌

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.Thực trạng các qui định pháp luật bảo hiểm xã hội

2.1.1. Thực trạng các quy định pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.1.1.1. Đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc là loại hình BHXH mà NLĐ và NSDLĐ có nghĩa vụ tham gia. Đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc ở nước ta bao gồm: NLĐ là cán bộ công chức, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang, NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên không phân biệt quy mô lao động. NSDLĐ sử dụng những đối tượng trên có nghĩa vụ đóng phí BHXH để tham gia BHXH bắt buộc. Phạm vi đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc đã từng bước được mở rộng tạo điều kiện mở rộng quyền tham gia BHXH của NLĐ.

2.1.1.2. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc:

a. Chế độ ốm đau: Theo pháp luật BHXH hiện hành thì chế độ ốm đau được áp dụng cho trường hợp: NLĐ bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và NLĐ có con dưới 7 tuổi bị ốm đau phải nghỉ việc để chăm sóc con. Quy định loại trừ các trường hợp chính bản thân NLĐ chủ động tạo ra bất lợi cho mình như: tự huỷ hoại sức khoẻ, say rượu, dùng các chất ma tuý… ra khỏi đối tượng được bảo hiểm là phù hợp.

Pháp luật hiện hành không quy định điều kiện đóng BHXH tối thiểu trước khi hưởng trợ cấp, như vậy khi NLĐ bị ốm đau (kể cả trường hợp ốm đau cần chữa trị dài ngày) thì chỉ cần tham gia và đóng BHXH là được hưởng chế độ trợ cấp ốm đau. Quy định trên một mặt thể hiện tính nhân văn trong chế độ BHXH nhưng đồng thời cũng tạo ra một số những hạn chế: đối với trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì chỉ cần tham gia và đóng BHXH (tối thiểu 1 tháng) có thể được hưởng chế độ ốm đau cho đến cuối đời không giới hạn thời gian. Quy định này không đảm bảo tương quan công

bằng giữa các chế độ, vừa không đảm bảo nguyên tắc đóng- hưởng, đồng thời dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng để hưởng chế độ khi NLĐ phát hiện mắc bệnh cần chữa trị dài ngày mới tìm cách tham gia BHXH bắt buộc sau đó nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau với thời gian hưởng không giới hạn.

Thời gian hưởng trợ cấp ốm đau đối với NLĐ trong trường hợp họ bị ốm tùy thuộc vào thời gian đóng BHXH và điều kiện làm việc với thời hạn hưởng trợ cấp giới hạn từ 30 - 70 ngày; đối với trường hợp NLĐ nghỉ để chăm sóc con ốm đau thì thời gian nghỉ theo quy định pháp luật là mười lăm ngày hoặc hai mươi ngày tùy thuộc vào độ tuổi của người con. Thời gian nghỉ hưởng này giới hạn trong một năm. Đối với NLĐ mắc bệnh dài ngày thì thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau là không giới hạn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Trong khoảng thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, mức hưởng đối với NLĐ theo pháp luật hiện hành là 75% mức tiền lương tiền công đóng BHXH tháng liền kề trước khi nghỉ. NLĐ mắc bệnh cần điều trị dài ngày thì hưởng 75% đối với 180 ngày đầu, từ ngày 181 trở đi được xác định căn cứ vào thời gian đóng BHXH, mức thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung. Quy định trên chưa hợp lý và chưa thống nhất với các trường hợp khác, vì theo quy định trong 180 ngày đầu nghỉ hưởng chế độ, NLĐ hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc; trong trường hợp mức hưởng này thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì không được điều chỉnh lên bằng mức lương tối thiểu chung. Do đó có những trường hợp NLĐ mắc bệnh chữa trị dài ngày có mức trợ cấp sau 180 ngày cao hơn mức trợ cấp trong 180 ngày đầu. Mặt khác, đối với người mới tham gia BHXH và đóng trên mức tiền lương tối thiểu thì nếu nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày trong trường hợp này thì mức hưởng trợ cấp ốm đau bằng 100% mức tiền lương đóng BHXH.

Pháp luật hiện hành còn có sự phân biệt về quyền lợi giữa các đối tượng tham gia BHXH, đối với đối tượng là lực lượng vũ trang pháp luật quy định không có sự giới hạn về thời gian nghỉ hưởng chế độ và mức trợ cấp bằng 100% tiền lương; như vậy quyền lợi của NLĐ thuộc lực lượng vũ trang là lớn hơn quyền lợi của NLĐ thuộc khối dân sự. Quy định trên đã tạo ra sự bất hợp lý, không công bằng giữa các nhóm đối tượng tham gia BHXH.

Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay - 7

Đối với những đối tượng sau khi hết thời gian nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ hưởng trợ cấp từ 5 đến 10 ngày trong một năm với mức hưởng thấp hơn quy định. Quy định trên thể hiện tính nhân đạo của chế độ BHXH ở nước ta. Song chế độ này, trong thời gian qua cho thấy, do đơn vị sử dụng lao động có quyền quyết định trên cơ sở hạch toán tài chính theo quy định nên nhiều khi kinh phí của chế độ này được chia đều có tính chất “cào bằng” cho cả những người không đủ điều kiện hưởng chế độ này. Do vậy cần có những quy định cụ thể, chi tiết thì mục đích của chế độ này mới đạt được và không ảnh hưởng đến hoạt động của quỹ BHXH 37.

b. Chế độ thai sản

Chế độ thai sản theo Luật BHXH áp dụng đối với lao động nữ nghỉ việc đi khám thai, sinh con, NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi và trường hợp NLĐ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

Điều kiện hưởng trợ cấp thai sản trong trường hợp lao động nữ sinh con hoặc lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải thỏa mãn điều kiện đóng BHXH tối thiểu là 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Quy định trên của pháp luật nước ta là hợp lý, đã hạn chế các trường hợp lạm dụng hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH, đảm bảo được nguyên tắc đóng hưởng trong BHXH.

Khi sinh con, thời gian hưởng chế độ thai sản căn cứ vào điều kiện lao động, thể trạng của lao động nữ và số con trong một lần sinh …để quy định thành ba mức thời gian nghỉ hưởng bảo hiểm trước và sau khi sinh của lao động nữ là 4, 5 và 6 tháng tuỳ từng đối tượng là hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta. Mức hưởng chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ việc là những quy định phù hợp, rất tiến bộ, đáp ứng yêu cầu của NLĐ Việt Nam và được đánh giá cao khi so sánh trên bình diện quốc tế.

Tuy nhiên, các quy định chế độ thai sản vẫn còn một số điểm mâu thuẫn, không phù hợp với thực tiễn và có một số điểm chưa quy định cụ thể, gây khó khăn cho quá trình thực hiện: Hiện nay, chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về thời gian nghỉ hưởng trợ cấp thai sản đối với trường hợp sinh từ hai con trở lên mà các con bị chết; đối với trường hợp NLĐ đi làm trước thời hạn, thì nghĩa vụ đóng BHXH đối với NLĐ trong trường hợp trên vẫn chưa được pháp luật quy định cụ thể.

Quy định về điều kiện đóng BHXH đối với trường hợp sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi đã thực hiện đúng theo nguyên tắc đóng hưởng, góp phần bảo toàn quỹ BHXH. Tuy nhiên, quy định trên chưa hợp lý và chưa công bằng đối với các trường hợp lao động nữ có thời gian đóng BHXH nhiều năm nhưng vì khó sinh con hoặc vì lý do khách quan khác nên phải nghỉ việc, không đảm bảo điều kiện đóng BHXH đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con. Theo quy định pháp luật thì trường hợp trên NLĐ không được hưởng chế độ thai sản, nên phần nào đã gây thiệt thòi cho lao động nữ, đồng thời không thể hiện mục tiêu đảm bảo điều kiện vật chất cho lao động nữ khi mang thai và sinh con.

Hiên

nay , trong các văn bản pháp luât

về BHXH thì đối tươn

g hưởng

chế đô ̣thai sản đã hơp

lí và dần bao phủ đươc

toàn bô ̣đối tươn

g thu ̣hưởng .

Tuy nhiên, trong thưc

tế cuôc

sống vân

còn xảy ra nhiều trường hơp

cầ n có

bảo đảm của BHXH : lao đôṇ g nam đang tham gia BHXH có vơ ̣ kh ông tham gia BHXH mà sinh con .

Những quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản (thời gian khám thai) theo pháp luật hiện hành là phù hợp với từng nhóm đối tượng có điều kiện làm việc khác nhau, có tính đến nhóm đối tượng là người tàn tật thể hiện tính nhân văn và đảm bảo công bằng giữa các đối tượng. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp lao động nữ mang thai có bệnh lý, trong quá trình mang thai bên cạnh việc phải thường xuyên khám thai theo định kỳ, họ phải được theo dõi đặc biệt về tình trạng của thai nhi cho tới khi sinh con. Vì vậy, cần có sự điều chỉnh tăng số lần khám thai đối với NLĐ có thai có bệnh lý, thai không bình thường theo chỉ định của bác sĩ, đảm bảo tốt hơn sức khỏe của người mẹ cũng như tạo cơ hội cho thai nhi phát triển bình thường.

c. Chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp

Theo pháp luật hiện hành, để được hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN, NLĐ phải đảm bảo điều kiện: bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

Theo qui điṇ h hiên

hành để đươc

hưởng chế đô ̣trơ ̣ cấp TNLĐ , người lao

đôṇ g phải đáp ứ ng điều kiên

“bi ̣tai nan

trên tuyến đườ ng đi và về từ nơi ơ

đến nơi làm việc và ngược lại trong khoảng thời g ian và tuyến đườ ng ma

hàng ngày , ngườ i lao đôn

g vân

thườ ng xuyên đi và về từ nơi ở đến nơi là m

viêc

và ngươc

laị 28. Tuy nhiên, viêc

xác điṇ h tuyến đường và khoảng thời

gian hơp

lý để xem xét tai nan

rất khó khăn. Tuy đã có một số văn bản hướng

dẫn, song nhìn chung chưa có những quy định chi tiết về những trường hợp nào không được coi là TNLĐ như: tai nạn trong khi tự ý làm việc không phải công việc chính được giao, đùa nghịch nhau, đánh nhau trong lúc làm việc dẫn tới tai nạn... dù rằng tai nạn đó ở nơi làm việc, trong giờ làm việc hoặc

những trường hợp tai nạn giao thông do vi phạm pháp luật giao thông, uống rượu bia,...Từ những quy định chưa cụ thể về điều kiện hưởng trợ cấp TNLĐ đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết chế độ TNLĐ cho NLĐ. Đối với việc xác định tai nạn trên đường đi và về lại càng khó khăn hơn nhất là các trường hợp tai nạn giao thông nhẹ, không có sự can thiệp của cảnh sát giao thông, những quãng đường vắng và tai nạn bất ngờ như: tường đổ; cây, cành cây đổ, gãy; ong đốt, chó chạy...Việc xác định về địa điểm, thời gian rất khó khăn để giải quyết hưởng trợ cấp, rất rễ bị lạm

dụng. Sở dĩ cần có sự loaị trừ những trường hơp

như trên , thưc

chất xuất phát

̀ bản chất củ a bảo hiểm xã hôi

: đó là sự đảm bảo thay thế hoăc

bù đắp môt

phần thu nhâp

cho người lao đôṇ g và gia đình ho ̣khi người lao đôṇ g bi ̣mất

thu nhâp xuất ph át từ nguyên nhân khách quan , nên có quy định chặt chẽ hơn

với các trường hợp NLĐ có hành vi vi phạm luật lệ giao thông, uống rượu, bia, sử dụng chất gây nghiện,… bị tai nạn sẽ không được hưởng chế độ này.

Đối với những trường hợp tai nạn giao thông được coi là TNLĐ thì hồ

sơ đươc

giới thiêu

đi giám điṇ h bao gồm : “Trường hợp bị tai nạn giao thông

được xác định là TNLĐ thì có thêm bản sao biên bản tai nạn giao thông”.

Điều kiên

này thưc

sự gây khó khăn cho người lao đôṇ g khi tai n ạn xảy ra ở

vùng sâu , vùng xa hoăc

xảy ra trên tuyến đường vắng vẻ nên k hông lâp

đươc

biên bản tai nan

giao thông hoăc

biên bản khám nghiêm

hiên

trường , qui điṇ h

này cũng đã gây khó khăn cho người lao động trong quá trình giải quyết chế đô ̣TNLĐ.

Mức trợ cấp TNLĐ-BNN một lần, hàng tháng được xác định bằng mức trợ cấp theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động và một khoản trợ cấp tương ứng với số năm đóng BHXH trên cơ sở mức lương tối thiểu chung và mức lương tháng đóng BHXH. Khoản trợ cấp theo quy định pháp luật hiện hành đảm bảo tính hợp lý, công bằng, đảm bảo nguyên tắc mức hưởng trên cơ sở

mức đóng BHXH. Tuy nhiên, quy định trên chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo công bằng giữa những người cùng hưởng chế độ TNLĐ, BNN vì trên thực tế tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của mỗi NLĐ là khác nhau, có người lương cao, có người lương thấp nhưng mức hưởng trợ cấp của NLĐ có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động lại quy định như nhau là không đảm bảo sự công bằng. Đồng thời, cách tính này cũng làm cho NLĐ hiểu lầm là bị thiệt vì cùng tỷ lệ được hưởng trợ cấp như nhau, nếu tính trên tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thì tiền trợ cấp của họ được nhiều hơn nếu tính trên mức lương tối thiểu chung.

d. Chế đô ̣hưu trí.

Chế độ hưu trí đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực so với trước, được thể hiện ở các quy định về điều kiện hưởng lương hưu, mức hưởng lương hưu, việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế, mức hưởng BHXH một lần, về điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH theo chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ. Thực hiện chế độ hưu trí cho NLĐ đã giải quyết kịp thời quyền lợi thụ hưởng cho NLĐ khi về hưu và từng bước giảm dần sự chênh lệch về mức hưởng của NLĐ giữa các khu vực khác nhau. Tuy nhiên một số quy định trong Luật BHXH cũng bộc lộ một số hạn chế, còn có sự phân biệt giữa lao động nam và lao động nữ trong việc xác định độ tuổi nghỉ hưu, mức đóng và mức hưởng.

Điều kiện cơ bản để được hưởng trợ cấp hưu trí hàng tháng là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH. Quy định tuổi nghỉ hưu của lao động nữ thấp hơn tuổi nghỉ hưu của lao động nam chỉ hợp lý đối với một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định. Việc quy định tuổi nghỉ hưu của lao động nữ nói chung sớm hơn nam 5 tuổi, hiện nay còn có nhiều quan điểm: với quan điểm cho rằng quy định trên là phù hợp với đặc điểm về sức khỏe, tâm sinh lí, quá trình lão hóa của phụ nữ... đồng thời cũng bù đắp những khó khăn cho

lao động nữ. Tuy nhiên, quan điểm khác lại cho rằng, quy định tuổi nghỉ hưu theo quy định của Luật BHXH không đảm bảo được công bằng cho lao động nam và lao động nữ, thậm chí thể hiện sự phân biệt đối xử về giới bởi lẽ lao động không chỉ có nghĩa vụ mà còn là quyền hiến định.

Mặc dù theo quy định của pháp luật hiện hành tuổi nghỉ hưu nói chung là 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ, tuy nhiên với việc quy định giảm tuổi nghỉ hưu trong các trường hợp như tinh giảm biên chế, lao động dôi dư, lao động làm việc trong các điều kiện nặng nhọc, độc hại, lực lượng vũ trang và đặc biệt là giảm tuổi nghỉ hưu trong trường hợp suy giảm khả năng lao động đã làm cho tuổi nghỉ hưu bình quân giảm đáng kể. Theo số liệu báo cáo không chính thức của BHXH Việt Nam tuổi nghỉ hưu bình quân hiện nay là 53 tuổi, trong đó nam là 55 tuổi và nữ là 51 tuổi. Tuổi nghỉ hưu thấp cùng với tuổi thọ bình quân tăng là một thách thức lớn trong việc cân đối quỹ hưu trí trong dài hạn. Với thực trạng tuổi thọ dân số đang tăng lên sẽ là một trong những nguyên nhân làm cho quỹ không có khả năng chi trả. Nhiều nước hiện nay đang thực hiện lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu trong từng thời kì nhất định để đảm bảo vấn đề cân đối quỹ BHXH trong dài hạn khi mà tuổi thọ trung bình ngày càng nâng lên và vấn đề già hóa dân số đang tiến triển rất nhanh ở các nước phát triển và đang phát triển.

Theo quy định tại Điều 58, 59, 60 Luật BHXH thì NLĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian. NLĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo hệ thống lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của năm, sáu, tám hoặc mười năm cuối trước khi nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí. Như vậy, pháp luật còn có sự phân biệt về công thức tính tiền lương hưu giữa NLĐ thuộc đối tượng hưởng lương do Nhà nước quy định và NLĐ hưởng lương trong khu vực

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2023