Thực Trạng Kinh Tế Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu Trước Năm 1991


Tiểu kết chương 1

Trước yêu cầu phát triển của ngành kinh tế du lịch trong điều kiện mở cửa và hội nhập, đã có nhiều công trình nghiên cứu về được quan tâm. Một mặt, nhằm đánh giá khách quan thực trạng ngành kinh tế du lịch nước ta và công tác lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong từng giai đoạn lịch sử. Mặt khác, đúc kết kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém, giúp cho Đảng và các cấp ủy có được tầm nhìn đúng đắn về chiến lược phát triển kinh tế du lịch trong điều kiện mới. Từ đó, tạo ra những bước phát triển về chiều sâu, đáp ứng yêu cầu của một ngành “kinh tế mũi nhọn” luôn luôn có vai trò quan trọng, là “đòn bẩy” trong nền kinh tế quốc dân.

Các công trình trong nước, đa số tập trung vào lĩnh vực kinh tế, môi trường và quản lý nhà nước. Một số khác tiếp cận từ hướng nghiên cứu xã hội học, địa lý học, chính trị học... Chuyên ngành lịch sử Đảng tuy đã được quan tâm, nhưng số lượng nghiên cứu chưa nhiều. Các đề tài nghiên cứu về Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trên phạm vi cả nước hoặc ở các địa phương thuộ


chính, trải đều trên toàn địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu đi lại, phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch từ thành thị, đến nông thôn, kể cả một số vùng sâu, vùng xa.

Đặc biệt, Quốc lộ 51 được nâng cấp mở rộng và đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành từng bước đáp ứng nhu cầu vận chuyển khách du lịch, nhất là khách du lịch cuối tuần; hệ thống cảng biển nước sâu, thu hút nhiều hãng tàu có trọng tải lớn và tàu du lịch cập cảng, đón nhiều ngàn lượt khách du lịch tham quan các công trình dầu khí và nghỉ dưỡng. Hệ thống giao thông tỉnh lộ, huyện lộ đã gắn kết toàn diện mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh với các tỉnh, thành khác trong cả nước và quốc tế, mở ra những triển vọng lớn về phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và ngành du lịch nói riêng. Các huyện, thành phố ven biển chủ trương đầu tư mạnh vào hệ thống hạ tầng, tạo thuận lợi cho du khách lưu thông nhanh đến các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; đường hàng không, có hai sân bay tại thành phố Vũng Tàu và huyện Côn Đảo dùng cho máy bay trực thăng lên xuống phục vụ công tác thăm dò và khai thác dầu khí, vận chuyển hành khách từ Vũng Tàu đi Côn Đảo, Thành phố Hồ Chí Minh, là điều kiện tốt cho phát triển KT-XH, trong đó có ngành du lịch.

Cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ cùng với hệ thống cảng biển nước sâu và các sân bay, từng bước gắn kết toàn diện mạng lưới giao thông trong tỉnh với các tỉnh, thành khác trong cả nước và quốc tế, mở ra những triển vọng lớn về phát triển kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Về văn hóa - xã hội, từ xa xưa, Bà Rịa - Vũng Tàu là địa bàn người Việt đến cư ngụ sớm hơn so với những nơi khác ở Nam Bộ, là vùng đất ở vị trí địa đầu, giáp miền Trung, nằm trên cửa sông lớn, cận biển nên Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành nơi dừng chân của những lưu dân Việt sớm nhất nếu không nói là đầu tiên so với các nơi khác ở phía Nam [73, tr.20]. Cư dân sống bằng nghề biển vốn rất nhiều và có mặt từ rất sớm, họ lập miếu thờ Bà, thờ Ông Nam Hải…


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

những người giàu lòng nhân ái, sẵn sàng cứu khổ cứu nạn cho người đi biển. Lịch sử phát triển của vùng này tiếp nối qua các thời kỳ đấu tranh dựng nước và giữ nước đã tạo nên những nét riêng biệt trong văn hóa và đời sống xã hội của cộng đồng dân cư. Càng về sau, do các ngành nghề kinh tế phát triển cùng với tốc độ CNH, HĐH trên địa bàn, số dân nhập cư đến Bà Rịa - Vũng Tàu tăng nhanh, nhất là nguồn lao động công nghiệp và dịch vụ.

Nhân dân trong tỉnh có truyền thống đoàn kết gắn bó trong kháng chiến cũng như trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Tinh thần lao động cần cù, sáng tạo luôn được phát huy và mang lại nhiều giá trị trong lao động sản xuất.

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 - 5

Khi thành lập, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (gồm đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo và 3 huyện Long Đất, Châu Thành, Xuyên Mộc của tỉnh Đồng Nai) có 5 đơn vị hành chính (gồm thành phố Vũng Tàu và 4 huyện: Côn Đảo, Long Đất, Châu Thành, Xuyên Mộc) với số dân 587.499 người (sau 4 lần được Quốc hội và Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính, dân số đến năm 2015 tỉnh có 8 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa, 6 huyện là: Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Tân Thành, Côn Đảo, dân số

1.150.000 người). Hệ thống chính trị trong tỉnh từng bước được kiện toàn.

Ngay từ khi thành lập, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chủ trương chăm lo phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ CNH, HĐH. Tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch, ban hành các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các ngành kinh tế, trong đó chú trọng đào tạo cán bộ tham gia phát triển ngành du lịch: “Kết hợp đào tạo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn (cả trong nước và nước ngoài); nội dung chương trình gồm những vấn đề thiết thực về chính trị, nghiệp vụ du lịch và an ninh kinh tế” [119, tr.4]. Đối với ngành du lịch, công tác đào tạo nguồn nhân lực được coi là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ. Với tiêu chí là điểm đến “an toàn, ấn tượng, thân


thiện”, góp phần triển khai chương trình “những địa chỉ tin cậy của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu”, Đảng bộ tỉnh chủ trương đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức kinh doanh văn minh, thân thiện cho nhân dân, doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ cán bộ du lịch chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo.

Năm 1991, lao động trong ngành du lịch tỉnh có gần 3.745 người, trong đó số lao động có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 15,4%. Đảng bộ tỉnh xác định tiềm năng phát triển trong khoảng 5 năm tới sẽ có thêm vài chục dự án du lịch đi vào hoạt động, ngành du lịch phải đào tạo thêm khoảng 10.000 lao động, trong đó có ít nhất hơn 3.000 lao động trình độ đại học, cao đẳng, hơn 4.000 lao động trình độ trung cấp, số còn lại tối thiểu phải qua đào tạo sơ cấp.

Những dự báo của Đảng bộ tỉnh phản ánh đúng cơ sở thực tiễn. Sau này, các dự án đầu tư du lịch ngày càng tăng nhanh, tỉnh đã đáp ứng cơ bản nguồn nhân lực tại chỗ, chỉ phần ít phải tuyển dụng từ bên ngoài, giải quyết kịp thời lao động thực hiện các dự án. Đây cũng là nền tảng quan trọng để các nhà đầu tư tăng nhanh các doanh nghiệp du lịch; đồng thời, tổ chức các hoạt động đầu tư, kinh doanh đem lại hiệu quả ngày càng cao.

Về tài nguyên du lịch nhân văn, trải qua thăng trầm lịch sử, người dân Bà Rịa - Vũng Tàu đã để lại nhiều chứng tích, di tích lịch sử văn hóa mang đậm giá trị nhân văn tồn tại qua các thời đại cho đến ngày nay. Trong tổng số 218 di tích đã được thống kê khoa học bước đầu, có 48 di tích xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh, trong đó có 29 di tích cấp quốc gia, 01 di tích quốc gia đặc biệt Côn Đảo [92, tr.3] đã góp phần tạo nên cốt cách văn hóa đặc sắc, là điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình du lịch, như du lịch tâm linh, du lịch văn hóa gắn với các lễ hội.

Trong đó, nhóm di tích lịch sử, kiến trúc tôn giáo, bao gồm các kiến trúc đình, miếu, chùa, nhà thờ đều gắn với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và hấp dẫn, như: 10 đền thờ cá voi, là địa danh có đền thờ cá voi nhiều nhất ở miền Nam; khu Đình Thắng Tam, Thích Ca Phật Đài, Niết Bàn Tịnh


Xá, Tượng Chúa Kytô, Bạch Dinh, Trận địa pháo cổ… là các địa danh phát triển thành các điểm du lịch lễ hội, tâm linh rất có giá trị. Lễ hội cũng phong phú và sinh động. Mỗi năm có hơn 30 lễ hội thu hút lượng khách du lịch tham gia ngày càng đông, thuận lợi cho việc phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh.

Nhóm di tích lịch sử, cách mạng và kháng chiến, phản ánh quá trình đấu tranh kiên cường bảo vệ Tổ quốc của nhân dân vùng biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, như: Địa đạo Long Phước, Căn cứ Minh Đạm, Khu căn cứ kháng chiến Bàu Sen, Bến Lộc An với đường Hồ Chí Minh trên biển, địa đạo Kim Long, nghĩa trang Hàng Dương, nhà tù Côn Đảo… là những địa danh nổi tiếng phục vụ cho loại hình du lịch tham quan, về nguồn.

Các di tích lịch sử gắn với hoạt động lễ hội được bảo tồn, phát huy và phát triển, phản ánh đúng đắn và hiệu quả các chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhất là công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá, lễ hội, bảo tồn các di tích lịch sử. Một số di tích trọng điểm, các lễ hội, văn hoá dân gian, làng nghề được khôi phục, góp phần quan trọng vào sự thành công của ngành du lịch. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn nhiều nghề truyền thống đang bị suy giảm; sản phẩm lưu niệm chưa tạo được bản sắc đặc trưng; nghệ thuật dân gian, văn hoá ẩm thực chưa được đưa vào khai thác phục vụ du lịch.

Như vậy, với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, những yếu tố về văn hóa và truyền thống lịch sử, Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương rất phong phú tiềm năng và điều kiện để phát triển ngành kinh tế du lịch một cách toàn diện, bền vững.

2.1.3. Thực trạng kinh tế du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trước năm 1991

Trước khi được thành lập, kinh tế du lịch của tỉnh còn nhỏ yếu, phát triển hạn chế trong khuôn khổ của đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Hoạt động du lịch còn ảnh hưởng bởi cơ chế bao cấp, nên hầu như chưa tính đến hiệu


quả kinh tế, chủ yếu chỉ phục vụ nghỉ dưỡng theo chế độ của cán bộ trong kế hoạch được phân bổ từ các cơ quan, đơn vị trong tỉnh và trong vùng.

Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo được thành lập ngày 30 tháng 5 năm 1979 trên cơ sở sáp nhập thị xã Vũng Tàu, xã Long Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai và huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang. Việc thành lập đặc khu được cho là bức thiết trong bối cảnh mới thành lập ngành công nghiệp khai thác dầu - khí tại Việt Nam.

Được kế thừa những cơ sở du lịch có từ thời Pháp thuộc và thời Việt Nam cộng hòa, với sự nỗ lực của tỉnh Đồng Nai, từ sau năm 1975, các cơ sở này được cải tạo để phục vụ du lịch cho quần chúng nhân dân, chủ yếu là những đối tượng có điều kiện, như các doanh nhân và Việt kiều từ nước ngoài về. Công tác kinh doanh du lịch vẫn còn hạn chế. Một vài công ty của ngành dầu khí mới được thành lập, như Công ty cổ phần dầu khí (thành lập 1977) có trụ sở tại Vũng Tàu, chỉ nhằm phục vụ cán bộ dầu khí, phần kinh doanh du lịch còn rất ít. Do chức năng nhiệm vụ quy định, Công ty đã dành một số cơ sở vật chất kỹ thuật, lập nên khu dịch vụ dầu khí Lam Sơn có 11 khách sạn, 26 biệt thự, 2 trụ sở, 1 bệnh viện, 1 trường học trẻ em Liên Xô, 1 Câu lạc bộ Dầu khí, 3 sân tenis, 1 cửa hàng nhưng chủ yếu là để phục vụ nội bộ. Phần còn lại, dùng trong kinh doanh du lịch quốc tế và nội địa rất hạn chế, chỉ có duy nhất cụm khách sạn Hòa Bình (4 khách sạn Tam Thắng, Hạnh Phước, Thiên Thai: 181 phòng), khách sạn Pacific: 53 phòng) nhưng mức độ hoạt động rất hạn hẹp [8, tr.75].

Giai đoạn từ năm 1979 đến năm 1985, Đảng bộ đặc khu đã có nhiều chủ trương khai thác các điều kiện trên, đưa công tác dịch vụ phục vụ thăm quan, nghỉ mát, tắm biển vào hoạt động du lịch, coi đây là thế mạnh có triển vọng lớn trong phát triển kinh tế của địa phương. Trong hai năm 1982 - 1983, chủ trương của Đảng bộ Đặc khu là làm sạch diện mạo đô thị Vũng Tàu, nhất là các bãi tắm, các công trình văn hóa - xã hội để hướng tới phát triển du lịch. Trên các bãi sú


vẹt, sình lầy đã được xây dựng nhiều công trình, làm cho Vũng Tàu ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn. Cùng với việc chỉnh trang đô thị, bãi tắm, đặc khu tiến hành quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch; thành lập Công ty Du lịch Vũng Tàu; cải tạo và xây dựng bãi tắm Thùy Vân; tổ chức quản lý, kinh doanh trên các bãi biển; chú trọng bảo vệ, tôn tạo, giữ gìn khu di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo, được coi là sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương. Đảng bộ đặc khu đề ra chủ trương thành lập Ban Quản lý phụ trách Khu di tích Côn Đảo, hình thành bộ máy nhân sự; thúc đẩy nhanh việc đào tạo nguồn nhân lực; mở rộng các hình thức đầu tư kinh phí bảo quản khu di tích, tiến tới kinh doanh các hoạt động du lịch. Nhờ vậy, Côn Đảo nhanh chóng thu hút nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm quan, nghỉ dưỡng.

Năm 1983, Đại hội Đảng bộ đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo lần thứ I, vòng II xác định: “Xây dựng các cơ sở du lịch, dịch vụ, nhà cửa, các công trình văn hóa… phục vụ cán bộ và nhân dân; đưa hoạt động dịch vụ du lịch lên thành ngành chính” [8, tr.91]. Từ đó, cơ sở hạ tầng kinh doanh du lịch, dịch vụ, nghỉ mát, tắm biển, tham quan được chú trọng xây dựng, từng bước đi vào hoạt động.

Đến năm 1986, khi chuyển sang cơ chế quản lý mới, từng bước tiến tới tự chủ, hạch toán kinh doanh, Đảng bộ Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo xác định nhiệm vụ 5 năm (1986 - 1991) cho ngành Du lịch là: Phải tạo ra sự chuyển biến mới về năng lực và chất lượng phục vụ; phát triển kịp thời và đồng bộ các dịch vụ về ăn, ở, tắm biển, vui chơi, giải trí, tham quan trên biển, trên núi, ngoài đảo, đáp ứng yêu cầu của khách du lịch trong nước và nước ngoài. Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang bị phương tiện phục vụ khách du lịch. Mở rộng liên doanh, liên kết với các tỉnh, thành để tạo nguồn hàng phục vụ và nối tuyến du lịch Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt - Nha Trang - Hải Phòng - Quảng Ninh, củng cố tuyến du lịch đi Côn Đảo. Song song với nhiệm vụ đó, nâng cao chất lượng trình độ cán bộ, nhân viên ngành du lịch, hợp tác chặt chẽ giữa công ty du lịch Trung ương và địa phương trong dịch vụ du lịch.


Từ sau chủ trương trên, hoạt động du lịch có những bước chuyển biến đáng kể. Đặc biệt, từ khi thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh tổng hợp bằng nguồn vốn sẵn có liên doanh với nước ngoài và các đơn vị trong nước tăng cường cải tạo, trang bị, nâng cấp nhiều cửa hàng, khách sạn, như: Hotex 88, Bãi Dứa, Lư Sơn… Theo đó, mạng lưới du lịch nhân dân được mở rộng, đã có gần 600 phòng phục vụ theo hình thức phối hợp, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân [12, tr.145].

Trong thời gian này, tuy điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng với sự năng động trong phát triển của ngành dầu khí, và tính hấp dẫn của vùng biển Vũng Tàu, lượng khách du lịch, đặc biệt khách du lịch quốc tế tăng khá nhanh. Để đáp ứng với yêu cầu phát triển, Đảng bộ đặc khu đã chú trọng đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ, từng bước vươn lên trở thành ngành kinh tế hàng đầu trong cơ cấu kinh tế, góp phần xây dựng Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo thêm giàu đẹp, văn minh. Đảng bộ đặc khu chủ trương đầu tư mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất, tiếp tục tăng thêm các khách sạn, nhà nghỉ với nhiều loại kiến trúc khác nhau vừa mang nét hiện đại, vừa mang nét dân tộc cổ kính. Các khu Lam Sơn, Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dứa, Bãi Dâu... được xây dựng cùng với mạng lưới du lịch nhân dân, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phục vụ của du khách.

Nhờ đó, lượng du khách đến Vũng Tàu tăng ấn tượng, trung bình 30 - 40 vạn lượt người/năm; năm 1990 đã lên tới 70 - 80 vạn lượt người. Đặc khu có 10 đơn vị kinh doanh du lịch, có gần 100 khách sạn, biệt thự với 3.155 phòng ngủ, trong đó có hơn 1.000 phòng đủ tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế. Ngoài ra, có hơn 70 nhà nghỉ, nhà khách của các tỉnh, đơn vị Trung ương và hơn 500 nhà trọ bình dân của tư nhân [8, tr.144]. Tuy nhiên, năm 1990, do biến động của tình hình thế giới, việc phát triển du lịch bị giảm sút, đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo đã sắp xếp, tổ chức lại kinh doanh. Trước mắt, giải thể “Công ty du lịch Vũng Tàu”, thành lập “Công ty dịch vụ Du lịch Vũng Tàu”;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2023