Thực Trạng Các Quy Định Pháp Luật Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện

doanh nghiệp. Quy định này không đảm bảo công bằng trong việc xác định mức hưởng giữa các đối tượng hưởng và thể hiện sự ưu đãi trong khu vực Nhà nước.

Một điểm hạn chế nữa trong việc quy định công thức tính trợ cấp hưu hàng tháng là việc xác định mức hưởng cộng cho mỗi năm đóng BHXH có sự phân biệt giữa lao động nam và nữ. Mức hưởng trợ cấp hưu trí hàng tháng đối với NLĐ được tính bằng 45% cho 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH đối với nữ được cộng thêm 3% và cộng thêm 2% đối với nam, cho đến khi đạt mức hưởng tối đa là 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Quy định mức cộng 2% cho lao động nam và 3% cho lao động nữ là thiếu căn cứ, việc áp dụng vào thực tế cho thấy cách tính này tạo sự không công bằng, bởi cùng một mức đóng như nhau nhưng tỷ lệ hưởng không giống nhau. Nhiều ý kiến cho rằng, đó là sự không công bằng trong việc sử dụng quỹ BHXH khi quy định mức hưởng lao động nữ cao hơn lao động nam khi họ cống hiến lao động và đóng góp bảo hiểm với thời gian như nhau.

Mức lương hưu hiện nay còn thấp so với nhu cầu cuộc sống của người về hưu: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hiện nay thấp hơn nhiều so với thu nhập thực tế của NLĐ. Điều đó dẫn đến tình trạng mặc dù tỷ lệ % hưởng lương hưu khá cao (tối đa 75%) nhưng mức lương hưu của người nghỉ hưu còn thấp so với nhu cầu của cuộc sống, điều này cũng gây một áp lực lớn đối với quỹ BHXH trong việc điều chỉnh lương hưu. Điều này thể hiện khá rõ đối với lao động hưởng lương và đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định: do quy định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là mức tiền lương ghi trên hợp đồng lao động nên các doanh nghiệp khi ký hợp đồng lao động với NLĐ thường thỏa thuận tiền lương ghi trên hợp đồng lao động là phần cơ

bản, đảm bảo cao hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định, còn lại là các khoản phụ cấp, trợ cấp để trốn đóng BHXH.

e. Chế đô ̣tử tuất

Chế đô ̣tử tuất đươc

qui điṇ h trong Luât

BHXH từ Điều 63 đến Điều 68,

qui điṇ h về chế đô ̣trơ ̣ cấp : trợ cấp mai táng , trơ ̣ cấp tuất cho thân nhân người lao đôṇ g. Theo quy định hiện hành khi một người đang tham gia BHXH hoặc đang hưởng lương hưu chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng (bằng 10 tháng tiền lương tối thiểu chung), thân nhân đủ điều kiện được hưởng trợ câp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần. Pháp luật hiện hành

mở rộng phạm vi đối tượng hưởng tiền tuất hàng tháng đến thân nhân của NLĐ chưa hết tuổi lao động nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên vẫn được thuộc diện được trợ cấp hàng tháng là hoàn toàn hợp lý. Đặc biệt, theo quy định pháp luật, những thân nhân trên mà có nguồn thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì vẫn thuộc đối tượng hưởng trợ cấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

tuất hàng tháng. Những qui điṇ h về chế đô ̣tử tuất trong thời gian qua đã đ ảm bảo quyền lợi cho người lao động tham gia BHXH và thân nhân của họ khi NLĐ bị chết.

Tuy nhiên, theo qui điṇ h của Luât BHXH thì còn có chênh l ệch về mức

Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay - 8

hưởng giữa trợ cấp tuất một lần và trợ cấp tuất hàng tháng tạo nên sự không công bằng giữa các đối tượng thụ hưởng. Mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được tính toán trên cơ sở tiền lương tối thiểu chung, trong khi đó trợ cấp tuất một lần lại tính toán trên nền tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của

NLĐ. Thưc

tế có nhiều trường hơp

khi người lao đôṇ g chết còn ít thân nhân

đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc thời gian hưởng trợ cấp còn lại ít, gây ra sự chênh lệch giữa tổng mức trợ cấp tuất hàng tháng thấp hơn nhiều so với trợ cấp tuất một lần dẫn đến tình trạng kê khai không đúng để được hưởng trợ cấp tuất một lần.

Mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đối với một thân nhân hưởng là 50% tiền lương tối thiểu chung, trường hợp đặc biệt tăng lên 70% mức lương tối thiểu chung, số thân nhân được hưởng tối đa không quá bốn người, quy định như chúng ta hiện nay sẽ gây thiệt thòi cho những đối tượng có mức đóng cao nhưng chỉ có một đến hai thân nhân đủ điều kiện hưởng. Nếu có hai thân nhân đủ điều kiện hưởng thì tổng mức hưởng của hai thân nhân cũng chỉ bằng tiền lương tối thiểu chung. Đặc biệt, pháp luật cũng chưa quy định giới hạn trần tổng số tiền chi trả cho các thân nhân được hưởng. Bởi vì, tổng mức chi trả hàng tháng cho thân nhân có thể bằng hoặc lớn hơn tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của NLĐ khi đang làm việc hoặc tiền lương, trợ cấp hàng tháng của người đang nghỉ việc trước khi chết. Điều này không phù hợp với nguyên tắc của BHXH. Trong khi đó hầu trên thế giới, đa phần các quốc gia thường lấy mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, làm căn cứ tính và khống chế mức hưởng bằng một tỷ lệ khoảng 70% đến 80% mức lương bình quân đóng của NLĐ, cách tính này đảm bảo mục đích bù đắp thu nhập và quyền lợi của NLĐ.

2.1.2. Thực trạng các quy định pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện

2.1.2.1. Đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chính sách BHXH tự nguyện ra đời đã tạo cơ hội cho một bộ phận lớn những NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (lao động có hợp đồng dưới 3 tháng, lao động tự tạo việc làm,...) được tham gia BHXH để hưởng các chế độ hưu trí, tử tuất. Chính sách BHXH tự nguyện với cơ chế liên thông giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện đã tạo cơ hội cho những NLĐ tham gia BHXH bắt buộc đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH (còn thiếu tối đa 5 năm đóng BHXH) thì được đóng tiếp BHXH tự nguyện cho số năm còn thiếu để được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. Chính sách trên của BHXH tự nguyện đã thu hút được một bộ phận lớn NLĐ

đã tham gia BHXH bắt buộc sau đó tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (theo số liệu thống kê thì hiện có trên 70% số người tham gia BHXH tự nguyện trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc).

Quy định về loại hình BHXH tự nguyện trong pháp luật nước ta đã mở ra cơ hội cho những NLĐ chưa tham gia quan hệ lao động hoặc tham gia quan hệ lao động dưới 3 tháng có cơ hội tham gia một loại hình BHXH tự nguyện, đảm bảo chế độ hưu trí và tử tuất khi về già. Quy định về mức đóng BHXH tự nguyện đã có sự lưu tâm đến thu nhập của NLĐ cũng như khả năng và nguyện vọng tham gia của họ: với mức đóng bằng 16% (từ năm 2010 tăng mức đóng 2 năm một lần cho đến khi đạt mức đóng là 22%) mức thu nhập lựa chọn làm căn cứ đóng BHXH. Pháp luật tạo điều kiện cho NLĐ lựa chọn mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH, quy định như trên sẽ huy động được nhiều đối tượng tham gia, tạo khả năng tài chính cho quỹ bảo hiểm và phù hợp với tính chất của BHXH tự nguyện.

2.1.2.2. Chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trên thực tế loại hình BHXH tự nguyện đã xuất hiện những quy định chưa phù hợp với đặc điểm của đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và thực tiễn kinh tế - xã hội, trong đó việc quy định các chế độ trợ cấp BHXH tự nguyện theo quy định của pháp luật nước ta hiện nay còn chưa nhiều. Trong khi đó, tình trạng TNLĐ, BNN xảy ra ngày càng nhiều, việc quy định hai chế độ trợ cấp trong loại hình BHXH tự nguyện phần nào đã làm hạn chế đối tượng tham gia.

a. Chế độ hưu trí

Để được hưởng hưu trí hàng tháng, NLĐ phải đảm bảo điều kiện đóng BHXH đủ 20 năm và đạt độ tuổi 60 đối với nam và 55 đối với nữ. Trong trường hợp đủ tuổi nhưng còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian qui định thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm.

Tuy nhiên, quy định về điều kiện hưởng lương hưu trong chế độ BHXH tự nguyện vẫn chưa hợp lý, bởi lẽ thực tế NLĐ khi tham gia BHXH tự nguyện lần đầu hay những NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc nay chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện nhiều nhất đang ở độ tuổi 40 đối với nữ và 45 đối với nam cho đến thời điểm họ hưởng lương hưu thì lại quá tuổi mà pháp luật quy định. Ngoài ra trong trường hợp nếu người tham gia BHXH bắt buộc đã đủ 20 năm công tác nhưng chưa đủ tuổi nhận lương hưu, nay đóng BHXH tự nguyện một lần cho đủ số năm còn lại; tuy nhiên, họ phải chờ đến lúc đủ tuổi thì mới nhận lương hưu, quy định trên không tạo ra sự thu hút đối với các đối tượng tham gia.

b. Chế độ tử tuất

NLĐ tham gia BHXH tự nguyện khi chết thì thân nhân của họ được hưởng trợ cấp mai táng phí và trợ cấp tuất một lần. Tuy nhiên, quy định về điều kiện hưởng trợ cấp mai táng phí của NLĐ tham gia BHXH tự nguyện là phải đảm bảo thời gian tham gia BHXH tự nguyện tối thiểu là 5 năm hoặc đang hưởng lương hưu.

NLĐ tham gia BHXH tự nguyện khi chết thì thân nhân chỉ được hưởng chế độ tiền tuất một lần và cách tính tùy thuộc vào số năm đóng bảo hiểm hoặc số năm đã hưởng trợ cấp và không quy định mức tối thiểu. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người có 15 năm tham gia BHXH bắt buộc, sau đó tham gia BHXH tự nguyện thì vẫn được áp dụng chế độ tử tuất theo quy định trong BHXH bắt buộc.

Pháp luật đã quy định điều kiện hưởng chế độ hưu trí và tử tuất tương đối phù hợp với BHXH bắt buộc nhằm tạo ra sự liên thông giữa hai loại hình BHXH.

Theo quy định tại Nghị định 121/1998/NĐ-CP thay thế nghị định 09/1998/NĐ-CP có 4 chức danh của cán bộ xã, phường được công nhận là

công chức, có các chế độ đi kèm. Sẽ có một bộ phận cán bộ xã, phường theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP không được công nhận là công chức. Quãng thời gian tham gia của BHXH của họ không được bảo lưu, cộng nối khi chuyển sang BHXH tự nguyện mà chỉ được giải quyết chế độ một lần. Trên thực tế đối tượng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP trong độ tuổi lao động, đang tiếp tục công tác tại xã là rất lớn. Họ có nguyện vọng tham gia BHXH tự nguyện để có lương hưu nhưng lại không được cộng nối thời gian đóng BHXH trước đó, như vậy sẽ có nhiều người đã đóng BHXH trên 10 năm không đủ điều kiện tham gia BHXH tự nguyện 37.

2.1.3. Thực trạng các quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp

BHTN được quy định lần đầu tiên trong Luật BHXH năm 2006 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2009). Các quy định về BHTN đã đi vào cuộc sống, góp phần hỗ trợ cho NLĐ vượt qua khó khăn, tìm kiếm việc làm mới, ổn định cuộc sống.

Đối tượng áp dụng BHTN hiện nay còn tương đối hạn chế, chính sách BHTN ở nước ta mới chỉ áp dụng đối với NLĐ có giao kết hợp đồng từ 12 tháng đến 36 tháng và hợp đồng không xác định thời hạn tại đơn vị sử dụng từ 10 NLĐ trở lên; NSDLĐ sử dụng từ 10 lao động trở lên, trong đó có những NLĐ nói trên. Quy định về đối tượng áp dụng BHTN hiện nay là khá hẹp, chưa áp dụng đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng dưới 12 tháng; NLĐ làm việc theo hợp đồng từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và hợp đồng không xác định thời hạn ở những đơn vị sử dụng dưới 10 NLĐ; NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Như vậy, phạm vi của BHTN đã không thể bao quát được hầu hết NLĐ có quan hệ lao động, và đã bỏ qua những đối tượng việc làm không ổn định, dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp hơn NLĐ khác49.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Ngoài khoản trợ

cấp thất nghiệp, người thất nghiệp còn được hưởng các chế độ khác bao gồm hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm và bảo hiểm y tế. Mức hỗ trợ học nghề được chi trả bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn trong thời gian tối đa không quá 6 tháng. Nhìn chung các quy định về quyền lợi người thất nghiệp theo quy định nước ta tương đối có lợi cho người tham gia. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật nước ta về thời gian trợ cấp thất nghiệp bằng 3, 6, 9, 12 tháng tùy thuộc vào thời gian đóng góp của NLĐ vào quỹ BHTN. Quy định về thời gian hưởng trên trong pháp luật nước ta hiện nay là dài, đã tạo ra tâm lý ỷ lại, không tích cực tìm kiếm việc làm đối với NLĐ.

Đồng thời, theo quy định để được hưởng các chế độ BHTN, NLĐ phải tiến hành đăng ký thất nghiệp trong thời hạn 7 ngày và nộp đủ hồ sơ hợp lệ cho Trung tâm giới thiệu việc làm trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng ký, nếu quá các thời hạn này, NLĐ sẽ bị từ chối thụ hưởng các chế độ BHTN. Thời hạn trên đã tạo sức ép cho NLĐ và cơ quan lao động, cơ quan BHXH, là thời gian tương đối ngắn để thực hiện các thủ tục hưởng BHTN.

Theo qui đi n

h pháp luât

bảo hiểm xã hôi

thì đối với những người chấm

́ t hưởng trơ ̣ cấp thất nghiêp

trong các trư ờng hợp có viêc

làm , thưc

hiên

nghĩa vụ quân sự sẽ đươc

hưởng khoản trơ ̣ cấp m ột lần bằng giá tri ̣của tổng

trơ ̣ cấp thất nghiêp

của số thời gian đươc

hưởng trơ ̣ cấp thất nghiêp

còn lai là

không hơp

lý . Mục đích của chính sách BHTN là nhằm hỗ trợ và bù đắp một

phần thu nhâp

bi ̣thiếu hut

do người lao đôṇ g mất viêc

làm hoăc

chấm dứ t

hơp

đồng lao đôṇ g , hơp

đồng làm viêc

. Do đó khi người lao đôṇ g đã có viêc

làm thì không nhận trợ cấp th ất nghiệp nữa.

2.1.4. Thực trạng các quy định về quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH bắt buộc được hình thành từ sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ dùng để chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất cho NLĐ và thân nhân của họ. Quỹ BHTN được

tách riêng thành quỹ độc lập với quỹ BHXH bắt buộc. Quỹ BHXH tự nguyện được hình thành nên do sự đóng góp của NLĐ.

Quỹ BHXH bắt buộc được phân bổ thành 3 loại quỹ: quỹ ốm đau – thai sản, quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, quỹ hưu trí – tử tuất; trong đó NLĐ có trách nhiệm đóng vào quỹ hưu trí – tử tuất với mức đóng 5% (từ năm 2010, cứ hai năm một lần tăng mức đóng 1% cho đến khi đạt mức đóng 8%); NSDLĐ có nghĩa vụ đóng góp vào 3 loại quỹ: trong đó 3% vào quỹ ốm đau – thai sản, quỹ TNLĐ-BNN là 1%, quỹ hưu trí – tử tuất là 11% (từ năm 2010, cứ hai năm một lần tăng mức đóng 1% cho đến khi đạt mức đóng 14%). Quy định về mức đóng và phân bổ tài chính quỹ BHXH bắt buộc theo pháp luật hiện hành là cải cách lớn trong pháp luật BHXH.

Việc tách riêng quỹ TNLĐ-BNN và xác định mức đóng 1% của NSDLĐ vào quỹ này là một điểm mới trong pháp luật hiện hành. Trước đây, việc phân bổ quỹ BHXH theo hai loại hình quỹ BH ngắn hạn và dài hạn, trong đó trợ cấp TNLĐ-BNN được quy định chi trong quỹ ngắn hạn. Điều này là bất hợp lý bởi trợ cấp TNLĐ-BNN vừa xếp vào loại ngắn hạn (với những trường hợp hưởng trợ cấp một lần) nhưng vừa thuộc loại dài hạn (trợ cấp hàng tháng); đồng thời, thực tiễn thực hiện cho thấy tổng chi cho chế độ này chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi bảo hiểm ngắn hạn, do vậy xác định mức 1% đóng góp của NSDLĐ là phù hợp.

Theo quy định pháp luật thì NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng quy định thì mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH là mức tiền lương ghi trên hợp đồng lao động, điều này dễ dẫn đến tình trạng trên thực tế NLĐ và NSDLĐ ký hợp đồng mà trong đó ghi tiền lương thấp hơn mức lương thực trả, sẽ dẫn đến tình trạng số tiền thu BHXH thấp, ảnh hưởng đến mức hưởng BHXH đối với các đối tượng sau khi họ nghỉ hưu. Hơn thế nữa, việc quy định mức trần đóng BHXH bằng 20 tháng mức lương

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 14/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí