Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện

Việc chi trả bảo hiểm được thực hiện thông qua các quầy của các Hợp tác xã, hoặc thông qua thư ký hợp tác xã hoặc các trưởng thôn, trưởng làng.

2.1.2.4. Bảo hiểm xã hội tự nguyện của Trung Quốc

Bên cạnh việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, ở Trung Quốc những năm qua đã thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện thông qua hai chương trình: chương trình bảo hiểm hưu trí bổ sung và bảo hiểm xã hội đối với nông dân.

* Chương trình hưu trí bổ sung: Được Chính phủ Trung Quốc thực hiện từ năm 1991. Đó là một hình thức bảo hiểm tự nguyện được bổ sung trong chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm đảo bảo cho người hưởng khi nghỉ hưu có mức trợ cấp cao hơn.

Năm 1995, Bộ Lao động và Bảo hiểm xã hội Trung Quốc đã ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình hưu trí bổ sung, trong đó quy định rò quy trình và điều kiện để các doanh nghiệp tham gia đóng quỹ, theo đó chương trình hưu trí bổ sung dựa trên các nguyên tắc cơ bản, đó là:

+ Phải có tài khoản cá nhân;

+ Quản lý quỹ theo định hướng kinh tế thị trường;

+ Mức đóng góp hoàn toàn tự nguyện theo sự thỏa thuận của người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn của doanh nghiệp.

Chính phủ tổ chức thực hiện chương trình hưu trí bổ sung và có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp và người lao động tham gia. Trên cơ sở chính sách chung của quốc gia, mỗi địa phương cũng đã xây dựng chương trình riêng phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của mình, ví dụ:

Chương trình hưu trí bổ sung ở Bắc Kinh:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Trên Cơ sở những quy định chung của quốc gia, Bắc Kinh đã xây dựng và thực hiện quỹ hưu trí bổ sung từ năm 1991.

- Đối tượng tham gia: Là những người đã tham gia chương trình hưu trí bắt buộc bao gồm người lao động ở khu vực thành thị làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, hợp tác xã, lao động tự làm việc, lao động nông thôn di cư ra đô thị …

Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng - 7

- Cơ chế đóng, hưởng:

+ Không quy định mức đóng hay tỷ lệ đóng quỹ, mức đóng quỹ là tự nguyện, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, hoặc phúc lợi của doanh nghiệp. Hình thức tham gia quỹ bổ sung cũng khá đa dạng, phần lớn các doanh nghiệp tham gia vào quỹ chung do cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện, một số doanh nghiệp tự xây dựng quỹ hưu trí bổ sung của riêng mình, một số doanh nghiệp thực hiện thông qua mua bảo hiểm thương mại cho người lao động.

+ Mức hưởng của người lao động khi về hưu dựa trên cơ sở mức đóng được thể hiện bằng số tiền có trong tài khoản do doanh nghiệp và người lao động đã đóng góp. Hình thức hưởng cũng khá linh hoạt, người lao động có thể nhận một lần hoặc nhận hàng tháng, tùy theo yêu cầu của người lao động.

Bắc Kinh có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chương trình hưu trí bổ sung cho người lao động thông qua chính sách miễn giảm thuế (được trừ giảm tỷ lệ thuế phải đóng hàng năm).

* Chương trình bảo hiểm tự nguyện nông thôn:

Bảo hiểm xã hội cho nông dân ở Trung Quốc được thực hiện thí điểm từ năm 1989 và đến năm 1992 được thực hiện đại trà ở gần 200 địa phương. Sau đây là một số đặc điểm về chương trình bảo hiểm xã hội tự nguyện nông thôn tại Nam Kinh:

Nam Kinh thực hiện chương trình bảo hiểm xã hội tự nguyện nông thôn (Nông bảo) từ năm 1992. Chương trình Nông bảo như một chương trình tiết kiệm cá nhân, có đối tượng tham gia là những lao động làm việc trong các hợp tác xã ở khu công nông.

Mức đóng hay tỷ lệ đóng của chương trình này do người lao động tự chọn. Các hợp tác xã ở nông thôn Nam Kinh cũng khuyến khích người lao động tham gia quỹ và đóng góp với mức tương ứng của hợp tác xã.

Phương thức đóng: Việc đóng góp của người lao động là tự nguyện, không hạn chế tuổi tác, có thể đóng nhiều lần và cũng có thể được đóng một lần, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của người lao động.

Mức hưởng và phương thức hưởng: Người lao động được nhận trợ cấp khi 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ. Mức hưởng hàng tháng được xác định trên cơ sở lấy tổng số tiền đóng góp của hợp tác xã và người lao động trong tài khoản cá nhân chia cho 216 tháng (18 năm). Người lao động cũng có thể nhận một lần toàn bộ số tiền có trong tài khoản nếu mức nhận hàng tháng quá thấp.

Trong quá trình đóng quỹ, người lao động có thể nhận lại số tiền đóng góp của mình trong các trường hợp như: phải di chuyển chỗ sang tỉnh khác hoặc có lý do chính đáng nhưng chỉ được nhận lại số tiền do bản thân đóng góp còn phần của hợp tác xã không được nhận lại.

Nam Kinh thực hiện chính sách khuyến khích thông qua lãi suất tài khoản cá nhân được tính cao hơn so với lãi suất tiết kiệm. Người lao động chỉ phải trừ chi phí quản lý 3% trong năm đầu đóng quỹ, từ năm thứ 2 không phải trừ chi phí nào khác. Trong trường hợp thiếu chi phí quản lý sẽ được bổ sung từ ngân sách của địa phương.

Bộ máy quản lý chương trình nông bảo của tỉnh được chia thành 4 cấp, với chức năng, nhiệm vụ sau đây:

Cấp tỉnh: Có trách nhiệm xây dựng chương trình, ban hành cơ chế, chính sách chung của địa phương.

Cấp huyện: Có trách nhiệm cụ thể hóa cơ chế, chính sách do tỉnh ban hành.

Cấp cơ sở (thị trấn): Thực hiện đăng ký tham gia quỹ Nông bảo đối với các hợp tác xã và người lao động.

Cấp làng: Thực hiện công tác thu tiền đóng của hợp tác xã và người lao động.

Giữa các cấp có mối quan hệ rất chặt chẽ và thường xuyên có sự trao đổi, liên hệ với nhau trong công việc. Nhờ đó đã góp phần thúc đẩy hoạt động của chương trình được đồng bộ.

Quan thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân ở Trung Quốc cho thấy, người nông dân với sự tham gia của các hợp tác xã đã có được sự bảo đảm nhất định trong cuộc sống, trong khi đó phần lớn nông dân Trung Quốc thu nhập còn thấp và không ổn định. Nhưng việc thực hiện BHXH cho nông dân là chính sách quan trọng của Trung Quốc, góp phần hạn chế gia tăng dân số, đặc biệt là thay đổi được quan niệm truyền thống người già sống dựa vào con trai của Trung Quốc.

2.1.2.5. Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Thổ Nhĩ Kỳ

Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Thổ Nhĩ Kỳ được chia thành hai tiểu hệ thống thỐng nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với lao động tự do và bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với nông dân tự do.

Đối tượng của bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với lao động tự do bao gồm: người lao động độc lập không có quan hệ lao động; vợ hoặc chồng thất nghiệp của người lao động trong khu vực nông nghiệp; những người nội trợ; những người gốc Thổ có quốc tịch nước ngoài do điều kiện phải sống phụ thuộc và không có công việc ổn định.

Đối tượng của bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với nông dân tự do, gồm những người lao động tự do không thuộc đối tượng của bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Các chế độ bảo hiểm được áp dụng gồm: chế độ mất sức lao động, chế độ bảo hiểm tuổi già và chế độ tử tuất (chế độ tuất chỉ áp dụng đối với lao động tự do, không áp dụng đối với nông dân).

Điều kiện để được hưởng trợ cấp mất sức lao động là phải suy giảm từ 2/3 khả năng lao động và phải đóng góp bảo hiểm tối thiểu 5 năm. Đối với bảo hiểm tuổi già, tuổi nghỉ hưu đối với nam là 55 và nữ là 50 và phải có thời gian đóng góp bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu là 25 năm. Những người có thời gian đóng góp từ 15 năm đến dưới 25 năm thì hưởng bảo hiểm tuổi già một phần (gọi là hưu sớm, được hưởng mức trợ cấp hàng tháng thấp hơn so với những người đủ điều kiện). Đối với những người có dưới 15 năm đóng bảo hiểm thì được hưởng trợ cấp hưu một lần.

Về tài chính, cơ quan bảo hiểm xã hội đề ra 12 mức đóng (tương tự ở Trung Quốc là 10 mức), để người tham gia bảo hiểm có thể lực chọn đóng theo 1 trong 12 mức đó.

Mức hưởng trợ cấp bảo hiểm tuổi già (mức tối thiểu) được áp dụng tương tự như mức trợ cấp tuổi già của các hệ thống bảo hiểm khác (ở Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều hệ thống bảo hiểm xã hỘi khác nhau cho các nhóm đối tượng khác nhau).

Một số điểm rút từ kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện ở một số nước trên thế giới:

Qua nghiên cứu tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện ở các nước trên thế giới có thể rút ra một số điều hữu ích cho Việt Nam trong quá trình xây dựng chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện:

- Thứ nhất, về sự cần thiết

Không một nước nào cùng một lúc ban hành một chính sách bảo hiểm xã hội duy nhất để áp dụng cho đồng loạt mọi đối tượng lao động. Sự ra đời,

phát triển và từng bước mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội từng thời kỳ. Có thể nói, bảo hiểm tự nguyện là hình thức quá độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc mà nước nào cũng phải thực hiện trong những điều kiện nhất định với những nhóm đối tượng nhất định nhằm đảm bảo cho mọi người dân đều được tham gia một bảo hiểm xã hội. Do đó. Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta với thu nhập, quan hệ lao động, khả năng đóng góp khác nhau thì việc ban hành nhiều hình thức bảo hiểm xã hội theo đặc điểm từng loại đối tượng lao động là phù hợp với kinh nghiệm quốc tế.

- Thứ hai, về đối tượng tham gia

Rất nhiều nước trên thế giới đã thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện, đối tượng tham gia loại hình bảo hiểm này là những người nông dân, lao động trong nông nghiệp và lao động độc lập, những người chưa tham gia loại hình bảo hiểm bắt buộc. Một số nước cũng cho phép những người đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tham gia loại hình bảo hiểm tự nguyện để tăng khả năng an toàn trong cuộc sống. Như đã nêu ở trên, việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cần phải thực hiện thận trọng, từng bước. Cần dự báo số lượng người tham gia (kể cả đối tượng tiềm năng, đối tượng khả thi và những rủi ro có thể có) để điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

- Thứ ba, về các chế độ bảo hiểm

Tùy theo điều kiện kinh tế xã hội của từng nước có thể thực hiện một hay một số các chế độ bảo hiểm. Các chế độ được đa số các nước thực hiện theo thứ tự ưu tiên là bảo hiểm tuổi già (hưu trí), chế độ tử tuất, chế độ mất sức lao động. Có một số ít nước thực hiện cả chế độ bảo hiểm ốm đau và thai sản. Việc mở rộng các chế độ bảo hiểm cũng cần phải được thực hiện thận trọng, từng bước.

- Thứ tư, về tài chính bảo hiểm

Do đặc thù của các nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đa số có thu nhập không ổn định, đặc biệt là lao động trong nông nghiệp và nông thôn thu nhập thường gắn với mùa vụ, nên các nước thực hiện rất linh hoạt về mức đóng và hình thức đóng bảo hiểm. Mức đóng thường được áp dụng mức đồng nhất, tùy theo điều kiện của từng nơi, gắn với mức sống chung của dân cư và có điều chỉnh theo từng giai đoạn. Có một số nước quy định nhiều mức đóng góp khác nhau để người tham gia có thể lựa chọn, phù hợp với điều kiện thu nhập của bản thân.

Vì là bảo hiểm tự nguyện, nên việc đóng góp chủ yếu do người tham gia bảo hiểm đóng góp, nhưng ở một số nước, nhất là ở các nước phát triển, nhà nước hoặc hợp tác xã cũng có sự hỗ trợ cho quỹ bảo hiểm. Đây là điều rất quan trọng để duy trì sự hoạt động của hệ thống bảo hiểm với mục tiêu an sinh xã hội chung.

Hình thức đóng góp có thể theo tháng hoặc theo quý hoặc 6 tháng một lần tùy theo điều kiện của từng nơi.

Mức hưởng bảo hiểm thường không gắn với thu nhập và dựa vào mức đóng và khả năng thanh toán của quỹ, nhưng không thấp hơn mức sống tối thiểu của dân cư. Để được hưởng bảo hiểm tuổi già thì điều kiện tuổi đời là căn cứ để xem xét. Tuổi nghỉ hưu của bảo hiểm tự nguyện của các nước cũng tương tự như bảo hiểm bắt buộc hoặc thấp hơn không đáng kể, nhưng không cao hơn.

Việc chi trả bảo hiểm rất linh hoạt có thể thông qua tài khoản cá nhân, thông qua hệ thống bưu điện hoặc thông qua đại diện hợp tác xã, đại diện thôn, xóm …

Quỹ bảo hiỂm xã hội tự nguyện thường được quản lý riêng, trên cơ sở tự quản và được nhà nước bảo hộ.

Mặc dù thực hiện riêng, nhưng các nước có thể thực hiện việc "liên thông" giữa bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc để bảo đảm quyền lợi

liên tục cho người tham gia bảo hiểm khi di chuyển trong thị trường lao động. Tuy nhiên, thời gian đầu bảo hiểm tự nguyện thường được thực hiện riêng, nên có thể xảy ra trường hợp một người có thể cùng một lúc tham gia cả hai hệ thống bảo hiểm.‌


2.2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

2.2.1. Trước khi có Bộ luật Lao động (1986-1994)

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam đã bước đầu ban hành những văn bản nhằm cụ thể hóa các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện, cụ thể là:

Thời kỳ quản lý tập trung bao cấp tương ứng với thành phần kinh tế Nhà nước thì chế độ bảo hiểm xã hội gần như chỉ có một hình thức duy nhất là bảo hiểm xã hội bắt buộc, áp dụng cho cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước. Thời kỳ này chưa xuất hiện hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện cả về mặt pháp luật cũng như trong thực tế.

Tiếp đến năm 1989 thực hiện Nghị quyết số 16/NĐ-TW ngày 15/7/1988 của Trung ương, Chỉ thị số 234 ngày 18/8/1988 và Nghị định số 146/HĐBT ngày 24.9.1988 của HĐBT (nay là Chính phủ) về chính sách đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã xây dựng trình Hội đồng Bộ trưởng Điều lệ dự thảo về bảo hiểm xã hội đối với lao động làm việc ở các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Hội đồng Bộ trưởng đã đồng ý cho làm thí điểm tại 5 tỉnh là: Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Bình và Hoàng Liên Sơn (văn bản số 2251/PPLT ngày 29/11/1989 của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng). Bộ Lao động Thương bình và Xã hội là cơ quan triển khai dự án này.

2.2.2. Từ khi có Bộ luật Lao động (từ năm 1994) đến nay

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/07/2022