Các Loại Hình Của Bảo Hiểm Xã Hôị

Việc hình thành quỹ BHTN của các quốc gia tuy hoàn toàn không giống nhau, đều tập trung vào hai hoặc ba đối tượng: NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước. Kinh nghiệm của 69 nước thực hiện chế độ BHTN cho thấy hầu như các quốc gia đều có sự hỗ trợ hoặc đóng góp trực tiếp cho việc hình thành từ sự đóng góp của ba bên là hợp lý. Theo đó, Luật BHXH quy định mức đóng góp 1% tiền lương của NLĐ cho mỗi chủ thể vào quỹ BHXH thất nghiệp.

Cơ chế quản lý quỹ BHXH giữa các quốc gia có sự khác nhau, tuy nhiên, các quốc gia thường thiết lập hệ thống các cơ quan quản lý và thực hiện bảo hiểm từ trung ương đến địa phương. Đứng đầu thường là các hội đồng quản lý hoặc Ủy ban quản lý trực thuộc Chính phủ. Nếu là một chuyên trách thì đặt dưới sự quản lý của Bộ này.

1.2.2.4. Các loại hình của bảo hiểm xã hôị

a. Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc

BHXH đã có từ lâu và là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa với quan hệ thuê mướn nhân công phát triển đến một mức độ nào đó, từ khi hình thành nên hệ thống BHXH thì BHXH bắt buộc được xuất hiện đầu tiên và có sự thay đổi qua từng thời kì. BHXH ra đời vào những năm giữa thế kỉ XIX, khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hoá bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Âu. Năm 1850, lần đầu tiên ở Đức, tại một số bang đã thành lập quỹ trợ giúp khi ốm đau và yêu cầu công nhân phải đóng góp để thành lập quỹ tài chính dự phòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh tật. Đây là những tiền đề để thực hiện hình thức BH thông qua bắt buộc đóng góp. Dần dần các hình thức BH phát triển mở rộng ra cho các trường hợp rủi ro nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật. Đến cuối những năm 80 của thế kỷ XIX, BHXH được hình thành và với cơ chế hoạt động mới. Sự tham gia BH đã trở thành bắt buộc và không chỉ NLĐ mà cả giới chủ và Nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp. Từ năm 1883, nước Phổ (nước Đức ngày nay) đã ban hành luật BHYT và bảo

hiểm tai nạn lao động. Tiếp theo là các đạo luật về hưu trí, ốm đau... liên tiếp được ra đời.

BHTN lần đầu tiên ở châu Âu trong một nghề khá phổ biến và phát triển, đó là nghề sản xuất các mặt hàng thuỷ tinh ở Thuỵ Sỹ. "Quỹ trợ cấp thất nghiệp" tự nguyện ra đời lần đầu tiên tại Béc-nơ (Thuỵ Sỹ) vào cuối năm 1893. Đến năm 1900 và 1910, Na Uy và Đan Mạch ban hành đạo luật quốc gia về BHTN. Sau đó là nước Anh và CHLB Đức cũng ban hành những đạo luật riêng về BHTN. Sau cuộc Tổng khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933) nhiều nước ở châu Âu và Bắc Mỹ ban hành luật BHXH và BHTN. Khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc một loạt nước đã triển khai BHTN cho NLĐ, kể cả BHTN bắt buộc và BHTN tự nguyện. Cũng như BHYT, BHTN được nhiều nước triển khai độc lập và cũng có những nước triển khai kết hợp với BHXH và đó chính là chế độ trợ cấp thất nghiệp nằm trong hệ thống các chế độ BHXH.

BHXH hiện đại được thực hiện trên cơ sở mô hình BHXH của Đức và đã lan dần ra châu Âu, sau đó sang các nước Mỹ Latin, rồi đến Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, BHXH đã được phổ biến sang các nước vừa giành được độc lập ở Châu á, Châu Phi và vùng Caribê, tuỳ theo điều kiện KTXH của mỗi nước. Đến nay, BHXH đã phát triển không ngừng và rất đa dạng mang những đặc trưng của từng nước hoặc từng khu vực.

Ở Việt Nam, BHXH bắt buộc là loại hình BHXH mà NLĐ và NSDLĐ phải tham gia: áp dụng đối với NLĐ là công dân Việt Nam. Từ khi bắt đầu thực hiện BHXH chỉ có loại hình BHXH bắt buộc, áp dụng cho các công nhân viên chức trong khu vực nhà nước (từ những năm 1945). Từ những năm 1995 đối tượng được mở rộng đến NLĐ làm công ăn lương trong các thành phần kinh tế nhà nước. Đến năm 2006 khi Luật BHXH ra đời đã mở rộng đối

tượng tham gia BHXH bắt buộc là: người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; cán bộ công chức và lực lượng vũ trang. Đối với loại hình BHXH bắt buộc, khi tham gia vào hệ thống BHXH, NLĐ sẽ đóng góp vào quỹ BHXH một khoản tiền tương ứng do pháp luật quy định và đảm bảo cho NLĐ được hưởng các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Việc qui định mức đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước vào quỹ BHXH để đảm bảo trợ cấp cho NLĐ được qui định từ sau năm 1995 đến nay, trước năm 1995, quá trình tham gia công tác được xem như thời gian để

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

tính hưởng BHXH, chế độ BHXH mà người lao đô ̣ ng hưởng phụ thuộc vào quá trình tham gia công tác của ho.̣

b. Loại hình bảo hiểm xã hôi

Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay - 6

t ự nguyện

An sinh xã hội được triển khai để đáp ứng nhu cầu của những NLĐ đô thị, công nghiệp hóa, những NLĐ nông thôn, hoạt động nông nghiệp hiển nhiên cũng có những nhu cầu xã hội và kinh tế đặc thù và khó có thể mở rộng mô hình an sinh xã hội thông dụng ra các vùng nông thôn, mô hình nông thôn ở từng nước khác nhau, từng vùng khác nhau rất xa. Ở một số nước nhằm mở rộng phạm vi, đối tượng được chọn lựa càng rộng càng tốt trong dân chúng, một số nước qui định cho những ai trước đã được BHXH bắt buộc thì nay được tự nguyện đóng góp cho một chế độ BHXH. Bằng cách đó họ có thể tiếp tục tích lũy thêm vốn góp cho bảo hiểm để sau đó sẽ đạt được yêu cầu về quyền được hưởng đối với một chế độ. Quy định này mở rộng cho những người tự tạo lao động, thậm chí có một số nước còn cho phép cả những người chưa có việc làm đóng góp tự nguyện nữa. Đến nay đã có gần 70 nước thực hiện loại hình BHXH này, đa số các nước đều thực hiện 2 chế độ hưu trí và tử tuất, có một số ít thực hiện thêm chế độ TNLĐ như Bồ Đào Nha, Nhật Bản.

Ở Việt Nam qui định loại hình BHXH tự nguyện với những điểm đặc trưng: là loại hình BHXH mà NLĐ tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH. BHXH tự nguyện được qui định mang tính chất khung khi Luật BHXH ra đời, BHXH tự nguyện có hiệu lực thi hành trong thực tế từ năm 2008 với hai chế độ: hưu trí và tử tuất. Đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện là công dân VN trong độ tuổi lao động và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, như vậy trên thực tế đối tượng tham gia BHXH rất rộng bao gồm NLĐ chưa được tham gia BHXH. Ngoài ra, NLĐ đã từng tham gia BHXH bắt buộc mà còn thiếu số năm đóng BHXH vẫn thuộc đối tượng áp dụng BHXH tự nguyện.

Ưu điểm của chế độ BHXH tự nguyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người không thuộc sự quản lí của cơ quan tổ chức nào được tham gia vào một loại hình BHXH để khi về già đủ điều kiện hưởng lương hưu và chế độ đối với thân nhân khi họ chết. Việc qui định loại hình BHXH tự nguyện đã tạo điều kiện khuyến khích NLĐ tiết kiệm thu nhập để tham gia BHXH nhằm tạo quỹ tích lũy sử dụng bù đắp thu nhập, ổn định cuộc sống cho NLĐ khi hết tuổi lao động, giảm bớt gánh nặng cho cộng đồng, gia đình, góp phần đảm bảo công bằng, an sinh xã hội.

1.2.3. Vai trò pháp luật bảo hiểm xã hội

Pháp luật BHXH có vai trò trong việc cụ thể hóa chính sách BHXH quốc gia. Trong từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước đều đề ra những chính sách phát triển BHXH nói riêng và chính sách an sinh xã hội nói chung. Pháp luật BHXH là sự cụ thể hóa chính sách đó thành các quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của các đối tượng. Đồng thời, thông qua việc thực hiện pháp luật BHXH, chính sách BHXH được đảm bảo

thực hiện và qua thực tiễn thực thi pháp luật yêu cầu mới về bổ sung, hoàn thiện chính sách BHXH cho phù hợp với thực tiễn sẽ được đặt ra.

Pháp luật BHXH là công cụ góp phần thực hiện công bằng xã hội, ổn định xã hội. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự tác động tiêu cực đến sự phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng, kéo theo đó là nhiều vấn đề về an sinh xã hội được đặt ra. Thông qua vai trò điều tiết thu thập, lấy từ sự đóng góp chung của số đông người tham gia BHXH, để chi trả chế độ trợ cấp cho những người gặp rủi ro trên cơ sở nguyên tắc chia sẻ rủi ro, pháp luật BHXH đã tác động đến đời sống của một bộ phận gặp rủi ro, đảm bảo mục tiêu an sinh, phát triển.

Pháp luật BHXH góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội, quốc gia, cộng đồng, gia đình. Một quốc gia gọi là phát triển khi trong đó từng cá nhân, gia đình, cộng đồng phát triển bền vững. Thông qua các chế độ trợ cấp của mình, pháp luật BHXH đã tạo điều kiện cho các cá nhân, gia đình của họ sự hỗ trợ cần thiết, tạo điều kiện giúp cá nhân, gia đình cùng vượt qua khó khăn, ổn định và tạo động lực phát triển. Từng cá nhân, từng gia đình, cộng đồng phát triển sẽ là nền tảng cho xã hội phát triển.

Thông qua sự vận hành của pháp luật BHXH, kéo theo đó là cơ chế đóng góp của NLĐ vào BHXH. Đây là yếu tố quan trọng trong tiết kiệm và tạo điều kiện thực hiện đầu tư, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò pháp luật BHXH càng quan trọng và thể hiện rõ nét. Cùng với sự phát triển kinh tế, các quốc gia lại phải đối diện với các vấn đề an sinh xã hội. Vì vậy, cùng với quá trình phát triển kinh tế, các quốc gia thường tập trung vào giải quyết tốt vấn đề xã hội và pháp luật BHXH với vai trò là tru cột của pháp luật an sinh xã hội ngày càng giữ vai trò vị trí quan trọng trong quốc gia.

1.2.4. Giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội

Tranh chấp về BHXH là tranh chấp trong việc thực hiện các chế độ BHXH do Nhà nước quy định, các tranh chấp về BHXH có thể nảy sinh khi một trong các bên hoặc cả hai bên trong quan hệ BHXH xung đột với nhau về quyền lợi BHXH. Những tranh chấp BHXH đều tập trung ở những vấn đề liên quan tới việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước trong việc giải quyết các quyền lợi cho NLĐ và các đối tượng thụ hưởng khác, trong đó phải kể đến các thành viên đủ điều kiện của NLĐ.

Việc khiếu nại của người tham gia BHXH đã được nêu trong Công ước số 102 (năm 1952) của ILO, đặc biệt trong Công ước số 128 (năm 1967) quy định NLĐ có quyền yêu cầu người đại diện của mình để khiếu nại, bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Thông thường việc khiếu nại về quyền được thực hiện thông qua trao đổi bằng văn bản, những thông báo này là cơ sở để thực hiện việc khởi kiện, cơ quan BHXH có trách nhiệm phải trả lời bằng văn bản những yêu cầu của người khiếu nại và đây cũng là cơ sở để thực hiện việc khởi kiện (nếu xảy ra). Thông thường ở các nước khi khiếu nại của người tham gia BHXH gửi đến bằng văn bản, cơ quan BHXH phải có trách nhiệm xử lý và phải trả lời. Việc gửi khiếu nại của người tham gia BHXH phải được thực hiện trong vòng 21 ngày kể từ khi nhận được quyết định của cơ quan BHXH. Ở các nước, việc gửi khiếu nại của người tham gia BHXH có thể được gửi đến cơ quan BHXH, nhưng thường gửi đến cơ quan ra quyết định gốc 3. Khi có khiếu nại cơ quan BHXH phải có trách nhiệm xem xét để trả lời, khi xem xét, nếu thấy quyết định gốc không đúng, phải ra quyết định mới điều chỉnh quyết định cũ và gửi lại cho đương sự và làm các thủ tục điều chỉnh các trợ cấp phù hợp với quyết định. Khi ra quyết định các đương sự thấy không phù hợp, đương sự vẫn có quyền khiếu nại tiếp.

Ngay từ khi Luật BHXH chưa ra đời, cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực BHXH ở Việt Nam đã được Bộ Luật Lao động 2002 quy định tại

khoản b, Điều 2, Điều 151. Từ khi Luật BHXH ra đời, đã giành chương IX của Luật để quy định cơ chế khiếu nại tố cáo về BHXH, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và phù hợp với nguyện vọng của NLĐ; tuy nhiên, trong thực tế việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực BHXH được thực hiện theo cả Bộ Luật Lao động và Luật BHXH. Theo đó cơ chế giải quyết tranh chấp giữa NLĐ với NSDLĐ với cơ quan BHXH, giữa NSDLĐ và cơ quan BHXH bao gồm:

Một là: cơ chế thỏa thuận: Trong các phương thức giải quyết tranh chấp, thương lượng được nhìn nhận và sử dụng là bước đầu tiên, chỉ khi nào giữa các bên không thỏa thuận được thì mới sử dụng đến biện pháp tiếp theo (Quy định tại Điểm b, khoản 2, Điều 151, 158 Bộ Luật lao động). Biện pháp thỏa thuận được quy định áp dụng đối với các tranh chấp BHXH: tranh chấp giữa NLĐ đã nghỉ việc theo chế độ với NSDLĐ hoặc với cơ quan BHXH, giữa NSDLĐ với cơ quan BHXH do hai bên thoả thuận.

Hai là: cơ chế khiếu nại Sau khi các bên không thỏa thuận được việc giải quyết tranh chấp về BHXH thì bước khiếu nại sẽ được sử dụng làm công cụ tiếp theo nhằm giải quyết tranh chấp (đây được xem là phương pháp phổ biến mà các bên sử dụng trong thực tế để giải quyêt các tranh chấp).

Ba là: cơ chế khởi kiện: Bộ Luật lao động đã quy định về nội dung khởi kiện tại điểm b, khoản 2, điều 151 như sau ״Tranh chấp giữa NLĐ đã nghỉ việc theo chế độ với NSDLĐ hoặc với cơ quan BHXH, giữa NSDLĐ với cơ quan BHXH do hai bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì do Tòa án nhân dân giải quyết". Ở một số nước thành lập nên tòa khởi kiện về BHXH để chuyên xét xử những vấn đề có liên quan đến BHXH, có những nước xét xử khởi kiện BHXH do Tòa án lao động đảm nhận, có nước lại do tòa dân sự đảm nhận 3. Quyết định của Tòa án được thi hành sau một khoảng thời gian theo luật định của mỗi nước, sau thời gian này nếu như không có bên nào kháng án thì phải thực hiện theo phán quyết của Toà án. Nếu không đồng ý

các bên có liên quan có quyền khiếu nại tiếp lên cấp có thẩm quyền cao hơn theo luật định (ở nước ta, Tòa phúc thẩm là tòa án tiếp theo có thẩm quyền giải quyết tiếp theo, sau đó sẽ là Toà án tối cao), riêng đối với cơ quan BHXH nếu không đồng tình và nếu thấy cần thiết, cơ quan BHXH có quyền khiếu nại lại quyết định của toà án. Như vậy, việc khởi kiện chỉ là khi giữa người tham gia BHXH và cơ quan BHXH không tự giải quyết được những khiếu nại của đương sự. Quyết định của tòa án sẽ là Quyết định mà các bên phải có nghĩa vụ tuân thủ, đặc biệt là quyết định của tòa án cao nhất (Tòa án tối cao).

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 14/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí