Thực Hiện Thủ Tục Bảo Đảm Tiền Vay Và Kiểm Tra Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay

Đối với các trường hợp còn lại: giá trị TSBĐ tối đa không quá giá trị quyết toán công trình xây dựng do BIDV tính lại theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình của Nhà nước (giá trị TSBĐ = giá trị quyết toán công trình xây dựng do Bên bảo đảm cung cấp nếu giá trị này nhỏ hơn (<) giá trị quyết toán công trình xây dựng do BIDV tính lại theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình của Nhà nước hoặc bằng (=) giá trị quyết toán công trình xây dựng do BIDV tính lại theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình của Nhà nước nếu giá trị quyết toán công trình xây dựng do Bên bảo đảm cung cấp lớn hơn (>) giá trị quyết toán công trình xây dựng do BIDV tính lại theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình của Nhà nước).

4. Bảo hiểm tài sản:

a) Nguyên tắc chung:

Loại và số lượng loại bảo hiểm bắt buộc phải mua trong suốt thời gian vay vốn do Giám đốc Chi nhánh quyết định, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:

• Bắt buộc phải mua các loại bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật tại thời điểm vay vốn và mua bổ sung trong suốt thời gian vay vốn nếu có sự thay đổi, bổ sung trong quy định của pháp luật (Nội dung này phải được quy định trong Hợp đồng tín dụng).

• Bù đắp được tổn thất của tài sản hình thành từ vốn vay khi rủi ro xảy ra làm hỏng, hư hại hay biến mất tài sản.

• Loại bảo hiểm cần mua có bán trên thị trường Việt Nam và phải có hiệu lực kể từ thời điểm Chi nhánh giải ngân cho vay

• Ưu tiên mua bảo hiểm tại BIC (Nội dung này phải được quy định trong Hợp đồng tín dụng) nhằm tối ưu hóa hiệu quả bán chéo sản phẩm bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng gắn với quan điểm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa BIDV và khách hàng.

• Đối với các tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng (Một trăm triệu đồng):

việc yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm do Giám đốc chi nhánh quyết định.

• Trước khi hết thời hạn hiệu lực của Hợp đồng/Đơn/Giấy chứng nhận bảo hiểm mười lăm (15) ngày, BIDV thông báo cho khách hàng để thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm cho kỳ tiếp theo. Trường hợp khách hàng không mua bảo hiểm, BIDV tự động trích nợ

tài khoản khách hàng để mua hộ bảo hiểm. Nếu tài khoản của khách hàng không đủ số dư cần thiết, BIDV sẽ thực hiện cho vay để mua hộ bảo hiểm với số tiền cho vay bằng chênh lệch giữa phí bảo hiểm và số dư Có khả dụng trên tài khoản của khách hàng, lãi suất cho vay tối thiểu bằng lãi suất cho vay quy định trong Hợp đồng tín dụng BIDV tài trợ đầu tư TSCĐ đó (Các nội dung này phải quy định trong Hợp đồng tín dụng).

Cấp phê duyệt tín dụng đối với khoản cho vay đầu tư TSCĐ đồng thời là cấp có thẩm quyền quyết định cho khách hàng vay để thanh toán tiền BIDV mua hộ bảo hiểm. Trường hợp cấp phê duyệt tín dụng là Trụ sở chính hoặc Hội đồng tín dụng cơ sở thì cấp có thẩm quyền cho vay là Giám đốc Chi nhánh. Thời hạn cho vay do Giám đốc Chi nhánh quy định cụ thể. Ngay sau khi cho vay, BIDV thông báo cho khách hàng biết và đôn đốc thu hồi nợ theo quy định.

• Khách hàng phải cam kết thanh toán mọi chi phí liên quan đến thuế, lệ phí phát sinh từ việc chuyển giao tài sản cho chủ sở hữu mới khi xử lý TSBĐ để thu hồi nợ (Nội dung này phải đưa vào Hợp đồng tín dụng hoặc Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho phù hợp)

b) Các loại bảo hiểm:

Khách hàng phải mua bảo hiểm cho tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng (Một trăm triệu đồng) trở lên trong suốt thời gian vay vốn với quyền thụ hưởng bảo hiểm đầu tiên thuộc về BIDV, bao gồm nhưng không giới hạn bởi một hay nhiều loại bảo hiểm sau:

• Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển (gồm bảo hiểm cho các loại hàng hóa riêng biệt, hoặc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường không, hoặc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa, hoặc bảo hiểm hàng hóa XNK) nếu máy móc, thiết bị vay vốn phải vận chuyển trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài.

• Bảo hiểm cháy, nổ (áp dụng cho mọi loại TSCĐ hữu hình).

• Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản (không áp dụng đồng thời với bảo hiểm cháy, nổ).

• Bảo hiểm kỹ thuật (gồm bảo hiểm đổ vỡ máy móc, hoặc bảo hiểm thiết bị điện tử, hoặc bảo hiểm nồi hơi, hoặc bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng - lắp đặt, hoặc bảo hiểm máy móc và thiết bị xây dựng) - không áp dụng đồng thời với bảo hiểm mọi rủi ro tài sản.

• Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng

Thực hiện theo quy định của pháp luật và BIDV (hiện nay là Quyết định số 379/QĐ-QLTD ngày 24/01/2013 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có)) ngoại trừ một số nội dung sau:

1. Hồ sơ vay vốn:

a) Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ theo Mẫu số 01/TSCĐ

(khách hàng không cần lập Dự án vay vốn);

b) Hồ sơ pháp lý và Hồ sơ tài chính của khách hàng theo quy định hiện hành.

2. Thẩm quyền phán quyết tín dụng:

a) Giám đốc Chi nhánh được quyền phê duyệt các khoản cho vay có thời hạn cho vay tối đa là 05 năm và có thể uỷ quyền cho Phó Giám đốc phụ trách khách hàng doanh nghiệp được quyền phê duyệt cấp tín dụng với thời hạn cho vay tối đa theo mức thẩm quyền phán quyết của mình. Ngoài quy định trên, Chi nhánh tuân thủ đầy đủ quy định phân cấp, ủy quyền phán quyết tín dụng của Tổng Giám đốc cho Chi nhánh.

b) Các khoản cho vay đầu tư TSCĐ gián tiếp đều phải qua thẩm định rủi ro, trừ các trường hợp theo quy định chung của BIDV không yêu cầu phải qua thẩm định rủi ro và một số trường hợp cụ thể sau:

- Các khoản vay đầu tư TSCĐ gián tiếp của khách hàng XHTDNB từ AA trở lên có đặc điểm:

Số tiền vay vốn một (01) lần không quá hai (02) tỷ đồng hoặc 1% giá trị tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán của khách hàng tại thời điểm gần nhất với thời điểm cấp tín dụng (tùy thuộc giá trị nào cao hơn).

Số tiền vay vốn đầu tư TSCĐ gián tiếp lũy kế trong năm của khách hàng tại BIDV không quá mười lăm (15) tỷ đồng hoặc 10% giá trị tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán năm tài chính liền kề thời điểm cấp tín dụng (tuỳ thuộc giá trị nào thấp hơn).

- Các khoản cho vay mua ô tô nếu:

Số tiền cho vay dưới 05 tỷ đồng/lần/khách hàng đối với nhóm Chi nhánh thuộc địa bàn Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, cụm động lực phía Bắc/Nam, hoặc dưới 03 tỷ đồng/lần/khách hàng đối với nhóm Chi nhánh còn lại; hoặc

Tổng dư nợ cho vay mua ô tô dưới 10 tỷ đồng/khách hàng.

Đối với các khoản vay nêu trên, Giám đốc Chi nhánh được xem xét phê duyệt tín dụng trực tiếp trên Báo cáo đề xuất cấp tín dụng của Bộ phận QLKH.

c) Đối với các trường hợp loại trừ trên, Giám đốc Chi nhánh có thể quy định bổ sung các trường hợp bắt buộc phải qua thẩm định rủi ro, đảm bảo phù hợp đặc thù hoạt động, năng lực, phẩm chất cán bộ của Chi nhánh.

3. Nguyên tắc giải ngân:

a) Chỉ giải ngân sau khi hoàn thành việc ký Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng cầm cố/thế chấp tài sản và toàn bộ các thủ tục công chứng (đối với các tài sản bắt buộc phải thực hiện ký công chứng), chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của BIDV trừ trường hợp không thể hoàn thành các thủ tục công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm do nguyên nhân khách quan. Chi nhánh chịu trách nhiệm hoàn tất thủ tục công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm chậm nhất trong vòng mười (10) ngày làm việc kể từ lần giải ngân đầu tiên.

b) Giải ngân phù hợp tiến độ và chỉ dẫn thanh toán do khách hàng đã thỏa thuận trong Hợp đồng kinh tế (Hợp đồng mua - bán tài sản; Hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị; Hợp đồng thi công xây lắp...) ký với đối tác. Riêng đối với máy móc, thiết bị có tính đồng bộ, đòi hỏi cần lắp đặt, chạy thử, chỉ giải ngân thanh toán lần cuối (bao gồm cả trường hợp thanh toán một lần) khi khách hàng xuất trình Biên bản nghiệm thu lắp đặt, chạy thử, trừ khi khách hàng có Thư bảo lãnh bảo hành/bảo đảm chất lượng sản phẩm của TCTD cho đối tác cung cấp máy móc, thiết bị đó (Các nội dung này, BIDV yêu cầu khách hàng đưa vào Hợp đồng kinh tế khi thông báo cấp tín dụng).

Ngoài các nguyên tắc trên, khi giải ngân đối với một số trường hợp tài sản cố định đặc thù, Chi nhánh thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục III/TSCĐ.

4. Thực hiện thủ tục bảo đảm tiền vay và kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay

a) Đối với phương tiện vận tải/xe cơ giới:

- Chi nhánh chịu trách nhiệm hoàn tất Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, Hợp đồng cầm cố/thế chấp tài sản của khách hàng hoặc của Bên thứ ba (nếu có) đồng thời với việc ký Hợp đồng tín dụng và thực hiện công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.

- Trường hợp khách hàng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, sau khi hoàn tất thủ tục nộp lệ phí trước bạ, đăng ký phương tiện vận tải/xe cơ giới, khám lưu hành và đăng kiểm, mua bảo hiểm, Chi nhánh chịu trách nhiệm ký Phụ lục bổ sung Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, thực hiện công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm và giao nhận hồ sơ TSBĐ theo quy định (thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm ngay sau khi nhận được Giấy hẹn trả kết quả đăng ký hoặc Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện vận tải/xe cơ giới). Đồng thời, Chi nhánh yêu cầu khách hàng nộp đầy đủ phí yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm để Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm gửi 01 bản sao văn bản chứng nhận đăng ký đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký lưu hành phương tiện giao thông và chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận bàn giao hồ sơ TSBĐ từ khách hàng, Chi nhánh gửi Thông báo (Mẫu số 02/TSCĐ) cho Phòng cảnh sát giao thông để phối hợp quản lý xe.

- Trường hợp khách hàng đồng thuận hoặc thuộc đối tượng bắt buộc để BIDV giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký, Chi nhánh xác nhận 01 bản sao chứng thực duy nhất (Mẫu số 03/TSCĐ) Giấy chứng nhận đăng ký ô tô, Hợp đồng/Đơn/Giấy chứng nhận bảo hiểm (có chứng thực theo quy định của pháp luật) cho khách hàng để lưu hành phương tiện. Hiệu lực của Giấy xác nhận bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký ô tô, Hợp đồng/Đơn/Giấy chứng nhận bảo hiểm tối thiểu 06 tháng nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Hợp đồng/Đơn/Giấy chứng nhận bảo hiểm. Hết thời hạn trên, nếu khách hàng trả nợ đầy đủ, đúng hạn và tiếp tục mua bảo hiểm theo quy định tại Khoản 4 Điều 6, Chi nhánh xác nhận bản sao chứng thực mới cho khách hàng.

- Cấp phê duyệt tín dụng đối với khoản cho vay đầu tư TSCĐ gián tiếp đồng thời là cấp có thẩm quyền xác nhận bản sao chứng thực nêu trên. Trường hợp cấp phê duyệt tín dụng là Trụ sở chính hoặc Hội đồng tín dụng cơ sở thì cấp có thẩm quyền xác nhận bản sao chứng thực nêu trên là Giám đốc Chi nhánh hoặc Người được Giám đốc Chi nhánh uỷ quyền trên cơ sở đảm bảo phù hợp đặc thù hoạt động của Chi nhánh, năng lực, phẩm chất cán bộ, kiểm soát rủi ro.

b) Sau khi giải ngân, chậm nhất mười (10) ngày kể từ ngày khách hàng nhận được tài sản hình thành từ vốn vay, Chi nhánh kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay theo đúng quy định.

c) Định kỳ hàng Quý hoặc đột xuất khi phát hiện dấu hiệu bất thường, Chi nhánh tiến hành kiểm tra tình trạng TSBĐ, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, làm cơ sở đánh giá khả năng trả nợ. Trường hợp phát hiện TSBĐ, đặc biệt là tài sản hình thành từ vốn vay, có dấu hiệu hỏng hóc, hao mòn dẫn đến giảm sút nghiêm trọng về giá trị, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, tùy tình hình thực tế, Chi nhánh yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản cầm cố, thế chấp, hoặc thực hiện thu nợ trước hạn, hoặc tiến hành các thủ tục xử lý TSBĐ để thu hồi nợ theo quy định.

Điều 8. Mã sản phẩm trên phân hệ tiền vay

Chi nhánh sử dụng các mã sản phẩm để khai báo phù hợp đối với mục đích vay vốn của khách hàng theo danh sách sau.

STT

Facility

Mã sản phẩm

Tên mã

Loại

tiền

Diễn giải


1


103


NH1KMO0329

CVAY TSCD NGHAN DN

VND,

USD, EUR

Áp dụng cho khoản

vay ngắn hạn đầu tư TSCĐ gián tiếp.


2


111


TH1KMO0804

CVAY TSCD TRHAN DN

VND,

USD, EUR

Áp dụng cho khoản

vay trung hạn đầu tư TSCĐ gián tiếp.


3


121


DH1KMO0804

CVAY TSCD DHAN DN

VND, USD,

EUR

Áp dụng cho khoản vay dài hạn đầu tư

TSCĐ gián tiếp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Huế giai đoạn 2013 - 2015 - 10

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với các Hợp đồng tín dụng phát sinh trước thời điểm hiệu lực của Quy định này:

a) Chi nhánh tiếp tục thực hiện theo các cam kết đã ký với khách hàng cho đến hết thời hạn hiệu lực của Hợp đồng.

b) Việc áp dụng theo các nội dung tại Quy định này, do Chi nhánh xem xét, quyết định, đảm bảo hài hòa lợi ích của BIDV và khách hàng.

2. Đối với các giao dịch phát sinh từ thời điểm hiệu lực của Quy định này: Chi nhánh thực hiện theo nội dung hướng dẫn tại Quy định này.

Điều 10. Hiệu lực thi hành.

1. Quy định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế các văn bản sau đây:

a) Quy định số 7276/QĐ-PTSPBB ngày 20/11/2013 về Cho vay đầu tư tài sản cố định.

b) Quy định số 2049/QĐ-PTSP ngày 03/07/2012 về Cho vay mua ô tô dành cho khách hàng tổ chức.

2. Đối với các nội dung không hướng dẫn tại Quy định này: thực hiện theo các quy định nghiệp vụ có liên quan. Trường hợp các nội dung hướng dẫn tại Quy định này trái với các quy định nghiệp vụ có liên quan, áp dụng theo nội dung hướng dẫn tại Quy định này.

3. Các cơ chế đặc thù áp dụng cho từng khách hàng cụ thể tiếp tục có hiệu lực cho đến khi có văn bản, thông báo dừng triển khai hoặc chấm dứt hiệu lực các cơ chế đặc thù này.

Điều 11. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Giám đốc các Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính, Giám đốc các đơn vị thành viên và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm triển khai, thực hiện Quy định này.

Phụ lục I/TSCĐ

KHUNG THỜI GIAN TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ




Danh mục các nhóm TSCĐ

Thời gian khấu hao (năm)

Quy định của

BIDV

Quy định của

Bộ Tài chính

A. Máy móc, thiết bị động lực:

1. Máy phát động lực

10

08-15

2. Máy phát điện, thuỷ điện, nhiệt điện,

phong điện, hỗn hợp khí.

13

07-20

3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện

10

07-15

4. Máy móc, thiết bị động lực khác

07

06-15

B. Máy móc, thiết bị công tác

1. Máy công cụ (bao gồm các loại máy dùng để gia công kim loại (bào, gọt, phay, tiện,

cưa…)



07-15

- Gia công cơ khí bán tự động

08


- Gia công cơ khí tự động

10


- Máy công cụ khác

07


2. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành khai

khoáng (xe lu, xe đào, xe ủi…)

08

05-15

3. Máy kéo

07

06-15

4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp

07

06-15

5. Máy bơm nước và xăng dầu

08

06-15

6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống

gỉ và ăn mòn kim loại

10

07-15

7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá

chất

07

06-15

8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất

15

10-20

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/05/2024