Thực Tế Thực Hiện Pháp Luật Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Ở Việt Nam‌

Trong nền kinh tế thị trường, với Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua năm 1994, có hiệu lực từ 1.1.1995 thì lần đầu tiên pháp luật Việt Nam đã chính thức thừa nhận và khuyến khích bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Điều 140 khoản 1 Luật sửa đổi bổ sung quy định:

Nhà nước quy định chính sách về bảo hiểm xã hội nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác [11].

Tại Điều 140 Bộ luật Lao động đã quy định loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tự nguyện được áp dụng đối với từng loại đối tượng và từng loại doanh nghiệp để bảo đảm cho người lao động được hưởng các chế độ thích hợp [10].

Điều 141 khoản 2 Luật sửa đổi bổ sung quy định:

Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới ba tháng thì các khoản bảo hiểm xã hội được tính vào tiền lương theo quy định của Chính phủ, để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo loại hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm. Khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng mới, thì áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 1 điều này [11].

Luật Sửa đổi năm 2002 cũng quy định rò: cần "xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc" [11], những quy định này đều nhằm mục đích "không ngừng mở rộng mạng lưới an sinh xã hội" như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra [3].

Như vậy, cùng với bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện ra đời sẽ góp phần làm đầy đủ hơn pháp luật bảo hiểm xã hội nước ta, bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật về bảo hiểm xã hội cho mỗi người lao động, là điều kiện, yếu tố khuyến khích nền kinh tế nhiều thành phần phát triển.

Kể từ khi Bộ luật Lao động có hiệu lực thi hành đến nay, chúng ta mới tập trung xây dựng và thực hiện loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc theo cơ chế mới, còn loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện mặc dù đã được quy định trong Bộ luật Lao động và đã qua nhiều lần nghiên cứu nhưng đến nay mới được ban hành khung và sẽ được thực hiện vào 1/1/2008.

Mặc dù Bảo hiểm xã hội tự nguyện và y tế tự nguyện là 2 hình thức hoàn toàn độc lập với nhau, nhưng cũng có những nguyên tắc xây dựng giống nhau. Thông tư liên tịch số 77/2003/TTLT-BTC-BYT ngày 7/8/2003 giữa Bộ Tài chính và Bộ Y tế về hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế tự nguyện. Thông tư quy định rất rò ràng về hình thức tổ chức, khung mức đóng theo khu vực, quyền lợi và phương thức thanh toán khám chữa bệnh của bảo hiểm y tế tự nguyện, quỹ bảo hiểm y tế tự nguyện. Bảo hiểm y tế tự nguyện được tổ chức theo địa giới hành chính và theo nhóm đối tượng, khung mức đóng quy định trong một năm cho một người theo đối tượng và khu vực từ 25.000 đồng đến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

140.000 đồng. Người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện liên tục từ 24 tháng trở lên được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán khoản chi phí khám chữa bệnh theo từng danh mục bệnh có giá tiền khung giới hạn tối đa [5]. Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế cũng đưa ra những quy định chung về bảo hiểm y tế tự nguyện như sau: Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm y tế được áp dụng với các đối tượng không thuộc diện bảo hiểm y tế bắt buộc và được thực hiện trên cơ sở tự nguyện [28].

Về đối tượng: Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện bao gồm các đối tượng không thuộc diện bảo hiểm y tế bắt buộc.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng - 8

Chính phủ quy định cụ thể đối tượng, mức hỗ trợ cho bảo hiểm y tế tự nguyện.

Qua đó có thể thấy Bảo hiểm y tế tự nguyện không giống như các loại bảo hiểm dân sự về tính mạng, sức khỏe con người vì nó không nhằm mục đích kinh doanh. Quỹ bảo hiểm này cũng được Nhà nước bảo hộ và cũng là một bộ phận của bảo hiểm xã hội, có thể được điều tiết từ các bộ phận khác. Các quy định này phù hợp với nguyên tắc, mục đích, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, cách thức đóng và hưởng cũng theo các khung mức cố định. Trên cơ sở những nội dung này, chúng ta có thể dựa vào để xây dựng khái quát những quy định cho các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Ngày 29/6/2006 Luật Bảo hiểm xã hội ra đời, phần bảo hiểm xã hội bắt buộc có hiệu lực từ ngày 1/1/2007, còn đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì có hiệu lực từ 1/1/2008.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ thực hiện 2 chế độ: hưu trí và tử tuất.

* Người lao động được hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau:

- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

- Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;

Trường hợp nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian quy định trên thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm.

Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội (bình quân mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng) tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

* Chế độ trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu được tính như sau:

Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đến trên 30 năm đối với nam và 25 năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp 1 lần. Mức trợ cấp 1 lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

* Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây (Đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng):

- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;

- Không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;

- Ra nước ngoài để định cư.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

* Chế độ tử tuất đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: Có 2 chế độ đó là trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất.

- Trợ cấp mai táng: Các đối tượng dưới đây khi đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, người lo mai táng được nhận trợ cấp:

+ Người lao động đã có ít nhất 5 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện;

+ Người đang hưởng lương hưu.

Mức trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.

- Trợ cấp tuất: Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì nhân thân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

+ Mức trợ cấp tuất một lần đối với nhân thân người lao động đang đóng hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

+ Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó thì cứ hưởng thêm một tháng lương hưu, mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.

* Người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đó đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì chế độ hưu trí và tử tuất được tính như sau:

Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đó đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được cộng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để làm cơ sở tính chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Cách tính mức tiền lương, tiền công hoặc thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động sẽ do Chính phủ quy định [12].


2.3. THỰC TẾ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM‌

2.3.1. Thực tế thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay

Từ những năm 80, mặc dù chưa có văn bản chính thức của Nhà nước quy định việc thực hiện bảo hiểm xã hội cho đối tượng lao động ngoài quốc doanh nhưng một số ngành, địa phương thấy được nhu cầu cần thiết của BHXH đối với người lao động đã tổ chức thực hiện các chế độ bảo hiểm xã

hội cho lao động làm việc trong ngành, địa phương mình. Năm 1982, ngành hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp ban hành Điều lệ tạm thời về 6 chế độ bảo hiểm xã hội. Sau đó ngành Thủy sản (19/9/1985) hợp tác xã mua bán (9/4/1986) cũng có những quy định về bảo hiểm xã hội. Nhiều địa phương trên tinh thần thực hiện quyết định số 154/HĐBT ngày 14/12/1983 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã tiến hành triển khai chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện trong các đơn vị kinh tế tập thể ở khu vực ngoài quốc doanh với nhiều mức độ khác nhau. Tính đến năm 1988, thực hiện Nghị quyết số 16/NĐ-TW ngày 15/7/1988 của Trung ương Đảng, Chỉ thị số 243/CT ngày 18/8/1988 và Nghị định số 146/HĐBT ngày 24/9/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về chính sách đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã xây dựng và trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng bản Điều lệ (dự thảo) về bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc ở các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Hội đồng Bộ trưởng đã đồng ý cho làm thí điểm tại 5 tỉnh và thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Bình và Hoàng Liên Sơn (Văn bản số 2251/PPTL ngày 29/11/1989 của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng). Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan triển khai thực hiện phương án này.

Trong giai đoạn làm thí điểm (1988-1994), mặc dù gặp nhiều khó khăn do thay đổi cơ chế quản lý những đến hết tháng 10/1990, 5 tỉnh triển khai thí điểm đã có 85 đơn vị với tổng số 27.760 lao động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện [19, tr.15-16]. Từ tháng 10/1990, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội đã chỉ đạo các địa phương tiếp tục mở rộng diện thí điểm và tổng kết rút kinh nghiệm để chuẩn bị ban hành chính sách bảo hiểm xã hội mới cho lao động làm việc ở mọi thành phần kinh tế.

Do nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng phát triển, đến hết ngày 1/4/1994 ở một số tỉnh, thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh đã có

1.504 đơn vị kinh tế tập thể và cá thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với số lượng lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội hưởng trợ cấp là 40.853. Tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu tuy không phải là tỉnh làm thí điểm nhưng đã triển khai thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện ngoài quốc doanh với 129 đơn vị tham gia, số lượng lao động tham gia là 19.229 người [19, tr.16].

Như vậy, đến cuối năm 1993 tất cả 5 tỉnh thành phố tham gia làm thí điểm bảo hiểm xã hội cho lao động ngoài quốc doanh đều hoạt động tốt, số người tham gia ngày càng đông và số người được hưởng trợ cấp hàng tháng tăng dần, các địa phương làm thí điểm đã thành lập các công ty bảo hiểm tự hạch toán độc lập thu - chi - quản lý quỹ. Một số công ty bảo hiểm xã hội như ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, ngoài nhiệm vụ quản lý, thực hiện Điều lệ bảo hiểm xã hội thí điểm cho lao động ngoài quốc doanh còn đảm nhiệm cả nhiệm vụ chi trả, cấp bảo hiểm xã hội cho lao động là công nhân viên chức làm việc trong khu vực Nhà nước [19].

Ngành tiểu thủ công nghiệp thực hiện cho xã viên theo hai giai đoạn.

Từ năm 1975 ngành tiểu thủ công nghiệp đã được thực hiện thí điểm ở các thị xã Thanh Hóa và một số tỉnh khác, sau đó rút kinh nghiệm để triển khai ở diện rộng hơn đến năm 1982 ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội tạm thời quy định chế độ bảo hiểm xã hội cho toàn ngành tiểu thủ công nghiệp là thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất. Đối tượng tham gia: Tính đến ngày 30/6/1988 cả nước đã có 3.982 hợp tác xã với 360.483 xã viên tham gia bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, còn có gần 21.000 lao động làm việc trong các tổ hợp tác ngành đã tham gia bảo hiểm xã hội [19, tr.17].

Quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn: Xã viên hợp tác xã đóng góp một phần ban đầu bằng một tháng tiền công, hợp tác xã trích hàng tháng 8% tổng quỹ tiền công để chi trả chế độ bảo hiểm xã hội mà các hợp tác xã thực hiện cho xã viên là ốm đau và thai sản. Ngoài ra quỹ còn có các nguồn thu khác như tiền gửi lãi ngân hàng, tiền ủng hộ của các tổ chức quỹ này.

Việc tổ chức quản lý, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho ngành tiểu thủ công nghiệp như sau: liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố tổ chức và quản lý 4 chế độ bảo hiểm xã hội cho xã viên là: hưu trí, tuất, tai nạn lao động và mất sức lao động, còn các hợp tác xã tổ chức quản lý 2 chế độ ốm đau, thai sản. Đồng thời liên hiệp hợp tác xã Trung ương có nhiệm vụ lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện công tác này. Tổng số đối tượng được hưởng hưu và tuất hàng tháng là 15.000 người, mức trợ cấp bình quân tương đương 10 kg gạo cho một người trong 1 tháng.

Nhìn chung, đây là một ngành thực hiện bảo hiểm xã hội sớm nhất trong các ngành kinh tế ngoài quốc doanh, đồng thời do quy định cụ thể các chế độ bảo hiểm xã hội cũng như cơ chế đóng góp và hưởng thụ nên quá trình thực hiện thu được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, do đổi mới cơ chế quản lý kinh tế năm 1986 nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện điều lệ tạm thời cho xã viên. Đặc biệt là biến động về giá cả. Mặt khác, Nhà nước lại không trợ cấp về giá mua lương thực, tem phiếu nên mức hưởng bảo hiểm xã hội so với thị trường tự do quá thấp, không bảo đảm được đời sống cho người hưởng bảo hiểm xã hội.

Hợp tác xã nông nghiệp:

Từ năm 1983 thực hiện Quyết định số 154/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) một số hợp tác xã thuộc các tỉnh Hà Tây, Hải Hưng, Thái Bình v.v. với mức độ khác nhau đã tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội tuổi già cho xã viên hợp tác xã. Tuy vậy, do chưa có sự quản lý thống nhất nên việc thực hiện quyết định này chưa thật sự có hiệu quả (kể cả quy chế tổ chức và chỉ đạo của Nhà nước).

Sau Đại hội IV Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, việc xây dựng triển khai thực hiện bảo hiểm xã hội để bảo vệ quyền lợi

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 02/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí