cấp thôi việc hoặc mất việc nữa, bởi chế độ BHTN có nhiều điểm tối ưu và bao quát hơn [13, tr22].
Thủ tục tham gia và hưởng BHTN cũng có nhiều hạn chế.Khi NLĐ bị mất việc làm hoặc bị chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc trong thời hạn bảy ngày, NLĐ phải trực tiếp đến đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đang làm việc. Tiếp đó trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp, NLĐ phải nộp đủ hồ sơ hưởng BHTN bao gồm: đơn đề nghị hưởng BHTN theo mẫu quy định tại Thông tư 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 34/2009/TT- BLĐTBXH ngày 16/10/2009); bản sao HĐLĐ hoặc làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật và xuất trình sổ BHXH. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải ra quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, thời gian giải quyết chế độ BHTN cho NLĐ là tương đối nhanh. Tuy nhiên, khi thực hiện thì thủ tục giải quyết cho người lao động hưởng BHTN gặp nhiều khó khăn từ mọi phía. Trước hết, từ chính các quy định của pháp luật chưa được chặt chẽ, ví dụ pháp luật quy định khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, để được hưởng các chế độ của BHTN, NLĐ phải có giấy xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ là hợp pháp. Vấn đề khó ở đây là một mặt pháp luật yêu cầu người đơn phương chấm dứt hợp đồng có giấy xác nhận của doanh nghiệp là “ đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp” là bắt buộc trong hồ sơ, nhưng luật lại không quy định việc xác nhận cho những người này là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp. Hơn nữa, khi NLĐ đơn phương
chấm dứt HĐLĐ thì về tâm lý, NSDLĐ cũng không dễ dàng chấp nhận vì họ cho rằng NLĐ đã vi phạm hợp đồng và không xác nhận cũng chẳng sao, vì không có chế tài nào áp dụng với họ… Vì thế, doanh nghiệp thường gây khó dễ cho NLĐ bằng cách chây ỳ hoặc kéo dài thời gian không xác nhận cho NLĐ. Không những thế, NSDLĐ cũng chậm trả sổ bảo hiểm cho NLĐ. Do vậy, đã có nhiều trường hợp NLĐ không thể được nhận BHTN do hết thời gian mà thiếu hồ sơ để làm thủ tục. Trên thực tế, còn nhiều doanh nghiệp trốn đóng hoặc nợ đóng BHXH nói chung và BHTN nói riêng, dẫn đến quá trình hoàn thiện hồ sơ để giải quyết chính sách BHTN cho NLĐ còn gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác, nhận thức của NSDLĐ còn hạn chế trong việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với NLĐ trong vấn đề BHTN. Tình trạng doanh nghiệp phá sản, giải thể, nợ tiền BHXH, trốn đóng BHXH còn phổ biến; doanh nghiệp chậm ban hành quyết định nghỉ việc, thanh lý HĐLĐ… hay làm thủ tục chốt sổ chậm với cơ quan BHXH. Bên cạnh đó, phần lớn NLĐ chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp mà không chú ý đến quyền được giới thiệu việc làm và học nghề miễn phí. Điều này cho thấy, công tác tuyên truyền về chính sách bảo hiểm thất nghiệp chưa đúng mức, dẫn đến NLĐ còn mơ hồ về BHTN.
Bên cạnh đó, theo quy định, NLĐ chỉ được hưởng trợ cấp nếu thời gian mất việc từ 15 ngày trở lên; tức là, sau khi có quyết định thôi việc, trong thời gian 15 ngày, NLĐ chưa tìm được việc làm mới thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, một số NLĐ sau khi đã đăng ký mất việc, nhưng trong 15 ngày tiếp theo đã tìm được việc làm mới, vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp, điều này cũng ảnh hưởng nhất định tới những đối tượng chưa tìm được việc làm trong thời gian pháp luật quy định.
Thực tế cũng cho thấy, nhu cầu được đào tạo lại của NLĐ hiện nay chưa cao. Số lượng học viên thuộc dạng BHTN ít, theo đó bắt buộc phải học ghép với các đối tượng khác và khó trang trải các chi phí đào tạo. Mong mỏi của NLĐ là, ngoài được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí, hưởng trợ cấp thất nghiệp, còn được hỗ trợ học nghề một cách thiết thực. Đây là một chính sách rất ưu việt của Nhà nước, song do mức hỗ trợ học nghề còn thấp, cộng với tâm lý nôn nóng muốn có việc làm mới nên hầu hết NLĐ thất nghiệp không mấy mặn mà với việc học nghề mới. Mất việc, thu nhập giảm đáng kể, do gánh nặng tài chính gia đình khiến đại đa số đến trung tâm giới thiệu việc làm chủ yếu để đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp và tìm việc làm mới với mong muốn có thu nhập để lo cho cuộc sống của bản thân và gia đình.
Trong thời gian vừa qua, chính sách BHTN đã chứng tỏ tính đúng đắn và ưu việt của nó, nhưng khi thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, đặc biệt là từ góc độ NLĐ, những người trực tiếp đóng góp và kỳ vọng vào chỗ dựa này khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn. Việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về lao động, BHXH nói chung và pháp luật về BHTN nói riêng trong mối quan hệ với vấn đề bảo đảm ASXH là rất cần thiết. Chúng tôi cho rằng, để giải quyết được nạn thất nghiệp, cần thiết phải có những giải pháp mang tính tổng thể. Nhà nước cần xây dựng các chương trình hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho NLĐ trên cơ sở phù hợp với nhu cầu cũng như đòi hỏi của thực tiễn; đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài... Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống ASSXH trong đó có BHXH và BHTN, giúp NLĐ vượt qua khó khăn khi có sự biến động về việc làm và thu nhập.
2.1.3. Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Các hành vi vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH đã được quy định khá rò và cụ thể trong Luật và các văn bản hướng dẫn. Điều này đã giúp
Có thể bạn quan tâm!
- Xử Lý Vi Phạm Và Giải Quyết Tranh Chấp Về Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc.
- Thực Trạng Pháp Luật Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc 2.1.1.về Đối Tượng Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Luật Bảo hiểm xã hội và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội - 7
- Những Hạn Chế Trong Thực Hiện Pháp Luật Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc.
- Những Yêu Cầu Đặt Ra Cho Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc.
- Mức Lương Hưu Hàng Tháng Của Người Lao Động Đủ Điều Kiện Quy Định Tại Điều 55 Của Luật Này Được Tính Bằng 45% Mức Bình Quân Tiền Lương Tháng
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
cho các bên tham gia BHXH tránh được những sai sót trong quá trình thực hiện, đồng thời giúp cho quá trình kiểm tra, thanh tra được dễ dàng, thuận tiện. Tuy nhiên, các quy định về xử lý hành vi vi phạm pháp luật về BHXH còn một số điểm chưa phù hợp, chưa sát với thực tế. Cụ thể:
Khoản 3 Điều 138 Luật BHXH quy định, NSDLĐ có hành vi vi phạm đóng không đúng mức hoặc đóng không đúng thời hạn từ 30 ngày trở lên, phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng, và phải đóng số tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm. Thực tiễn cho thấy, do lãi suất hoạt động đầu tư quỹ BHXH thấp hơn nhiều so với lãi suất vay ngân hàng, và mức tiền phạt tối đa trong xử lý vi phạm hành chính còn thấp (75 triệu đồng, theo Điều 37, Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật lao động), nên nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng quy định này chiếm dụng tiền đóng BHXH trong thời gian kéo dài; có doanh nghiệp đã trích tiền đóng BHXH của NLĐ nhưng lại không đóng cho tổ chức BHXH, sử dụng để đầu tư sản xuất, kinh doanh, chấp nhận nộp phạt vì tổng số tiền phải nộp phạt và tiễn lãi chậm đóng còn thấp hơn lãi vay ngân hàng.
Các văn bản luật về BHXH đều có quy định cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật BHXH. Tuy nhiên do trong Bộ luật Hình sự hiện hành không quy định tội danh cụ thể đối với những hành vi bị coi là tội phạm về BHXH nên không phải bất cứ hành vi vi phạm nào mà pháp luật BHXH cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự trên thực tế cũng có thể áp dụng những quy định đã có của Bộ luật Hình sự để xử lý được.
2.1.4. Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo quy định tại Điều 88 của Luật Bảo hiểm xã hội, quỹ BHXH bắt buộc được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ; tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ; hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn thu hợp
pháp khác. Quỹ BHXH bắt buộc được chia thành các quỹ thành phần: quỹ ốm đau và thai sản; quỹ TNLĐ – BNN; quỹ hưu trí và tử tuất.
Về nguồn chi, theo quy định tại Điều 90, thì quỹ được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ; đóng BHYT cho người hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng, chi phí quản lý; chi khen thưởng; chi đầu tư tăng trưởng quỹ.
Hiện nay, với quy định về mức đóng và phương thức đóng góp quỹ BHXH bắt buộc, nhìn chung quỹ BHXH bắt buộc có thể đảm bảo ổn định trong việc chi trả chế độ BHXH cho NLĐ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (đặc biệt là NSDLĐ) tìm mọi cách để trốn đóng hoặc nợ BHXH gây thất thu cho quỹ BHXH, còn đối tượng hưởng BHXH thì tìm nhiều cách để lạm dụng quỹ gây thất thoát quỹ. Bên cạnh đó, chi nhiều nhất là chi cho chế độ hưu trí. Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, từ năm 2007 -2013, mỗi năm có trên 100.000 người nghỉ hưởng lương hưu hàng tháng; tuổi nghỉ hưu bình quân là 53,2 tuổi (nam 55,1 tuổi, nữ 51,6 tuổi); số người nghỉ hưu đúng tuổi chiếm tỷ lệ thấp (40,5%), do suy giảm khả năng lao động 61% trở lên chiếm tỷ lệ trên 52%; thời gian tham gia BHXH bình quân là 30,8 năm (nam 32,4 năm, nữ 29,5 năm); tỷ lệ hưởng lương hưu bình quân là 70% (nam 68,5%, nữ 71,4%).
Từ năm 1995 – 2012, hàng năm số thu vào quỹ hưu trí, tử tuất đều lớn hơn số chi. Tuy nhiên, trong tương lai, số người nghỉ hưu hưởng từ quỹ BHXH càng nhiều. Dự báo đến năm 2023, quỹ hưu trí, tử tuất sẽ có số thu bằng số chi. Từ năm 2024 trở đi, ngoài số thu trong năm, phải trích sử dụng thêm tiền cân đối dương của các năm trước mới đảm bảo đủ chi. Đến năm 2037, số thu BHXH trong năm và số tồn tích bắt đầu không đảm bảo khả năng chi trả. Các năm sau đó, số chi sẽ lớn hơn nhiều so với số thu trong năm. Do đó, quỹ hưu trí, tử tuất tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối trong dài hạn.
Bên cạnh đó, có thể thấy rằng, với quy định như hiện nay, chính sách về đầu tư, tăng trưởng quỹ BHXH tuy chặt chẽ, an toàn nhưng hiệu quả đầu
tư chưa cao. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính như hiện nay, việc đầu tư, cân đối quỹ BHXH bắt buộc đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Hoạt động đầu tư quỹ BHXH không chỉ đảm bảo sinh lời mà còn đòi hỏi độ an toàn vì cần phải đảm bảo nghĩa vụ chi trả cho người tham gia khi cần thiết.
Hoạt động đầu tư quỹ BHXH ở Việt Nam hiện nay đang được coi là quỹ đầu tư lớn thứ hai trong cả nước và ngày càng gia tăng trong tương lai. Tuy nhiên, với những khó khăn và thách thức trong điều kiện hiện nay, việc đổi mới mô hình quản lý và phương thức đầu tư có thể góp phần không nhỏ cho mục đích chi trả và sinh lời trong dài hạn khi mà các giải pháp về gia tăng mức đóng và tuổi nghỉ hưu chưa nhận được sự đồng thuận cao của số đông người lao động.
2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định số 15/QĐ-TCCB, ngày 15/6/1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam trên cơ sở sáp nhập BHXH của Sở LĐ-TB & XH và BHXH thuộc Liên đoàn thành phố Hà Nội. Với nhiệm vụ cơ bản thực hiện quản lý thu, chi giải quyết chế độ chính sách cho NLĐ tham gia BHXH và những người được hưởng chế độ chính sách BHXH trước năm 1995. Từ tháng 1/2003, tiếp nhận bộ máy cán bộ chức năng, nhiệm vụ của BHYT Hà Nội và BHYT các ngành Giao thông vận tải, Dầu khí, ngành Than chuyển sang, từ đây BHXH thành phố thực hiện hoàn toàn diện chính sách BHXH và BHYT bắt buộc, tự nguyện đối với nhân dân và lao động Thủ đô.
Từ 01/08/2008 tổ chức BHXH thành phố Hà Nội trên cơ sở sát nhập, hợp nhất BHXH thành phố Hà Nội, BHXH tỉnh Hà Tây, BHXH huyện Mê Linh thuộc BHXH tỉnh Vĩnh Phúc và 04 xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung thuộc BHXH huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình theo Nghị quyết 15/2008/QH12 ngày 29/05/5008 của Quốc Hội [38].
BHXH thành phố Hà Nội chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của BHXH Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. BHXH thành phố Hà Nội có nhiệm vụ quản lý quỹ BHXH, BHYT và thực hiện chế độ chính sách BHXH, chính sách BHYT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hiện nay, hệ thống tổ chức của BHXH thành phố Hà Nội gồm: 10 phòng nghiệp vụ, 30 BHXH quận, huyện trực thuộc có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu, tài khoản riêng và có trụ sở đặt tại quận, huyện, thị xã tương ứng
Dưới sự lãnh đạo của BHXH Việt Nam và Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cùng với sự đoàn kết phấn đấu của các cán bộ công chức toàn ngành. BHXH thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả quan trọng, tiếp tục ổn định công tác tổ chức cán bộ, đẩy mạnh cải cách hàng chính và các hoạt động nghiệp vụ từ thành phố tới các quận, huyện, thị xã đảm bảo thống nhất, thông suốt, đồng bộ, đạt hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống NLĐ và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn Thủ đô.
2.2.1. Những kết quả đã đạt được
Một là, về công tác phát triển, mở rộng đối tượng, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và là Thủ đô của đất nước. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Thủ đô luôn phải đặt trong mối tương quan chặt chẽ với sự ổn định về chính trị và xã hội. Đây là nét đặc thù lớn nhất chi phối các chính sách, giải pháp phát triển kinh tế, xã hội nói chung và việc thực thi các chính sách BHXH bắt buộc của Hà Nội nói riêng. Chính vì vậy, Hà Nội là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về số thu BHXH bắt buộc. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội (bao gồm cả tỉnh Hà Tây trước đây), năm 1995 mới có
2.042 đơn vị với 316.448 lao động tham gia BHXH bắt buộc. Năm 2002, có
8.090 đơn vị với 561.884 lao động tham gia BHXH [10, tr 18]. Đến thời điểm
hiện nay, BHXH thành phố Hà Nội đã có quan hệ giao dịch với trên 30.237 đơn vị, cơ quan, tổ chức tham gia BHXH bắt buộc cho khoảng 1.133.720 triệu người [2, tr3]. Số lượng người trực tiếp hưởng các chế độ có liên quan đến BHXH bắt buộc tại Hà Nội đã chiếm trên 50% dân số. Có thể nói, các chính sách về BHXH bắt buộc đã chi phối hầu khắp các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn Thủ đô. Những số liệu tăng trưởng không ngừng với tốc độ nhanh của người tham gia BHXH bắt buộc đã cho thấy công tác khai thác, phát triển, mở rộng đối tượng của BHXH thành phố Hà Nội thực hiện khá hiệu quả. Những năm gần đây, mặc dù số đơn vị và người tham gia BHXH bắt buộc đã khá cao, song Hà Nội vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao, vượt trên tốc độ phát triển bình quân của toàn ngành BHXH.
Hai là, về đóng góp quỹ BHXH bắt buộc, xác định công tác thu là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình tổ chức, triển khai nhiệm vụ của ngành, nên ngay khi nhận được kế hoạch BHXH Việt Nam giao, BHXH thành phố Hà Nội đã giao dự toán chỉ tiêu kế hoạch thu cho BHXH các quận, huyện sát với thực tế. Ngoài nhiệm vụ thu đúng, thu đủ, công tác giảm nợ đọng được tập trung chỉ đạo sát sao đến các phòng nghiệp vụ và BHXH huyện. Trong năm 2013, có thời điểm tỷ lệ thu thấp và nợ đọng tiền BHXH cao, nhưng do có sự quan tâm, chỉ đạo bằng nhiều biện pháp cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể công chức viên chức, BHXH thành phố Hà Nội đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu, kế hoạch thu do BHXH Việt Nam giao. Số thu BHXH bắt buộc là 11.932,8 tỷ đồng (tăng1,15 % so với năm 2012), số thu BHTN là 1.405 tỷ đồng [3, tr3]. Đạt được mức thu trên trong thời kỳ nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn là do, BHXH thành phố Hà Nội đã tập trung vào mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; Nhà nước điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng (từ 01/01/2013) và tăng mức lương cơ sở (từ 01/07/2013). Bên cạnh đó, có sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Thành ủy,