Nguyên Tắc Pháp Luật Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc

* Đối với người sử dụng lao động

Bảo hiểm xã hội giúp cho các tổ chức sử dụng lao động, các doanh nghiệp ổn định hoạt động thông qua việc phân phối các chi phí cho NLĐ một cách hợp lý. Nếu không có BHXH, khi NLĐ ốm đau, tai nạn không có nguồn thu nhập, không có chi phí thuốc men…đời sống của họ bị ảnh hưởng thì quan hệ lao động, chất lượng, hiệu quả lao động trong doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng theo. BHXH góp phần làm cho lực lượng lao động trong mỗi đơn vị ổn định, sản xuất, kinh doanh được hoạt động liên tục, hiệu quả, các bên của quan hệ lao động cũng gắn bó với nhau hơn.

Bảo hiểm xã hội tạo điều kiện cho NSDLĐ có trách nhiệm với NLĐ, không chỉ khi trực tiếp sử dụng lao động mà trong suốt cuộc đời NLĐ, đến khi già yếu. BHXH làm cho quan hệ lao động có tính nhân văn sâu sắc, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

* Đối với xã hội

Bảo hiểm xã hội có tác dụng đối với xã hội là tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng cao tính cộng đồng xã hội, củng cố tình đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong xã hội. Chính điều đó đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của BHXH. Mặc dù không nhằm mục đích kinh doanh, lợi nhuận nhưng BHXH là công cụ phân phối, sử dụng nguồn quỹ dự phòng hiệu quả nhất cho việc giảm hậu quả rủi ro, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội.

Bảo hiểm xã hội còn phản ánh trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Nếu kinh tế chậm phát triển, xã hội lạc hậu, đời sống nhân dân thấp kém thì hệ thống BHXH cũng chậm phát triển ở mức tương ứng. Khi kinh tế càng phát triển, đời sống của NLĐ được nâng cao thì nhu cầu tham gia BHXH của họ càng lớn. Thông qua hệ thống BHXH, trình độ tổ chức, quản lý rủi ro xã hội của Nhà nước cũng ngày càng được nâng cao thể hiện bằng việc

mở rộng đối tượng tham gia, đa dạng về hình thức bảo hiểm, quản lý được nhiều trường hợp rủi ro trên cơ sở phát triển các chế độ BHXH...

Hoạt động BHXH cũng góp phần vào việc huy động vốn đầu tư, làm cho thị trường tài chính phong phú và kinh tế xã hội phát triển. Đặc biệt, với bảo hiểm hưu trí, nguồn vốn tích lũy trong thời gian dài, kết dư tương đối lớn, có thể đầu tư vào các doanh nghiệp, các dự án cần huy động vốn, mang lại lợi ích cho tất cả các bên: người tham gia BHXH, cơ quan BHXH và nền kinh tế nói chung.

1.2. Nguyên tắc pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nguyên tắc của pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc là những vấn đề, những quy định được đặt ra và thực hiện xuyên suốt trong mọi hoạt động của bảo hiểm xã hội [20, tr 38]. Là một loại hình bảo hiểm, lại chủ yếu mang mục đích xã hội, BHXH vừa phải thực hiện các nguyên tắc chung của hoạt động bảo hiểm, vừa phải thực hiện các nguyên tắc mang tính xã hội của mình. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật BHXH bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Thứ nhất, mọi người lao động đều có quyền tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội.

Tham gia BHXH là một trong các phương thức đảm bảo quyền bình đẳng cho NLĐ trên phương diện xã hội, nhất là trong điều kiện BHXH có sự bảo trợ của Nhà nước.Vì vậy ngày nay, BHXH đã trở thành quyền cơ bản của NLĐ, xét trên cả bình diện quốc gia và quốc tế. Quyền tham gia và hưởng BHXH không thể bị phân biệt về khu vực, ngành nghề, thành phần kinh tế, giới tính, có tham gia quan hệ lao động hay không…Tuy nhiên, NLĐ được tham gia và hưởng BHXH ở mức độ nào, trong những trường hợp nào hay nói cách khác là khả năng được chia sẻ, khắc phục rủi ro đến đâu còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ quản lý rủi ro trong mỗi quốc gia.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Luật Bảo hiểm xã hội và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội - 3

Thứ hai, mức hưởng BHXH trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm và chia sẻ cộng đồng.

Mức đóng BHXH có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định mức hưởng BHXH. Tuy nhiên, do mục đích ASXH chi phối, trong điều kiện có sự bảo trợ của Nhà nước đối với quỹ BHXH, thì mức đóng quỹ BHXH và mức hưởng từ BHXH thường bị khống chế ở mức trần nhất định. Điều đó để đảm bảo công bằng và đảm bảo ngân sách Nhà nước không phải bảo trợ cho những mức bảo hiểm quá cao, ảnh hưởng đến hoạt động chi ngân sách. Ngoài ra, trong một số trường hợp, mức hưởng BHXH còn phải dựa trên thời gian đóng BHXH, thường được áp dụng với các chế độ bảo hiểm dài hạn.

Như vậy, mức đóng, hưởng BHXH của NLĐ phải được tính toán hợp lý trong tương quan với rất nhiều yếu tố. Việc xác định mức đóng, hưởng BHXH hợp lý là nguyên tắc quan trọng để đảm bảo tính hấp dẫn và tính bền vững của BHXH.

Thứ ba, bảo hiểm xã hội thực hiện trên cơ sở số đông bù số ít.

Khi tham gia BHXH, NLĐ được đảm bảo một khoản thu nhập khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Khoản thu nhập thay thế này nói chung cao hơn so với khoản phí BHXH mà họ đã đóng góp. Để làm được điều này, BHXH phải thực hiện trên cơ sở số đông bù số ít, có nghĩa là lấy số đông người tham gia đóng góp để bù cho số ít người không may gặp rủi ro. Theo nguyên tắc này, càng nhiều người tham gia BHXH thì sự san sẻ rủi ro càng được thực hiện dễ dàng hơn.

Thứ tư, Nhà nước thống nhất quản lý bảo hiểm xã hội.

BHXH là một chính sách lớn ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, Nhà nước thống nhất quản lý là yêu cầu khách quan đối với việc tổ chức thành công BHXH, nhằm đảm bảo cho giới lao động trong toàn quốc đều có thể tham gia BHXH, thực hiện nguyên tắc lấy số đông bù số ít. Với tư

cách là đại diện chính thức và quản lý xã hội, Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện các chính sách xã hội, quản lý các hoạt động BHXH để đảm bảo ổn định và công bằng xã hội.

Bên cạnh đó, BHXH còn là một yếu tố quan trọng để hình thành và phát triển thị trường lao động. Nếu BHXH được Nhà nước quản lý thống nhất, ổn định sẽ tạo điều kiện cho NLĐ dịch chuyển quan hệ lao động từ đơn vị này đến đơn vị khác, từ khu vực này sang khu vực khác…theo yêu cầu của thị trường mà quyền lợi bảo hiểm của họ không bị ảnh hưởng.

Để đạt được mục tiêu của BHXH, Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật về BHXH điều chỉnh trực tiếp, chi tiết các quan hệ bảo hiểm này, các quy định về cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm. Nhà nước cũng thành lập tổ chức BHXH, quản lý toàn bộ hệ thống tổ chức và hoạt động BHXH thống nhất trong cả nước. Các cơ quan hữu quan cũng thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp về BHXH; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học về BHXH, thống kê, quản lý các thông tin liên quan đến BHXH. Đặc biệt, Nhà nước không chỉ đóng quỹ bảo hiểm cho các lao động làm việc trong khu vực Nhà nước như một chủ sử dụng lao động mà còn là người bảo trợ cho quỹ bảo hiểm trong các trường hợp cần thiết. Nhà nước còn quan tâm đến các biện pháp bảo toàn giá trị quỹ, đảm bảo an toàn về tài chính để NLĐ được hưởng BHXH trong mọi hoàn cảnh.

Thứ năm, bảo hiểm xã hội phải kết hợp hài hòa các lợi ích, các mục tiêu và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước.

Bảo hiểm xã hội ngoài mục đích chính đảm bảo thu nhập cho NLĐ còn phải tính đến lợi ích của NSDLĐ và lợi ích xã hội, kết hợp các mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội. Trong thực tế, không chỉ NLĐ mà các bên trong quan hệ BHXH đều nhận được những lợi ích nhất định khi tham gia quan hệ này. Trong đó, mỗi chủ thể vừa hướng tới lợi ích chung để phát triển BHXH bền

vững, vừa có gắng để lợi ích của mình đạt được ở mức cao nhất. Nếu NSDLĐ không tham gia BHXH cho NLĐ thì có thể sẽ phải chi phí lớn khi xảy ra TNLĐ, dịch bệnh…Nếu Nhà nước không tổ chức tốt BHXH thì không đạt được ASXH và ảnh hưởng tới cả các điều kiện kinh tế, chính trị của quốc gia. Tuy nhiên, nếu quy định NLĐ được hưởng bảo hiểm ở mức cao, trong thời gian dài thì có thể dẫn đến NSDLĐ phải đóng bảo hiểm ở mức cao. Điều đó làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh dẫn đến việc làm, thu nhập của NLĐ đều bị ảnh hưởng. Nếu ngân sách nhà nước bảo trợ quỹ BHXH ở mức độ cao thì đời sống của người hưởng bảo hiểm được bảo đảm nhưng lại ảnh hưởng đến các phương diện khác của quản lý xã hội. Đối với NLĐ, nếu đóng phí bảo hiểm thấp thì phần thu nhập chi cho nhu cầu hàng ngày sẽ nhiều hơn nhưng khi ốm đau, tuổi già lại chỉ được đảm bảo thu nhập ở mức độ thấp (và ngược lại).

Tương tự như vậy là việc đầu tư quỹ BHXH, nếu lĩnh vực đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận thì rủi ro cho quỹ có thể sẽ lớn, nếu chú trọng việc đảm bảo an toàn trong hoạt động đầu tư thì thường lãi suất thu được sẽ thấp…

Như vậy, trong việc xây dựng chính sách, quy định các chế độ BHXH cụ thể và trong quản lý, điều hành hệ thống BHXH cần phải tìm ra giải pháp để kết hợp hài hòa lợi ích của các bên tham gia, kết hợp lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của các đối tượng và xã hội tại mỗi quốc gia.

1.3. Nội dung pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.3.1. Đối tượng áp dụng

Theo đánh giá của ILO, thì bảo hiểm xã hội là một bộ phận quan trọng nhất của bảo đảm xã hội. Bởi vì, BHXH có đối tượng áp dụng chiếm tỷ lệ cao và sự “che chắn” của BHXH là ổn định, vững chắc. Ở các nước, lực lượng lao động thường chiếm từ 55% đến 70% dân số. Điều đó cho thấy đối tượng trực tiếp của BHXH bắt buộc là NLĐ nói chung. Nhưng trên thực tế, do điều kiện

kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước nên phạm vi, đối tượng áp dụng các chế độ BHXH có khác nhau. Có nước chỉ thực hiện BHXH đối với công nhân, viên chức Nhà nước, ví dụ như Lào; có nước áp dụng với cả NLĐ làm công ăn lương, ví dụ như Philippin, Thái Lan; có nước hầu như áp dụng cho mọi người lao động, ví dụ như ở Liên Xô cũ, Australia. Ngày nay, xu thế chung của nhiều nước là mở rộng đối tượng áp dụng BHXH đến mọi lao động.

Ngoài đối tượng trực tiếp là NLĐ được áp dụng các chế độ BHXH, thì khi NLĐ chết, các thân nhân của NLĐ như vợ (hoặc chồng), bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc con chưa đến tuổi lao động cũng được hưởng trợ cấp. Chế độ trợ cấp này ở các nước gọi là chế độ tiền tuất.

Trong BHXH, nếu NLĐ tham gia quan hệ lao động thuộc đối tượng bảo hiểm bắt buộc thì NSDLĐ có nghĩa vụ phải tham gia đóng phí bảo hiểm cho những lao động đó. Do vậy, NSDLĐ cũng chính là đối tượng áp dụng của BHXH bắt buộc.

Trên thực tế, tùy theo nhu cầu tham gia bảo hiểm và trình độ quản lý rủi ro của từng hệ thống bảo hiểm mà đối tượng tham gia có quy mô lớn hay nhỏ. Ở những nước phát triển, lao động làm công chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động, Nhà nước có khả năng quản lý rủi ro xã hội ở mức độ cao thì có quy mô đối tượng tham gia BHXH lớn. Ngoài ra, còn có hình thức bảo hiểm tự nguyện cho các đối tượng khác. Đại diện cho nhóm các quốc gia này có thể kể đến Anh, Đan Mạch, Hà Lan… Tại Anh, “ Chế độ bảo hiểm quốc gia là chế độ bảo hiểm phổ thông và có xu hướng phủ toàn bộ dân cư thường trú tại Anh: người làm công ăn lương, lao động độc lập và người không làm việc”[28, tr351,352]. Theo đó, những người được bảo hiểm được chia thành 4 loại: Loại 1: Loại này liên quan đến người làm công ăn lương mà thu nhập hàng tuần vượt quá sàn 57 bảng; Loại 2 và 4: Các loại này liên quan đến

những NLĐ độc lập chịu một sự đóng góp hàng tuần ấn định. NLĐ độc lập mà thu nhập vượt quá một sàn nào đó phải trả tiền đóng bảo hiểm bổ sung với danh nghĩa của loại 4; Loại 3: Đối tượng liên quan trước hết là những người không thuộc các loại khác hoặc việc đóng góp thường xuyên không đủ để có các quyền đối với một số trợ cấp có sự tham gia đóng góp.

Tại Hà Lan lại song song tồn tại hai hệ thống BHXH, một cho riêng người làm công ăn lương và hai là áp dụng cho toàn bộ dân cư. Mặt khác, tồn tại các trợ cấp xã hội không có sự đóng góp. BHXH của những người làm công ăn lương bảo đảm chi phí duy nhất cho những người làm công ăn lương và những người giống như vậy. Để được thụ hưởng BHXH này, phải có một HĐLĐ, ít nhất giống như người làm công ăn lương. Đó là trường hợp người học nghề, những NLĐ tại nhà hoặc trong các phân xưởng được bảo hiểm.

Những NLĐ thật sự độc lập không giống người làm công ăn lương và công chức có chế độ riêng. Người làm công ăn lương mà thu nhập dưới một trần tham gia phải thuộc chế độ ZFW (bảo hiểm ốm đau). Trần này hiện nay là 58.950 florin một năm [29, tr408] (tất cả thu nhập được tính). Chế độ ZFW cũng đảm bảo những người nhận trợ giúp xã hội. Vượt lên trần, những người làm công ăn lương không thể lựa chọn để tham gia tự nguyện vào chế độ ZFW, nhưng có thể gia nhập một chế độ tư nhân bảo hiểm ốm đau. Mặc dù không có một nghĩa vụ nào, hầu hết tất cả những người liên quan đã làm như vậy. Bảo hiểm quốc gia bảo đảm chế độ bảo hiểm cho tất cả những người sống ở Hà Lan, cũng như những người không thường trú với điều kiện họ đang làm việc ở Hà Lan và trả thuế về lương.

Qua nghiên cứu thực tiễn quy định về đối tượng áp dụng của một số nước trên thế giới cho thấy với đối tượng áp dụng rộng lớn, cùng với hệ thống trợ cấp toàn diện, BHXH bắt buộc thực sự phục vụ đời sống con người, góp phần bảo đảm cho xã hội an toàn, phát triển.

1.3.2. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Quỹ bảo hiểm xã hội là một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp bằng tiền của các bên tham gia bảo hiểm xã hội và được sử dụng để chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của pháp luật bảo hiểm [21, tr180].

Nội dung đầu tiên của quỹ BHXH là vấn đề xác định trách nhiệm đóng quỹ, hay còn gọi là đóng phí BHXH. Thông thường, trách nhiệm đóng quỹ BHXH chủ yếu thuộc về NLĐ và NSDLĐ, theo kỳ hạn hàng tháng. Tỷ lệ đóng của mỗi bên có thể khác nhau, tùy theo quy định của từng nước, nhưng quan điểm của ILO cho rằng mức đóng của NLĐ không thể vượt quá 50% tổng quỹ. Nhà nước ngoài việc đóng quỹ cho các lao động làm việc trong bộ máy của mình (trong khu vực Nhà nước trả công lao động) như NSDLĐ khác, Nhà nước còn có vai trò bảo trợ, hỗ trợ, bù thiếu cho quỹ BHXH khi cần thiết.

Đại diện cho mức đóng góp vào quỹ bảo hiểm ngang bằng nhau giữa các bên có thể kể đến nước Đức. Tại đây, phí bảo hiểm của NSDLĐ và NLĐ bằng nhau, dao động theo quỹ, hiện tổng phí đóng của cả NSDLĐ và NLĐ dao động trong khoảng 11 và 14%, trung bình khoảng 13,2% thu nhập thô của người lao động [30, tr329] .

Một xu hướng trái ngược với trách nhiệm đóng góp vào quỹ bảo hiểm của Đức, đó là Phần Lan. Đóng góp BHXH gồm đóng góp do NSDLĐ dựa trên quỹ lương, đóng góp của NLĐ làm công ăn lương và NLĐ độc lập. Trách nhiệm đóng góp của người được bảo hiểm tăng lên trong khi tỷ lệ đóng góp của NSDLĐ giảm đi. Những đóng góp vào chế độ bảo hiểm ốm đau quốc gia (trợ cấp bằng tiền mặt) và bảo hiểm trợ cấp quốc gia do cơ quan thuế của địa phương nơi quản lý NSDLĐ thu đồng thời với các khoản thuế chung. Những đóng góp vào bảo hiểm nghề nghiệp được gửi đến tổ chức bảo hiểm do NSDLĐ và NLĐ độc lập lựa chọn.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 16/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí