e) Để gia tăng hiệu quả việc bán sản phẩm đến khách hàng, CBQHKHCN có thể đề xuất và báo cáo Lãnh đạo Chi nhánh ủy quyền cho Lãnh đạo PQHKHCN ký kết Hợp đồng hợp tác theo Mẫu số 02/BLOTO với nhân viên bán hàng tại các đại lý bán ô tô nhằm thực hiện việc chi hoa hồng, môi giới đối với các cá nhân trực tiếp giới thiệu khách hàng cho BIDV.
Điều 17. Trình tự, thủ tục xét duyệt cho vay
Trình tự thủ tục xem xét quyết định cho vay thực hiện theo Quy định số 4072/QĐ-PTSPBL1 ngày 15/07/2009 về cấp tín dụng bán lẻ. Ngoài ra, Chi nhánh thực hiện thêm một số nội dung trong các bước áp dụng đặc thù đối với sản phẩm cho vay mua ô tô, cụ thể như sau:
1. Tiếp thị tới Khách hàng về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của BIDV
a) CBQHKHCN có trách nhiệm trực tiếp tiếp thị sản phẩm trong quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ, tìm kiếm Khách hàng.
b) CBQHKHCN tăng cường hình thức tiếp thị gián tiếp (giới thiệu về sản phẩm cho vay mua ô tô tới các Nhà phân phối), Nhà phân phối sẽ tiếp thị trực tiếp sản phẩm tới khách hàng và giới thiệu khách hàng cho Ngân hàng.
2. Gặp gỡ, phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn
a) Trên cơ sở kết quả tiếp thị sản phẩm hoặc Khách hàng trực tiếp đề nghị, CBQHKHCN được phân công có trách nhiệm nắm bắt nhu cầu khách hàng, khả năng đáp ứng các điều kiện vay và từ đó tư vấn cho khách hàng chi tiết hơn về sản phẩm ô tô (mức cho vay, thời hạn vay…).
b) CBQHKHCN hướng dẫn Khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn theo danh mục hồ sơ tại Phụ lục II/TDBL Quyết định số 4072/QĐ-PTSPBL1.
Trong đó, Hồ sơ xe bao gồm các giấy tờ, tài liệu như quy định tại Khoản 3 Điều 15 Quy định này.
Trường hợp khách hàng mua ô tô phục vụ sản xuất kinh doanh thì CBQHKHCN yêu cầu khách hàng cung cấp thêm các chứng từ như quy định tại Khoản 5 Điều 15 Quy định này.
3. Ký kết các Hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý
3.1. Soạn thảo, đàm phán các Hợp đồng:
CBQHKHCN căn cứ theo bộ mẫu hợp đồng hiện hành của BIDV, thực hiện soạn thảo Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng bảo đảm tiền vay cần lưu ý:
- Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản hình thành từ vốn vay, CBQHKHCN bổ sung thêm một điều khoản “Cam kết của bên vay” trong Hợp đồng tín dụng và/hoặc Hợp đồng bảo đảm tiền vay, đồng thời ghi rõ:
“Bên vay cam kết mua bảo hiểm vật chất xe với mức bảo hiểm bằng 100% giá trị xe ô tô đối với năm vay vốn đầu tiên. Từ năm thứ hai trở đi, trước khi hết thời hạn bảo hiểm 15 ngày, khách hàng phải mua mức bảo hiểm cho năm tiếp theo với mức bảo hiểm tối thiểu bằng 140% dư nợ thực tế tại thời điểm mua bảo hiểm: Số tiền bảo hiểm trong trường hợp phát sinh rủi ro gây thiệt hại từ .......% 1giá trị xe trở lên sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản tiền gửi của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển..… (Ngân hàng), số tài khoản…………..., và Ngân hàng được toàn quyền quyết
định việc sử dụng số tiền bảo hiểm này, kể cả việc giữ lại trên tài khoản để dùng vào mục đích trả nợ vay theo Hợp đồng này”.
Đồng thời, CBQHKHCN yêu cầu khách hàng khi mua bảo hiểm phải nêu rõ nội dung sau trong Hợp đồng bảo hiểm/Giấy bảo hiểm: “Số tiền bảo hiểm trong trường hợp phát sinh rủi ro gây thiệt hại từ ……. % giá trị xe trở lên phải được chuyển thẳng vào tài khoản tiền gửi của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển…….số tài khoản……………..”.
Ngoài ra, CBQHKHCN bổ sung thêm điều khoản “Cho vay bắt buộc” để quy định trường hợp khách hàng chậm mua bảo hiểm vật chất xe năm thứ 2 trở đi thì Ngân hàng bắt buộc cho vay, với các nội dung cụ thể tại khoản 4 Điều 11 Quy định này và khách hàng có nghĩa vụ hoàn trả số tiền cho vay bắt buộc trong thời gian sớm nhất. Việc cho vay bắt buộc nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của hai bên. Khi thực hiện cho vay bắt buộc, Ngân hàng chỉ cần có thông báo cho khách hàng mà không cần ký thêm phụ lục hợp đồng về số tiền vay này.
1 Mức cụ thể do Chi nhánh quyết định
- CBQHKHCN căn cứ Điều 11 Quy định này để đưa các điều kiện về bảo hiểm vào điều khoản về quyền và nghĩa vụ của bên vay trong Hợp đồng tín dụng.
- CBQHKHCN bổ sung thêm tại điều khoản về quyền và nghĩa vụ của bên vay trong Hợp đồng tín dụng nội dung: “Khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay thì thuế và lệ phí phát sinh từ việc chuyển giao tài sản cho chủ sở hữu mới (nếu có) sẽ do bên vay chịu”.
3.2. Công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm:
a) Việc thực hiện công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với Hợp đồng bảo đảm tiền vay thực hiện theo đúng quy định hiện hành của BIDV về giao dịch bảo đảm trong cho vay.
b) Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản hình thành từ vốn vay (xe ô tô mua), Chi nhánh thực hiện các thủ tục bảo đảm tài sản dưới đây sau khi đã giải ngân:
- Sau khi khách hàng hoàn tất các thủ tục bao gồm nộp thuế trước bạ, đăng ký xe, đăng ký lưu hành, Chi nhánh và khách hàng ký bổ sung phụ lục Hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục giao nhận hồ sơ tài sản đảm bảo (chính là hồ sơ xe bao gồm bản gốc các chứng từ theo quy định tại khoản 3 Điều 15).
- Chi nhánh xác nhận vào 01 bản sao duy nhất giấy đăng ký xe và hợp đồng bảo hiểm/Giấy chứng nhận bảo hiểm (có chứng thực của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) làm cơ sở để khách hàng lưu hành xe theo Mẫu số 03/BLOTO. Hiệu lực của giấy xác nhận bản sao công chứng đăng ký xe tối đa bằng thời gian còn lại của Hợp đồng bảo hiểm/Giấy chứng nhận bảo hiểm. Hết thời hạn trên, nếu khách hàng trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo lịch trả nợ của Hợp đồng tín dụng và tiếp tục mua bảo hiểm theo quy định thì Ngân hàng sẽ xác nhận và cấp cho khách hàng một bản sao mới.
Thẩm quyền xác nhận giấy đăng ký xe thực hiện theo quy định hiện hành về giao dịch bảo đảm trong cho vay.
- CBQHKHCN thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.
- Chi nhánh gửi thông báo cho Phòng Cảnh sát giao thông theo Mẫu số 04/BLOTO để đề nghị hỗ trợ trong việc quản lý tài sản thế chấp.
- Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, CBQHKHCN bàn giao toàn bộ hồ sơ cho PQTTD.
4. Đề xuất và quyết định giải ngân:
a) Ngân hàng chỉ quyết định giải ngân khi khách hàng đã sử dụng toàn bộ vốn tự có để đặt cọc hoặc thanh toán cho Bên bán ô tô trước hoặc đồng thời với tiền vay Ngân hàng.
b) Trường hợp Bên bán ô tô chấp thuận cho Chi nhánh thanh toán sau khi khách hàng đã nhận xe và hoàn tất thủ tục đăng ký xe:
- CBQHKHCN lập Giấy xác nhận cho vay mua ô tô theo Mẫu số 05/BLOTO
và báo cáo LĐPQHKHCN/LĐPGD.
Trình tự đề xuất và ký giấy xác nhận này tương tự như trình tự đề xuất và quyết định giải ngân tại Khoản 7 Điều 9 Quy định về cấp tín dụng bán lẻ ban hành kèm theo Quyết định số 4072/QĐ-PTSPBL1.
Cấp có thẩm quyền thực hiện ký vào vị trí “CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ &PHÁT TRIỂN….”.
Sau đó CBQHKHCN có trách nhiệm gửi Giấy xác nhận cho Bên bán ô tô.
- Khi khách hàng đã hoàn tất thủ tục nhận xe và các thủ tục đăng ký xe, bàn giao bản gốc (hồ sơ xe, đăng ký xe, bảo hiểm) cho Ngân hàng (trường hợp khách hàng thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay), CBQHKHCN đề nghị khách hàng lập Bảng kê rút vốn và báo cáo LĐPQHKHCN/LĐPGD. Trong đó, nêu rõ: Chi nhánh thực hiện giải ngân vốn vay, chuyển thẳng vào tài khoản tiền gửi của Bên bán ô tô đã được ghi rõ trong Hợp đồng mua bán xe.
c) Trường hợp Ngân hàng phải thanh toán cho Bên bán ô tô trước khi khách hàng được nhận xe:
- Trường hợp khách hàng thực hiện bảo đảm bằng tài sản của khách hàng hoặc tài sản của bên thứ ba: Sau khi khách hàng hoàn tất việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc và xuất trình cho Ngân hàng, CBQHKHCN đề nghị khách hàng lập Bảng kê rút vốn, báo cáo LĐPQHKHCN/LĐPGD và trình cấp có thẩm quyền quyết định giải ngân sau khi đã hoàn thành các thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành về giao dịch bảo đảm trong cho vay của BIDV.
- Trường hợp khách hàng thực hiện bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay hoặc kết hợp giữa bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay với cầm cố, thế
chấp bằng tài sản của khách hàng hoặc tài sản của bên thứ ba hoặc nguồn trả nợ từ hoạt động của chiếc xe:
+ CBQHKHCN chỉ thực hiện đề xuất giải ngân khi khách hàng đã thực hiện mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm vật chất xe. Trường hợp khách hàng thực hiện bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì khách hàng phải chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm cho BIDV.
+ Khi khách hàng hoàn tất thủ tục mua bảo hiểm và xuất trình giấy chứng nhận bảo hiểm cho Ngân hàng, CBQHKHCN đề nghị khách hàng lập Bảng kê rút vốn, báo cáo LĐPQHKHCN/LĐPGD và trình cấp có thẩm quyền quyết định giải ngân.
+ Sau khi Ngân hàng đã giải ngân, CBQHKHCN có trách nhiệm phối hợp với khách hàng nhận toàn bộ giấy tờ ô tô (gồm hoá đơn bán hàng, hồ sơ xe ô tô…theo quy định) từ Bên bán ô tô, phối hợp với khách hàng làm thủ tục kiểm định, đăng ký xe, …và thực hiện việc đăng ký tài sản bảo đảm.
Lưu ý: Trong quá trình thực hiện giao dịch, trường hợp chưa có thỏa thuận với nhà phân phối, CBQHKHCN phải làm việc trực tiếp với Bên bán ô tô và khách hàng (lập thành Biên bản), để đảm bảo kiểm soát được việc bàn giao giấy tờ ô tô từ phía bên bán ô tô và chuyển giao giấy tờ này cho ngân hàng quản lý.
Việc đăng ký xe cần một khoảng thời gian để cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục cấp đăng ký, vì vậy, CBQHKHCN phải giữ giấy hẹn cấp giấy đăng ký. Khi đến hẹn, CBQHKHCN phối hợp với khách hàng nhận giấy đăng ký xe và yêu cầu khách hàng giao bản gốc hồ sơ xe, đăng ký xe, bảo hiểm xe cho Ngân hàng. Trong mọi trường hợp, Chi nhánh phải luôn đảm bảo việc kiểm soát tài sản bảo đảm.
5. Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ:
CBQHKHCN đề xuất trình Lãnh đạo phòng và cấp có thẩm quyền ký Thông báo đề nghị giải chấp tài sản đảm bảo của khách hàng theo Mẫu số 06/BLOTO để gửi Phòng cảnh sát giao thông hỗ trợ trong việc giải chấp tài sản đảm bảo của khách hàng sau khi khách hàng đã tất toán khoản vay.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Tổ chức thực hiện
1. Hội sở chính:
a) Trên cơ sở Quy định này, các Ban có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được phân công chịu trách nhiệm hướng dẫn Chi nhánh triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát quá trình cho vay theo quy định của BIDV.
b) Ban Phát triển Sản phẩm bán lẻ &Marketing chịu trách nhiệm xây dựng và giao kế hoạch sản phẩm chi tiết cho từng Chi nhánh hàng năm theo số lượng khách hàng, dư nợ tín dụng…
2. Chi nhánh:
Lãnh đạo Chi nhánh có trách nhiệm chỉ đạo triển khai phát triển Sản phẩm cho vay mua ô tô, đồng thời chỉ đạo Bộ phận Quan hệ khách hàng cá nhân tìm kiếm khách hàng, thúc đẩy quan hệ hợp tác với Nhà phân phối và thực hiện ký Hợp đồng hợp tác giữa Chi nhánh với Nhà phân phối hoặc đề xuất trình Hội sở chính ký Hợp đồng hợp tác giữa BIDV với Nhà phân phối.
Điều 19. Hiệu lực
Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Kể từ ngày Quy định này có hiệu lực, các văn bản sau hết hiệu lực thi hành:
1. Quy định về sản phẩm cho vay mua ô tô phục vụ đời sống đối với khách hàng cá nhân tại Phụ lục V/TDBL ban hành kèm theo Quyết định số 4321/QĐ-TD3 ngày 27/8/2008;
2. Công văn số 1093/CV-PTSPBL1 ngày 11/3/2009 về hướng dẫn cho vay mua ô tô của TMT, Vinaxuki đối với cá nhân, hộ gia đình hết hiệu lực thi hành.
Điều 20. Sửa đổi, bổ sung, thay thế
Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hết hiệu lực thi hành Quy định này do Tổng Giám đốc quyết định./.
TỔNG GIÁM ĐỐC Trần Anh Tuấn |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Hiện Thủ Tục Bảo Đảm Tiền Vay Và Kiểm Tra Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay
- Đối Với Đầu Tư Xây Dựng Trụ Sở, Nhà Xưởng, Nhà Ăn, Nhà Nghỉ Giữa Ca (Không Bao Gồm Giá Trị Quyền Sử Dụng Đất).
- Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Huế giai đoạn 2013 - 2015 - 12