Đề Xuất Một Số Giải Pháp Quản Lý Các Loài Bướm Ngày Tại Khu Vực Nghiên Cứu


Sinh học sinh thái:

Thường tập trung thành từng đàn tại những khoảng trống có nước trong rừng. Cũng hay gặp từng cá thể đơn lẻ bay khá nhanh dọc các đường mòn trong rừng.

4.8.3. Papilio memnon

Đặc điểm hình thái Một trong những loài bướm Phượng phổ biến và có kích 1

Đặc điểm hình thái:

Một trong những loài bướm Phượng phổ biến và có kích thước rất lớn và là loài lưỡng hình. Mặt trên con đực có màu đen xanh dương sậm, mặt dưới ở phần gốc cánh trước và cánh sau có màu đỏ. Con cái có vài dạng

khác nhau, một số con có đuôi. Hình 4.8: Papilio memnon

Mặt trên của con cái ở phần gốc cánh trước có màu đỏ, cánh sau có những mảng lớn màu trắng, không có đuôi ở cuối mép trong có màu đỏ da cam; ở con có đuôi có màu da cam chạy từ cuối mép trong đến hết mép ngoài cánh. Tên bướm được đặt theo kích thước lớn của cơ thể. Sải cánh 120-150 mm.

Sinh học sinh thái:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Có thể gặp ở những khu vực ngoại vi của các thành phố, nơi có vườn bưởi, một trong những loài cây chủ chính của loài này. Ở thành phố, thường chỉ gặp từng con đực đơn lẻ, thường bay khá nhanh, với mức độ dao động của đường bay lên xuống rất rộng.


4.8.4. Appias lyncida eleonora

Đặc điểm hình thái:

Con đực có màu trắng ở mặt trên với viền đen hoặc nâu sô cô la, và những nét trang trí màu vàng chanh sáng và màu nâu sô cô la. Con cái màu trắng xem kẽ với nhiều đám màu nâu tối. Loài thể hiện tính lưỡng hình theo mùa. Dạng mùa mưa: con đực: trắng ở phía trên với viền và gờ ngoài màu xanh nhạt hình răng cưa trang trí ở cánh trước.



Hình 4 9 Appias lyncida eleonora Cánh sau có viền răng cưa ở mép ngoài cánh màu xanh 2

Hình 4.9: Appias lyncida eleonora

Cánh sau có viền răng cưa ở mép ngoài cánh, màu xanh nhạt viền phía trong. Mặt dưới có màu vàng sáng và mép viền ngoài màu sô cô la tối. Rất dễ nhận biết nhờ màu sắc đặc trưng của mặt dưới cánh sau và hình dạng cánh trước. Mặt trên màu trắng với viền cánh trước màu đen dạng răng cưa lớn, viền cánh sau màu đen. Con cái hiếm gặp, phần lớn cánh có màu đen và tối màu hơn nhiều . Sải cánh:55 - 70mm

4.8.5. Papilio polytes mandane

Đặc điểm hình thái Con đực màu đen với một dãy đốm trắng chạy ngang ở 3

Đặc điểm hình thái:

Con đực màu đen với một dãy đốm trắng chạy ngang ở giữa cánh sau, viền cánh có các đốm trắng nhỏ. Con cái cánh rộng hơn. Bướm đực chỉ có một dạng trong khi bướm cái có một số dạng. Sải cánh: 90 - 100 mm.

Hình 4.10: Papilio polytes mandane


Sinh học sinh thái:

Đẻ trứng trên các loài cây thuộc họ cam chanh. Loài bướm này phổ biến ở rừng phục hồi thứ sinh, các vùng đất canh tác, vườn và bìa rừng.

4.8.6. Danaus genutia

Đặc điểm hình thái Đây cũng là một loài đặc trưng không thể nhầm lẫn 4

Đặc điểm hình thái:

Đây cũng là một loài đặc trưng không thể nhầm lẫn với loài nào trong nhóm bướm. Loài này có màu cam sậm, với màu đen chạy dọc các đường gân cánh rò ràng.. Sải cánh: 75-95mm.

Hình 4.11: Danaus genutia

Sinh học sinh thái:

Ưa chỗ trống và sáng. Mặc dù là loài phổ biến nhưng ít khi gặp với số lượng lớn. Bướm có thể dễ dàng gặp ở những nơi vùng đất thấp và đồng bằng, gần những nơi có cây trồng và thậm chí chúng sống ở những sinh cảnh bị xáo trộn do việc chặt phá rừng trở thành đất trống đồi trọc. Bướm thường đậu trên hoa cỏ, cây bụi cạnh vườn, công viên thành phố

4.8.7. Euploea mulciber

Đặc điểm hình thái Con đực và cái khác nhau Con đực có mặt trên màu đen 5

Đặc điểm hình thái:

Con đực và cái khác nhau. Con đực có mặt trên màu đen, từ đĩa ô cánh trước ra ngoài màu tím óng ánh với các chấm trắng xếp không theo hàng lối, mặt dưới cánh sau có một

hàng chấm nhỏ chạy dọc mép ngoài. Hình 4.12: Euploea mulciber

Con cái có mặt trên cánh trước tương tự con đực, nhưng cánh đốm trắng lớn hơn, cánh sau nền đen có các sọc, vạch trắng hướng vào gốc cánh, viền cánh có một hàng chấm. Sải cánh: 90-100mm.


Sinh học sinh thái:

Phổ biến, kể cả thành phố, vùng ngoại ô. Rất phổ biến ở ven đường mòn, những chỗ trống trong rừng nhưng số lượng không nhiều như vài loài khác trong cùng giống. Loài này xuất hiện ở một số sinh cảnh với độ cao khác nhau. Bướm cái ít gặp hơn bởi vì chúng thường tập trung trong rừng.

4.8.8. Hebomoia glaucippe glaucippe

Đặc điểm hình thái Có kích thước lớn nhất trong họ bướm Phấn Đặc 6

Đặc điểm hình thái:

Có kích thước lớn nhất trong họ bướm Phấn. Đặc điểm nổi bật là trên cánh trước nền trắng, chop cánh có tam giác màu cam, viền đen. Mặt dưới cánh có màu sắc loang lổ. Bướm đực mặt trên có nền trắng; bướm cái mặt trên nền trắng sữa và mép cánh sau có

các đốm đen rò rệt. Sải cánh: 80 – 100mm Hình 4.13: Hebomoia glaucippe

glaucippe

Sinh học sinh thái:

Gặp khắp nơi. Thường tập trung thành từng đàn có màu sắc nổi bật. Bay nhanh và cao. Bắt gặp theo đàn ở ven suối hay đường mòn, khoảng trống trong rừng, đỉnh đồi, trảng cỏ cây bụi, khu dân cư.

4.8.9. Vindura erota

Đặc điểm hình thái Mặt trên cánh con đực có màu vàng cam với hai đường 7

Đặc điểm hình thái:

Mặt trên cánh con đực có màu vàng cam với hai đường đen lượn sóng ở gần mép ngoài cánh. Trên cánh cũng có các đốm, vệt màu đen ở vùng giữa. Cánh sau có hai đốm mắt và một đuôi ngắn. Mặt dưới nhạt màu

hơn. Hình 4.14: Vindura erota


Con cái có màu xỉn hơn ánh xanh lục, ít gặp hơn con đực. Bướm cái lớn hơn và có màu đất nâu hơi xám ánh xanh lục với dải trắng và hoa văn lượn sóng ở hai cánh. Sải cánh : 90-110mm.

Sinh học sinh thái:

Rất phổ biến trong rừng vào mùa mưa. Thường gặp ven đường mòn. hi đậu xuống mặt đất để hút khoáng, ban đầu nó thường bò đi bò lại, đến khi tìm được chỗ thích hợp mới ngưng, trong lúc bò cánh thường khép vào mở ra. Bướm cái ít gặp hơn bướm đực, chủ yếu ở trong rừng. Bướm đực gặp khá phổ biến gần nguồn nước.

4.9. Đề xuất một số giải pháp quản lý các loài bướm ngày tại khu vực nghiên cứu

4.9.1. Khái quát hiện trạng công tác quản lý tài nguyên rừng và mối đe dọa tới bướm ngày tại khu vực nghiên cứu

Các loài bướm ngày có mối quan hệ rất chặt chẽ với môi trường sinh thái. Do vậy, nếu hệ sinh thái rừng bị xáo trộn hoặc phá hủy sẽ làm ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ đến chúng thậm chí có thể làm cho chúng bị tuyệt chủng.

Trước kia do các hoạt động khai thác rừng bừa bãi, chặt phá rừng làm nương rẫy, lấy gỗ củi, săn bắn động vật… đã làm cho môi trường tự nhiên của các loài bướm ở đây bị suy giảm và xáo trộn nhiều, các khu rừng nguyên vẹn còn lại ít. Kể từ khi thành lập VQG Nam Ka Đinh từ năm 1993 đến nay, tình trạng và mức độ khai thác, chặt phá rừng làm nương đã giảm đi đáng kể, rừng đã và đang tái sinh phục hồi trở lại rất tốt. Tuy nhiên các hoạt động như khai thác lâm sản trái phép, lấy củi đốt, chăn thả gia súc và phát nương làm rẫy vẫn còn xảy ra, chưa được ngăn chặn triệt để, điều này đã và đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tái sinh tự nhiên của rừng trong một số khu vực, nhất là vùng đệm. Bên cạnh đó công tác phòng cháy chữa cháy rừng chưa được tốt.

Hiện nay vẫn còn các hộ dân làm trang trại trong vùng lòi của VQG. Đây là điểm tập kết của lâm tặc khi khai thác trái rừng phép. Hơn nữa bà con nhân


dân sống xung quanh VQG chủ yếu là đồng bào dân tộc, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chăn nuôi rất hạn chế, cuộc sống cơ bản vẫn dựa vào rừng. Đây là những nguyên nhân cơ bản và chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp tới công tác bảo tồn, quản lý tài nguyên rừng, chất lượng rừng, dẫn tới ảnh hưởng tới môi trường sống của động vật, thực vật, côn trùng nói chung và bướm ngày nói riêng.

Qua nghiên cứu thực tế tại Nam Ka Đinh và kết quả nghiên cứu tài liệu nhất là thực trạng công tác bảo tồn hiện nay với những đặc điểm đã nêu trên, BQL VQG cần đưa ra một số nguyên tắc quản lý tài nguyên rừng cụ thể, đó là:

- Cần có báo cáo đánh giá chính xác và đầy đủ thực trạng của công tác quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có, những ưu điểm, khuyết điểm, những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ và các nguy cơ đe dọa đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên, với động vật nói chung và côn trùng nói riêng, đặc biệt là các đề xuất, kiến nghị.

- Quy định rò trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và các cấp có thẩm quyền trong việc quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học. Ban hành các chính sách cụ thể và thiết thực đảm bảo hài hòa lợi ích giữa cơ quan quản lý và cộng đồng dân cư tại địa phương, đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Công tác bảo tồn được thực hiện theo mục tiêu chung là tạo điều kiện để các loài bướm ngày phát triển về số lượng và chất lượng, từ đó góp phần tạo ra sự cân bằng trong hệ sinh thái rừng.

4.9.2. Các giải pháp chung

Phối hợp với cấp ủy, các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền tại địa phương nhằm thúc đẩy nhanh công tác quy hoạch lại dân cư sao cho phù hợp. Có chính sách hỗ trợ về vốn, kĩ thuật nhất là vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện sống cho người dân địa phương và vùng lân cận.


Đầu tư nghiên cứu một cách toàn diện, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và các loài bướm ngày nói riêng.

Sắp xếp và đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.

Tiếp tục và tăng cường công tác vận động, tuyên truyền về giá trị của việc bảo tồn đa dạng sinh học bằng nhiều hình thức cho nhiều đối tượng tham gia vào việc bảo vệ môi trường sinh thái nói chung và VQG nói riêng.

Các bước của công tác bảo tồn là :

1. Thực hiện tốt việc điều tra, giám sát để nắm được hiện trạng của các loài bướm ngày trong khu vực, đặc biệt là các loài chủ yếu.

2. Thu thập các thông tin về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài chủ yếu, trong đó những vấn đề chính cần làm rò: Quan hệ dinh dưỡng, nơi cư trú, tập tính sinh sản và tự vệ.

3. Lựa chọn các biện pháp kỹ thuật thích hợp để tạo điều kiện cho bướm ngày phát triển.

4.9.3. Các giải pháp quản lý cụ thể

Khu hệ bướm ngày của Nam Ka Đinh trong thời gian điều tra, phát hiện có 85 loài, trong đó một số loài được coi là có ý nghĩa lớn – các loài chủ yếu, các loài có vai trò là sinh vật chỉ thị và các loài có ý nghĩa lớn đối với du lịch sinh thái. Để tập trung nguồn lực cho công tác bảo tồn cần đặc biệt chú ý tới các loài chủ yếu này.

4.9.3.1. Công tác điều tra giám sát

Để làm tốt công tác bảo tồn cần phải có thông tin chính xác, cập nhật về hiện trạng của các loài thuộc đối tượng ưu tiên bảo tồn. Độ phong phú cũng như sự xuất hiện của các loài bướm ngày nói chung, các loài bướm ngày


cần ưu tiên bảo tồn nói riêng có thể thay đổi theo năm, do vậy cần tiến hành giám sát thường xuyên tại 10 điểm điều tra trên 5 tuyến điều tra đã được xác lập ban đầu để có thông tin chính xác về sự hiện diện và hoạt động của các loài này. Ngoài ra cần kết hợp thu thập thông tin về thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, đặc điểm lâm phần tại thời điểm điều tra.

* Đối với nhóm loài bướm ngày quý hiếm: Theo kết quả điều tra ban đầu nhóm loài này xuất hiện ở một số sinh cảnh. Tuy nhiên hai sinh cảnh chính là “Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy” và “Rừng kín thường xanh ven suối”. Vì vậy công tác giám sát cũng như cải tạo sinh cảnh cần được tập trung đây.

* Đối với nhóm loài có vai trò là sinh vật chỉ thị: Đối với nhóm loài này thường tập trung ở các sinh cảnh sau :

Rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp. Rừng hỗn giao tre nứa.

Vì vậy trong quá trình điều tra cần điều tra kỹ tại các sinh cảnh này.

* Đối với nhóm loài có ý nghĩa du lịch sinh thái: Với nhóm loài này chúng phân bố chủ yếu ở các sinh cảnh sau :

Rừng kín thường xanh ven suối.

Rừng thứ sinh phục hồi tiếp giáp khu dân cư. Rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp.

Vì vậy trong quá trình điều tra cần điều tra kỹ tại các sinh cảnh này.

4.9.3.2. Thu thập thông tin về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài chủ yếu.

Để có được các thông tin về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài bướm ngày chủ yếu, ngoài việc kế thừa các tài liệu có liên quan, cần phải đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu đối với các nhóm loài này bằng các hình thức sau:

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí