trước đây đã công bố. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu có sẵn, NCS đã có bổ sung và phát triển các luận cứ khoa học và thực tiễn phù hợp với mục đích, mục tiêu nghiên cứu của luận án.
Trong quá trình nghiên cứu, các tài liệu này liên tục được cập nhật, bổ sung và được phân tích một cách chi tiết để tìm ra các nội dung phù hợp, cần thiết cho luận án. Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu tại các chương: chương 1, chương 2, chương 3.
4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, ngoài các số liệu, thông tin có được từ nguồn tài liệu thứ cấp, tác giả đã thu thập thông tin sơ cấp thông qua các phương pháp nghiên cứu xã hội học, bao gồm các phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu) và nghiên cứu định lượng (phỏng vấn bằng bảng hỏi).
- Khảo sát bằng bảng hỏi: tác giả đã tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi đối với các cơ quan chức năng, người tham gia BHXH tự nguyện; phiếu khảo sát được xây dựng thành 02 mẫu, theo hai nhóm đối tượng khảo sát để tìm ra sự khác biệt hay tương đồng giữa việc đánh giá chính sách BHXH tự nguyện và đề xuất thay đổi hoàn thiện chính sách.
Mẫu phiếu số 1: dành cho nhóm đối tượng là chuyên gia trong lĩnh vực BHXH bao gồm: cán bộ, công chức của Vụ BHXH – Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Lao động xã hội - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; viên chức của BHXH Việt Nam các cấp; các cán bộ thuộc Sở, Phòng LĐ-TB và Xh; giảng viên Khoa BHXH – Đại học Lao động – Xã hội; các giảng viên giảng dạy và nghiên cứu về chính sách công và chính sách xã hội của Học viện Hành chính Quốc gia.
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, thời gian và kinh phí nghiên cứu tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, có chủ đích với những đối tượng này. Mẫu phiếu khảo sát được gửi tới các đối tượng ở các tỉnh Lai Châu, Lạng Sơn, Sơn La, Đăk Nông, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Hưng Yên, Thành phố Hồ Chí Minh bằng công cụ Google biểu mẫu. Mẫu phiếu được thiết kế trên ứng dụng Google Biểu mẫu của Drive, gồm 3 phần: Phần 1 giới thiệu về mục đích
khảo sát; Phần 2 nội dung khảo sát; Phần 3 thông tin cá nhân. Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng nhiều lựa chọn trả lời và bắt buộc, riêng câu hỏi ở phần 3 không bắt buộc đối với thông tin về họ tên, người trả lời phiếu khảo sát có thể để trống ở câu hỏi này. Phiếu này được trực tiếp gửi qua email, zalo bằng việc chia sẻ đường link, người tham gia khảo sát trả lời trực tiếp trả lời qua mail và gửi lại cho người khảo sát.
Mẫu phiếu thứ 2: dành cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Mẫu phiếu này dành để khảo sát người lao động là đối tượng tham gia BHXH tự nguyện như người lao động tự do, nông dân ở các tỉnh thành: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Thừa Thiên Huế. Số phiếu phát ra là 500 phiếu, nhận về 413 nhưng số phiếu có thể sử dụng là 340 phiếu. Đối tượng khảo sát của luận án bao gồm cả người lao động tự do ở thành thị, người nông dân ở nông thôn; đối tượng khảo sát phong phú về dân tộc và ngành nghề; mức thu nhập và tình trạng hôn nhân gia đình.
Phương pháp xử lý số liệu: sau khi thu thập được phiếu, tác giả luận án sử dụng phần mềm SPSS, EXCEL và công cụ Google biểu mẫu để xử lý các thông tin thu thập được; thiết lập các bảng và biểu đồ minh họa; sử dụng các kết quả này làm minh chứng cho nội dung luận án.
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam - 1
- Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam - 2
- Những Nghiên Cứu Về Chính Sách Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Các Công Trình Nghiên Cứu Ở Việt Nam
- Nội Dung Các Công Trình Nghiên Cứu Đã Đề Cập Và Vấn Đề Đặt Ra Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu Trong Đề Tài Luận Án
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn chuyên gia: trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh đã sử dụng phương pháp phỏng vấn, trao đổi, hỏi ý kiến chuyên gia về chính sách BHXH tự nguyện và phương hướng hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện. Các chuyên gia được mời phỏng vấn gồm: 02 giảng viên nghiên cứu về chính sách công và các vấn đề xã hội của Học viện Hành chính Quốc gia; 02 chuyên gia của Viện nghiên cứu Khoa học Lao động Xã hội, 01 chuyên gia của Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; 01 chuyên gia của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO); các lãnh đạo cơ quan BHXH của một số tỉnh, thành như Hưng Yên, Đăk Nông, Thừa Thiên Huế, Hà Nội. Tổng số chuyên gia tác giả luận án đã phỏng vấn là 10 người. Luận án chủ yếu sử dụng kết quả phỏng vấn này để giải
thích những vấn đề cơ bản của luận án, tìm ra những giải pháp phù hợp để hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện.
Phỏng vấn đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: Tác giả luận án đã phỏng vấn người dân đã tham gia BHXH tự nguyện và những người chưa tham gia BHXH để tìm hiểu những nhận xét, đánh giá và những mong muốn, đề xuất của người lao động đối với BHXH tự nguyện.
4.2.3. Phương pháp so sánh
Để có những nhận định khách quan, trong quá trình phân tích, nghiên cứu sinh tiến hành phương pháp so sánh thực trạng, các giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam so với một số nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
4.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp này nghiên cứu sinh đã sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu của luận án. Thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, NCS sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa, làm cơ sở khoa học chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Trên thế giới và ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu nào về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện?
- Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam dựa trên những cơ sở khoa học nào?
- Những yếu tố nào tác động đến chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện?
- Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
- Để hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam cần có những giải pháp nào?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Luật BHXH sửa đổi bổ sung năm 2006 đã lần đầu tiên quy định việc thực thi BHXH tự nguyện và Luật BHXH 2014 đã có nhiều quy định sửa đổi, bổ sung
để thu hút NLĐ tham gia BHXH tự nguyện. Các quy định và giải pháp chính sách này được đề ra trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm của LĐPCT ở Việt Nam và tham khảo, học tập các kinh nghiệm thực hiện BHXH tự nguyện trên thế giới. Tuy nhiên, số người tham gia BHXH tự nguyện vẫn còn rất ít, chiếm tỷ lệ nhỏ trong nhóm đối tượng thuộc diện tham gia. Nguyên nhân là do chính sách BHXH tự nguyện vẫn không có các chế độ ngắn hạn linh hoạt; sự hỗ trợ của Nhà nước chưa nhiều; người dân không có lòng tin với chính sách. Vì vậy, nghiên cứu và tìm ra các giải pháp thực hiện chính sách BHXH tự nguyện mới khoa học, đồng bộ và phù hợp với thực tiễn Việt Nam sẽ khắc phục những tồn tại, yếu kém trong chính sách BHXH tự nguyện hiện nay, nâng độ bao phủ của BHXH tự nguyện, nâng cao khả năng tự an sinh của NLĐ.
6. Đóng góp mới của đề tài
- Từ hệ thống phương pháp nghiên cứu và lý thuyết được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài, luận án đã có đóng góp mới về lý luận trong phân tích chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam. Bên cạnh việc hệ thống các khái niệm liên quan đến đề tài luận án như khái niệm BHXH, khái niệm chính sách công luận án đã bổ sung, phát triển khái niệm BHXH tự nguyện, chính sách BHXH và chính sách BHXH tự nguyện làm cơ sở cho nghiên cứu của luận án.
- Luận án đã phân tích để xác định các yếu tố tác động đến chính sách BHXH tự nguyện trên cơ sở hệ thống các nghiên cứu đã có trước đó về BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, vì các nghiên cứu đã có tập trung nghiên cứu về khả năng phát triển và các yếu tố tác động đến sự phát triển của loại hình BHXH tự nguyện, chưa xác định được hệ thống các yếu tố tác động đến chính sách BHXH tự nguyện. Vì vậy, luận án đã phân tích và xác định các yếu tố tác động đến chính sách BHXH tự nguyện như: thể chế về BHXH tự nguyện; đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của đất nước; năng lực của đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực BHXH; năng lực tài chính, nhận thức của các bên liên quan trong lĩnh vực BHXH; xu thế phát triển của bảo hiểm thương mại thông qua các yếu tố này phân tích xu hướng phát triển và tìm ra phương hướng hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện.
- Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng và tìm ra hạn chế của chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam và các nguyên nhân của những hạn chế đó. Bên cạnh những nguyên nhân đã được một số nghiên cứu chỉ ra, luận án đã xác định và bổ sung được những nguyên nhân mới như vị thế chính sách BHXH tự nguyện chưa cao, chưa tương xứng trong mối quan hệ với BHXH bắt buộc; đầu tư của nhà nước đối với chính sách BHXH tự nguyện còn hạn chế; chỉ đạo phát triển BHXH tự nguyện của một số lãnh đạo các địa phương còn chưa quyết liệt; và những sai phạm trong hệ thống BHXH làm suy giảm lòng tin của người dân vào chính sách BHXH. Việc tìm ra các hạn chế mới giúp luận án xác định được phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện.
- Bên cạnh việc hệ thống các quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách BHXH tự nguyện, luận án đã đưa ra năm quan điểm làm cơ sở để đề xuất các giải pháp. Các quan điểm của luận án về chính sách BHXH tự nguyện bao gồm: chính sách BHXH cần được thực hiện trên nguyên tắc tham gia BHXH vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của NLĐ; nâng cao vai trò và vị thế của chính sách BHXH tự nguyện; niềm tin của người dân vào hệ thống BHXH là cơ sở quan trọng tác động đến thành công của chính sách BHXH tự nguyện; thực hiện nội dung chính sách BHXH tự nguyện phải dựa trên mức độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; chính sách BHXH tự nguyện phải đồng bộ và liên kết với chính sách xã hội khác.
Luận án đã xác định các cơ hội và thách thức đối với việc thực hiện mục tiêu chính sách BHXH tự nguyện và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam. Ngoài những giải pháp đã được các nghiên cứu trước đó công bố nhưng vẫn còn giá trị thực tiễn và khoa học đến thời điểm hiện nay, luận án đã đề xuất các giải pháp mới có tính thực tiễn và khả thi cao như đề xuất bổ sung chế độ ốm đau và tai nạn lao động; đề xuất mức hỗ trợ mới cho người tham gia BHXH tự nguyện; huy động các nguồn lực ngoài nhà nước hỗ trợ quỹ BHXH tự nguyện; đề xuất đưa việc tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện vào trong chương trình học phổ thông; huy động sự tham gia của hệ thống
chính trị trong thực hiện mục tiêu chính sách BHXH tự nguyện và liên kết chính sách BHXH tự nguyện với các chính sách kinh tế - xã hội khác.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Thứ nhất, luận án góp phần hoàn thiện về lý luận của chính sách BHXH tự nguyện;
Thứ hai, luận án góp phần hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện, đề xuất những thay đổi cả về nội dung chính sách và thực thi chính sách, qua đó thực hiện mục tiêu mở rộng độ bao phủ của BHXH tự nguyện;
- Những đóng góp mới từ kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý của ngành và chính quyền địa phương ở Việt Nam về chính sách BHXH tự nguyện. Luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu, giảng dạy về chính sách BHXH tự nguyện và xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án được kết cấu 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện
Chương 2: Cơ sở khoa học về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện Chương 3: Thực trạng chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội
tự nguyện ở Việt Nam
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
1.1. Những nghiên cứu về chính sách bảo hiểm xã hội
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Butler, Richard J (1999), The Economics of Social Insurance and Employee Benefits (Kinh tế của Bảo hiểm xã hội và Phúc lợi của Người lao động), Cuốn sách nghiên cứu về các khoản phúc lợi cho NLĐ, bao gồm: thứ nhất, các khoản phúc lợi ngoài lương trả cho NLĐ do chính phủ ủy nhiệm như: bồi thường cho NLĐ, bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp ASXH; thứ hai,là những phúc lợi do các công ty tự nguyện cung cấp như: chăm sóc y tế theo nhóm, trợ cấp tàn tật, thời gian ốm đau được trả lương, trợ cấp hưu trí, bảo hiểm nhân thọ và các loại phúc lợi khác. Cuốn sách được chia thành ba phần. Phần một giới thiệu ngắn gọn các chương trình phúc lợi này và thảo luận một số khái niệm kinh tế và bảo hiểm hữu ích trong cả việc đánh giá các chương trình hiện tại cũng như hiểu được những thay đổi có thể có ý nghĩa gì đối với chi phí và lợi ích trong tương lai. Hai phần tiếp theo của cuốn sách lần lượt đề cập đến các chương trình BHXH và các phúc lợi do người sử dụng lao động cung cấp.
Bài viết của Marcelo, B., & Guillermo, C. (2014), Work and tax evasion incentive effects of social insurance programs: Evidence from an employment- based benefit extension (Tác động khuyến khích việc làm và trốn thuế của các chương trình bảo hiểm xã hội: Bằng chứng từ việc mở rộng phúc lợi dựa trên việc làm), Bài viết này nghiên cứu cách các chương trình BHXH hình thành các động lực khuyến khích cá nhân tiếp nhận việc làm đã đăng ký và báo cáo thu nhập cho cơ quan thuế. Phân tích dựa trên một cuộc cải cách BHXH ở Uruguay đã mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế cho trẻ em phụ thuộc của những NLĐ trong khu vực tư nhân đã đăng ký. Chiến lược xác định dựa trên sự so sánh giữa các cá nhân có trẻ em phụ thuộc và không có trẻ em phụ thuộc trước và sau khi cải cách. Cuộc cải cách đã làm tăng số việc làm đăng ký đủ điều kiện hưởng lợi lên, nhưng chủ yếu là do sự gia tăng lực lượng lao động tham gia mới thay vì chuyển từ việc làm chưa
đăng ký sang việc làm đã đăng ký của NLĐ. Sự thay đổi lớn hơn đối với các nhóm các cha mẹ có con nhỏ và những người trưởng thành sống chung. Cuối cùng, cải cách đã làm tăng tỷ lệ báo cáo thu nhập được trả lương cao hơn 25% so với mức trước cải cách, chủ yếu đối với NLĐ làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ.
ILO (2015), Extending the social security coverage for farmers in the Republic of Moldova: findings and recommendations based on the social security assessment survey (Mở rộng phạm vi bảo hiểm ASXH cho nông dân ở Cộng hòa Moldova: các phát hiện và khuyến nghị dựa trên khảo sát đánh giá ASXH). Các chính sách và chiến lược hiệu quả để mở rộng phạm vi bao phủ ASXH cho nông dân phải dựa trên phân tích sâu về các nhóm đối tượng, và đánh giá nhu cầu ASXH của họ và các dịch vụ hiện có cho họ. Để đạt được mục tiêu này, một cuộc điều tra đánh giá ASXH đã được thực hiện vào tháng 11 năm 2015 để thu thập dữ liệu cơ bản về điều kiện sống, cơ cấu thu nhập hộ gia đình và hiện trạng bao phủ ASXH của nông dân Modoval. Báo cáo này tập trung vào các nội dung: rà soát các chính sách ASXH hiện có và các chính sách thuế liên quan cho nông dân; trình bày những kết quả chính của cuộc điều tra thống kê cũng như các cuộc thảo luận nhóm tập trung; tóm tắt các vấn đề chính trong việc mở rộng bao phủ ASXH cho nông dân và thảo luận về các hàm ý chính sách của họ.
Bài viết Ben Braham Mehdi (2016), Pension Systems Contribution Determinants: a Cross Sectional Analysis on Tunisia (Các yếu tố quyết định sự đóng góp của hệ thống lương hưu: một phân tích cắt ngang về Tunisia). Bài báo này trình bày một phân tích về bảo hiểm lương hưu dựa trên mật độ đóng góp. Cách tiếp cận này được luận giải bởi thực tế là tỷ lệ bao phủ không cho thấy dấu hiệu rõ ràng về đóng góp hiệu quả và đặc biệt không thể giải thích mức lương hưu thấp trong khu vực tư nhân được quan sát ở nhiều nước đang phát triển. Sau khi tính toán tỷ trọng đóng góp của lao động khu vực tư nhân ở Tunisia, một phân tích kinh tế lượng dựa trên dữ liệu hành chính xác định các yếu tố quyết định tỷ lệ này. Kết quả cho thấy tỷ trọng đóng góp của các nhóm dễ bị tổn thương nhất là rất thấp so với những NLĐ khác. Phụ nữ có nhiều khả năng đóng góp vào hệ thống lương hưu hơn và mật độ đóng góp giảm theo quy mô doanh nghiệp.