Một Số Kiến Nghị Về Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Và Tổ Chức Thực Hiện Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện

thuộc đối tượng dôi dư này sẽ có cơ hội được tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ hưu trí, ổn định cuộc sống sau này.

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh gồm các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, hộ gia đình, cá thể tiếp tục phát triển với nhiều hình thức đa dạng. Năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân, cá thể đóng góp khoảng 39,9% tổng sản phẩm trong nước. Khu vực kinh tế này góp phần tạo việc làm vừa là nơi có khả năng tiếp nhận phần lớn số lao động mới tăng thêm hàng năm và số lao động có khả năng trong quá trình sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, góp phần ổn định xã hội và đảm bảo thu nhập cho người lao động. Người lao động làm việc trong khu vực này, một số sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, số còn lại sẽ là đối tượng tiềm năng của loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện.

* Đối tượng là người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2006, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không phải là người làm việc theo hợp động lao động không xác định thời hạn, hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, không phải là cán bộ, công chức, viên chức, không phải là lực lượng vũ trang hay công nhân quốc phòng, công nhân công an, không phải là người Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, không phải chủ sử dụng lao động.

Như vậy, số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là hiệu số giữa những người thuộc lực lượng lao động trong độ tuổi lao động và những người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

* Đối tượng là số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đến năm

2015.

Những gợi ý từ kết quả các cuộc điều tra khả năng tham gia bảo hiểm xã hội của các nhóm đối tượng thời gian qua cho thấy mức độ tham gia thực sự của những người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn hết sức hạn chế. Bằng chứng là họ chưa hiểu biết về bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội tự nguyện nói riêng. Họ chỉ có thể tham gia với mức phí khá thấp và nếu tăng mức phí lên thì rất có thể nhiều người sẽ không thể tham gia được, kể cả khi họ rất muốn tham gia. Ngoài ra, sự tham gia của họ còn tùy thuộc vào công tác tổ chức thực hiện. Những bài học về Việt Nam nông dân Nghệ An thời gian qua là rất đáng tham khảo, việc tăng mức phí và tăng phạm vi tham gia cần có những điều kiện hỗ trợ nhất định từ phía Nhà nước.

Một cách lạc quan hơn có thể tính toán theo kinh nghiệm nước ngoài, trong trường hợp này có thể tham khảo bài học của Srilanka với mức tham gia bằng 33% số người thuộc diện phải tham gia. Đây có thể coi là phương án cao đối với Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Dân số trong độ tuổi lao động:

Dân số trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng chậm lại trong 10 năm tới. Từ nay đến 2009 dân số trong độ tuổi lao động tăng khoảng hơn 1 triệu người/năm. Sau năm 2012 dân số trong độ tuổi lao động ổn định ở mức 59 triệu người (biểu 2). Tuy nhiên, do tuổi thọ của dân số được nâng lên và nhiều người sau tuổi lao động vẫn tiếp tục làm việc, nên lực lượng lao động vẫn tiếp tục tăng sau năm 2012, song với tốc độ chậm lại.

Biểu 3.2. Dự báo dân số trong độ tuổi lao động đến 2015 (triệu người)


Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Dân số trong độ tuổi lao động

53,3

54,5

55,9

56,9

57,7

58,3

58,8

59,0

58,9

58,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng - 11


Số người làm việc và cơ cấu việc làm

Theo dự báo, số người có việc làm tăng nhanh hơn số người trong độ tuổi lao động, với mức tăng khoảng 1 triệu người/năm. Những dự báo về triển vọng phát triển kinh tế trong 10 năm tới là rất khả quan (khoảng 8%/năm) sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Ngoài ra, lý do số người làm việc tăng nhanh hơn dân số trong độ tuổi lao động còn là vì tuổi thọ kéo dài và một bộ phận dân số trên tuổi lao động vẫn tiếp tục làm việc. Ước tính từ số liệu điều tra mức sống dân cư 2004, có khoảng 27% số người trên tuổi 60 vẫn đang làm việc.

Dự báo, đến 2015, tỷ trọng lao động làm công ăn lương tăng nhanh từ 26,6% năm 2006 lên 45,8% năm 2015. Lao động thuần nông giảm xuống, song tốc độ giảm vẫn chậm từ 29,9% năm 2006 xuống 21,9% năm 2015 (giảm 8 điểm phần trăm sau 10 năm). Lao động tự làm phi nông nghiệp tăng nhẹ từ 13% năm 2006 lên 15,2% năm 2015. Tỷ lệ lao động tự kiêm nghề giảm xuống từ 30% năm 2006 xuống 17% năm 2015. Đây là xu hướng tích cực, bởi mỗi khi công việc ổn định và thu nhập được nâng lên thì người lao động không phải lo làm thêm các công việc khác để có thêm thu nhập. Điều dễ nhận thấy là trong 10 năm tới, lao động thuần nông và lao động có liên quan đến nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Trong thời gian tới, cơ cấu việc làm tiếp tục là yếu tố tác động mạnh đến phạm vi và mức độ tham gia BHXH tự nguyện.

Biểu 3.3. Dự báo số người có việc làm và cơ cấu việc làm đến 2015


Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

T/số người làm việc (triệu người)

43.3

44.3

45.4

46.3

47.5

48.6

49.7

50.9

52.1

53.5

Tỷ lệ làm công ăn lương (%)

26.6

28.7

30.8

33.0

35.1

37.3

29.4

41.5

43.7

45.8

Tự làm nông nghiệp (%)

29.9

29.0

28.1

27.2

26.4

25.5

24.6

23.7

22.8

21.9

Tự làm phi nông nghiệp (%)

13.0

12.8

12.6

12.4

12.2

12.0

11.8

11.6

11.4

15.2

Hỗn hợp (%)

30.1

28.7

27.2

25.8

24.3

22.9

21.4

20.0

18.5

17.1

Số người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện


Có thể thấy số người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện theo quy định của luật BHXH năm 2006 là rất lớn và ổn định ở mức cao trong 10 năm tới, gần 32 triệu người năm 2006 giảm xuống 29 triệu người năm 2015 (biểu 4). Lý do chủ yếu là số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc tăng chậm. Đặc biệt, đến 2015 vẫn còn khoảng 26 triệu lao động nông nghiệp với đặc điểm là thu nhập thấp và không ổn định.

Biểu 3.4. Dự báo số người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện đến 2015 (triệu người)


Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện

31.8

31.6

31.4

31.0

30.8

30.5

30.1

29.8

29.4

29.0


Với việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và hệ thống bảo hiểm xã hội, số đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tăng lên từ khoảng 11,5 triệu người năm 2006 lên khoảng 24,5 triệu người năm 2015, không tính lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, diện đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn, mặc dù có xu hướng giảm xuống.

Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Việc dự báo số người có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là một việc làm rất phức tạp trong bối cảnh hiện nay, do không có đầy đủ các số liệu cần thiết. Các cuộc điều tra gần đây như đã được miêu tả đều có quy mô nhỏ, tính đại diện thấp và không suy rộng được. Do vậy, việc kết quả các cuộc điều tra này chỉ có thể cung cấp các căn cứ mang tính tham khảo.

Việc ước lượng số người có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cần căn cứ cả theo năng lực tài chính và khả năng đóng góp của đối tượng và

cả theo mức độ hoàn thiện và hiệu quả hoạt động của hệ thống thu phí và quả lý quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Về năng lực tài chính và khả năng đóng góp của đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, các kết quả khảo sát cho thấy rằng nông dân là nhóm đối tượng có thu nhập thấp nhất và không ổn định. Việc tham gia của nhóm này rất nhạy cảm với mức phí. Ước tính, chỉ khoảng 10% số nông dân có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở những mức phí tương đối thấp (100.000đ/tháng). Đối với những người tự làm phi nông nghiệp và lao động hỗn hợp, tỷ lệ tham gia ước tính khoảng 15%.

Về hệ thống thu phí và quản lý, những kinh nghiệm và kết quả đạt được của hệ thống bảo hiểm xã hội bắt buộc, cũng như những bài học từ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An là rất đáng tham khảo.

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số người thực tế tham gia đóng bảo hiểm xã hội tăng lên đáng kể, từ 3,2 triệu người năm 1996, năm 2002 là 4,84 triệu người (chiếm 76,9% so với số quản lý được), năm 2003 là 5,39 triệu người (tăng so với năm 2002 là 11,36%, nhưng chỉ chiếm 78,3% so với số quản lý được), 5,8 triệu người năm 2004 và 6,2 triệu người năm 2005 (tăng 9%). Trong số đối tượng thực tế tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì đối tượng thuộc khu vực nhà nước (hành chính sự nghiệp, cán bộ xã, phường, lực lượng vũ trang và doanh nghiệp Nhà nước) năm 2002 chiếm 80,6% (3,9/4,84 triệu người) và năm 2003 là 4,1/5,39 triệu người). Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội ở khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng thấp so với tổng số thực tế đang tham gia bảo hiểm xã hội (19,4% của năm 2002 và 24% của năm 2003). Tính chung, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khu vực Nhà nước là 99%, còn trong khu vực ngoài quốc doanh là 20% [26]. Số người thực tế tham gia bảo hiểm xã hội ở khu vực hợp tác xã, các tổ chức dân lập, tư

thục, hộ kinh doanh cá thể có thuê lao động và các đối tượng khác là không đáng kể.

Bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An được bắt đầu thực hiện từ năm 1998, với mức phí thu lúc đầu khá thấp, 10.000đồng/ tháng, sau đó tăng lên 20.000đồng/ tháng. Mức đóng có thể thay đổi và người tham gia có thể đóng theo quý hay theo 6 tháng một lần. Việc thu phí được tiến hành tại xã và tiền phí thu được gửi vào tài khoản tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện. Tiền phí bảo hiểm xã hội đưa vào quỹ đầu tư phát triển tính với tỷ suất lợi nhận 8%/ năm. Quản lý phí được trích 6% từ tổng quỹ cộng dồn. Tuy nhiên, Nhà nước (Tỉnh) vẫn phải bao cấp 2 khoản là: (1) chi phí quản lý trụ sở làm việc, mua sắm, … và (2) những điều chỉnh do tác động của giá cả hay môi trường kinh tế mang lại (nếu có). Khi Nhà nước thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện từ năm 2008, cho phép những người đang tham gia bảo hiểm nông dân Nghệ An đủ điều kiện được chuyển sang tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì sẽ có khoảng 65 nghìn người đủ điều kiện để chuyển sang tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Biểu 3.5. Dự báo số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đến năm 2015 (triệu người)



2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Phương án

1

1,5

2,5

3,0

3,5

4.0

4.5

5,0


Dự báo đưa ra phương án: dựa theo những kinh nghiệm thực tế tại nước ta thời gian qua để xác định mức độ tham gia của từng nhóm đối tượng. Phương án này ấn định tỷ lệ tham gia không đổi trong suốt thời kỳ dự báo đối với tất cả các đối tượng tham gia.

Dự báo số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo phương án thấp là 1 triệu người vào năm 2008, khi chương trình đi vào hoạt động và tăng

lên 0,5 triệu người vào năm 2015. Ngoài ra, có thể thấy rằng số người thực tế có thể tham gia bảo hiểm xã hội đến năm 2015 chỉ giao động trong khoảng từ 13% đến 16% tổng số đối tượng. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn có thể coi là lý tưởng, nếu so với tỷ lệ trên 20% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của khu vực ngoài Nhà nước hiện nay.

Ước tính số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong thời gian tới được thực hiện với giả định hệ thống quản lý và thu phí đã được hình thành và vận hành tốt trong toàn quốc để đảm bảo rằng mọi người lao động có nhu cầu và có khả năng tham gia đều có thể tham gia. Tuy nhiên, trong trường hợp hệ thống quản lý chưa được tổ chức hoàn chỉnh và hoạt động chưa hiệu quả thì số người tham gia có thể không đạt được như mức dự báo.‌

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

3.2.1. Về hình thức, phạm vi áp dụng

3.2.1.1. Về hình thức

Tại Nghị quyết số 48-NQTW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng đến năm 2020 có ghi: "Hoàn thiện môi trường pháp lý cho sự hình thành, phát triển lành mạnh thị trường lao động theo hướng đa dạng hóa các hình thức …Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động" [1].

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: "Hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối đồng bộ; hoạt động của các loại hình doanh nghiệp và bộ máy quản lý Nhà nước được đổi mới một bước quan trọng" [2].

Qua đây có thể thấy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của người lao động ở mọi thành phần kinh tế là một trong các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế thi trường phát triển.

Vì vậy, cần thiết phải ban hành những văn bản cụ thể hướng dẫn thi hành Luật phần Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Để bảo đảm hiệu lực thi hành của Luật Bảo hiểm xã hội từ 1 tháng 1 năm 2008 cần đưa ra giải pháp về xây dựng, ban ngành hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ về bảo hiểm xã hội tự nguyện: cần thiết phải thể chế hóa cụ thể các nội dung trên cũng như các quy định liên quan đến tổ chức, thực Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Do vậy, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phải khẩn trương cùng các Bộ ngành trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền Nghị định và Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện. Để cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam có văn bản hướng dẫn, cùng các biểu mẫu … để gửi địa phương kịp thời triển khai thực hiện từ 1/1/2008.

3.2.1.2. Về phạm vi áp dụng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Xuất phát từ nhu cầu nguyện vọng của người lao động thuộc các thành phần kinh tế, chúng tôi đề nghị phạm vi đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cần được quy định trong nghị định gồm:

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là người trong độ tuổi lao động, kể cả các đối tượng đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm:

- Người lao động làm theo hợp đồng lao động dưới ba tháng;

- Xã viên hợp tác xã chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;

- Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;

- Người lao động cá thể trong nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch và dịch vụ …

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 02/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí