T3. Ngành du lịch Việt Nam còn thiếu sự phát triển mang tính liên kết giữa các ban ngành, địa phương và các doanh nghiệp | |
O4. Ngành du lịch được Chính phủ khuyến khích đầu tư | T4. Du lịch Việt Nam mất dần lợi thế cạnh tranh do các nguồn lực phát triển chưa được tập trung cao |
O5. Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Dầu Giây hút khách du lịch về Tỉnh. Bên cạnh đó, Côn Đảo đứng đầu trong 26 hòn đảo dành cho khách du lịch và nằm trong danh sách điểm đến tốt nhất tại khu vực châu Á | T5. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam quy mô nhỏ và vừa nên thiếu vốn đầu tư và phát triển |
O6. Các hãng hàng không cũng tiến hành nhiều biện pháp thu hút khách |
Có thể bạn quan tâm!
- Tài Nguyên Du Lịch Và Các Yếu Tố Có Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch Bà Rịa
- Các Lễ Hội Truyền Thống Ở Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Giải Pháp Phát Triển Ngành Du Lịch Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Đến Năm 2025 Và Tầm Nhìn Đến Năm 2030
- Chiến Lược Đa Dạng Hóa Sản Phẩm Du Lịch Tỉnh
- Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch, Nâng Cao Cả Về Số Và Chất Lượng
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025 và Tầm nhìn đến năm 2030 - 13
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.2 Xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu
3.2.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Để đánh giá khách quan mức độ quan trọng và phân loại các yếu tố bên ngoài, tác giả lập Phiếu xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia theo Mẫu phiếu số 01, Phụ lục 3.1. Qua tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ quan trọng và phân loại các yếu tố bên ngoài tại Phụ lục 3.2, tác giả thiết lập ma trận EFE như bảng 3.2.
Từ ma trận EFE, tác giả tổng hợp và đưa ra nhận định chung với kết quả tổng điểm đạt được là 2,85 cho thấy ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trên mức trung bình (điểm trung bình là 2,5 điểm) trong việc theo đuổi các chiến lược để tận dụng các cơ hội từ môi trường cũng như né tránh các mối đe dọa từ bên ngoài. Vì vậy, việc xây dựng chiến lược trong tương lai cần chú trọng đến những chiến lược
nhằm nâng cao hơn nữa khả năng phản ứng cho ngành du lịch Tỉnh nhằm tận dụng tối đa cơ hội và hạn chế các rủi ro từ các yếu tố bên ngoài.
3.2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Để có thêm nhận định khách quan và chính xác hơn về những điểm mạnh, điểm yếu cũng như tầm quan trọng của chúng đối với sự phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến các chuyên gia theo Mẫu phiếu số 02 tại Phụ lục 3.3.
Căn cứ tổng hợp nhận định và điểm đánh giá của các các chuyên gia về mức độ quan trọng và phân loại các yếu tố bên trong tại Phụ lục 3.4, tác giả tiến hành đưa vào ma trận IFE tại bảng 3.3. Với tổng số điểm đạt được là 2,45 cho thấy ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở dưới mức trung bình về chiến lược nội bộ tổng quát. Do đo, chiến lược được xây dựng trong tương lai của ngành du lịch Tỉnh cần lưu ý phát huy tối đa mặt mạnh và khắc phục các nhược điểm của mình.
Bảng 3. 2. Ma trận các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (EFE)
Các yếu tố môi trường bên ngoài | Mức độ thích ứng của Ngành | |||
Mức độ quan trọng | Phân loại | Điểm Số | ||
1 | O1. Xu hướng người dân đi du lịch ngày càng tăng | 0,1 | 3,0 | 0,3 |
2 | O2. Việt Nam là điểm du lịch an toàn nhất | 0,1 | 4,0 | 0,4 |
3 | O3. Lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển có tốc độ tăng trưởng nhanh | 0,1 | 4,0 | 0,4 |
4 | O4. Ngành du lịch được Chính phủ khuyến khích đầu tư | 0,05 | 3,0 | 0,15 |
5 | O5. Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Dầu Giây hút khách du lịch về Tỉnh. Bên cạnh đó, Côn Đảo đứng đầu trong 26 hòn đảo dành cho khách du lịch và nằm trong danh sách "Điểm đến tốt nhất tại khu vực châu Á” | 0,1 | 4,0 | 0,4 |
6 | O6. Các hãng hàng không cũng tiến hành nhiều biện pháp thu hút khách | 0,1 | 3,0 | 0,3 |
7 | T1. Thiên tai, dịch bệnh luôn có nguy cơ bùng phát trở lại | 0,1 | 2,0 | 0,2 |
8 | T2. Việt Nam thiếu các chuyên gia về du lịch và đội ngũ hướng dẫn viên thiếu chuyên nghiệp | 0,15 | 2,0 | 0,3 |
9 | T3. Ngành du lịch Việt Nam còn thiếu sự phát triển mang tính liên kết giữa | 0,1 | 2,0 | 0,2 |
các ban ngành, địa phương và các doanh nghiệp | ||||
10 | T4. Du lịch Việt Nam mất dần lợi thế cạnh tranh do các nguồn lực phát triển chưa được tập trung cao | 0,05 | 2,0 | 0,1 |
11 | T5. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam quy mô nhỏ và vừa nên thiếu vốn đầu tư và phát triển | 0,05 | 2,0 | 0,1 |
Tổng cộng | 1,00 | 2,85 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Bảng 3. 3. Ma trận các yếu tố bên trong ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (IFE)
Các yếu tố môi trường bên trong | Mức độ thích ứng của Ngành | |||
Mức độ quan trọng | Phân loại | Điểm Số | ||
1 | S1. Tỉnh có ưu thế phát triển du lịch nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam | 0,05 | 2,0 | 0,1 |
2 | S2. Tỉnh có khí hậu thuận lợi cho khai thác du lịch quanh năm | 0,1 | 3 | 0,3 |
3 | S3. Tỉnh có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng | 0,15 | 3,0 | 0,45 |
4 | S4. Tỉnh có kinh nghiệm trong tổ chức quản lý, khai thác du lịch | 0,1 | 3,0 | 0,3 |
5 | S5. Ngành du lịch Tỉnh được sự quan tâm sâu sát | 0,1 | 3,0 | 0,3 |
S6. Ngành du lịch Tỉnh thu hút được lượng lớn nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước | 0,1 | 2,0 | 0,2 | |
7 | W1. Ngành du lịch Tỉnh vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng | 0,05 | 2,0 | 0,1 |
8 | W2. Đội ngũ nhân lực du lịch yếu về chất lượng | 0,05 | 2,0 | 0,1 |
9 | W3. Hệ thống giao thông vận tải chậm phát triển | 0,1 | 2,0 | 0,2 |
10 | W4. Phần lớn các dịch vụ hỗ trợ quy mô nhỏ, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn | 0,1 | 2,0 | 0,2 |
11 | W5. Ngành du lịch Tỉnh mới chỉ phát triển theo chiều rộng | 0,1 | 2,0 | 0,2 |
Tổng cộng | 1,00 | 2,45 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.2.3 Ma trận SWOT
Qua phân tích thực trạng xây dựng và thực thi chiến lược của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu đã trình bày ở trên, tác giả xây dựng ma trận SWOT như bảng 3.4. Kết quả phân tích ma trận SWOT này của ngành du lịch Tỉnh đã hình thành 4 nhóm chiến lược là:
- Nhóm chiến lược S/O: Với ý nghĩa phát huy các điểm mạnh để tận dụng các cơ hội, nhóm này có các phương án đề xuất:
+ Phương án 1: Chiến lược phát triển thị trường
+ Phương án 2: Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch Tỉnh
- Chiến lược nhóm S/T: Với ý nghĩa sử dụng điểm mạnh để hạn chế, né tránh thách thức, nhóm này có các phương án đề xuất:
+ Phương án 1: Chiến lược tăng trưởng
- Nhóm chiến lược W/O: Với ý nghĩa tận dụng cơ hội khắc phục điểm yếu, nhóm này có các phương án chiến lược đề xuất:
+ Phương án 1: Chiến lược liên doanh, liên kết
+ Phương án 2: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch.
- Nhóm chiến lược W/T: Với ý nghĩa tối thiểu hóa các điểm yếu để né tránh các thách thức, nhóm này có các phương án đề xuất:
+ Phương án 1: Chiến lược tăng trưởng nội bộ.
3.3 Lựa chọn chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Để ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển theo những quan điểm và đạt được những mục tiêu đã đề ra, ta chỉ lực chọn những chiến lược khả thi mang tính trọng tâm và cấp thiết để định hướng phát triển ngành du lịch Tỉnh đến năm 2025. Qua phân tích tác giả đề xuất các phương án chiến lược có thể thực hiện là: Chiến lược phát triển thị trường, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch Tỉnh, chiến lược liên doanh, liên kết, chiến lược tăng trưởng tăng trưởng nội bộ trong đó nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Bảng 3. 4. Ma trận SWOT của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Điểm mạnh (S) S1. Tỉnh có ưu thế phát triển du lịch nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam S2. Tỉnh có khí hậu thuận lợi cho khai thác du lịch quanh năm S3. Tỉnh có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng S4. Tỉnh có kinh nghiệm trong tổ chức quản lý, khai thác du lịch S5. Ngành du lịch Tỉnh được | Điểm yếu (W) W1. Ngành du lịch Tỉnh vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng W2. Đội ngũ nhân lực du lịch yếu về chất lượng W3. Hệ thống giao thông vận tải chậm phát triển W4. Phần lớn các dịch vụ hỗ trợ quy mô nhỏ, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn |
sự quan tâm sâu sát S6. Ngành du lịch Tỉnh thu hút được lượng lớn nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước | W5. Ngành du lịch Tỉnh mới chỉ phát triển theo chiều rộng | |
Cơ hội (O) O1. Xu hướng người dân đi du lịch ngày càng tăng O2. Việt Nam là điểm du lịch an toàn nhất O3. Lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển có tốc độ tăng trưởng nhanh O4. Ngành du lịch được Chính phủ khuyến khích đầu tư O5. Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Dầu Giây hút khách du lịch về Tỉnh. Bên cạnh đó, Côn Đảo đứng đầu trong 26 hòn đảo dành cho khách du lịch và nằm trong danh sách "Điểm đến tốt nhất tại khu vực châu Á” O6. Các hãng hàng không cũng tiến hành nhiều biện pháp thu hút khách | 1. Các chiến lược S/O: sử dụng thế mạnh để khai thác cơ hội thị trường S1, S2, S3, S4, S5, S6 + O1, O2 O5, O6 → Chiến lược phát triển thị trường S1, S2, S3, S6 + O3, O5 → Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch Tỉnh | 2. Các chiến lược W/O: cải thiện điểm yếu bằng việc khai thác các cơ hội thị trường W1, W2, W4, W5 + O4, O5, O6 → Chiến lược liên doanh, liên kết W2, W5 + O4 → Chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch |