Điều Kiện Đối Với Tài Sản Đầu Tư:

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Đại học quốc gia TP.HCM.

2. PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. 3.TS. Nguyễn Minh Kiều (2005), Nghiệp vụ ngân hàng , NXB Tài chính.

4. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài Chính, Hà Nội.

4. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình tài chính – tiền tệ ngân hàng, NXB Thống Kê.

5. Nguyễn Du Thành (2011), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay mua xe ô tô tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất, Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM.

6. Nguyễn Thị Hiền A (2008), Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ô tô của VPBank Trần Duy Hưng.

7. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam: www.bidv.com.vn

8. Tỉnh Thừa Thiên Huế: www.thuathienhue.gov.vn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

9. Báo cáo bán hàng Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam năm 2013, 2014, 2015.


Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Huế giai đoạn 2013 - 2015 - 9

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1 QUY ĐỊNH

Cho vay đầu tư tài sản cố định gián tiếp



TỔNG GIÁM ĐỐC

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM


- Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2013;

- Căn cứ Quy chế cho vay của BIDV ban hành kèm theo Quyết định số 1722/QĐ-HĐQT ngày 02/10/2013 và các văn bản sửa đổi, bổ sung;

- Theo đề nghị của Giám đốc Ban Phát triển sản phẩm bán buôn.

QUY ĐỊNH:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng

1. Văn bản này quy định việc cho vay đầu tư tài sản cố định gián tiếp đối với khách hàng là doanh nghiệp (trừ Doanh nghiệp tư nhân, Công ty Hợp danh) và các đơn vị hành chính, sự nghiệp có thu.

2. Văn bản này không áp dụng đối với các hình thức cho vay đầu tư theo Dự án.

3. Văn bản này áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống BIDV bao gồm: Trụ sở chính, Sở Giao dịch III và các Chi nhánh BIDV.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Giá trị còn lại của tài sản” là giá trị của tài sản đã qua sử dụng sau khi thẩm định theo cả hai phương pháp chi phí khấu hao và phương pháp so sánh (tùy thuộc theo giá trị nào thấp hơn).

2. “TSCĐ gián tiếp” là TSCĐ hữu hình có nguyên giá đến mười lăm (15) tỷ đồng, không trực tiếp tạo ra doanh thu (hoặc có tạo ra doanh thu nhưng khó bóc tách, tính toán chính xác được doanh thu đem lại từ việc đầu tư tài sản đó) và được khách hàng đầu tư, mua sắm độc lập với Dự án đầu tư mới/Dự án đầu tư mở rộng.

3. Các thuật ngữ, từ, cụm từ viết tắt được sử dụng trong các văn bản chế độ, văn bản nội bộ của BIDV ban hành kèm theo Quyết định số 3444/QĐ-PC ngày 23/6/2014 của Tổng Giám đốc BIDV.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Điều kiện vay vốn

1. Điều kiện đối với khách hàng:

a) XHTDNB từ BBB trở lên và đảm bảo các điều kiện cấp tín dụng theo quy định của NHNN và BIDV.

b) Có lịch sử quan hệ tín dụng tốt (không phát sinh nợ xấu và/hoặc nợ (gốc, lãi) quá hạn (trên 10 ngày trở lên) tại BIDV và/hoặc TCTD khác tính đến thời điểm xem xét cấp tín dụng).

c) Cam kết chuyển doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh qua BIDV tối thiểu tương ứng tỷ lệ tài trợ vốn của BIDV so với các TCTD khác và sử dụng đa dạng các dịch vụ của BIDV. Đối với khách hàng là đơn vị hành chính, sự nghiệp có thu, khuyến khích Chi nhánh yêu cầu khách hàng thực hiện cam kết trên.

d) Sản xuất, kinh doanh có lãi, không có lỗ lũy kế tối thiểu trong vòng hai

(02) năm liên tục liền kề thời điểm cấp tín dụng.

e) Cung cấp tài liệu chứng minh tính ổn định của doanh thu, lợi nhuận trong thời gian vay vốn thông qua: kế hoạch sản xuất - kinh doanh, hợp đồng khung, hợp đồng kinh tế/đơn hàng đầu ra cụ thể,....

f) Xử lý một số trường hợp đặc thù:

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập (thời gian hoạt động dưới một (01) năm) hoặc chưa đủ điều kiện XHTDNB: áp dụng theo chính sách cấp tín dụng của BIDV trong từng thời kỳ.

- Đối với khách hàng là tổ chức hành chính, sự nghiệp có thu: áp dụng chính sách cấp tín dụng như đối với khách hàng XHTDNB BBB.

2. Điều kiện đối với tài sản đầu tư:

a) Là tài sản được phép giao dịch, không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ hợp pháp trong quan hệ pháp luật tính đến thời điểm đề nghị vay vốn.

b) Có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp, đảm bảo chuyển quyền sở hữu tài sản cho khách hàng sau khi vay vốn để đầu tư.

c) Mới 100% hoặc giá trị còn lại của TSCĐ còn từ 80% trở lên theo đánh giá của BIDV và/hoặc theo kết quả đánh giá độc lập của Bên thứ ba có chức năng thẩm định giá nếu là tài sản đã qua sử dụng. Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian tính từ năm sản xuất đến thời điểm nhập khẩu/mua lại không được vượt quá 04 năm.

d) Không thuộc loại tài sản có tính đặc biệt chuyên dụng, hiếm, khó mua/bán, chuyển nhượng trên thị trường.

e) Không thuộc công trình, loại nhà chuyên dùng phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng theo quy định của pháp luật nếu TSBĐ là tài sản hình thành từ vốn vay. Trường hợp không dùng tài sản hình thành từ vốn vay loại này để làm TSBĐ, Chi nhánh có thể xem xét, quyết định về việc cho vay nếu nguồn trả nợ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh khác không phải từ khai thác (các) tài sản này.

Điều 4. Giới hạn và thời hạn cho vay

1. Giới hạn cho vay:

Mức cho vay phù hợp nhu cầu, mức độ tín nhiệm, khả năng trả nợ của khách hàng và chính sách cấp tín dụng của BIDV trong từng thời kỳ và theo quy định cụ thể tại Phụ lục II/TSCĐ Quy định này, trong đó:

a) Tài sản đầu tư mới 100%: tối đa 90% nguyên giá TSCĐ.

b) Tài sản đầu tư đã qua sử dụng: tối đa 80% giá trị còn lại của tài sản.

c) Số tiền BIDV cho khách hàng vay đầu tư TSCĐ gián tiếp mỗi lần không quá 30% giá trị tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán năm tài chính gần nhất của khách hàng đó.

d) Doanh số cho vay đầu tư TSCĐ gián tiếp của BIDV đối với một (01) khách hàng trong một (01) năm không quá 40% giá trị tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán năm tài chính gần nhất của khách hàng đó.

e) Trường hợp số tiền/doanh số cho vay vượt quy định tại Tiết c, d Khoản này, BIDV thực hiện cho vay theo Dự án (cho vay đầu tư dự án).

f) Mức cho vay tối đa đối với khách hàng là đơn vị hành chính, sự nghiệp có thu áp dụng như khách hàng XHTDNB BBB.

2. Thời hạn cho vay:

a) Thời hạn cho vay phù hợp nhu cầu, mức độ tín nhiệm, khả năng trả nợ, dòng tiền của khách hàng và chính sách cấp tín dụng của BIDV trong từng thời kỳ, nhưng tối đa không quá thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định của BIDV tại Phụ lục I/TSCĐ.

b) Đối với tài sản đầu tư đã qua sử dụng, tổng thời hạn cho vay tối đa và thời gian đã qua sử dụng không được vượt quá thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định của BIDV.

c) Thời hạn cho vay cụ thể theo quy định tại Phụ lục II/TSCĐ.

Điều 5. Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay do Chi nhánh quyết định trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng, phù hợp quy định của Ngân hàng nhà nước và BIDV trong từng thời kỳ.

Điều 6. Bảo đảm tiền vay

Ngoài việc tuân thủ quy định giao dịch bảo đảm trong cho vay, chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp (hiện nay là các Quyết định số 1138/QĐ- HĐQT ngày 11/11/2011, Quy định 3979/QĐ-PC ngày 13/7/2009 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có)), Chi nhánh thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

1. Tài sản hình thành từ vốn vay phải được sử dụng làm TSBĐ cho khoản vay (trừ trường hợp quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 3). Nếu tài sản hình thành từ vốn vay không đủ đảm bảo nợ vay, Chi nhánh yêu cầu khách hàng bổ sung các TSBĐ khác theo quy định về giao dịch bảo đảm tiền vay của BIDV. Riêng đối với khách hàng đầu tư mua xe ô tô từ 4 đến 45 chỗ và XHTDNB từ AA trở lên: Giám đốc Chi nhánh có thể xem xét, quyết định việc nhận TSBĐ khác thay thế với điều kiện tuân thủ nguyên tắc giá trị và tính thanh khoản của TSBĐ thay thế phải tối thiểu tương đương tài sản hình thành từ vốn vay.

2. Trường hợp khách hàng sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thuỷ làm TSBĐ, khách hàng phải cam kết giao BIDV giữ hộ bản chính (gốc) Giấy chứng nhận đăng ký trong suốt thời gian vay. Riêng đối với khách hàng XHTDNB từ AA trở lên, Giám đốc Chi nhánh có thể xem xét, quyết định việc thỏa thuận giữ hộ hoặc để khách hàng giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký.

3. Định giá TSBĐ:

a) Nguyên tắc chung:

- Đảm bảo tính đầy đủ, hợp lệ và phù hợp của tài liệu chứng minh quyền sở hữu/sử dụng tài sản được định giá với quy định về bảo đảm tiền vay, trong đó, lưu ý các nội dung sau:

Tài sản đủ điều kiện thế chấp theo quy định;

Sự phù hợp giữa hiện trạng thực tế của tài sản với tài liệu chứng minh quyền sở hữu/sử dụng;

Xác định mục đích sử dụng hiện tại của tài sản (đang được cho thuê, cho mượn, thế chấp, chuyển nhượng, góp vốn, liên doanh hay bị kê biên, ngăn chặn chuyển dịch quyền sở hữu/sử dụng?).

- Khi sử dụng phương pháp chi phí khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ được lấy theo quy định của BIDV tại Phụ lục I/TSCĐ Quy định này.

- Trường hợp tài sản định giá là tài sản đã qua sử dụng, giá trị còn lại của tài sản là giá trị thấp hơn sau khi thẩm định theo cả hai phương pháp chi phí khấu hao và phương pháp so sánh.

b) Cơ sở định giá: Tuỳ theo loại TSBĐ, Chi nhánh có thể tham khảo theo các nguồn thông tin sau:

- TSBĐ là động sản:

Báo giá gần nhất thời điểm định giá của hãng sản xuất, hoặc

Hợp đồng mua - bán và hóa đơn VAT nếu là tài sản sản xuất trong nước,

hoặc


Giá tính thuế của cơ quan hải quan (nếu có), Hợp đồng mua - bán và/ hoặc

hóa đơn thương mại (invoice) kèm Tờ khai hải quan nếu là tài sản nhập khẩu, hoặc

Giá bán trên thị trường của tài sản cùng loại tại địa phương (Chi nhánh có thể tham khảo thông tin rao vặt trên internet, hoặc thông tin được công bố trên website của Sở Tài chính (mục Giá cả thị trường), hoặc Bản tin thị trường - giá cả vật tư của Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại - Bộ Công thương (website: www.giacavattu.com.vn)), hoặc

Giá mua tối đa áp dụng cho tài sản nằm trong Danh mục tài sản trang bị, mua sắm của BIDV (hiện nay được công bố tại mục Thông tin mua sắm TSCĐ trên intranet (phần trang tin của Ban Tài chính)), hoặc

Giá mua tài sản tương tự ở các Dự án/Phương án vay vốn do BIDV đã tài trợ (nếu có), hoặc

Giá trị còn lại của tài sản trên sổ sách kế toán của Bên bảo đảm (nếu có).

- TSBĐ là trụ sở, nhà xưởng, nhà ăn, nhà nghỉ giữa ca (không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất):

Suất vốn đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nhà nước theo từng

năm.


Hóa đơn VAT của Nhà thầu xây lắp nếu tài sản hình thành trong tương lai

và theo phương thức giao thầu, hoặc

Hóa đơn VAT (nếu có) và giá trị quyết toán công trình xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt của Bên bảo đảm nếu tài sản hình thành theo phương thức giao thầu, hoặc

Hợp đồng mua - bán và hóa đơn VAT kèm giá trị còn lại trên Bảng cân đối kế toán (nếu có) của Bên bán nếu tài sản hình thành theo phương thức mua lại từ đơn vị khác, hoặc

Giá trị quyết toán công trình xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt của Bên bảo đảm hoặc chi phí để xây dựng lên tài sản đó theo sổ sách kế toán của Bên bảo đảm (không bao gồm các khoản lãi nội bộ, các chi phí không hợp lý khác như: chi phí nguyên vật liệu, lao động...vượt quá định mức trong quá trình xây dựng) nếu tài sản hình thành theo phương thức tự xây dựng.

Giá trị còn lại của tài sản trên sổ sách kế toán của Bên bảo đảm (nếu có).

Trường hợp giá trị quyết toán công trình được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán độc lập và không có các ngoại trừ trọng yếu ảnh hưởng đến việc xác định giá trị quyết toán, Chi nhánh có thể xem xét sử dụng kết quả này trong công tác thẩm định giá trị TSBĐ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/05/2024