UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo như: Chương trình hành động số 19 và Kế hoạch số 82, thực hiện Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị, trong đó giao trách nhiệm cụ thể của từng sở, ngành liên quan trong việc phối hợp với BHXH thành phố Hà Nội để thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn Hà Nội.
Ba là, tình hình chi trả các chế độ BHXH bắt buộc: Thực hiện các quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Luật, cùng với hệ thống văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, trong đó quy định cụ thể trình tự, thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau, thai sản của BHXH Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho NSDLĐ, NLĐ và cơ quan BHXH thành phố Hà Nội trong việc giải quyết chế độ, đảm bảo một cách đầy đủ, kịp thời quyền thụ hưởng của NLĐ. Trong năm 2013, BHXH thành phố Hà Nội đã giải quyết chế độ BHXH ngắn hạn (ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe) cho 269.626 lượt người thụ hưởng (với số tiền 147,9 tỷ đồng) đảm bảo tốt quyền thụ hưởng của NLĐ; Giải quyết hưởng các chế độ hàng tháng cho 18.501 đối tượng. Trong đó, số người hưởng hưu trí là 14.955; tử tuất là 2.404; TNLĐ-BNN là 106 người; hưởng BHXH một lần là 30.960 người; trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là 11.027 người; tử tuất 1 lần là 5.383 đối tượng; giải quyết chế độ TNLĐ, BNN một lần cho 617 người [4, tr4].
Tổng số tiền chi trả tính đến tháng 12/2013 là 22.815,8 tỷ đồng, trong đó: chi lương hưu và trợ cấp hàng tháng cho 506.249 người thụ hưởng với số tiền chi là 17.975,2 tỷ đồng, gồm: Chi hàng tháng từ nguồn Ngân sách Nhà nước là 6.986,3 tỷ đồng; chi hàng tháng từ quỹ BHXH là 10.988,9 tỷ đồng (trong đó, chi qua thẻ ATM là 1.700 tỷ đồng với 31.964 thẻ). Chi trợ cấp BHXH 1 lần là 1.635,2 tỷ đồng, trong đó: Chi 1 lần từ Ngân sách Nhà nước là 83,3 tỷ đồng; chi 1 lần từ quỹ BHXH là 1.551,9 tỷ đồng. Phối hợp với Sở LĐ
– TB & XH thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho đối tượng với số tiền 307,4 tỷ đồng [ 5,tr4].
Với những kết quả đã đạt được ở trên, BHXH thành phố Hà Nội đã cụ thể hoá quy định của Luật BHXH vào công tác thu BHXH, giải quyết chế độ chính sách cho NLĐ đảm bảo quyền thụ hưởng của NLĐ và đã đạt được các chỉ tiêu do ngành đặt ra. Trong những năm tới, với mục tiêu mở rộng hơn nữa diện bao phủ của BHXH bắt buộc, BHXH thành phố Hà Nội sẽ cần chuẩn bị nguồn nhân lực và hiện đại hoá công nghệ thông tin để đáp ứng ngày càng tốt hơn quyền lợi của NLĐ trong lĩnh vực BHXH.
2.2.2. Những hạn chế trong thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Thứ nhất, về đối tượng tham gia, hiện nay chưa có cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cơ quan có thẩm quyền để xác định đối tượng thuộc diện đóng BHXH bắt buộc (nhất là khu vực ngoài Nhà nước) nên việc phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHXH còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ số đơn vị tham gia BHXH cho NLĐ chỉ đạt khoảng 60% so với số đơn vị thực tế hiện có trên địa bàn. Các đơn vị ngoài Nhà nước còn cố tình lách luật (ký hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng luân phiên, chỉ đóng cho 1 số lao động trong đơn vị…) để trốn đóng BHXH.
Công tác điều tra, thống kê, nắm bắt số lượng đơn vị, số lao động thực tế đang sử dụng trong các doanh nghiệp làm cơ sở cho việc đôn đốc tham gia BHXH còn bất cập. Các sở, ngành hiện quản lý, theo dòi hoạt động của các doanh nghiệp theo các tiêu chí khác nhau. Vì vậy, các số liệu thống kê về đơn vị, lao động không thống nhất. Điều này làm ảnh hưởng đến công tác tổng hợp, phân tích và đánh giá việc chấp hành pháp luật về BHXH đối với NLĐ làm việc trong khu vực này. Đặc biệt, việc quản lý, nắm bắt số đơn vị còn đang hoạt động, số đơn vị đã thay đổi địa chỉ, số đơn vị không có trên thực tế cũng như số lao động thực tế đơn vị đang sử dụng còn rất khó khăn. Hiện nay,
BHXH thành phố chưa có khả năng điều tra thống kê để nắm được đối tượng thuộc diện tham gia BHXH trên địa bàn.
Bản thân NLĐ do chưa hiểu biết về quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia BHXH nên đã không đấu tranh đòi NSDLĐ phải thực hiện nghĩa vụ về trích nộp BHXH cho mình. Đồng thời, nhiều đơn vị NSDLĐ đã lôi kéo NLĐ cùng đồng tình trong việc trốn đóng BHXH.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Pháp Luật Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc 2.1.1.về Đối Tượng Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Luật Bảo hiểm xã hội và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội - 7
- Vi Phạm Và Xử Lý Vi Phạm Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội .
- Những Yêu Cầu Đặt Ra Cho Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc.
- Mức Lương Hưu Hàng Tháng Của Người Lao Động Đủ Điều Kiện Quy Định Tại Điều 55 Của Luật Này Được Tính Bằng 45% Mức Bình Quân Tiền Lương Tháng
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Luật Bảo hiểm xã hội và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội - 12
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Thứ hai, về công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH. Trong hình thức chi bằng tiền mặt, sự phối kết hợp giữa BHXH huyện với UBND phường, xã trong công tác chi lương hưu, trợ cấp BHXH thời gian qua đạt hiệu quả cao, song việc quản lý đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp qua đời có những nơi chưa chặt chẽ, báo giảm chưa kịp thời dẫn đến chi sai, chi không đúng cho người được hưởng nên cơ quan BHXH phải thực hiện thủ tục truy thu.
Đối với đối tượng không đi lĩnh được phải có giấy ủy quyền hoặc quyết định công nhận người giám hộ (đối với đối tượng không còn đủ năng lực hành vi)... nhưng một số phường, xã chưa tạo điều kiện xác nhận ủy quyền nên gây bức xúc cho đối tượng. Việc kiểm tra, kiểm soát chưa chặt chẽ nên còn tình trạng lĩnh hộ, lĩnh thay chưa đúng quy định. Lượng tiền mặt tồn quỹ tại Ban chi trả quá lớn, không an toàn vì chi từ 3 đến 5 ngày.
Đối với chi qua tài khoản thẻ ATM, nhằm hạn chế việc chi trả sai gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước và quỹ BHXH nên định kỳ 6 tháng đối tượng phải đến ký xác nhận lại chữ ký (hoặc có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú) định kỳ vào tháng 5 và tháng 11 hàng năm. BHXH thành phố Hà Nội thường xuyên phối hợp với các đại lý chi trả để thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng do đối tượng cao tuổi, nhiều khi đi vắng, thậm chí không nhớ lịch vì vậy gây khó khăn không nhỏ đến công tác chi trả.
Đối tượng khi đã có tài khoản thẻ ATM nhưng nếu không cùng hệ thống ngân hàng nơi cơ quan BHXH mở tài khoản tiền gửi (hoặc cùng hệ thống
ngân hàng nhưng khác chi nhánh) thì khi ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản ATM cho từng đối tượng phải mất phí. Ngoài ra, có nhiều trường hợp đối tượng hưởng chế độ BHXH cùng đồng thời là đối tượng hưởng chính sách người có công, nhưng hiện nay chỉ có ngành BHXH thực hiện chi trả qua thẻ ATM, trong khi ngành Lao động - Thương binh và Xã hội chi trả bằng tiền mặt nên gây khó khăn, bất tiện cho đối tượng thụ hưởng.
Thứ ba, về công tác giải quyết chế độ BHXH bắt buộc, do khối lượng hồ sơ giải quyết chế độ BHXH hàng tháng rất lớn nên việc giải quyết và trả kết quả hồ sơ có lúc chưa kịp thời, khiến cho người thụ hưởng phải đi lại nhiều lần; do đơn vị nợ đọng kéo dài nên việc giải quyết các chế độ BHXH cho NLĐ không thực hiện được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ.
Đối với công tác chi trả trợ cấp thất nghiệp, tình trạng chi trả, hưởng trùng nhiều loại trợ cấp xảy ra nhiều (NLĐ vừa nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp đồng thời nộp hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ hưu trí, hoặc tìm được việc làm mới có tham gia đóng BHXH nhưng vẫn không báo giảm thất nghiệp…) dẫn đến việc giải quyết chế độ mất thêm nhiều thời gian, trong khi thời hạn giải quyết hồ sơ ngắn.
Thứ tư, về công tác xử lý vi phạm pháp luật BHXH, còn một số đơn vị thực hiện chưa nghiêm túc Luật BHXH như: tham gia không đúng với số lao động thực tế đang sử dụng; không thực hiện đóng BHXH hàng tháng theo quy định; cá biệt có đơn vị cố tình chiếm dụng tiền lương của NLĐ…
Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác kiểm tra còn thiếu nên tổ chức các đoàn kiểm tra nội bộ và kiểm tra các đơn vị SDLĐ còn ít. Ngoài ra, việc tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành cũng chưa được thực hiện thường xuyên. Do yêu cầu các hồ sơ khởi kiện phải do người đứng đầu đơn vị ký. Vì vậy, đơn vị nợ thường trốn tránh giao cho cấp phó của người đứng đầu hoặc cấp phòng ký. Khi đã có quyết định của Tòa án nhưng cơ quan Thi hành án
không thực hiện được do các đơn vị cũng như Ngân hàng chưa có sự phối hợp tốt trong thi hành án.
2.2.3. Nguyên nhân của tình trạng chậm đóng, nợ đọng bảo hiểm xã
hội.
Có thể chỉ ra một số nguyên nhân tình trạng chậm đóng, nợ đóng trong
thời gian qua là:
Hiện nay, vẫn còn một bộ phận không nhỏ NLĐ và NSDLĐ chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện BHXH, đặc biệt là khối kinh tế ngoài quốc doanh. Nhiều NLĐ còn chưa hiểu rò bản chất, tính ưu việt của chính sách BHXH. Hầu hết NLĐ và NSDLĐ chưa hiểu rò tầm quan trọng, quyền lợi, trách nhiệm của mình là phải tham gia để đóng góp vào quỹ BHXH – nguồn lực tài chính quan trọng, vừa đảm bảo quyền lợi cho NLĐ hưởng các chế độ, vừa góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Một biểu hiện khác của sự nhận thức chưa đầy đủ về thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho NLĐ ở một số doanh nghiệp, đơn vị là chây ỳ thực hiện nghĩa vụ nộp BHXH hoặc trích nộp BHXH theo hình thức “ xin – cho”, chiếm dụng và nợ tiền BHXH. Một số lượng lớn lao động không tự giác tham gia BHXH gây thiệt hại không nhỏ cho việc tạo lập quỹ BHXH và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ.
Bên cạnh đó, những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về BHXH cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Hiện tại, một số nội dung của Luật BHXH còn chưa được thực hiện tốt. Điều đó ngoài trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý sử dụng lao động, cơ quan thực hiện sự nghiệp BHXH còn là sự bất cập của các đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn. Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về BHXH trên địa bàn còn lúng túng trong việc xử lý vi phạm cũng như xây dựng các chế tài buộc các đơn vị sử dụng lao động tuân thủ pháp luật lao động. Sự phối hợp
hoạt động của một số cơ quan quản lý nhà nước như Liên đoàn Lao động, Thanh tra Lao động với cơ quan BHXH để thanh tra, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý.
Chức năng kiểm tra, xử lý của cơ quan BHXH đối với những vi phạm chính sách BHXH của NSDLĐ còn bị hạn chế, chưa có chế tài xử phạt, tính pháp lý chưa cao, không có các thông tin đầu vào về việc sử dụng lao động của các đơn vị. Vì vậy, rất khó khăn trong việc kiểm tra thu đúng, thu đủ cũng như thực hiện quyền lợi về BHXH cho người lao động.
Chưa có các giải pháp tích cực để chống tình trạng chiếm dụng, nợ đọng tiền đóng BHXH. Tình trạng nợ gối đầu, hiện tượng gian dối, khai man, trốn đóng diễn ra khá phổ biến và có xu hướng tăng lên. Có đơn vị nợ phải treo nhiều năm, một số doanh nghiệp còn chây ỳ. Đặc biệt các đơn vị ngoài quốc doanh, các đơn vị thuộc ngành xây dựng, cầu đường…có số nợ lên đến nhiều tỷ đồng. Điều này đã có những ảnh hưởng nhất định tới quyền lợi của NLĐ.
Mấy năm trở lại đây, cùng với lạm phát và suy thoái kinh tế trên toàn cầu, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh làm ăn kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng nợ BHXH. Thực trạng này xảy ra phổ biến ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Nhìn chung, những đơn vị này có quy mô nhỏ, trình độ quản lý của NSDLĐ còn yếu, không ổn định. Nhiều doanh nghiệp đã đăng ký thành lập nhưng không có trụ sở giao dịch; hoặc thành lập xong không hoạt động hay hoạt động thời gian ngắn rồi giải thể. Đặc biệt có một số trường hợp đơn vị đã nộp hoặc đã đối chiếu theo dòi công nợ tiền BHXH nay giải thể, phá sản, dừng hoạt động không còn chủ sở hữu hoặc chưa có biện pháp để giải quyết số nợ này. Tình trạng trốn tránh, nợ đọng tiền BHXH ở các doanh nghiệp vẫn diễn ra phổ biến.
2.2.4. Thực tiễn xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong những năm qua, BHXH thành phố Hà Nội luôn quan tâm, chú trọng đến công tác kiểm tra, thanh tra, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, nhằm giảm tỷ lệ nợ đọng BHXH – một trong những hành vi vi phạm pháp luật BHXH bắt buộc nổi cộm tại Hà Nội. Tính đến tháng 12/2013 tổng số nợ BHXH, BHYT là 1.103 tỷ đồng chiếm 6,1% tổng số phải thu, tăng 63 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó: Nợ BHXH từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 211,7 tỷ đồng; Nợ BHXH từ 6 tháng đến dưới 12 tháng là 114,4 tỷ đồng và nợ BHXH từ 12 tháng trở lên là 776,9 tỷ đồng. Một số đơn vị nợ điển hình như: Công ty cổ phần 116-Cienco1 nợ 2,9 tỷ đồng, Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng công trình 1 nợ trên 1,7 tỷ đồng, Công ty TNHH may mặc và xuất khẩu VIT Garment nợ trên 1,1 tỷ đồng…[6, tr1]
BHXH thành phố Hà Nội đã phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện các biện pháp như: nhắc nhở, xử phạt hành chính, khấu trừ tài khoản ngân hàng…nhưng những biện pháp này không mang lại hiệu quả cao. Trong thời gian vừa qua, qua kiểm tra, Thanh tra liên ngành về BHXH đã phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính với mức xử phạt cao nhất là 75.000.000 đồng đối với Công ty cổ phần Xuân Mai về hành vi chậm đóng BHXH cho NLĐ, sau đó có thể kể đến Công ty cổ phần điện tử Giảng Vò với mức xử phạt là 55.000.000 đồng, Tập đoàn Quang Minh với số tiền 37.500.000 đồng…Tuy nhiên, với mức xử phạt cao nhất là 75.000.000 đồng như hiện nay, tính răn đe trong thực hiện đóng BHXH cho NLĐ đối với các đơn vị sử dụng lao động là không cao.
Trước tình trạng này, BHXH thành phố Hà Nội phải đi “đòi nợ” bằng cách khởi kiện ra toà. Tuy nhiên, sau khi toà tuyên án, một số doanh nghiệp không chấp hành phán quyết của toà án, buộc cơ quan thi hành án phải cưỡng chế bằng cách phối hợp với các ngân hàng trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp. Thế nhưng,
hầu hết các doanh nghiệp đã trốn tránh bằng cách… rút hết tiền trong tài khoản. Trường hợp ở Công ty Cavico xây dựng Cầu Hầm (Hà Nội) là ví dụ điển hình.
Nhiều trường hợp, bản án của toà án có hiệu lực nhưng không thể thi hành vì chủ doanh nghiệp trên địa bàn không còn khả năng trả nợ, thi hành án cũng không thu hồi được tiền. Điển hình nhất là Công ty cổ phần Cavico hạ tầng, khi phát hiện trong tài khoản có 4,6 tỉ đồng, cơ quan thi hành án đến “siết nợ” nhưng tài khoản đã bị ngân hàng phong tỏa bởi doanh nghiệp còn nợ ngân hàng hơn 100 tỉ.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã tìm đủ mọi cách để trốn tránh cơ quan chức năng. Không ít doanh nghiệp từ khi nộp đơn đến thời điểm tòa án xét xử đều vắng mặt, không tìm thấy giám đốc, nhân viên, không có tài sản, không có tài khoản, doanh nghiệp không còn.
Trong bối cảnh hiện nay, việc khởi kiện doanh nghiệp nợ đọng và chiếm dụng quỹ BHXH là một việc làm cần thiết và được coi là chế tài mạnh hơn cả để buộc các đơn vị nợ đọng, trốn đóng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Theo dòi những vụ kiện thời gian qua trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy kết quả đã tạo sự đồng tình, ủng hộ của dư luận xã hội. Một số đơn vị nợ đọng khác thấy khả năng bị kiện cũng có những động thái nhất định, nhằm khắc phục tình trạng nợ dây dưa tiền BHXH, BHYT. Nhưng việc thi hành án đối với các đơn vị thua kiện vô cùng khó khăn, kéo dài về thời gian và không có tài chính đảm bảo. Việc kiện tụng là bước cuối cùng, nhưng trong thực tế kết quả vẫn không như mong muốn của cơ quan BHXH nói chung, của BHXH thành phố Hà Nội nói riêng.