Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng đến tính bền vững của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam năm 2008 - 2018 - 10

64


vấn đề hết sức cấp bách đối với tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay bởi hệ thống Ngân hàng đang gánh số nợ xấu cao, tình trạng thanh khoản theo nhu cầu của Khách hàng đang gặp tình trạng khó khăn, một số Ngân hàng yếu kém cần được xử lý…

Theo nhìn nhận của chuyên gia ngân hàng TS. Nguyễn Thị Thanh Hương khi đứng trước những rủi ro hoạt động của Ngân hàng phát sinh trong thời gian qua thì “chưa bao giờ vấn đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro (QTRR) của hệ thống Ngân hàng lại trở nên cấp bách như vậy”. Thêm vào đó, bà cũng nhấn mạnh: “Quản trị rủi ro Ngân hàng Việt Nam hiện đang chỉ ở mức trung bình, thậm chí một số Ngân hàng dưới trung bình. Chiến lược kinh doanh không bài bản, quy chế quy trình hoạt động còn nhiều kẽ hở như tăng trưởng tín dụng nóng nhưng vấn đề nhân sự không phát triển tương xứng…”.

Vì vậy, đứng trước tình hình hiện nay, đã có rất nhiều biện pháp, phương hướng khác nhau để xác định mức độ rủi ro nhằm dự báo tình hình hoạt động và đưa ra được các giải pháp để giảm thiểu mức độ của từng loại rủi ro đặc biệt là hai loại rủi ro đang được đề cập trong bài nghiên cứu này: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản. Tùy theo mỗi giai đoạn, tình hình phát triển kinh tế, hoạt động của Ngân hàng mà sử dụng theo từng loại phương pháp xác định khác nhau và đánh giá rủi ro theo từng loại tiêu chí phải thường xuyên thay đổi cho phù hợp, bởi nó liên quan đến nhiều yếu tố, tác động ... trong đó có cả những yếu tố phát sinh từ bản thân Ngân hàng và cả các yếu tố nằm ngoài khả năng điều chỉnh của Ngân hàng. Chính vì vậy, ta có thể đưa ra một số giải pháp, cách thức quản trị hạn chế rủi ro ảnh hưởng đến tình hình hoạt động cũng như tính bền vững của Ngân hàng theo nhiều cách khác nhau đến từ nhiều vị trí, quan điểm nhìn nhận cụ thể như:

5.1. Giải pháp đến từ các Ngân hàng

Thấy được những hậu quả mà rủi ro thanh khoản và rủi ro mang lại, đứng trước tình hình này, NHNN nói chung và Ngân hàng TMCP luôn phải đưa ra giải pháp để hoàn thiện hơn hệ thống, quy định của mình cụ thể như sau:

65



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Giảm lãi suất trần và khuyến khích Ngân hàng lớn hỗ trợ Ngân hàng nhỏ, các Ngân hàng không chạy đua cạnh tranh lãi suất huy động với nhau một cách công khai nhằm mục đích thu hút lượng tiền gửi nhàn rỗi từ công chúng và không có dấu hiệu suy giảm tiền gửi kể cả các Ngân hàng buộc phải tái cấu trúc.

Tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, thúc đẩy sáp nhập, mua lại (trên thực tế NHNN đã mua lại NH Đại Dương (OCEAN Bank với giá 0 đồng). Đồng thời, mua lại nợ xấu của các NHTM thông qua Công ty Quản lý tài sản của các TCTD (VAMC), góp phần giảm thiểu các rủi ro do nợ xấu mang lại. Đây được coi là giải pháp dùng để khắc phục hậu quả của sự đổ vỡ hệ thống và tạo điều kiện để minh bạch hóa các giao dịch gắn với nợ xấu trong các NHTM. Ví dụ như Sacombank ước tính từ năm 2017-2019 sẽ giải quyết khoảng 65-75% nợ xấu và nhiều tài sản tồn đọng khác, cố gắng để đưa nợ xấu từ 6,81% xuống mức 3%.

Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng đến tính bền vững của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam năm 2008 - 2018 - 10

Hạn chế lạm dụng quyền lực đối với chi nhánh NH bằng cách tập trung quyền phê duyệt những món cho vay giá trị lớn lên Hội sở chính góp phần hạn chế động cơ xấu của cán bộ NH cho vay dự án của địa phương để lấy thành tích, được bầu vào cấp ủy…

Kiểm tra thường xuyên việc tuân thủ các quy định, luật lệ liên quan tới hoạt động Ngân hàng để đảm bảo luật được thực thi đúng và nghiêm túc theo pháp luật kèm theo đó là các điều khoản xử phạt đối với những trường hợp vi phạm, tăng tính trách nhiệm của các cá nhân tổ chức, hạn chế các khoản cho vay mang tính phong trào hiện nay.

Giảm thiểu RRTD nợ xấu bằng cách:

Tháng 12/2017, Ủy ban Basel công bố văn bản “Basel III: Hoàn thiện các cải cách sau khủng hoảng”, cải cách một số tiêu chuẩn để thực hiện tính vốn đối với các loại rủi ro như RRTD, rủi ro điều chỉnh định giá tín dụng hay rủi ro thanh khoản. Ủy ban Basel đã đưa ra một tiêu chuẩn hoàn toàn mới khi yêu cầu thực hiện tính vốn cho rủi ro hoạt động - phương pháp tiêu chuẩn, hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đối với các Ngân

66


hàng quốc tế. Vì vậy, các Ngân hàng cần xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.

Để quy trình quản trị rủi ro tín dụng được thực hiệu một cách có hiệu quả và chặt chẽ hơn đồng thời hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng thì hệ thống Ngân hàng cần tăng cường nghiệp vụ quản lý và giám sát trước và sau giải ngân, nâng cao trình độ thẩm định tín dụng cũng như những nghiệp vụ đi kèm, phân tích và thẩm định tín dụng sử dụng mô phỏng dòng tiền, trao dồi phẩm chất, đạo đức cho đội ngũ cán bộ Ngân hàng, tuân thủ các quy định của luật pháp, không chạy theo mục tiêu lợi nhuận mà bất chấp rủi ro mang lại sau này.

Tuân thủ quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt đồng kinh doanh, đảm bảo tỷ lệ an toàn trong tiền gửi tại NHTW, tìa sản có tính thanh khoản cao và lượng tiền mặt dự trữ trong Ngân hàng nhằm mục đích đối phó với biến động không lường trước đặc biệt là trong điều kiện kinh tế hiện nay, việc duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc là điều không thể không làm.

Cơ cấu lại tài sản phù hợp, cơ cấu lại dự nợ, nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường để quản lý RRTK của các Ngân hàng hiện nay nhằm hạn chế rủi ro xảy ra.

Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất: hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động và cho vay theo lãi suất thị trường; hạn chế nhất tình trạng khách hàng gửi tiền rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đưa ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn.

5.2. Kiến nghị

Qua kết quả phân tích, nghiên cứu trên, ta thấy được rằng rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng ảnh hưởng đáng kể đến tính bền vững trong hoạt động của Ngân hàng cho nên công việc quản trị rủi ro trên cần được chú trọng hơn nữa để hoạt động của Ngân hàng ngày càng hiệu quả và an toàn. Chính vì vậy, tôi xin phép trình bày một số

67


kiến nghị của bản thân để góp phần nhỏ quan điểm của mình trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng trên cụ thể như sau:

Hiện nay, pháp luật mới chỉ quy định tới quản trị RRTK của từng NHTM mà chưa có quy định nào đề cập tới quản trị RRTK của toàn bộ hệ thống Ngân hàng. Bản chất của hoạt động Ngân hàng là có tính kết nối chặt chẽ và ảnh hưởng mạnh tới nội bộ Ngân hàng cũng như các bộ phận khác của thị trường tài chính. Do đó, nếu một Ngân hàng gặp rủi ro nhưng không có biện pháp khắc phục kịp thời từ phía NHTW thì sẽ ảnh hưởng dây chuyền lan rộng nguyên hệ thống toàn Ngân hàng và cho toàn bộ nền kinh tế. Kinh nghiệm từ những cuộc khủng hoảng RRTK hệ thống ở Argentina năm 2001, Nga năm 2004 hay tại một số nước khác cho thấy rằng, khi rủi ro xảy ra, Ngân hàng Trung ương của quốc gia đó phải thực thi hàng loạt các biện pháp can thiệp mạnh vào thị trường nhằm hạn chế và khắc phục những hậu quả xảy ra.

Pháp luật cần đưa ra những quy định việc xây dựng và xác định chỉ số xác định tính thanh khoản và tín dụng cho hệ thống NHTM vì hiện nay việc việc đo lường và đưa ra các cảnh báo về khả năng xảy ra RRTK, RRTD cho cả hệ thống NHTM là hết sức cần thiết. Đây được coi là tiêu chuẩn cảnh báo giúp nhà quản trị Ngân hàng ứng phó kịp thời giúp ngăn chặn khủng hoảng tín dụng và thanh khoản xảy ra và lan rộng.

Ngân hàng Nhà nước cần có quy định cụ thể khuyến khích các NHTM sử dụng phương pháp thống kê để đo lường RRTD và RRTK theo thông lệ quốc tế. Vì chính việc này sẽ giúp các NHTM đảm bảo hoạt động chuyên nghiệp và mang tính an toàn hơn.

Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát từ xa các NHTM nhằm phản ảnh chính xác tình hình hoạt động kinh doanh nói chung cũng như vấn đề thanh khoản, nợ xấu nói riêng của các ngân hàng trung thực hơn.

NHTM nên chú trọng hơn đến công tác quản trị rủi ro bằng cách thành lập những bộ phận chuyên nghiên cứu, phân tích và dự báo rủi ro để kịp thời phát hiện và xử lý những rủi ro có thể xảy ra.

68



Nhà nước nên có chính sách khuyến khích thành lập các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập, trung thực, chuyên nghiệp hơn để làm cơ sở tham chiếu chung trong công tác đánh giá rủi ro khách hàng của các NHTM.

Cần phát triển thêm các kênh dự báo tình hình, sự kiện, biến cố dựa theo cơ chế thị trường từng giai đoạn, thời kỳ và điều kiện thay đổi. Bởi khi điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của Ngân hàng điển hình như khi NHNN liên tiếp thực hiện các giải pháp mạnh, ban hành chính sách thắt chặt tiền tệ thì vấn đề thanh khoản của các NHTM đã gặp nhiều khó khăn do trước đó một số Ngân hàng dư thừa vốn khả dụng đã giảm lãi suất huy động tiền gửi cho Khách hàng.

Cho vay đồng tài trợ: Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp có những nhu cầu vay vốn với số lượng lớn và trong dài hạn mà nếu một Ngân hàng thì không thể đáp ứng được do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan và những quy định hạn chế. Chính vì vậy, hai hoặc nhiều Ngân hàng đứng ra cùng nhau liên kết để thẩm định dự án cho vay, cấp tín dụng và san sẻ rủi ro dựa theo quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên. Tuy nhiên, hiên nay do tính phức tạp cũng như nhiều vướng mắc trong quy định cho vay đồng tài trợ liên quan tới quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm các bên nên hình thức này chưa thực sự phổ. Nếu khắc phục nhược điểm trên thì cho vay hợp vốn là một trong những cách tốt nhất để hạn chế rủi ro tài chính của các Ngân hàng TMCP hiện nay.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Đây được coi là biện pháp chủ động nhất trong việc phân tán RRTD. Ngân hàng nên chia nguồn tiền đầu tư vào nhiều kênh đầu tư tín dụng khác nhau, địa bàn khác nhau cũng như nhiều ngành nghề khác nhau. Chính vì vậy, Ngân hàng cần vạch ra được một số chiến lược kinh doanh thích hợp để hạn chế rủi ro nhất có thể.

Bảo hiểm tín dụng: Bảo hiểm tín dụng cũng là một giải pháp hữu ích nhằm san sẽ rủi ro trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng bao gồm: Bảo hiểm cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Tuy nhiên, phí bảo hiểm khá cao thêm vào đó ngành bảo hiểm nước ta cũng chưa thực sự phát triển để tạo niềm tin cho khách hàng nên rất

69


ít sử dụng. Chính vì vậy, các công ty bảo hiểm nên tiếp cận thị trường, xác định được nhu cầu và tạo niềm tin cho Khách hàng nhiều hơn để Ngân hàng và khách hàng tin tưởng sử dụng nhằm hạn chế nhất rủi ro xảy ra.

Bên cạnh đó, ta không thể không kể đến công tác tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng bao gồm nhiều giai đoạn và có quan hệ chặt chẽ với nhau, kết quả của giai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn tiếp theo và tác động đến chất lượng của giai đoạn sau; trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công việc được thực hiện theo hệ thống những nguyên tắc và những quy định. Nếu mắc sai lầm một trong các giai đoạn cấp tín dụng thì hậu quả khôn lường ảnh hưởng đến rủi ro cũng như tình hình hoạt động của các Ngân hàng.

Như vậy, trong mọi hoạt động kinh doanh đều chứa đựng, tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu chúng ta không chấp nhận rủi ro thì không thể tạo ra cơ hội đầu tư và kinh doanh mới. Do đó quản lý rủi ro là một yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Chính vì vậy, các Ngân hàng cần sử dụng một cách linh hoạt biện pháp để khắc phục cũng như quản lý rủi ro tốt hơn để đạt mục tiêu trong thời gian đến.

70


KẾT LUẬN LUẬN VĂN

Theo kết quả nghiên cứu đạt được cùng với nền tảng lý thuyết có được trong quá trình học tập trong chương trình đại học cũng như bậc sau đại học và điều kiện thực tiễn. Bài nghiên cứu đã thể hiện được một số nội dung sau:

+ Phân tích nội dung cơ bản của hai loại rủi ro: tín dụng và thanh khoản.

+ Phân tích, đánh giá sự tác động, mối quan hệ của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến tính bền vững của các Ngân hàng để từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện cho Nhà quản trị Ngân hàng.

Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế thì hệ thống Ngân hàng cũn ngày càng phát triển nhanh chóng và trở thành một thành một phần không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường hiện nay. Chính vì vậy, muốn nền kinh tế phát triển ổn định thì buộc thị trường tài chính Ngân hàng phải song song đi cùng để đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn vậy, Ngân hàng phải thực sự chú trọng nhiều hơn nữa đến vấn đề quản trị rủi ro đặc biệt là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng cũng như ảnh hưởng của chúng tới tính bền vững của các Ngân hàng hiện nay.

Vượt qua khó khăn để mình ngày càng hoàn thiện và tiến bộ hơn. Luận văn chỉ hi vọng góp phần nhỏ vào giải quyết vấn đề nan giải hiện nay của các Ngân hàng và nền kinh tế. Luận văn được hoàn thành dưới sự giảng dạy tận tình của tập thể giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh – Viện Đào tạo sau Đại học, đặc biệt là sự hướng dẫn đầy tận tình của TS Nguyễn Quốc Khanh. Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu và vận dụng lý thuyết triệt để vào tình huống cụ thể, nhưng do khả năng và thời gian hạn hẹp nên không tránh khỏi sai sót. Rất mong các Quý Thầy Cô trong Hội đồng cảm thông và cho ý kiến để luận văn hoàn thiện và nâng cao kỹ năng nghiên cứu trong thời gian tới.

Xin chân thành cám ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Danh mục tài liệu Tiếng Việt

Đặng Văn Dân, 2018. Tác động của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu của các Ngân hàng TMCP Việt Nam. Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số 198.

Nguyễn Hải Long và Nguyễn Minh Phương, 2017. Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Quản trị Ngân hàng & Doanh nghiệp: Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số 186.

Nguyễn Văn Tiến, 2010. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

Trần Huy Hoàng, 2007. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động xã hội.

Vũ Thị Hồng, 2015. Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Nghiên cứu & trao đổi, Phát triển & Hội nhập.

II. Danh mục tài liệu tiếng Anh

Abdul Rashid and Sana Jabeen, 2016. Analyzing performance determinants: Conventional versus Islamic Banks in Pakistan. RePEcborbistre, page 92-107.

Acharya & Mora, 2013. A Crisis of Banks as Liquidity Providers. Journal of Finance, Forthcoming, page 11 – 31.

Ameni Ghenimi, Hasna Chaibi, Mohamed Ali Brahim Omri, 2017. The effects of liquidity risk and credit risk on bank stability: Evidence from the Mena region. Northern Border University, College of Business Administration, Saudi Arabia University of Tunis Al Manar, GEF2A Lab, Tunisia, Borsa Istanbul Review, Volume 17, Issue 4, December 2017, Pages 238-248.

Aubuchon và Wheelock, 2010. The geographic distribution and characteristics of

U.S. bank failures, 2007-2010: do bank failures still reflect local economic conditions,

econpapers.repec.org, page 395-415.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022