Phân tích các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - 13


4.2.3. Giải pháp về phát triển tài nguyên du lịch

4.2.3.1. Chú trọng công tác quy hoạch các dự án du lịch và dự án các ngành khác Thường xuyên giám sát các tác động của dự án trong quá trình triển khai xây dựng

và trong quá trình hoạt động để ngành du lịch phát triển đúng hướng, khai thác có hiệu

quả tiềm năng đồng thời gìn giữ và nuôi dưỡng tài nguyên du lịch phát triển bền vững.

Xây dựng kế hoạch và quy hoạch bảo vệ hệ thống tài nguyên du lịch biển, tài nguyên du lịch sinh thái rừng trên địa bàn tỉnh bao gồm : khoanh định các tài nguyên có tính đa dạng sinh học cao như các sinh thái biển, rạn san hô, rừng quốc gia Côn Đảo, khu bảo tồn tư nhiên, các di tích thiên nhiên đã được xếp hạng, các khu vực cảnh quan có tiềm năng khai thác du lịch, các điểm di tích lịch sử văn hoá dễ bị ảnh hưởng do các hoạt động phát triển du lịch và các hoạt động kinh tế khác để có những giải pháp kịp thời khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên du lịch.

Để thực hiện được điều đó cần phải có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và những định hướng, mục tiêu, giải pháp mang tính tổng quát, bên cạnh đó mỗi cụm điểm du lịch cần có quy hoạch chi tiết xác định rõ các phân khu chức năng và các dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên phù hợp với nhu cầu. Song song với quy hoạch ngành, cần tiến hành các định hướng bảo vệ môi trường theo lãnh thổ trong đó xác định các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực hạn chế các hoạt động du lịch.v.v...

Đối với các điểm du lịch phân tán và ở những vùng điểm nhạy cảm như: đầu nguồn, dân cư tập trung khi lập các quy hoạch, kế hoạch cụ thể cần phải có các giải pháp đồng bộ như về ranh giới, kiến trúc, hạ tầng và báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Tại các khu, điểm du lịch không cho phép xây dựng các cơ sở sản xuất và chế biến có các chất thải chứa các tác nhân độc hại (kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc khác...).

4.2.3.2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Hình thành bộ phận và nhân sự chuyên trách về quản lý môi trường tại Sở Văn hóa Thể thao&Du lịch Bà Rịa Vũng Tàu và cơ quan cấp huyện với nhiệm vụ tham mưu, xem xét, thẩm định phê duyệt đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển du lịch, quản lý, theo dõi, giám sát các tổ chức kinh doanh du lịch đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, đề ra các chính sách, lập kế hoạch và ban hành các văn bản pháp quy trong bảo vệ môi trường du lịch. Tăng cường năng lực nghiên cứu quản lý, đánh giá môi trường. Hàng năm, vào các vụ du lịch cần phải phối hợp với bộ phận quan trắc môi trường của Sở


Phân tích các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - 13

Tài nguyên&Môi trường để tiến hành lấy mẫu quan trắc đánh giá mức độ ô nhiễm tại các khu du lịch và một số sông, cửa biển.

Tăng cường giám sát chất thải, nước thải của các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, giải quyết dứt điểm vấn đề thải gây ô nhiễm môi trường và tiến tới xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung.

Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với bảo vệ tài nguyên môi trường nói chung, nhất là với tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm nhằm giám sát hoạt động của các chủ thể tham gia khai thác tài nguyên thiên nhiên trong việc chấp hành pháp luật trong quá trình hoạt động.

4.2.3.3. Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

Yêu cầu bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn phục vụ cho sự nghiệp phát triển bền vững cũng như việc quản lý về các hoạt động du lịch theo phương hướng mục tiêu nhiệm vụ đã xác định là “Nhiệm vụ vô cùng lớn và quan trọng đối với không chỉ ngành du lịch mà còn là nhiệm vụ của các cấp các ngành và nhân dân địa phương ”. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý và sử dụng các tài nguyên cũng như việc xử lý các thông tin từ các hoạt động du lịch và dịch vụ để có những quyết định đúng đắn và kịp thời trong từng giai đoạn với từng hoạt động phát triển là rất cần thiết.

Ngành du lịch cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng để sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật quan trắc thường xuyên trạng thái môi trường trong phạm vi các khu du lịch để có những điều chỉnh hoạt động thích hợp nhằm đảm bảo môi trường bền vững.

4.2.3.4. Thực hiện đào tạo, giáo dục môi trường

Đối với hoạt động du lịch, ngoài trình độ nghiệp vụ, trình độ kiến thức, nhận thức tốt về bảo vệ tài nguyên, môi trường là một điều kiện cần thiết cho du lịch phát triển bền vững, giữ gìn chất lượng môi trường. Cần đưa các kiến thức về tài nguyên, môi trường, văn hóa, xã hội vào các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực của ngành (kiến thức về các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo được, các hệ sinh thái tự nhiên, nhân văn, các loại hình ô nhiễm và biện pháp bảo vệ...).

Trong các chương trình giảng dạy này phải đặc biệt lưu ý đến các khái niệm về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Định kỳ mở các lớp bồi dưỡng kiến thức tài nguyên, môi trường cho đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang làm việc trong ngành du lịch tại các khu du lịch.


Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ khoa học môi trường. Tìm kiếm và sử dụng kịp thời sự trợ giúp quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu các kinh nghiệm nước ngoài thông qua các học bổng, hội nghị, hội thảo quốc tế, chương trình trao đổi chuyên gia để chuyển giao công nghệ và trao đổi kinh nghiệm.

4.2.3.5. Khuyến khích tham gia của các cộng đồng địa phương trong việc bảo vệ

gìn giữ môi trường

Thực tiễn qua các năm qua cho thấy, thành công của các hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn suy giảm môi trường có sự đóng góp rất lớn từ cộng đồng dân cư.

Việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch và cùng nhau bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết để có thể đảm bảo gìn giữ được các tài nguyên, tiềm năng cho sự phát triển du lịch lâu dài tại tất cả các điểm, cụm du lịch, bằng các biện pháp đồng bộ giữa khai thác, bảo tồn với bồi dưỡng nguồn tài nguyên. Nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như: phổ biến các kiến thức pháp luật, phổ cập nhận thức môi trường theo các chương trình và thông tin môi trường như tivi, đài, báo... Có thể tổ chức cho khách du lịch tham gia vào các chương trình bảo vệ, giữ gìn môi trường sạch đẹp như cho rác vào túi giấy, thi tìm hiểu về môi trường tại các khu du lịch...

4.2.4. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng

4.2.4.1. Quy hoạch và thực hiện phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng

Hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại là một đột phá chiến lược, là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình thu hút vốn đầu tư vào các ngành kinh tế. Tập trung rà soát và hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng trong tỉnh, nhất là giao thông, thủy điện, thủy lợi, bảo đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực và hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường. Cụ thể :

- Đầu tư các tuyến trục giao thông đường bộ quan trọng; xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Vũng Tàu - thành phố Hồ Chí Minh; nâng cấp mở rộng Quốc lộ 51. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông Tỉnh lộ.

- Nâng cấp sân bay Cỏ ống cho loại máy bay 150 chỗ có thể lên xuống được. Giai đoạn 2011 - 2020 xây dựng sân bay Vũng Tàu, trung tâm dịch vụ hàng không tại Gò Găng;


- Triển khai nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu gắn liền

với các khu công nghiệp, bến cảng để có thể khởi công trong giai đoạn 2011 – 2020.

- Nâng cao năng lực và hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc.

- Tiếp tục mở rộng các nhà máy cấp nước hiện có, đồng thời xây dựng mới một số hệ thống cấp nước. Mở rộng các hệ thống cấp nước đô thị. Xây dựng mới hệ thống cấp nước tại các xã chưa có, nâng cấp các hệ thống cấp nước đã được xây dựng.

- Tập trung đầu tư cho hệ thống thoát nước tại các đô thị, xây dựng hệ thống cống thu gom nước mưa và nước thải riêng và xây dựng các trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quốc gia. Các khu công nghiệp tập trung cần xây dựng các trạm xử lý riêng theo đặc thù của từng khu. Nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện phải xử lý đạt tiêu chuẩn B trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung (cống ngầm, kênh, mương, sông,...).

- Xây dựng thêm các lưới truyền tải điện 110 KV, 35 KV; lưới phân phối điện 15

KV và xây dựng các trạm nguồn bảo đảm đáp ứng nhu cầu cung cấp điện.

4.2.4.2. Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư cơ sở hạ tầng

Để huy động các nguồn vốn đầu tư thực hiện mục tiêu quy hoạch, tỉnh phải xây dựng phương án huy động vốn cho từng giai đoạn, sắp xếp lựa chọn các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư, phân kỳ đầu tư hợp lý và có những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm thu hút vốn đầu tư, bảo đảm thực hiện được các mục tiêu đề ra.

- Nguồn vốn ngân sách: Vốn đầu tư từ ngân sách là nguồn vốn rất quan trọng cho đầu tư phát triển hạ tầng của tỉnh trong thời gian qua. Ngoài các nguồn vốn đầu tư cho các dự án của Trung ương trên địa bàn, Tỉnh sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ để tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, trong đó có các công trình mở rộng mạng lưới giao thông nông thôn, lưới điện và cấp nước sinh hoạt.

- Đối với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài: tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn ODA để đầu tư cho các chương trình, dự án trọng điểm, ưu tiên cho hạ tầng giao thông, bảo vệ môi trường.

- Huy động vốn bằng hình thức BOT – BT: các hình thức đầu tư cơ sở hạ tầng theo phương thức BOT (Built – Operation - Tranfers) và BT (Built - Transfer) đã được tỉnh thực hiện khá sớm. Đây là hai hình thức được áp dụng nhiều nhất hiện nay và đã góp phần cải thiện đáng kể hệ thống giao thông hạ tầng của tỉnh và là một hình thức đầu tư có hiệu quả, với ưu điểm nổi bật là mở rộng khả năng xây dựng các công trình hạ tầng, giảm áp lực cho ngân sách trong đầu tư xây dựng và vận hành công trình.


- Huy động vốn theo hình thức đối tác công - tư (PPP) : đây là hình thức đầu tư khá mới bằng việc nhà nước và nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng dự án. Việc lựa chọn nhà đầu tư sẽ được thực hiện thông qua tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước hoặc quốc tế sẽ đảm bảo thu hút nguồn vốn của khu vực tư nhân trong và ngoài nước nhưng không dẫn đến nợ công.

- Huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất cho phát triển cơ sở hạ tầng trong khuôn

khổ của pháp luật về đất đai.

4.2.4.3. Áp dụng khoa học công nghệ và tăng cường kiểm tra giám sát để nâng cao

chất lượng công trình

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về công tác quản lý chất lượng công trình : thực hiện quy trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định quản lý chất lượng của các Ban QLDA để phát hiện những sai sót, chấn chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện.

- Để quản lý chất lượng công trình phải chú trọng đến áp dụng khoa học công nghệ mới, trong đó chú ý đặc biệt đến chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ mới, sử dụng máy móc hiện đại, hiệu quả. Mở rộng các hình thức đầu tư cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài nhằm tăng thêm khả năng quản lý và trang thiết bị kỹ thuật mới, các công nghệ tiên tiến cho ngành để nâng cao chất lượng công trình, đẩy nhanh tiến độ công trình.

4.2.5. Giải pháp về nguồn nhân lực và hiệu quả đầu tư.

4.2.5.1. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch:

Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch : thực hiện xây dựng mạng lưới đào tạo du lịch hiện đại, đào tạo chất lượng cao, phân bố phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch trong tỉnh, thông qua việc thiết lập một số cơ sở đào tạo du lịch mới và tăng cường cơ sở vật chất và năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch đang có trong tỉnh.

Tăng cường công tác đào tạo giáo viên, giảng viên du lịch: thực hiện xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên du lịch đủ tiêu chuẩn, có trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy lý thuyết và thực hành chuyên về du lịch đáp ứng các yêu cầu đối với giáo viên, giảng viên du lịch, có đủ năng lực giảng dạy ở các cơ sở đào tạo trong khu vực.

Phát triển chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại nguồn nhân lực

ngành du lịch: trang bị khung cơ bản về chương trình, nội dung đào tạo và bồi dưỡng các


chuyên ngành đào tạo du lịch tương ứng với tiêu chuẩn chức danh quản lý và tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ ngành du lịch, phù hợp với yêu cầu thực tiễn để áp dụng trong các cơ sở đào tạo du lịch.

Thực hiện đào tạo nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội: nâng cao chất lượng công tác đào tạo nhân lực ngành du lịch, đáp ứng nhu cầu của xã hội, trang bị các kiến thức, kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động của đội ngũ lao động trong ngành du lịch. Hình thức đào tạo này thường gây tốn kém về nguồn lực, tuy nhiên đây là hình thức rất hiệu quả, do đáp ứng được nhu cầu thiết thực của xã hội, xoá dần khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng; các doanh nghiệp và xã hội không phải bỏ thêm chí phí và thời gian cho việc đào tạo lại, có thể sử dụng ngay lao động vừa được đào tạo, đáp ứng nhu cầu bức xúc về nguồn nhân lực có tay nghề phù hợp, vì vậy cần được nghiên cứu áp dụng rộng rãi.

- Tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch.

Lập hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực ngành du lịch: hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực ngành du lịch giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá số lượng, chất lượng, cơ cấu đào tạo của nguồn nhân lực ngành du lịch. Xây dựng, triển khai, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực ngành du lịch của tỉnh sẽ đưa ra bức tranh toàn cảnh về tình trạng của nguồn nhân lực ngành du lịch, từ đó có những kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của khu vực đáp ứng với yêu cầu phát triển, nâng cao hiệu quả của công tác phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu.

Hoàn thiện cơ chế phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch: việc hoàn thiện hệ thống cơ chế phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch cần được tiến hành một cách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, cả đối với ngành du lịch và với các ngành khác có liên quan đến hoạt động du lịch. Thực hiện xây dựng văn bản quản lý hoạt động bồi dưỡng du lịch trên địa bàn khu vực để phục vụ cho việc đảm bảo tiêu chuẩn chức danh, nghề về du lịch có tính thực thi liên tục; Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở, ban ngành có liên quan đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Trên cơ sở các văn bản có liên quan, nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực ngành du lịch ở tỉnh để vừa thu hút được lao động cho ngành du lịch vừa tránh được những biến động theo mùa vụ.

Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của tỉnh : trong các

chiến lược thành phần của ngành du lịch, bên cạnh chiến lược về đầu tư phát triển du lịch,


chiến lược phát triển thị trường sản phẩm thì chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch giữ một vai trò hết sức quan trọng, cần được quan tâm xây dựng. Thực hiện xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch khu vực với những định hướng, lộ trình thực hiện cụ thể; xây dựng được lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng; huy động các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch.

- Các giải pháp hỗ trợ khác :

Tăng cường sự liên kết và tính chủ động của các bên có liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng: tăng cường sự liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo nhằm phát triển mô hình đào tạo tại các doanh nghiệp theo đơn đặt hàng. Đây là mô hình đào tạo rất tiết kiệm và hiệu quả. Liên kết chặt chẽ với các trường nghề, cao đẳng, đại học đào tạo về du lịch nhằm thu hút các học viên, sinh viên giỏi thông qua các chương trình nhận sinh viên thực tập, cấp học bổng tài năng trẻ… nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Xã hội hoá hoạt động đào tạo bồi dưỡng: huy động mọi nguồn lực cho hoạt động

giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Xây dựng cơ chế thu hút nhân tài cho lao động du lịch : thu hút được đội ngũ lao động du lịch có chất lượng, sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động.

4.2.5.2. Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính cho các dự án đầu

Căn cứ pháp luật của nhà nước hiện hành, tỉnh tiếp tục áp dụng chính sách ưu đãi

và hỗ trợ đối với các dự án đầu tư vào du lịch (đặc biệt là du lịch sinh thái, khu vui chơi

giải trí) ở mức cao nhất theo khung quy định. Cụ thể :

- Chính sách ưu đãi về sử dụng đất:

Thời hạn sử dụng đất: thời hạn sử dụng đất theo quy định của Nhà nước hiện hành của dự án đầu tư không quá năm mươi năm; đối với dự án cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, thuê đất không quá bảy mươi năm. Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu nhà đầu tư chấp hành đúng pháp luật về đất đai và có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì tỉnh nên xem xét gia hạn sử dụng đất nếu phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Ưu đãi về tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước: tiếp tục duy trì đơn giá cho thuê thấp

nhất trong khung quy định của nhà nước :

Đơn giá thuê đất một năm cho các dự án thuộc các Phường của Thành phố Vũng Tàu, các Phường thuộc Thị xã Bà Rịa, các thị trấn của các huyện là 2%, các dự án thuộc


các xã của các huyện, thị xã, thành phố là 1,5%, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (huyện Tân Thành và Côn Đảo) là 0,25% giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Đơn giá thuê mặt nước cho tất cả các dự án trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đối với dự án sử dụng mặt nước cố định: 10.000.000 đồng/km2/năm, dự án sử dụng mặt nước không cố định: 50.000.000 đồng/km2/năm.

- Chính sách miễn giảm phí, lệ phí:

Nhà đầu tư có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh được miễn các loại phí và lệ phí liên quan đến thủ tục đầu tư và xây dựng như: Đăng ký ưu đãi đầu tư, lập thủ tục giới thiệu địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch, ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy phép xây dựng.

- Chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư:

Tiếp tục trích một tỷ lệ vốn đầu tư từ ngân sách để hỗ trợ các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế bằng hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với khoản vốn vay từ các tổ chức tín dụng, sau khi nhà đầu tư đã được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư từ nguồn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư từ ngân sách tỉnh bằng 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các dự án đầu tư xây dựng các khu du lịch vui chơi giải trí, du lịch sinh thái và các dự án đầu tư tại Côn Đảo.

- Chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề:

Tiếp tục hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho người lao động tuyển dụng lần đầu khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động cho các nhà đầu tư có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh và sử dụng số lao động tại địa phương từ 20 người trở lên ở mức hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo nghề nếu lao động được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề được thành lập và có đăng ký hoạt động hợp pháp trên địa bàn tỉnh và ở mức hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề đối với những ngành nghề mà các cơ sở dạy nghề được thành lập và có đăng ký hoạt động hợp pháp trên địa bàn tỉnh không đào tạo được, phải thuê các cơ sở dạy nghề ở địa phương trong nước khác đào tạo.

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí