Các Chế Độ Trợ Cấp Bảo Hiểm Xã Hội

Bên thực hiện BHXH là bên nhận tiền đóng góp BHXH từ bên tham gia BHXH. Bên BHXH thường là một tổ chức (cơ quan...) do Nhà nước lập ra và được Nhà nước bảo trợ, nhận sự đóng góp của NLĐ, NSDLĐ. Bên thực hiện BHXH có trách nhiệm thực hiện chi trả trợ cấp cho bên được BHXH khi có nhu cầu phát sinh và có trách nhiệm quản lý quỹ BHXH 1].

Bên được BHXH là bên được quyền nhận các loại trợ cấp khi phát sinh những nhu cầu BHXH, trong BHXH bên được BHXH là NLĐ và nhân thân của họ. Bên được BHXH là đối tượng bảo vệ của BHXH và đối tượng tác động của BHXH. Trong kinh tế thị trường, bên tham gia BHXH có thể đồng thời là bên được BHXH. Đối với NLĐ độc lập, họ vừa là người tham gia BHXH vừa là người được quyền hưởng BHXH vì họ đóng phí BHXH để bảo hiểm cho chính họ, giữa các bên có mối quan hệ chặt chẽ vói nhau về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi, trên cơ sở các quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ BHXH ở Việt Nam được pháp luật quy định:

a. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

NLĐ tham gia vào quan hệ BHXH với hai tư cách: vừa là người tham gia BHXH, vừa là người được hưởng BHXH nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thể hiện được sự kết hợp giữa quyền, nghĩa vụ của họ khi tham gia vào quan hệ BHXH. Với tư cách là bên nhận BHXH, NLĐ được trợ cấp khi gặp rủi ro trong cuộc sống. Đồng thời, họ có nghĩa vụ đóng góp vào BHXH để được hưởng những quyền lợi khi gặp khó khăn. Mức đóng góp của NLĐ được pháp luật các nước quy định khác nhau và thông thường mức đóng góp của NLĐ thấp hơn mức đóng của NSDLĐ.

Với tư cách là người được hưởng BHXH, NLĐ (trong một số trường hợp bao gồm cả gia đình của họ) khi rơi vào những trường hợp mà nguồn thu nhập bị mất như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí,

tử tuất mất việc làm được hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH. Pháp luật các nước quy định về điều kiện hưởng và thời gian hưởng khác nhau giữa các chế độ, tuy nhiên phải đảm bảo rằng mức trợ cấp giữa các đối tượng đóng góp không có sự phân biệt giữa nam và nữ. Đồng thời, phải đảm bảo rằng trợ cấp mà họ nhận được trong thời gian mất nguồn thu nhập từ lao động đạt tỷ lệ nhất định với thu nhập trước đó của họ, mức trợ cấp đó phải đảm bảo mức sống tối thiểu của xã hội. Điều này được thể hiện rõ trong phần XI (Tiêu chuẩn để tính chế độ chi trả định kỳ) của Công ước 102.

Với tư cách là bên tham gia BHXH, NLĐ có quyền yêu cầu NSDLĐ thực hiện việc đóng góp BHXH cho họ khi họ thuộc đối tượng tham gia BHXH, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình. Đồng thời, có quyền yêu cầu bên nhận BHXH thực hiện chi trả đúng quy định pháp luật.

b. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động

Trong quan hệ BHXH, NSDLĐ là người tham gia BHXH, có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ BHXH cho NLĐ nhằm bảo hiểm cho thu nhập của NLĐ mà họ sử dụng. Ở Việt Nam, NSDLĐ có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ ốm đau- thai sản, quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, quỹ hưu trí- tử tuất, quỹ BHTN. Bên cạnh đó, NSDLĐ còn thực hiện một phần trách nhiệm của người chi trả bảo hiểm đối với NLĐ trong những trường hợp cần thiết. NSDLĐ chịu trách nhiệm chi trả các khoản về chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật, chi phí tiền lương trong thời gian điều trị, chi phí cho việc giám định khả năng lao động, đồng thời cũng phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp hoặc bồi thường TNLĐ, BNN tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động và yếu tố lỗi của NLĐ hay của NSDLĐ.

Như vậy, giữa NLĐ và NSDLĐ có sự hoán đổi nhau về quyền và nghĩa vụ, quyền lợi của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại, tuy nhiên, cả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

hai chủ thể đều có nghĩa vụ đóng góp BHXH để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ trong những trường hợp gặp khó khăn, rủi ro.

c. Quyền và trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội

Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay - 4

Tổ chức BHXH tham gia vào quan hệ BHXH với tư cách là bên thực hiện BHXH, tiếp nhận sự đóng góp từ NLĐ, NSDLĐ và sau đó thực hiện việc chi trả trợ cấp cho các đối tượng thuộc đối tượng hưởng do pháp luật quy định. Ngoài ra, tổ chức BHXH còn có vai trò quan trọng trong việc quản lý, sử dụng quỹ BHXH, thực hiện hoạt động nhằm tăng trưởng quỹ BHXH. Tổ chức BHXH có trách nhiệm trong việc tiếp nhận nguồn đóng góp của NLĐ, NSDLĐ; vì vậy, đối với những NSDLĐ cố ý chây ỳ không chịu tham gia BHXH, tổ chức BHXH có quyền tiến hành kiểm tra và đề nghị thực hiện đóng góp đủ số tiền và theo thời gian quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

Việc thực hiện các quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quan hệ BHXH nhằm đảm bảo hoạt động BHXH diễn ra thuận lợi trên thực tế, tạo điều kiện cho NLĐ trong quá trình đóng, hưởng BHXH, thể hiện trách nhiệm ràng buộc của các bên khi thực hiện hoạt động của mình.

1.2.2.2. Các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội

a. Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Hệ thống chế độ BHXH là nội dung chính của pháp luật BHXH, pháp luật BHXH cụ thể hóa chính sách vào trong các chế độ, với các quy định về đối tượng hưởng, điều kiện hưởng, thời gian hưởng và mức trợ cấp BHXH trong từng chế độ cụ thể. Trong đó, đối tượng hưởng có thể là bản thân NLĐ tham gia vào hệ thống BHXH, hoặc là gia đình họ; điều kiện hưởng là tập hợp những quy định của pháp luật về việc đóng góp và các điều kiện khác là cơ sở cho việc NLĐ và gia đình của họ được hưởng trợ cấp. Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện hưởng trợ cấp mà pháp luật quy định, thì NLĐ và gia đình

họ được hưởng trợ cấp. Trợ cấp BHXH ở đây được thể hiện dưới hình thức thời gian NLĐ được nghỉ và tương ứng là mức trợ cấp bằng tiền (một lần hoặc hàng tháng) nhằm thay thế hoặc bù đắp thu nhập bị giảm hoặc mất. Mỗi chế độ có những quy định về thời gian hưởng và mức trợ cấp khác nhau, tùy thuộc vào mục đích của từng loại trợ cấp và mức độ suy giảm khả năng lao động, mức đóng góp và thời gian đóng góp.

Chế độ BHXH bao gồm nhiều nội dung, mỗi quốc gia có quy định khác nhau về số lượng và nội dung các chế độ. Theo quy định Công ước 102: một nước gọi là có hệ thống BHXH khi tối thiểu phải có các chế độ BHXH sau: trợ cấp thất nghiệp và ít nhất 2 trong 8 chế độ còn lại: hoặc trợ cấp tuổi già (hưu trí) và ít nhất 2 trong 8 chế độ còn lại; hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và ít nhất 2 trong 8 chế độ còn lại; hoặc trợ cấp tàn tật và ít nhất 2 trong 8 chế độ còn lại; hoặc trợ cấp mất người nuôi dưỡng và ít nhất 2 trong 8 chế độ còn lại 30.

Chế độ ốm đau: ốm đau là sự kiên pháp lý làm ch o người lao đôṇ g tam

thời mất khả năng lao đôṇ g dân

đến n guồn thu nhâp

bi ̣ảnh hưởng . Chế độ ốm

đau nhằm đảm bảo cho NLĐ có được khoản trợ cấp thay thế thu nhập bị mất do nghỉ việc vì ốm đau hay tai nạn không liên quan đến nghề nghiệp đã được giám định. Ở Việt Nam hiện nay, chế độ bảo hiểm ốm đau áp còn áp dụng trong trường hợp NLĐ nghỉ việc chăm sóc con ốm đau.

Để được hưởng chế độ ốm đau, hai điều kiện đặt ra đối với NLĐ là có sự kiện ốm đau phát sinh trên thực tế và đóng góp BHXH. Theo quy định tại Công ước 102 của ILO thì các quốc gia nên đảm bảo về thời gian đóng BHXH tối thiểu nhằm tránh sự lạm dụng nguồn quỹ BHXH, tại Điều 17 của Công ước đã đề xuất thời gian này là khoảng 3 tháng.

Hầu hết các quốc gia đều quy định điều kiện về thời gian đóng BHXH tối thiểu để NLĐ được hưởng chế độ ốm đau, quy định về thời gian đóng góp

tổi thiểu giữa các nước có sự khác nhau: Thái Lan quy định phải đảm bảo đóng BHXH 3 tháng trong vòng 15 tháng trước khi ốm đau, Singapore quy định đóng BHXH tối thiểu 6 tháng 43.

Tuy nhiên, theo quy định pháp luật BHXH ở nước ta hiện nay không đặt ra yêu cầu về thời gian đóng góp BHXH đối với NLĐ, tức NLĐ có tham gia BHXH bị ốm đau (hoặc do con ốm đau) phải nghỉ việc thì được hưởng chế độ ốm đau, dù mới tham gia bảo hiểm.

Khi NLĐ ốm đau thì được nghỉ việc để điều trị với thời gian và mức hưởng hợp lí. Thời gian hưởng chế độ ốm đau thường được quy định ở mức tối đa cho mỗi lần ốm và trong khoảng thời gian làm việc. Thời gian hưởng hợp lí được ILO đề xuất trong Công ước 102 là từ 13 đến 26 tuần trong một năm tùy từng trường hợp ốm đau. Trong khoảng thời gian nghỉ việc vì lí do ốm đau, NLĐ sẽ được hưởng một khoản trợ cấp ốm đau, là khoản tiền thay thế tiền lương của NLĐ. Mức trợ cấp ốm đau phải đảm bảo đời sống tối thiểu của NLĐ trong thời gian này và đảm bảo mức trợ cấp mà họ được nhận tương đương với mức đóng góp của cá nhân họ vào quỹ BHXH, mức hưởng chế độ ốm đau thông thường thấp hơn mức tiền lương của NLĐ khi làm việc. Theo tiêu chuẩn của ILO thì mức hưởng trợ cấp ốm đau bằng 45% tiền lương (Công ước 102 năm 1952) và bằng 60% tiền lương (Công ước 130 năm 1969);

Mức hưởng trợ cấp ốm đau ở nước ta bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH tháng liền kề trước khi nghỉ việc trong khoảng thời gian từ 30 đến 70 ngày tùy thuộc vào số năm đóng BHXH và điều kiện làm việc của NLĐ là phù hợp với khuyến nghị của ILO và quy định của các nước trong khu vực: Thái Lan quy định bằng 50% mức lương và tối đa bằng 250 bath/ngày; Trung Quốc quy định mức hưởng bằng 60% đến 100% tiền lương tùy thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm 43. Tuy nhiên, ngoài những quy định

chuẩn chung của thông lệ quốc tế, pháp luật BHXH ở nước ta còn quy định ưu đãi hơn đối với các đối tượng mắc bệnh cần chữa trị dài ngày và đối tượng thuộc lực lượng vũ trang.

Chế độ thai sản là sự đảm bảo thu nhâp và ́ c khỏe cho người lao đôṇ g

̃ khi ho ̣mang thai , sinh con và người lao đôṇ g khi nuôi con . Đối tượng chủ yếu của chế độ thai sản là lao đôṇ g nữ . Bảo hiểm thai sản không nhằm bù đắp phần thu nhập bị thiếu hụt do nghỉ việc của NLĐ mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cho lao động nữ trong suốt quá trình mang thai và sinh con.

Pháp luật một số nước quy định phạm vi chi trả chế độ thai sản khác nhau. Thái Lan chỉ quy định trợ cấp khi sinh con; Philippin mở rộng chi trả trợ cấp thai sản trong trường hợp khám thai, sinh con, nuôi con nhỏ. Theo quy định của pháp luật nước ta, phạm vi hưởng trợ cấp được mở rộng đối với cả các trường hợp mang thai, sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi, đặt vòng tránh thai và thực hiện các biện pháp triệt sản.

Để được hưởng trợ cấp thai sản trong trường hợp sinh con và nhận nuôi con nuôi, NLĐ phải thỏa mãn điều kiện đóng BHXH tối thiểu 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi. Quy định về điều kiện hưởng theo qui định hiện hành ở nước ta tiến bộ so với các quy định trước đây, nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, mặt khác nhằm thực hiện đúng nguyên tắc „Đóng – hưởng”, góp phần bảo toàn quỹ BHXH , nhằm tránh tình trạng trục lợi trong thực tiễn áp dụng 37. Quy định trên là phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như pháp luật các nước trên thế giới: ở Singapore quy định phải đảm bảo điều kiện 180 ngày tham gia trước khi nghỉ hưởng trợ cấp thai sản, Thái Lan quy định 7 tháng trong vòng 15 tháng cuối trước khi nghỉ

30.

Mức hưởng trợ cấp theo quy định pháp luật nước ta là 100% mức bình quân tiền lương, tiền công, hưởng trong thời gian từ 4 đến 6 tháng tùy thuộc

vào điều kiện lao động. Quy định về mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thai sản ở nước ta phù hợp với đề xuất của ILO trong công ước 102 và cao hơn so với một số nước trong khu vực: Thái Lan quy định mức trợ cấp khi sinh con và chỉ bằng 50% tiền lương trong thời gian 90 ngày khi sinh con; Philippins chi trả 100% tiền lương trong 60 ngày nếu sinh thường và 78 ngày nếu sinh mổ 26.

Chế độ TNLĐ-BNN: chế độ TNLĐ-BNN là chế độ BHXH nhằm bù đắp hoặc thay thế thu nhập đối với NLĐ khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

Cũng giống như các chế độ BHXH khác, NLĐ được hưởng chế độ trợ cấp BHXH khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và có gây ra thương tật cho NLĐ. Tuy nhiên, giữa các quốc gia quy định khác nhau về phạm vi đối tượng hưởng, khái niệm tai nạn lao động và danh mục bệnh nghề nghiệp ở từng quốc gia khác nhau. Các quốc gia thường quy định tai nạn xảy ra trong lúc làm việc mới được xem là tai nạn lao động để thực hiện việc trợ cấp. Nhưng theo Công ước 121 (1964) thì nhiều nước vẫn xem tai nạn trên đường đi, về từ nơi làm việc đến nơi ở của người công nhân cũng được xem là tai nạn lao động. Theo quy định pháp luật hiện hành ở nước ta thì các trường hợp được bảo hiểm tai nạn lao động ngoài bị tai nạn trong giờ làm việc thì còn bao gồm cả tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc, trên tuyến đường và khoảng thời gian hợp lý.

Cũng giống như các nước trên thế giới, pháp luật về BHXH ở nước ta cũng đã ấn định một danh mục các bệnh nghề nghiệp mà NLĐ mắc phải và trên cơ sở tỷ lệ suy giảm lao động khi NLĐ mắc bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp được ban hành thì họ được trợ cấp.

Khi đề cập đến chế độ hưởng TNLĐ-BNN theo Công ước số 102 và Công ước 121 để xác định quyền lợi hưởng cơ bản bao gồm: chăm sóc y tế,

trợ cấp trong trường hợp mất sức lao động (tạm thời hoặc vĩnh viễn) và tử vong với mức trợ cấp tối thiểu là 60% tiền lương của NLĐ trước khi bị tai nạn. Song song với trợ cấp từ quỹ BHXH, hầu hết các quốc gia đều quy định chế độ chi trả của NSDLĐ trong trường hợp này bằng các khoản lương cho những ngày nghỉ. Theo quy định hiện hành ở nước ta hiện nay, NLĐ bị TNLĐ-BNN tùy theo tỷ lệ mất sức lao động mà được hưởng khoản trợ cấp một lần (hoặc hàng tháng); mức trợ cấp được xác định dựa trên mức tiền lương tối thiểu chung và mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của NLĐ tùy thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động và thời gian đóng BHXH.

Chế độ hưu trí Bảo hiểm hưu trí là chế độ nòng cốt, trụ cột của hệ thống bảo hiểm với đối tượng hưởng nhiều và chiếm tỷ lệ chi lớn trong tài chính bảo hiểm với mục đích đảm bảo thu nhập cho NLĐ khi hết tuổi lao động.

Mặc dù lao động nam và lao động nữ được hưởng quyền lợi về chế độ hưu trí nhưng do đặc thù riêng về sức khỏe, tuổi thọ, mức độ suy giảm khả năng lao động tự nhiên của lao động nữ nên nhiều quốc gia có quy định khác nhau về điều kiện hưởng bảo hiểm hưu trí đối với lao động nam và nữ. Công ước số 102 năm 1952 và Công ước số 128 về các chế độ hưởng do tàn tật, tuổi già và tiền tuất năm 1967 đã đưa ra mức lựa chọn độ tuổi từ 60 đến 65 và số năm đóng bảo hiểm khuyến cáo tối thiểu là 15 năm trở lên và có thể cho hưởng mức thấp hơn nếu không đáp ứng được yêu cầu này. Tuy vậy, việc xác định độ tuổi cụ thể về hưu ở các quốc gia khác nhau phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ sinh và sự già hóa dân số, điều kiện lao động và phong tục tập quán.

Theo qui điṇ h của Luât

BHXH thì điều kiện để được hưởng chế độ hưu

trí hàng tháng căn cứ vào tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm . Theo đó, điều kiện cơ bản để được hưởng trợ cấp hàng tháng là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có đủ 20 năm đóng BHXH. Trên cơ sở đó, pháp luật cũng quy định giảm

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 14/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí