Những Yêu Cầu Đặt Ra Cho Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Chính sách BHXH của một quốc gia luôn gắn liền với chế độ chính trị - xã hội, phụ thuộc đường lối, quan điểm chính trị của quốc gia đó. Ở nước ta, chính sách BHXH bắt buộc do Nhà nước đề ra trên cơ sở căn cứ vào đường lối, chủ trương và mục tiêu tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đất nước của Đảng và Nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, chính sách BHXH bắt buộc phải hướng vào việc đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ đất nước do Đảng khởi xướng, theo định hướng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảoASXH trên cơ sở công bằng và tiến bộ xã hội. Chính vì vậy, bên cạnh những điểm phù hợp tương thích với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, pháp luật về chế độ BHXH bắt buộc trong thời gian từ khi Luật BHXH năm 2006 có hiệu lực thi hành đến nay đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới.

Chương 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HÀ NỘI

3.1. Những yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Luật BHXH năm 2006 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi chế độ, chính sách BHXH, pháp điển hóa các quy định hiện hành và bổ sung các chính sách BHXH phù hợp với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nguyện vọng, đảm bảo ASXH và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, qua hơn 7 năm đi vào cuộc sống, thực tiễn thi hành pháp luật cho thấy Luật BHXH đang bộc lộ một số bất cập, hạn chế thể hiện trong bản thân nội dung quy định của chính sách, chế độ và việc tổ chức thực thi các quy định này trong các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN, hưu trí và tử tuất của BHXH bắt buộc. Vì lý do đó, Quốc hội khóa XIII đã đưa Luật BHXH (sửa đổi) vào chương trình xây dựng Luật và Pháp lệnh trong nhiệm kỳ XIII (Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 và Nghị quyết số 23/2012/QH13 ngày 12 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội và Luật BHXH (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp đầu năm và dự kiến thông qua vào kỳ hợp cuối năm 2014. Lần sửa đổi này, với ý nghĩa quan trọng là thay đổi tổng thể, toàn diện Luật BHXH hiện hành, việc soạn thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần đạt được những yêu cầu sau:

- Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng, linh hoạt và bền vững.

- Mở rộng diện bảo phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, đặc biệt là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

- Tuân thủ nguyên tắc đóng - hưởng và bảo đảm khả năng cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- Hoàn thiện các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, đảm bảo sự bình đẳng trong tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội.

Trên cơ sở kế thừa và phát huy những tích cực mà Luật BHXH hiện hành đã đạt được, Luật BHXH (sửa đổi) cần bổ sung những quan điểm mới để phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng được nguyện vọng của NLĐ, đảm bảo ASXH và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Luật Bảo hiểm xã hội và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội - 10

3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và các vấn đề đặt ra

Do bảo hiểm thất nghiệpđược chuyển sang phạm vi điều chỉnh của Luật việc làmđược Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 16/11/2013 nên trong khuôn khổ đề tài luận văn này, tác giả không đề cập đến phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Trong bối cảnh Luật BHXH đang được Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung, tác giả xin được đi vào phân tích, đánh giá các nội dung sửa đổi, bổ sung về BHXH bắt buộc trong Dự thảo Luật BHXH sửa đổi (ngày 03/8/2014).

* Về đối tượng áp dụng

Như đã đề cập tại chương 2, trong quá trình triển khai thực hiện, Luật BHXH đã bộc lộ một số hạn chế cần sửa đổi, bổ sung về đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc. Trên tinh thần đó, Dự thảo Luật BHXH (ngày 03/8/2014) đã luật hóa một số nhóm đối tượng đã được thực hiện ổn định theo các văn bản hướng dẫn Luật BHXH như: người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; học viên quân đội, công an,

cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí và bổ sung người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Về vấn đề này, tác giả đồng tình với việc mở rộng đối tượng áp dụng chế độ BHXH bắt buộc đối với học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học hưởng sinh hoạt phí từ Ngân sách Nhà nước. Quy định mới này sẽ góp phần vào mục tiêu tăng diện bao phủ của BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, như đã trình bày tại phần trước, Ban soạn thảo cần nghiên cứu và thể chế hóa quan điểm của Đảng về việc tách BHXH đối với lực lượng vũ trang và khu vực hành chính nhà nước ra khỏi khu vực doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các lĩnh vực khác vào thời điểm thích hợp để thúc đẩy quá trình cải cách chính sách BHXH, đảm bảo công bằng trong tham gia, thụ hưởng BHXH của người lao động thuộc các khu vực trong và ngoài nhà nước.

Dự thảo Luật lần này đã bổ sung nhóm người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Việc bổ sung nhóm đối tượng này trên thực tế đã được Ủy ban Về các vấn đề xã hội rất ủng hộ. Theo quan điểm của Ủy ban Về các vấn đề xã hội nên tạo điều kiện để người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện đang hưởng phụ cấp theo công việc được tham gia BHXH bắt buộc. Cũng theo tính toán của Ủy ban này, thì số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có khoảng 229.592 người (cấp xã loại 01 bố trí 22 người, cấp xã loại 02 bố trí 20 người và cấp xã loại 03 bố trí 19 người) với mức phụ cấp do Ngân sách Nhà nước hỗ trợ bằng 2/3 so với mức lương tối thiểu chung cho mỗi người, nếu Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH theo mức lương cơ sở (1.150.000 đồng) theo quy định 14% thì mỗi năm Ngân sách Nhà nước phải chi khoảng 443,57 tỷ đồng, phần 8% do người lao động đóng góp[40]. Để khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ chuyên trách cấp xã gắn bó tâm huyết với công việc đang đảm nhận thì việc quy định này là rất cần thiết.

Bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng được giao kết bằng văn bản, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật lao động. Dự thảo ngày 03/8/2014 mở rộng BHXH bắt buộc cho nhóm đối tượng này là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc của BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, tác giả thấy quy định này để triển khai được trên thực tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Bởi, nhóm này rất khó quản lý, do tính chất đặc thù của loại lao động này thay đổi thường xuyên, công việc không ổn định, nơi cư trú cũng thay đổi theo trong khi cơ chế quản lý về lao động, tiền lương và thủ tục tham gia đóng BHXH, dừng đóng BHXH còn nhiều hạn chế. Quan điểm của Ban soạn thảo là nhằm mở rộng diện bao phủ của BHXH đến đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động, nhằm đảm bảo ASXH nhưng để thuận tiện cho NLĐ và NSDLĐ thực hiện được quy định mới này, Luật cần đưa ra lộ trình, phương án cụ thể, đặc biệt là sự chuẩn bị về nhân lực, phương tiện công nghệ thông tin cho ngành BHXH và sự phối hợp giữa cơ quan quản lý về lao động tại địa phương và cơ quan BHXH.

Dự thảo cũng bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng. Về bổ sung nhóm đối tượng này, bên cạnh mặt tích cực là đem lại quyền lợi chính đáng cho NLĐ trong những trường hợp NSDLĐ sử dụng hình thức ký HĐLĐ này để trốn tránh việc đóng BHXH cho NLĐ. Do vậy, với việc bổ sung nhóm đối tượng này sẽ khắc phục được hiện tượng “lách luật” của đơn vị trong việc thực hiện nghĩa vụ tham gia đóng BHXH đầy đủ cho NLĐ. Nhưng trong nhiều trường hợp, lao động hợp đồng có thời hạn 3 tháng thường là hợp đồng thử việc, sau thử việc có thể được kí hợp đồng tiếp hoặc không. Như quan điểm của tác giả về việc bổ sung đối tượng là

NLĐ làm việc theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, trường hợp NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng cũng có những đặc thù tương tự.

Bên cạnh đó, liên hệ với khoản 2 Điều 16, hình thức HĐLĐ của Bộ luật Lao động hiện hành đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng, các bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói. Như vậy, quy định này vẫn tạo kẽ hở cho NSDLĐ tiếp tục có cớ để không nộp BHXH cho NLĐ. NLĐ trong nhiều trường hợp bắt buộc sẽ trở thành lao động chui, vì không thể tìm được việc làm tốt hơn trong khi NSDLĐ không muốn công khai việc thuê mướn lao động để phải nộp BHXH bắt buộc theo luật. Hoặc cũng có thể, NSDLĐ sẽ lại ký HĐLĐ dưới 1 tháng để né tránh việc tham gia BHXH, khi đó quy định này sẽ không đạt được mục tiêu đề ra.

Từ những vấn đề nêu trên, theo tác giả, đối với hình thức HĐLĐ mà công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng nên chăng chuyển sang đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện. Tuy nhiên, cần phải quy định rò NSDLĐ phải kê khai và chi trả đầy đủ các khoản BHXH cho NLĐ có công việc tạm thời dưới 3 tháng để NLĐ có công việc tạm thời dưới 3 tháng có quyền và được tự nguyện nộp BHXH tại địa phương nơi cư trú hoặc làm việc thường xuyên của NLĐ.

Cần bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (khoản 2 Điều 2). Việc bổ sung nhóm đối tượng này, sẽ không chỉ mang ý nghĩa mở rộng đối tượng, mà còn tiến tới sự phù hợp với quá trình phát triển thị trường lao động. Khi bổ sung đối tượng này Dự thảo Luật cũng cần phải tính đến sự ổn định của đối tượng này để định ra một số chế độ BHXH bắt buộc áp dụng riêng cho nhóm này. Tác giả cho rằng, chế độ

ốm đau, thai sản, tử tuất (là những chế độ có thời gian hưởng ngắn) sẽ phù hợp hơn với nhóm đối tượng này. Bởi, tuy có làm việc tại Việt Nam, nhưng đến khi đủ tuổi về hưu, họ chưa chắc đã sinh sống tiếp tại Việt Nam.

* Về chế độ ốm đau

Sau nhiều năm thi hành, các chế độ BHXH ngắn hạn nói chung, chế độ ốm đau nói riêng, đã phát huy tác dụng tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ; góp phần bảo đảm tốt hơn thu nhập, đời sống cho đối tượng tham gia khi không may bị ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo…Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ ốm đau hiện nay vẫn còn có một số vướng mắc, bất cập về đối tượng, điều kiện hưởng, mức hưởng. Do vậy, Dự thảo Luật BHXH (ngày 03/8/2014) cũng đã có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Về mặt kết cấu, chế độ ốm đau trong Dự thảo Luật ngày 03/8/2014 gồm 06 điều được kết cấu tương tự như Luật BHXH hiện hành và đã bao quát đầy đủ các quy định về chế độ ốm đau của người tham gia BHXH. Theo đó, đối tượng áp dụng được quy định cụ thể hơn theo hướng mở rộng diện thụ hưởng, rò ràng hơn, thuận lợi cho việc thực hiện và quản lý. Tuy nhiên, tác giả không đồng ý với việc bổ sung đối tượng là NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng được hưởng chế độ ốm đau. Bởi như quan điểm đã nêu ở phần đối tượng áp dụng, việc bổ sung nhóm đối tượng này tham gia vào BHXH bắt buộc là một sự cần thiết, nhưng trên thực tế triển khai sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Nên chăng, chỉ để cho nhóm đối tượng này tham gia vào hai loại chế độ là hưu trí và tử tuất thì sẽ hợp lý, thuận lợi hơn trong việc thụ hưởng chế độ.

Đồng tình với sửa đổi tại Điều 27 (Dự thảo) về thời gian hưởng chế độ khi con ốm, tác giả cho rằng thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau đã được quy định hợp lý, tạo thuận lợi hơn so với quy định hiện hành khi thực hiện trong trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH khi con bị ốm

đau. Việc đưa người cha vào đối tượng thụ hưởng chế độ khi con ốm đau là một bổ sung tích cực của Dự thảo Luật BHXH (ngày 03/8/2014). Bởi, chăm sóc con cái không chỉ là nghĩa vụ riêng của người mẹ, trong nhiều trường hợp, rất cần sự hỗ trợ của người cha. Đặc biệt khi chỉ có người cha tham gia BHXH thì quyền lợi về chăm sóc con ốm đau, quyền được hưởng chế độ khi tham gia đóng góp vào quỹ BHXH sẽ được đảm bảo, giúp cho NLĐ yên tâm và tin tưởng vào quy định pháp luật BHXH.

Thời gian hưởng chế độ ốm đau về cơ bản vẫn giữ nguyên như cũ. Đối với quy định tại khoản 2, Điều 26 của Dự thảo về thời gian hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày, đây là quy định đang bị lạm dụng nhiều. Vì vậy, theo tác giả, cần sửa đổi theo hướng quy định điều kiện về thời gian đóng BHXH vào quỹ ốm đau, thai sản. Từ đó, quy định về các mức hưởng khác nhau tương đương với thời gian đóng góp nhằm hướng tới sự cân bằng giữa đóng và hưởng.

Về mức hưởng trợ cấp ốm đau, mức hưởng chế độ ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày. Như vậy, Dự thảo lần này đã lấy bình quân chung số ngày làm việc thực tế của NLĐ để tính mức hưởng chế độ ốm đau, tương ứng với đề xuất của chúng tôi tại chương 2. Điều này sẽ tạo ra sự thống nhất về công thức tính và đảm bảo tính công bằng tương đối về quyền lợi của NLĐ. Trong Điều 28 (Dự thảo) đã sửa đổi về mức hưởng chế độ ốm đau với người nghỉ việc do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày. Đối với NLĐ mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì mức hưởng chế độ ốm đau một ngày được chia cho tổng số ngày của tháng dương lịch. Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người nghỉ việc do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày mà hết thời hạn 180 ngày vẫn phải tiếp tục điều trị đã được quy định hợp lý hơn, không còn quy định mức hưởng của các đối tượng này nếu thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được điều chỉnh bằng mức lương tối thiểu

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 16/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí