Thực Trạng Ngành Du Lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu‌


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1‌


Với tiềm năng và tài nguyên du lịch sẵn có, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có lợi thế phát triển du lịch rất lớn. Tuy nhiên hiện nay ngành du lịch Tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của mình. Vì vậy, học viên chọn đề tài: "Đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025 và Tầm nhìn đến năm 2030" để nghiên cứu với mục đích phân tích tiềm năng và thực trạng ngành du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhận định được những điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội cũng như những thách thức có thể gặp phải, từ đó định hướng chiến lược phát triển cho ngành này tại Tỉnh. Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra các giải pháp và kiến nghị để thực hiện chiến lược thông qua các phương pháp xử lý dữ liệu như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp. Với các lý thuyết cơ bản đã được nêu ở Chương 1 giúp chúng ta hiểu được rõ về chiến lược, đặc điểm của ngành du lịch và quy trình hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch, giúp cho tổ chức hoạt động tốt hơn, tăng khả năng cạnh tranh không những với các đối thủ cạnh tranh trong nước mà còn phải đối mặt với các tổ chức nước ngoài. Bởi chúng ta đang ngày càng hội nhập, nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa sẽ tạo nhiều cơ hội thu hút du khách, nhưng cũng sẽ có không ít các khó khăn, thách thức mà các tổ chức phải đối mặt. Và đây sẽ là những cơ sở để học viên tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu trong chương 2.


Chương 2. THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU‌


2.1 Vị trí của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu‌

2.1.1 Vị trí của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trong chiến lược phát triển du lịch quốc gia‌


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 theo Quyết định số 147/QĐ-TTg thì hướng khai thác sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gồm: Du lịch MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm); du lịch văn hóa, lễ hội, giải trí; du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch giải trí cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch mua sắm. Trong đó, địa bàn trọng điểm phát triển du lịch sẽ là thành phố Vũng Tàu gắn với các khu du lịch quốc gia Long Hải, Phước Hải, Côn Đảo và đô thị du lịch Vũng Tàu.


Đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025 và Tầm nhìn đến năm 2030 - 5

Vị trí địa lý cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển tương đối hoàn thiện là cơ sở để những năm qua, du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu giữ vai trò là một trung tâm nghỉ dưỡng cuối tuần lớn nhất vùng Đông Nam Bộ.


2.1.2 Vị trí của du lịch trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh‌


Du lịch trở thành ngành kinh tế góp phần nâng cao đời sống nhân dân, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo sự tối ưu về đóng góp của ngành vào thu nhập quốc dân, chuyển dịch cơ cấu, việc làm.


Phát triển du lịch gắn liền với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống; làm đẹp thêm cảnh quan môi trường; ngăn chặn các tiêu cực và tệ nạn xã hội xâm nhập vào các hoạt động đời sống văn hóa; nâng cao nhận thức, trình độ dân trí của người dân trong hoạt động du lịch; nâng cao thu nhập, mức sống của cộng đồng dân cư. Phát triển cần phải quy hoạch hợp lý đảm bảo giữ vững an ninh quốc gia, an ninh biển đảo.


2.2 Thực trạng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu‌

2.2.1 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch‌


Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hai thành phố loại 1 và loại 2 vừa được nhà nước công nhận, đã không ngừng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, làm cho bộ mặt đô thị thay đổi tích cực. Hình ảnh một đô thị du lịch khang trang, hiện đại dần định hình, trở nên hấp dẫn hơn trong mắt du khách. Nhiều dự án du lịch quy mô lớn, có tính đột phá trên địa bàn đã được cấp phép đầu tư và đi vào hoạt động như: Khu du lịch nghỉ mát giải trí đa năng Saigon Atlantis Hotel, Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế Dragon Sea, One Opera Complex, Khu du lịch phức hợp The Grand Hồ Tràm…


Mạng lưới giao thông


Hiện tại du khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu bằng đường bộ, đường biển. Trong thời gian qua Tỉnh đã mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ tương đối đồng bộ với các quốc lộ 51, 55, 56, nhiều tỉnh lộ có chất lượng rất tốt; các đường ôtô đi đến trung tâm xã, đường liên huyện và các đường trục trong các đô thị đều được nâng cấp và nhựa hóa.


Để phá thế độc đạo Biên Hòa – Vũng Tàu chỉ có Quốc lộ 51, việc thúc đẩy đường Cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu, đường Liên cảng Cái Mép - Thị Vải để đi qua cầu Phước An (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) là giải pháp quan trọng. Do đó, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đề xuất dùng nguồn lực của tỉnh một phần từ quỹ đất công bán đấu giá, huy động hình thức đầu tư BOT để đầu tư hai tuyến đường trên. Năm 2020, sẽ xúc tiến triển khai xây dựng các tuyến đường này


Trước năm 1975 tỉnh có nhiều sân bay quân sự nhỏ. Sau giải phóng phần lớn bị hư hỏng nặng không sử dụng được. Hiện nay chỉ có 2 sân bay phục vụ cho công việc vận chuyển hành khách và khai thác dầu khí là sân bay Vũng Tàu và sân bay


Cỏ Ống (Côn Đảo). Sân bay Vũng Tàu có đường băng dài 1.800 m và Cỏ Ống có đường băng dài 1.200 m.


Sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai sẽ là một nhân tố quan trọng nữa thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng cho Bà Rịa – Vũng Tàu.


Đường sông với hơn 20 sông rạch có tổng chiều dài khoảng 200km, trong đó có 167 km có thể sử dụng cho vận tải đường sông. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quy hoạch tổng thể có 69 dự án cảng, trong đó đã triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động 48 dự án với công suất 141,5 triệu tấn/năm.


Tổng diện tích kho bãi chuyên dùng quy hoạch trên địa bàn tỉnh là 2.312ha, đến nay đã có 20 dự án kho bãi, logistics đi vào hoạt động với tổng diện tích khoảng 224ha.


Cụm cảng Cái Mép-Thị Vải cũng là cảng biển có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới năm 2017 và là một trong 21 cảng trên thế giới có thể đón tàu đến

200.000 tấn, mở ra hướng đi mới cho ngành cảng biển Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập.


Hệ thống điện, nước


Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất của Tỉnh được đảm bảo cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua đường dây 500 KV bắc nam và Bà Rịa - Vũng Tàu có trung tâm điện lực Phú Mỹ với 5 nhà máy điện, hòa mạng quốc gia 40% sản lượng điện với tổng công suất khoảng 3.855 MW.


Trên địa bàn tỉnh BR-VT hiện có 11 dự án điện mặt trời của Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung quy hoạch phát triển điện lực với tổng công suất 397,4 MW, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 9.668 tỷ đồng, trong đó


5 dự án điện mặt trời (268MW) đang triển khai; 5 dự án (96,9MW) hiện đang triển khai các thủ tục đầu tư. Ngoài ra còn có 5 dự án điện mặt trời điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực với 204MWp, tổng mức đầu tư khoảng 5.553 tỷ đồng và 1 dự án điện gió với 102,6MW, mức đầu tư khoảng 4.725 tỷ đồng đã trình Bộ Công Thương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.


Toàn Tỉnh hiện có 7 nhà máy nước với tổng công suất khoảng 78.000m3

/ngày, đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh.


Hệ thống thông tin truyền thông


Hệ thống bưu chính viễn thông trên địa bàn Tỉnh phát triển khá nhanh và bố trí đều ở các huyện, thành phố. Theo thống kê năm 2001, toàn tỉnh có 1 bưu điện trung tâm, 6 bưu điện quận huyện, 36 bưu điện khu vực, tổng cộng 43 cơ sở. Từ Bà Rịa - Vũng Tàu, du khách có thể liên lạc trực tiếp với các nơi trong nước và quốc tế bằng các loại hình đa dịch vụ như Viba, Fax, telex, nhắn tin, Internet, truyền data, số liệu, Vinaphone, Mobiphone, Viettel, gọi đi quốc tế IDD,... Tuy nhiên, hiện nay giá cước điện thoại tại Việt Nam còn khá cao so với các nước trong khu vực châu Á và thế giới nên hạn chế sự phát triển ngành bưu chính viễn thông và gây ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác.


Mạng lưới chợ và siêu thị: bao gồm Trung tâm thương mại lớn tại Bà Rịa, nhiều siêu thị tại Vũng Tàu Coop mak, Lotte Metro, 65 chợ và hàng loạt các cửa hàng, cửa hiệu ở thành phố, thị trấn.


2.2.2 Nguồn nhân lực du lịch‌


Du lịch được xác định là 1 trong 5 ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh BR-VT. Về cơ bản, những năm gần đây, lượng khách du lịch đến BR-VT ngày càng tăng.


Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng là yêu cầu cấp thiết để đưa ngành du lịch BR-VT lên tầm cao mới.



viêc

Theo thống kê của Sở Du lic̣ h, hiện toàn tỉnh có hơn 10.000 lao đông làm trong ngành du lic̣ h. Dự báo đến năm 2025 ngành du lic̣ h cần gần 13.000 lao

đông. Trong khi đó, toàn tỉnh hiện mới có 3 cơ sở đào tao

nhân lưc

ngành du lịch

gồm: Trường ĐH BR-VT, Trườ ng CĐ nghề Du lịch Vũng Tàu và Trườ ng CĐ Nghề Khách sạn Quốc tế Imperial. Hàng năm, có khoảng 800 SV các cơ sở trên ra trường.


Lao động của ngành du lịch Tỉnh tuy đông nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chất lượng lao động nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong xu thế hội nhập và phát triển số lượng sinh viên tốt nghiệp này chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế về lao động du lịch của địa phương. Chưa kể, nhiều sinh

viên sau khi tốt nghiêp

phải đào tao

lai

vì ít đươc

cọ xát thực tế trong các môi

trường làm viêc

chuyên nghiệp. Thực tế nguồn nhân lực chính phục vụ cho ngành

du lịch hiện nay của tỉnh còn yếu và thiếu, không đồng bộ về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi, giới tính, cơ cấu về trình độ được đào tạo, cơ cấu về quản lý và phục vụ... Phần lớn nguồn nhân lực được tuyển dụng lấy từ các ngành khác nhau, nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành du lịch. Hiện nay có rất nhiều trường đại học tại Việt Nam đào tạo về ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn, nhưng hầu hết mới chỉ tập trung đào tạo về kỹ năng công việc, chứ chưa có những môn học chuyên sâu về quản lý, lãnh đạo. Do vậy tạo ra một nghịch lý là các bạn trẻ tốt nghiệp ra trường nhưng vẫn thất nghiệp, trong khi đó, các Doanh nghiệp vẫn đang rất thiếu nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó trình độ ngoại ngữ của đội ngũ hướng dẫn viên còn hạn chế, chỉ biết những ngôn ngữ phổ biến như: Anh, Pháp, Hoa ở cấp độ A, B; lao động biết nhiều ngôn ngữ là rất hiếm.


2.2.3 Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch‌


Kinh doanh lữ hành


Năm 2013 số doanh nghiệp là 20, trong đó có 10 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế. Hiện nay, toàn Tỉnh có 35 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch, trong đó có 15 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 20 doanh nghiệp lữ hành nội địa.


Hoạt động lữ hành của Tỉnh rất quan trọng, đặc biệt là ở khu vực vùng Nam trung bộ và Nam bộ. Các đơn vị lữ hành hoạt động trên địa bàn Tỉnh thường liên kết chặt chẽ với các đơn vị lữ hành của thành phố Hồ Chí Minh trong việc đưa khách từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, các nơi khác và ngược lại. Ngoài ra còn liên hệ với các đơn vị lữ hành các khu vực lân cận như Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết,... để tổ chức các tour liên tỉnh và nước ngoài.


Các doanh nghiệp lữ hành đã chủ động xây dựng các tour tuyến với nhiều loại hình hấp dẫn. Một số đơn vị đã phát huy thế mạnh của mình như công ty Sài Gòn Bình Châu, OSC Việt Nam, công ty CP Casablanca, công ty Du lịch Viettravel, công ty CP du lịch DV dầu khí VIETSOPETRO… với các tour du lịch đường biển và khai thác tốt thị trường khách quốc tế. Nhưng hoạt động lữ hành tại Bà Rịa - Vũng Tàu cũng còn nhiều hạn chế do sự cạnh tranh không lành mạnh như giảm giá tour, giảm giá các dịch vụ để thu hút khách, nên không đảm bảo chất lượng dịch vụ.


Dịch vụ vận chuyển


Dịch vụ vận chuyển du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu khá thuận tiện, phong phú và đa dạng, với nhiều loại hình khác nhau:


Phương tiện vận chuyển hành khách bằng đường bộ hiện nay hầu hết bằng loại xe 47 – 52 – 16 - 9 ghế trong niên hạn sử dụng theo quy định của bộ Giao thông Vận tải của các hãng xe chất lượng cao như: Hoa Mai, Rạng Đông, Thiên Phú, Phương Trang, Mai Linh, Toàn Thắng, Huy Hoàng…. Nhìn chung trong thời gian


qua công tác vận chuyển hành khách tưong đối đầy đủ, chưa có trường hợp khách phải chờ xe, ở lại bến xe, kể cả ngày lễ, tết. Song song đó, phương tiện vận chuyển đường bộ nội thành rất phong phú, bao gồm: xích lô, taxi, xe buýt,... du khách có thể thoải mái tự do lựa chọn phương tiện phù hợp khi tham quan Bà Rịa - Vũng Tàu và các danh lam thắng cảnh.


Hệ thống các cảng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thường xuyên đón các tàu du lịch quốc tế cập cảng với các cảng quốc tế Sài Gòn Việt Nam (SITV), cảng quốc tế SP-PSA và cảng Tân Cảng - Cái Mép. Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chưa có cảng chuyên dùng cho khách tàu biển. Năm 2016, cảng đã đón 60 chuyến tàu với 124.000 lượt khách; năm 2017 là 67 chuyến, với 300.000 lượt khách; năm 2018 đón 122 chuyến, với 250.500 lượt khách. Các đơn vị lữ hành chuyên tổ chức đón khách du lịch bằng tàu biển tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm có công ty du lịch Tân Hồng, công ty du lịch Destination Asia và công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist. Do thời gian các tàu du lịch quốc tế chỉ lưu lại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong ngày, 60% lượng khách chọn đi tour, số còn lại ở trên tàu. Phần lớn khách du lịch chọn các tour tham quan đi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, chỉ một lượng ít khách du lịch chọn tour tham quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.


Tuy nhiên vận chuyển đường thủy phát triển chậm, chưa có cảng chuyên dụng dành cho tàu du lịch cao cấp neo đậu, mới chỉ có một số ít tàu nước ngoài cập cảng. Tàu cánh ngầm hoạt động 30 phút/chuyến với các tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu - Mỹ Tho - Vĩnh Long - Châu Đốc - Cần Thơ đi và ngược lại trong ngày. Tàu du lịch siêu tốc đi thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu và ngược lại trong ngày. Tuy nhiên, những sự cố liên tục xảy ra ở tàu cánh ngầm như chậm chuyến, hủy chuyến, hỏng máy trên biển làm du khách ngần ngại với phương tiện này.


Đường hàng không còn nhiều hạn chế, cơ sở hạ tầng đơn giản, lạc hậu, chỉ tiếp nhận được các máy bay loại nhỏ. Bên cạnh đó, Bà Rịa - Vũng Tàu lại không có

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 17/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí