Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay - 5

tuổi nghỉ hưu đối với NLĐ làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Quy định về tuổi nghỉ hưu của nước ta hiện nay còn thấp so với các nước trong khu vực và còn có sự chênh lệch về độ tuổi giữa nam và nữ: Hàn Quốc quy định 60 tuổi với cả hai giới, Thụy Điển quy định nam 63, nữ 62 tuổi 25. Với thực tiễn già hóa dân số, nhằm đảm bảo sự ổn định của quỹ BHXH, nước ta cần nâng cao tuổi nghỉ hưu của NLĐ đối với cả nam và nữ và cũng phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Chế độ hưu trí chủ yếu được chi trả theo hình thức định kỳ (tuần, tháng, quý) theo một tỷ lệ % nhất định trên cơ sở mức tiền lương. Mức hưởng trợ cấp hưu trí tối thiểu theo khuyến cáo của ILO là 40% hoặc 45% của số tiền trung bình khi đã có 30 năm đóng góp bảo hiểm và số tiền trợ cấp trên không được vượt quá mức tiền lương khi NLĐ đang làm việc. Mức hưởng lương hưu hàng tháng của NLĐ ở nước ta được tính trên cơ sở số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH; theo đó, 15 năm đóng BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, sau đó, cứ thêm 1 năm đóng BHXH thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, đảm bảo mức hưởng tối đa là 75%, mức lương hưu hàng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung. Như vậy, mức hưởng lương hưu của NLĐ ở nước ta phù hợp với khuyến nghị của ILO và đảm bảo quyền lợi thụ hưởng cho NLĐ.

Đối với những người hưởng trợ cấp hưu trí theo định kỳ không có sự giới hạn về thời gian hưởng, việc trợ cấp được thực hiện cho đến khi NLĐ chết. Đối với NLĐ không đủ điều kiện được được trợ cấp hàng tháng thì được giải quyết hưởng trợ cấp một lần hoặc có thể thực hiện việc bảo lưu kết quả đóng BHXH chờ đến khi đạt độ tuổi quy định hoặc đóng thêm bảo hiểm để đủ điều kiện hưởng. Theo qui điṇ h tại Luật Bảo hiểm xã hội thì người lao

đôṇ g nghỉ viêc

nhưng chưa đủ điều kiên

hưởng chế đô ̣hưu trí hàng tháng

đươc

giải quyết bảo hiểm xã hôi

môt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

lần.

Chế độ tử tuất: Chế đô ̣tử tuấ t là chế đô ̣giành cho nhân nhân người lao đôṇ g đang tham gia BHXH hoặc đã tham gia BHXH nay đang hưởng bảo hiểm, đang chờ hưởng bảo hiểm mà chết, nhằm trợ giúp một phần chi phí tang lễ và trợ giúp cho thân nhân NLĐ khi NLĐ mất. Như vậy, chế độ bảo hiểm tử tuất bao gồm hai chế độ: chi phí mai táng và trợ cấp tuất đối với thân

Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay - 5

nhân NLĐ và quy định chặt chẽ về độ tuổi, mức suy giảm khả năng lao động và mức độ phụ thuộc của thân nhân đó đối với NLĐ.

Chế độ mai táng phí thường được ấn định một số tiền cố định để cấp cho người thực hiện mai táng. Ở nước ta mức trợ cấp mai táng phí này được ấn định bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.

Ngoài trợ cấp mai táng phí, thân nhân của NLĐ chết còn được hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần. ILO thường đề cập đến khoản trợ cấp cho thân nhân này với tư cách là trợ cấp dài hạn, những thân nhân này phải đáp ứng điều kiện là sống phụ thuộc vào thu nhập của NLĐ bị chết. Mức trợ cấp này thường được quy định đồng đều cho mọi thân nhân theo tỷ lệ gắn với thu nhập. Nhân nhân được trợ cấp trong những trường hợp này thường được pháp luật giành cho vợ, con cái của NLĐ.

Cũng giống như quan điểm chung của các nước, Việt Nam giành chế độ trợ cấp đối với những thân nhân: con cái; vợ (chồng) của NLĐ ; tuy nhiên bổ sung đối tượng sau: bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ (chồng). Khoản trợ cấp mà thân nhân NLĐ nhận được có thể là dài hạn có thể là một lần, tùy thuộc vào điều kiện do pháp luật đặt ra. Nhưng cũng giống như quan điểm của ILO, pháp luật nước ta quy định, thân nhân của NLĐ đó phải đáp ứng các điều kiện về tuổi đời và sống phụ thuộc, không có nguồn thu nhập (hoặc có nguồn thu nhập nhưng thấp hơn mức sống tổi thiểu), mức trợ cấp tiền tuất hàng tháng được

tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung. Đối với những thân nhân không đủ

điều kiên

hưởng trơ ̣ cấp hàng tháng thì ho ̣đươc

hưởng trơ ̣ cấp tuất môt

lần .

Ở phương diện nào đó, chế độ tuất quy định một khoản thừa kế người tham gia BHXH chưa hưởng hết phần mà họ đã đóng góp và họ để lại cho thân nhân khi họ bị chết.

b. Chế độ bảo hiểm tự nguyện

BHXH tự nguyện là loại hình BHXH mà NLĐ tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH. Hiện nay các nước trên thế giới thực hiện loại hình BHXH tự nguyện đều thực hiện hai chế độ hưu trí và tử tuất, có một số ít thực hiện thêm chế độ tai nạn lao động như Bồ Đào Nha, Nhật Bản và Camơrun; các chế độ được thiết kế tương tự như trong hệ thống BHXH bắt buộc 30; đối tượng áp dụng đối với loại hình này tương đối rộng, không bao gồm những người làm công hưởng lương. Theo Luật BHXH thì BHXH tự nguyện được triển khai thực hiện từ năm 2008 với hai chế độ: hưu trí và tử tuất. Đối tượng áp dụng đối với loại hình BHXH tự nguyện bao gồm: NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và còn trong độ tuổi lao động.

Chế độ hưu trí Chế độ hưu trí trong BHXH tự nguyện cũng được thiết kế tương tự như trong BHXH bắt buộc, NLĐ phải đảm bảo thời gian đóng BHXH tối thiểu và độ tuổi nhất định thì được hưởng trợ cấp. Thời gian đóng BHXH tối thiểu theo quy định trong pháp luật nước ta là 20 năm và đạt độ tuổi 55 đối với nữ và 60 đối với nam.

Nhằm tạo điều kiện cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện có điều kiện hưởng trợ cấp dài hạn khi hết tuổi lao động, pháp luật còn tạo điều kiện cho những đối tượng đáp ứng điều kiện tuổi đời nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu thì được đóng tiếp cho đến khi đạt điều kiện do pháp luật quy định. Quy định này giữa hệ thống BHXH tự nguyện ở nước ta và bảo hiểm hưu trí đối

với NLĐ nông thôn ở Trung Quốc tương tự nhau: pháp luật Trung Quốc quy định: những người khi đến đủ 60 tuổi nhưng chưa đạt 15 năm đóng tối thiểu thì được đóng một lần cho đủ số tháng còn thiếu để đủ thời gian đóng góp cần thiết 2. Luật BHXH quy định, những người còn thiếu không quá 5 năm thì được đóng tiếp cho đủ số năm đóng BHXH.

Theo pháp luật Việt Nam đã có sự liên thông giữa hai loaị hình bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện , thể hiện mặt tích cực của chế độ BHXH tự nguyện tạo cơ hội cho NLĐ tiếp tục tham gia loại hình BHXH

để đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng. Đồng thời, thể hiện sự tiến bộ trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang tạo sự dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn lên thành thị.

Chế độ tử tuất Đối với loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện ở nước ta

do xuất phá t từ nguyên tắc tự nguyên

, xác định mức hưởng dựa trên phí bảo

hiểm đã đóng, đảm bảo công bằng về quyền lợi và có tính đến tương quan phù hợp với quyền lợi hưởng bảo hiểm hưu trí , chế đô ̣tử tuất trong bảo hiểm xã hội tự nguyện qui định loại trợ cấp tuất một lần . Thân nhân NLĐ được hưởng trợ cấp tuất một lần căn cứ vào số năm đã đóng BHXH và thời gian đã hưởng trợ cấp và không quy định mức tối thiểu .

c. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp

BHTN nhằm đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ trong trường hợp bị mất việc làm và đang có nhu cầu tìm việc, ngoài ra còn hỗ trợ, tạo điều kiện cho họ quay trở lại thị trường lao động. Bảo hiểm th ất

nghiêp

đươc

áp duṇ g Viêṭ Nam từ ngày 1/1/2009, măc

dù đã đươc

qui điṇ h

trong Luât

Bảo hiểm xã hôi

2006.

Theo kinh nghiệm của các nước, đối tượng của BHTN là những NLĐ bị thất nghiệp phải có thời gian lao động nhất định, ở lĩnh vực ngành nghề nào đó và làm trong cơ sở có quy mô lao động theo quy định. ở Hàn Quốc, đối

tượng áp dụng BHTN là lao động bán thời gian và hưởng tiền lương ngày có việc làm từ 1 tháng trở lên cũng thuộc đối tượng của chương trình; ở Trung Quốc, BHTN áp dụng đối với tất cả lao động ở thành thị, lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và những nông dân làm hợp đồng trong các doanh nghiệp này. Đối tượng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp theo Luật BHXH là: NLĐ làm việc

theo hơp

đồng lao đôṇ g hoăc

hơp

đồng làm viêc

mà các hơp

đồng này không

xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng đối với NSDLĐ từ 10 lao đôṇ g trở lên.

Điều kiện hưởng BHTN thường phức tạp hơn nhiều so với các chế độ

khác trong hệ thống BHXH. Do có sự liên quan chặt chẽ với vấn đề việc làm và giải quyết việc làm nên pháp luật một số quốc gia có sự phối hợp giữa quyền lợi BHTN và giải quyết việc làm. Người tham gia phải nộp phí bảo hiểm trong một thời gian nhất định. Việc quy định thời gian tối thiểu là bao nhiêu tùy thuộc vào mỗi nước và phải đăng ký thất nghiệp, đăng ký tìm việc làm tại cơ quan lao động có thẩm quyền do Nhà nước quy định và phải đăng ký với cơ quan dịch vụ việc làm hoặc cơ quan quản lý lao động.

Công ước số 102 không đưa ra bất kì một chỉ số đặc biệt nào liên quan đến độ dài thời gian đủ điều kiện để hưởng trợ cấp BHTN mà chỉ khuyến cáo rằng khoảng thời gian này phải được xem xét để ngăn chặn sự lạm dụng chế độ BHTN. Ở Trung Quốc để nhận trợ cấp BHTN thì cần có 3 điều kiện sau: đã đóng phí BHTN đủ trọn 1 năm; sự hủy bỏ công việc đang làm không phải là do tự bản thân đã đăng ký thất nghiệp và có đơn xin tái làm việc đã được điền đầy đủ. Nhật bản quy định có 6 tháng tham gia vào hệ thống bảo hiểm trong 12 tháng cuối cùng và nhất thiết phải đăng ký với cơ quan bảo đảm việc làm quốc gia, việc đăng kí phải thường xuyên 4 tuần một lần 38. Tương tự

theo thông lệ quốc tế, pháp luật nước ta quy định người lao đ ộng đươc

hưởng

bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện : Đã đóng BHTN đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp; đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH; chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.

Nhằm tạo điều kiện cho NLĐ khắc phục được những khó khăn trong giai đoạn thất nghiệp, pháp luật các nước đã quy định về khoản trợ cấp thất nghiệp nhằm tạo điều kiện NLĐ khắc phục khó khăn và tìm kiếm việc làm, mức trợ cấp này phải thấp hơn mức thu nhập của NLĐ khi đang làm việc nhưng vẫn phải đảm bảo đời sống tối thiểu cho người thất nghiệp. Công ước

102 đã qui điṇ h rằng trơ ̣ cấp thất nghiêp tối thiểu phải ở mức 45% mứ c thu

nhâp

trước đó . Thông thường các nước thường thiết kế mức hưởng từ 50%

đến 60% tiền lương trước khi thất nghiệp. Kinh nghiệm thực hiện chế độ BHTN ở một số nước cho thấy:

Ở Hàn quốc, mức hưởng BHTN là 50% thu nhập của NLĐ ở tháng trước khi họ bị mất việc làm, mức hưởng tối thiểu là 70% mức tiền lương tối thiểu. Ở Trung Quốc mức hưởng trợ cấp BHTN theo một nguyên tắc chung là thấp hơn mức tiền lương tối thiểu nhưng phải cao hơn mức sống tối thiểu của cư dân thành thị 38.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố tài chính, vào quỹ bảo hiểm và thời gian tham gia BHTN, ngoài ra còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội khác. Thời gian hưởng trợ cấp theo Công ước số 168 của ILO là 26 tuần, thông thường ở các nước thời hạn hưởng khoảng từ 12-25 tuần lễ như: Đức 13 tuần, Áo 12 tuần, Canada 36 tuần

. Tuy nhiên, cũng có một số nước quy định thời gian để hưởng BHTN rất chặt chẽ, chẳng hạn như Trung Quốc quy định:

Trợ cấp thất nghiệp sẽ được hưởng trong vòng 12 tháng nếu người bị thất nghiệp đã đóng góp vào quỹ BHTN trong thời hạn từ 1 đến 5 năm, những

người đóng BHTN từ 5 đến 10 năm thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 18 tháng, những người đóng BHTN trên 10 năm thì sẽ được nhận tối đa là 24 tháng. Khi NLĐ bị thất nghiệp sau khi đã tìm được việc làm thì thời gian đóng góp cho quỹ sẽ được tính toán lại trên cơ sở xem xét khoảng thời gian họ đã nhận BHTN tước đây. Tuy nhiên, mức tối đa cũng không được vượt quá 24 tháng 38.

Như vậy, thời hạn hưởng BHTN ở các nước phụ thuộc vào thời gian đóng, tỷ lệ hưởng, khả năng thanh toán của quỹ và phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội nhất là khả năng tiếp cận của thị trường lao động.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật nước ta, mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp ở nước ta là tương đối phù hợp với khuyến nghị của ILO và pháp luật các nước trên thế giới, phù hợp với thực tiễn nước ta: mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp . Mứ c trơ

cấp tùy thuôc vào khoảng th ời gian đã đóng bảo hiểm xã hội của người lao

đôṇ g, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp ở nước ta tăng dần: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng, NLĐ có thời gian đóng BHTN càng lâu thì thời gian hưởng thất nghiệp tăng dần.

Ngoài khoản trợ cấp thất nghiệp người thất nghiệp còn được hưởng các chế độ khác bao gồm : hỗ trợ học nghề , hỗ trợ tìm việc làm và BHYT . Như vâỵ , các quy định về quyền lợi của người thất nghiệp theo pháp luật hiện

hành tương đối có lợi cho NLĐ trong trường hơp vì nguyên n hân khách quan

mà họ bị mất việc làm , đã thể hiện sự tiến bộ của pháp luật BHXH và ngày càng nâng cao chất lượng của hệ thống ASXH nói chung.

1.2.2.3. Quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH là quỹ tiền tệ độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà nước được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp bằng tiền của các bên tham gia

BHXH nhằm chi trả trợ cấp BHXH. Việc thiết lập quỹ BHXH độc lập với ngân sách quốc gia hình thành từ sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ đặt dưới sự bảo trợ của Nhà nước vẫn là cách được đa số quốc gia lựa chọn. Đặc trưng của quỹ BHXH là sự an toàn về tài chính với vai trò quan trọng của Nhà nước. Sự bảo trợ của Nhà nước đối với quỹ BHXH ở các quốc gia có sự khác nhau nhất định. Có quốc gia quy định mức hỗ trợ cụ thể, nhưng có quốc gia chỉ giới hạn việc cấp bù khi có sự mất cân đối của tài chính của quỹ. Ở Cộng hòa Liên bang Đức: Chính phủ bù phần thiếu hụt, còn NSDLĐ phải đóng góp vào quỹ BHXH khoảng từ 16% đến 22,6% so với quỹ lương của tổ chức hay doanh nghiệp;mỗi NLĐ đóng góp từ 14,8 đến 18,8% tiền lương cá nhân 30. Mức đóng góp của NLĐ và NSDLĐ được quy định giữa các nước khác nhau. Đa phần các nước xác định mức đóng trên cơ sở tiền lương, nhưng có quốc gia ấn định mức đóng đồng đều cho mọi NLĐ tham gia trên cơ sở tiền lương tối thiểu. Mức đóng của NLĐ thường thấp hơn mức đóng của NSDLĐ, nhưng có quốc gia quy định tỷ lệ bằng nhau. Việc tổ chức, quản lý quỹ BHXH ở các quốc gia có khác nhau. Có quốc gia thiết lập quỹ chung cho mọi chế độ, có quốc gia thiết lập quỹ riêng cho từng chế độ và nhiều quốc gia thành lập hai loại quỹ BHXH ngắn hạn và dài hạn, quỹ BHXH bắt buộc và tự nguyện.

Ở nước ta hiện nay, Quỹ BHXH được thiết lập thành hai quỹ: quỹ BHXH bắt buộc và quỹ BHXH tự nguyện trong đó mức đóng góp của các quỹ được quy định:

Quỹ BHXH bắt buộc được hình thành do sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ: theo đó NLĐ có mức đóng thấp hơn mức đóng của NSDLĐ và trên cơ sở mức tiền lương, tiền công tháng.

Đối với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện thì mức đóng của NLĐ bằng tổn mức đóng của NLĐ và NSDLĐ trong BHXH bắt buộc trên cơ sở mức tiền lương mà NLĐ lựa chọn đóng BHXH.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2023