Công Tác Triển Khai Thực Hiện Chính Sách, Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Đã Tác Động Tiêu Cực Đến Sự Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Của Người Lao

- Văn hóa ứng xử và phong cách phục vụ của công chức, viên chức ngành BHXH Văn hóa ứng xử và phong cách ph c v của công chức, viên chức ngành BHXH đã chuyển biến tích cực theo m c tiêu ph c v người tham gia và th hưởng BHXH tốt nhất. Kết quả là, trong 6 tháng đầu năm 2016, thời gian thực hiện TTHC của ngành BHXH đã giảm xuống còn 48,5 giờ. Ngành BHXH đang phấn đấu đến cuối năm 2016 việc đẩy mạnh giao dịch điện tử sẽ giúp giảm xuống còn 45 giờ - bằng với mức trung bình của các nước ASEAN. Những kết quả từ cải cách TTHC đã nâng cao chất lượng dịch v công của ngành BHXH, từ đó tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo m c tiêu Nghị quyết của Chính phủ [44].

Những n lực bên trên của ngành bảo hiểm xã hội đã ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. Bằng chứng là tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng lên từ năm 2016 đến năm 2018 [43].

4.1.2.2. Công tác triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội đã tác động tiêu cực đến sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước

- Trình tự, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội còn rườm rà, phức tạp

Nhiều doanh nghiệp ngoài nhà nước phản hồi về trình tự thủ t c vẫn còn rườm rà, qua nhiều khâu không cần thiết và phức tạp: C thể đối với chế độ ốm đau, thai sản việc giải quyết chế độ 1 lần cho nam có vợ sinh con mà vợ không tham gia bảo hiểm Xã hội, vì Bảo hiểm xã hội quản lý theo tỉnh nên không thể kiểm tra vợ của người lao động nam nếu có tham gia bảo hiểm ở đơn vị khác tỉnh. Hoặc trong trường hợp NLĐ khi con ốm không muốn vào bệnh viện vì thủ t c rườm rà, phức tạp nên họ đến cơ sở tư để khám. Vì không có quyền cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH nên các cơ sở khám tư chỉ được cấp cho người lao động có sổ con ốm. Theo quy định, thì bên BHXH không chấp nhận Sổ con ốm, như vậy quyền lợi của NLĐ đã bị thu hẹp lại. Người lao động nghỉ bệnh trên 14 ngày thì phải đợi cơ quan Bảo hiểm giải quyết xong chế độ ốm đau mới được báo giảm, gây khó khăn cho doanh nghiệp."

Doanh nghiệp ngoài nhà nước và người lao động còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện KCB bằng thẻ BHYT như: quy trình chuyển tuyến, chưa tổ chức KCB

ngoài giờ hành chính và cuối tuần, sai lệch thông tin về tên đơn vị trong giấy hưởng BHYT, công tác bàn giao thẻ BHYT cho DN, thu hồi thẻ BHYT của NLĐ thôi việc, giới hạn phạm vi đăng ký KCB ban đầu…

- Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính của ngành BHXH

Khi được hỏi thời gian giải quyết thủ t c về BHXH (số giờ trung bình 1 năm DN cần để hoàn thành các thủ t c đăng ký và nộp BHXH, BHYT), kết quả trả lời của DN cho thấy: có 54% số DN có số thời gian giải quyết BHXH dưới 50 giờ/năm

– thấp hơn so với số giờ trung bình mà BHXH Việt Nam tuyên bố đã đạt được năm 2016: 48,5 giờ/năm; trong đó có chỉ có 20% số DN đạt dưới 20 giờ/năm; 34% số DN mất từ 30 đến 50 giờ/năm. Còn 46% số DN phải mất trên 50 giờ/năm để giải quyết TTHC về BHXH; trong đó có 22% số DN mất từ 51-70 giờ và còn 24% số DN phải giành trên 70 giờ/năm cho BHXH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Kết quả này cho thấy mặc dù cải cách TTHC của BHXH đã được DN đánh giá khá cao, đem lại thuận lợi lớn cho DN và NLĐ nhưng số thời gian thực tế mà nhiều DN phải giành cho TTHC của BHXH còn cao đòi hỏi ngành BHXH cần tiếp t c n lực hơn nữa với kế hoạch cải cách TTHC của mình.

Nhiều DN vướng mắc, khó khăn do thời gian giải quyết các thủ t c BHXH của DN còn chậm, vượt số ngày quy định. Theo các doanh nghiệp, thời gian giải quyết thủ t c và trả kết quả theo quy định là hợp lý, tuy nhiên trên thực tế cơ quan BHXH thường trả muộn hơn so với giấy hẹn, nhất là với các chế độ BHXH. Thậm chí có DN cho rằng thời gian thực tế bao giờ cũng dài hơn thời gian quy định từ gấp 2 đến gấp 3 lần. Ví d : thời gian làm thủ t c chốt sổ BHXH, in và phát thẻ BHYT, in sổ BHXH, giải quyết và thanh toán các chế độ BHXH, thủ t c xin cấp lại sổ hoặc cấp lại tờ khai:

“Thời gian quy định trong luật về việc giải quyết thủ t c BH thì vừa phải, hợp lý. Tuy nhiên, cơ quan BH lại không thực hiện đúng thủ t c này. Thời gian giải quyết thực tế bao giờ cũng dài hơn thời gian quy định từ gấp đôi đến gấp 3 thời gian; Thời gian in sổ BHXH cho người lao động mới tham gia, còn hơi lâu bình thường phải 02 tháng người lao động mới có sổ; Cơ quan Bảo hiểm thường xuyên trả kết quả chậm hơn giấy hẹn (trung bình 5 ngày); quá trình bộ phận kế toán BHXH chuyển tiền chế độ BHXH của NLĐ còn chậm, thường 1 tháng đến 2 tháng sau khi hồ sơ được duyệt;

Thời gian in thẻ y tế cho người lao động thêm mới: phải mất gần 02 tháng kể từ ngày gửi hồ sơ chứng từ hợp lý

Phỏng vấn sâu, nam 42 tuổi, cơ quan Bảo hiểm xã hội Hà Nội.

Đáng lưu ý là có doanh nghiệp cho rằng việc trả kết quả qua bưu điện hay phần mềm giao dịch điện tử thường chậm trễ hơn so với nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH:

“Nếu nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm thì thời gian trả kết quả sẽ đúng thời gian hơn. Còn nộp hồ sơ qua phần mềm bảo hiểm thì lâu hơn, có khi kéo dài thêm hơn 01 tuần

- Công tác hướng dẫn người lao động và doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội còn hạn chế

DN ngoài nhà nước chưa cập nhật và thông tin kịp thời những thay đổi về thủ t c, hồ sơ, các biểu mẫu gây khó hiểu, khó tiếp cận và mất thời gian cho doanh nghiệp sửa chữa. Ví d : phần mềm kê khai thay đổi giao diện nhưng không được thông tin trước, form mẫu biểu thay đổi nhưng DN ngoài nhà nước không được thông báo kịp thời:

Thông tin được niêm yết công khai nhưng chưa đầy đủ, c thể, rò ràng khiến DN ngoài nhà nước làm sai sót, nhầm lẫn phải sửa đổi nhiều lần.

Như chỉ nêu tên văn bản, chưa có quy định hướng dẫn, thủ tục còn sơ sài, chưa rò ràng. Trang tra cứu thông tin quá trình tham gia BH của người lao động chưa cập nhật đầy đủ thông tin. Hay không nhận được thông tin từ nhà cung cấp hoặc cơ quan BH khi phần mềm kê khai thay đổi cách thức giao diện quản l . Thông tin trao đổi từ cơ quan BH còn chậm, thời gian giải quyết (VD: chốt sổ cho NLĐ, làm lại thẻ... phải đợi khoảng 15 ngày, trả kết quả qua bưu điện)”

Kết quả phỏng vấn sâu Nữ 43 tuổi, bảo hiểm xã hội Hà Nội

+ Doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa được hướng dẫn c thể, đầy đủ khi gặp vướng mắc khiến doanh nghiệp phải đi lại nhiều gây mất thời gian và chi phí: Khi doanh nghiệp gặp vấn đề cần giải quyết, cơ quan BHXH không hướng dẫn cụ thể, đầy đủ, doanh nghiệp phải đi lại nhiều gây mất thời gian và chi phí. Khi nộp hồ sơ bảo hiểm, nếu có yêu cầu đề nghị bổ sung hay chỉnh sửa thông tin đôi khi vẫn chưa hướng dẫn r ràng. Cách tính toán và giải quyết chế độ chưa công khai, khiến

người lao động và doanh nghiệp không hiểu vì sao BHXH lại tính được ra số tiền hưởng chính sách đó".

- Hồ sơ biểu mẫu kê khai của BHXH còn nhiều bất cập

Biểu mẫu chưa hợp lý khiến doanh nghiệp ngoài nhà nước khó kê khai và đối chiếu dữ liệu: Ví d : mẫu đề nghị ốm đau thai sản, Trợ cấp TN, Khai báo đối với tăng giảm lao động. Khi báo tăng đóng bảo hiểm cho nhân viên mới, phần mềm yêu cầu nhập thông tin cá nhân (địa chỉ, nơi sinh, nguyên quán…) của NLĐ bằng mã số nhưng khi in ra tờ khai, thông tin lại hiển thị dưới dạng chữ. Việc này gây khó khăn cho DN và NLĐ khi kê khai và đối chiếu dữ liệu.

Thường xuyên thay đổi biểu mẫu gây khó khăn trong việc cập nhật biểu mẫu. Ví d : biểu mẫu về hưởng chế độ dưỡng sức, ốm đau, thai sản: Biểu mẫu về hưởng chế độ dưỡng sức, ốm đau, thai sản, thay đổi thường xuyên, không ổn định biểu mẫu. Thông tin kê khai báo tăng hiện có mục kê khai chi tiết nơi cấp giấy khai sinh (Số nhà /Phường, Xã/ Quận, Huyện/ Tỉnh, Thành Phố), rất khó khăn cho đơn vị khi lấy thông tin từ người lao động.”

Ngoài ra, chất liệu sổ BHXH mỏng, dễ rách/nhàu nét, mực in không rò ràng:

“Sổ bảo hiểm xã hội nên thay đổi chất liệu, vì sổ bảo hiểm xã hội là giấy có thời hạn sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm nhưng rất mỏng, dễ rách, mực in bị mờ, nhòe không r ràng, nên thay đổi chất liệu được tích hợp bằng thẻ....”.

Phỏng vấn sâu, nam, 42 tuổi, cán bộ bảo hiểm xã hội Hà Nội.

- Phần mềm thực hiện giao dịch điện tử chưa thuận lợi và hiệu quả

Một số doanh nghiệp ngoài nhà nước gặp khó khăn khi thực hiện giao dịch điện tử qua phần mềm của ngành BHXH. C thể: đường truyền chậm, còn l i và sai sót, chưa cập nhật thường xuyên.

Quy trình khai báo biến động lao động bằng hồ sơ giao dịch điện tử gặp nhiều khó khăn do đường truyền chậm, cán bộ xử l , theo d i giải quyết hồ sơ còn chậm dẫn đến DN nộp cách 15 ngày mà vẫn chưa nhận được giấy hẹn thông báo về việc xử l hồ sơ của DN, DN không kịp nộp hồ sơ bổ sung ngay trong tháng để khớp với số liệu trên BH. Dẫn đến tình trạng: phát sinh lãi phạt không đang đáng có cho DN; Ngoài ra nếu DN không kịp chỉnh sửa trong tháng, DN phải làm lại toàn bộ hồ sơ vào tháng sau, phát sinh nhiều thủ tục khác. Phần mềm kê khai dữ liệu (Ivan)

chưa cập nhật thường xuyên dữ liệu mới nhất, thông tin trên phần mềm chưa đầy đủ, chưa có thông tin về NLĐ nước ngoài, hoặc phần mềm chưa tự động thoái thu cho LNĐ nghỉ ốm 14 ngày. NVBH vẫn phải cập nhật bằng tay;

Phỏng vấn sâu, nữ 43 tuổi, cán bộ bảo hiểm xã hội Hà Nội

+ Phần mềm điện tử chưa thuận tiện, khó sử d ng:

“Trong quá trình thực hiện thủ tục BHXH bằng phần mềm điện tử nên khi giao dịch phần mềm mới thường cập nhật thường xuyên, khi đăng k tăng giảm xong không xác nhận được đăng k tăng giảm có thành công không. việc so sánh sau khi nhập dữ liệu thay đổi trên phần mềm với cơ quan bảo hiểm xã hội còn gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian .

Phỏng vấn sâu, nam 45 tuổi, cán bộ bảo hiểm xã hội Hà Nội

- Ứng dụng thông báo kết quả hồ sơ qua email chưa sử dụng

Ứng d ng thông báo kết quả hồ sơ qua email chưa được sử d ng. Do vậy, DN phải thường xuyên cập nhật vào phần mềm để theo dòi, kiểm tra tình trạng hồ sơ và tải kết quả; Khi gặp vấn đề về sử d ng phần mềm thì h trợ của BHXH còn chậm, đôi khi DN phải lên nộp hồ sơ cứng gây mất thời gian và công sức, phát sinh thêm chi phí cho DN, trong khi đối với những DN có ít lao động thì giao dịch điện tử không thực sự mang lại nhiều thay đổi.

Phần mềm kê khai mới chỉ sử dụng được cho phần thu BHXH. Các chức năng khác vẫn chưa sử dụng được trong khi đó phần mềm kê khai đang được áp dụng (TS24) vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình kê khai. Doanh nghiệp đã hỏi cơ quan BHXH và được trả lời các chức năng khác (BHYT, Chế độ BHXH) chưa áp dụng và doanh nghiệp chưa biết khi nào thì có thể áp dụng, vẫn mất thời gian làm hồ sơ giấy và thời gian đi lại nộp hồ sơ trực tiếp giữa doanh nghiệp và cơ quan BHXH”.

Phỏng vấn sâu, nữ, 48 tuổi, cán bộ bảo hiểm xã hội Hà Nội

- Việc giải quyết và trả hồ sơ

Việc giải quyết và trả hồ sơ qua bưu điện của cơ quan BHXH còn chậm, muộn gây khó khăn cho DN trong chi trả các chế độ trợ cấp cho người lao động. Nhiều doanh nghiệp lại gặp phải khó khăn do thực hiện theo hình thức này ph thuộc vào bưu điện, mọi giao dịch với cơ quan BHXH qua bưu điện chỉ thuận lợi khi hồ sơ không có sai sót, trong trường hợp có nhầm lẫn, sai sót phải sửa chữa lại thì thực

hiện giao dịch qua bưu điện gây tốn kém chi phí và mất thời gian, thậm chí quá thời hạn, ảnh hưởng đến việc chi trả chế độ cho người lao động.

Cán bộ tiếp nhận, giải quyết của ngành BHXH còn chưa hướng dẫn nhiệt tình, rò ràng về các thủ t c khi giao dịch điện tử, giải đáp thắc mắc,cứng nhắc, thiếu linh hoạt; sự phối hợp giữa các phòng ban của đơn vị Bảo hiểm xã hội địa phương chưa tốt nhất là cán bộ một cửa và các bộ phận khác:

Cán bộ 1 cửa tiếp nhận và giải quyết TTHC thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, kết quả trả về đơn vị chưa thực hiện đúng quy định về thời hạn giải quyết. Việc giải quyết chưa thực sự linh hoạt và đáp ứng mong muốn của Doanh nghiệp”.

(PVS, 39 tuổi, Cán bộ bảo hiểm xã hội Hà Nội)

4.1.2.2. Công tác thông tin, tuyên truyền về bảo hiểm xã hội

Công tác thông tin, tuyên truyền về bảo hiểm xã hội đóng vai trò quan trọng thúc đẩy người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia bảo hiểm xã hội. Theo lý thuyết can thiệp xã hội của truyền thông, báo chí cung cấp thông tin, kiến thức và tạo diễn đàn công chúng chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm, giúp cho công chúng xã hội mở mang hiểu biết, thay đổi nhận thức, điều chỉnh thái độ và hành vi xã hội của công chúng [09].

Ở Trung ương, công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước luôn được ngành BHXH quan tâm, chú trọng. BHXH Việt Nam đã có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, cơ quan thông tấn báo chí ký kết và triển khai các hoạt động tuyên truyền qua từng thời kỳ, như: Quy chế phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Lao động

- Thương binh và xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp Ph nữ Việt Nam, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; các cơ quan truyền thông, phát thanh, truyền hình ở Trung ương (Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam…).

Hoạt động tuyên truyền được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngành và từng thời kỳ phát triển của đất nước. Kết hợp hài hòa giữa các hình thức tuyên truyền truyền thống, như: hội nghị, hội thảo, tọa đàm, đối thoại trực tiếp với người lao động, người dân; tuyên truyền qua các ấn phẩm… với các hình thức thông tin, truyền thông hiện đại trên các ứng d ng internet, sản xuất các clip, video, tiểu phẩm, phim ngắn, các chương trình, gameshow truyền hình thực tế; tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chế độ, chính sách trên Hệ thống chăm sóc khách hàng (call center), Hệ thống trả lời tự động (chatbot), Cổng Thông tin điện tử và trang Fanpage BHXH Việt Nam... đang ngày càng thu hút sự quan tâm của đông đảo của người lao động và nhân dân với trên 100 triệu lượt truy cập [05].

Ở Hà Nội, công tác thông tin, tuyên truyền chính sách pháp luật về BHXH tiếp t c được ngành BHXH đẩy mạnh, quan tâm cả về chiều rộng và chiều sâu; thực hiện thường xuyên, đồng bộ và thống nhất trên toàn thành phố, chủ động đối thoại, toạ đàm với doanh nghiệp và người lao động; phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể tổ chức trên 200 Hội nghị tuyên truyền, tập huấn, toạ đàm, đối thoại với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố với 48.814 người tham dự; treo 2.477 băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích;

Bảo hiểm xã hội Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Thành uỷ, các cơ quan Báo, đài, phát thanh truyền hình đăng 425 tin bài về kết quả nổi bật của BHXH Thành phố; ngoài ra, BHXH Thành phố còn gửi 85 tin bài tới trang tin điện tử của Đảng uỷ khối các cơ quan Thành phố; trang điện tử Thành uỷ, cổng TTDT của BHXH Việt Nam, báo và tạp chí bảo hiểm xã hội; phối hợp với các phòng văn hoá thông tin các huyện lập chuyên m c phát thanh riêng về bảo hiểm xã hội tại khung giờ cố định, trong năm 2018 đã phát 108.906 lượt bài tuyên truyền về chính sách BHXH trên hệ thống truyền thanh xã, phường, thị trấn, đài truyền thanh huyện [05].

Ngành BHXH và Bộ LĐ-TB&XH là kênh tiếp cận quan trọng nhất của doanh nghiệp với thông tin về luật pháp và chính sách, thủ t c hành chính: 65,5% DN đã được tiếp cận qua cơ quan BHXH; 59,4% qua các hội thảo tham vấn ý kiến của DN và khóa đào tạo nghiệp v do cơ quan BHXH và ngành LĐ-TB&XH tổ chức; 57,4% DN tiếp cận thông tin qua website của ngành BHXH. Ngoài ra, các cơ quan

truyền thông như báo chí và truyền hình cũng đóng góp đáng kể vào việc cập nhật thông tin mới cho các DN: lần lượt là 30% và 15,7% (xem hình 6). Kết quả này cho thấy cơ quan bảo hiểm xã hội Hà Nội đã kết nối khá chặt chẽ với doanh nghiệp trong việc tuyên truyền và thông tin về những thay đổi của chính sách, thủ t c về BHXH.

Hình 4.1: Các kênh tiếp cận thông tin về BHXH của DN (%)


4 1 3 Những yếu tố thuộc về người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà 1

4.1.3. Những yếu tố thuộc về người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước

Hạn chế của nội dung này trong đề tài là NCS không có được bộ số liệu đầy đủ về các yếu tố thuộc về người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước để sử d ng trong việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng. Để khắc ph c hạn chế nêu trên, mặc dù chưa thực sự rò nét nhưng trong quá trình phân tích, NCS đã cố gắng sử d ng một số lý thuyết, công trình nghiên cứu và số liệu sẵn có để phần nào đó làm rò sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước đến sự tham gia bảo hiểm xã hội.

- Lý thuyết hành vi hợp lý (theory of Reasoned Action – TRA) và lý thuyết hành vi có kế hoạch (theory of Planned Behaviour- TPB) là hai lý thuyết được các nhà khoa học xã hội sử d ng thường xuyên trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người dân. Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) được phát triển lần đầu vào năm 1967 bởi Fishbein, sau đó đã được sửa đổi và mở rộng bởi Ajzen và

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí