- Các chính sách ưu đãi về thuế :
Thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
nhập khẩu theo quy định hiện hành của nhà nước.
4.2.6. Giải pháp về khoa học công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh
4.2.6.1 Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá
trình phát triển nhanh và bền vững
Hướng trọng tâm hoạt động khoa học, công nghệ góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiện quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ: nâng cao năng lực, đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ.
Tăng nhanh năng lực khoa học, công nghệ có trọng tâm, trọng điểm. Phát triển đồng bộ và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và nhân lực. Huy động mọi nguồn lực xã hội cho phát triển khoa học, công nghệ. Gắn các mục tiêu nhiệm vụ khoa học, công nghệ với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và cơ sở.
Phát huy vai trò, hiệu quả của các tổ chức khoa học, công nghệ chủ lực trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ trọng điểm. Phát triển mạnh thị trường khoa học, công nghệ. Đổi mới cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ theo hướng lấy mục tiêu và hiệu quả ứng dụng là tiêu chuẩn hàng đầu. Phát triển các doanh nghiệp khoa học - công nghệ, các quỹ đổi mới công nghệ và quỹ đầu tư mạo hiểm. Xây dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học và công nghệ. Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì sự phát triển của đất nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Giải Pháp Thu Hút Vốn Đầu Tư Phát Triển Du Lịch
- Phân tích các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - 12
- Phân tích các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - 13
- Danh Mục Tiến Độ Và Vốn Thực Hiện Các Dự Án Đầu Tư Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Phân tích các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - 16
- Cronbach Alpha Của Các Thành Phần Thang Đo
Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.
Đẩy mạnh nghiên cứu - triển khai, ứng dụng công nghệ; phát triển hợp lý, đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Hướng mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ gắn với yêu cầu phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực, từng sản phẩm, gắn với đào tạo và sản xuất kinh doanh. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đổi mới công nghệ, làm chủ các công nghệ then chốt, mũi nhọn và đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.
Hình thành hệ thống đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ.
Thực hiện nghiêm túc các quy định về quyền sở hữu trí tuệ.
4.2.6.2. Tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch.
- Tuyên truyền rộng rãi nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức của các ngành, các cấp và cộng đồng nhân dân về vai trò và hiệu quả của ngành du lịch, có các hoạt động thiết thực cùng tham gia vào việc quảng bá hình ảnh du lịch của Tỉnh, thể hiện bằng hành vi giao tiếp với du khách, bằng các hoạt động văn hóa, nghệ thuật tôn vinh nét đẹp truyền thống tại địa bàn dân cư, góp phần thu hút khách du lịch.
- Sử dụng biểu tượng Du lịch Bà Rịa Vũng Tàu để quảng bá rộng rãi sản phẩm du lịch. Đa dạng các loại ấn phẩm tuyên truyền về du lịch bằng nhiều hình thức. Duy trì và cập nhật website du lịch Bà Rịa Vũng Tàu. Chú trọng quảng bá hình ảnh du lịch địa phương ra các tỉnh bạn và ra nước ngoài thông qua văn phòng các chi nhánh của các công ty trong tỉnh đóng trên địa bàn tỉnh bạn và các tham tán thương mại ở các sứ quán Việt Nam tại nước ngoài. Nghiên cứu giải pháp mời chuyên gia tư vấn nước ngoài về tuyên truyền, xúc tiến du lịch để Bà Rịa Vũng Tàu thành điểm đến của du khách quốc tế.
- Khai thác các nguồn thông tin từ báo chí, trao đổi thông tin hai chiều giữa báo chí với ngành du lịch, tập trung vào các báo lớn, có tầm ảnh hưởng rộng đối với dư luận xã hội; mở rộng hợp tác giữa Tờ tin Du lịch của Tỉnh với tờ tin du lịch của các tỉnh bạn trong toàn quốc nhằm trao đổi thông tin hai chiêu về du lịch; Tích cực, chủ động tham gia các hội chợ, hội thảo quốc tế, tranh thủ quảng bá sản phẩm du lịch, xúc tiến đầu tư và học hỏi kinh nghiệm trong quản lý điều hành hoạt động du lịch.
- Tăng cường công tác tuyên truyền trong tỉnh nhằm định hướng dư luận theo hướng tích cực, ủng hộ sự phát triển của ngành du lịch, giới thiệu các sản phẩm du lịch, giới thiệu các phương thức kinh doanh hiện đại, phê phán các hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh du lịch.
- Xây dựng hệ thống tích hợp thông tin dữ liệu liên quan đến đầu tư phát triển du lịch, tăng cường chức năng tư vấn, đầu tư du lịch, hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện quy trình thủ tục đơn giản, hiệu quả.
- Hướng dẫn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quảng bá ở thị trường TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thị trường các tỉnh Đông Nam Bộ, thị trường Hà Nội . . . , khai thác các thị trường du lịch quốc tế trọng điểm trên cơ sở các loại hình du lịch phù hợp với định hướng phát triển du lịch của Tỉnh và các cam kết của Việt Nam về lĩnh vực du lịch trong Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương này đã nêu ra những mục tiêu tổng quát và cụ thể của ngành du lịch Bà Rịa Vũng Tàu trong thời gian tới. Kết hợp với nghiên cứu thực trạng thời gian qua và kết quả mô hình nghiên cứu, chương này đã đưa ra hệ thống 6 nhóm giải pháp chính để huy động các nguồn vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong thời gian tới là : giải pháp về thể chế và kinh tế vĩ mô, giải pháp về chính sách thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh, giải pháp về giữ gìn và phát triển tài nguyên du lịch, giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, giải pháp về nguồn nhân lực và hiệu quả đầu tư, giải pháp về khoa học công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu của đề tài là phân tích các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư cho ngành du dịch lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong thời gian tới, đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” đã hoàn thành những nội dung sau đây:
Giới thiệu tổng quan về đầu tư, về vốn đầu tư, về du lịch và vai trò của thu hút vốn đầu tư cho du lịch trong phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và tác động đến môi trường; Các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào du lịch. Bên cạnh đó, đề tài cũng nghiên cứu kinh nghiệm thu hút các nguồn vốn cho đầu tư vào ngành du lịch của một số tỉnh thành có điều kiện về tài nguyên, môi trường du lịch và hoạt động du lịch phát triển trong nước, trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm thiết thực trong quá trình huy động các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển du lịch tại Bà Rịa Vũng Tàu.
Trên cơ sở số liệu thực tế của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đề tài đã phân tích những lợi thế và hạn chế nguồn tài nguyên du lịch, môi trường đầu tư… hiện có tại địa phương, thực trạng huy động các nguồn vốn đầu tư cho du lịch trong thời gian qua ở Bà Rịa Vũng Tàu và đã phân tích những thành công cũng như những hạn chế, vướng mắc cần khắc phục.
Trên cơ sở vận dụng các mô hình lý thuyết mô hình lý thuyết có liên quan là : mô hình PEST trong nghiên cứu môi trường vĩ mô, mô hình đánh giá chỉ số cạnh tranh toàn cầu GCI, mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, mô hình nghiên cứu các nhân tố cơ bản thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào một địa phương ở Việt Nam và khảo sát ý kiến của các chuyên gia, đề tài nghiên cứu đã xây dựng mô hình nghiên cứu với các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Thực hiện kiểm định mô hình và các giả thuyết để xác định các nhân tố chính và mức độ tác động của từng nhân tố đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Với mục tiêu và định hướng của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong thời gian tới cùng kết quả nghiên cứu và thực trạng thời gian qua, đề tài đã đưa ra các nhóm giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phát triển bền vững và đúng mục tiêu trong thời gian tới là : giải pháp về thể chế và kinh tế vĩ mô, giải pháp về chính sách thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh, giải pháp về giữ gìn và phát
triển tài nguyên du lịch, giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, giải pháp về nguồn nhân lực và hiệu quả đầu tư, giải pháp về khoa học công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, do các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư rất đa dạng và hạn chế về thời gian nghiên cứu, chưa có các nghiên cứu trước để đối chiếu so sánh nên vẫn còn có các nhân tố khác tác động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch chưa được phát hiện trong đề tài nghiên cứu này. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài trong tương lai là mở rộng phạm vi nghiên cứu, mở rộng các nhân tố tác động và xây dựng mô hình nghiên cứu đa biến dựa trên kết quả nghiên cứu này và các mô hình nghiên cứu khác của các quốc gia trên thế giới đã áp dụng để đánh giá chi tiết hơn các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch nhằm tìm ra nhiều giải pháp thúc đẩy ngành du lịch phát triển hơn nữa trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thị Cành, Trần Hùng Sơn (2009), “Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
phát triển và tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế, (225).
2. Võ Văn Cần (2008), Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm
2020, Luận Văn Thạc sĩ, Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2006), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Lao
động Xã hội.
4. Luật du lịch (2005).
5. Luật đầu tư (2005).
6. Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Bà Rịa Vũng Tàu (2011), Báo cáo kết quả Du lịch 5
năm (2006-2010) và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2011-2015.
7. Nguyễn Ngọc Sơn, Trần Thị Thanh Tú (2009), Nguồn tài chính trong nước và nước ngoài cho tăng trưởng ở Việt Nam, NXB Lao động Xã hội.
8. Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định (2005), Tài chính quốc tế, NXB Thống kê.
9. Nguyễn Mạnh Toàn (2010), “Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam”, Tạp chí khoa học và công nghệ - Đại học Đà Nẵng, (40).
10. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu với SPSS, NXB Hồng Đức.
11. VCCI và USAID/VNCI (2010), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam
năm 2010.
12. Website Bộ Kế hoạch Đầu tư : www.mpi.gov.vn
13. Website Bộ tài chính: www.mof.gov.vn
14. Website tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu : www.baria-vungtau.gov.vn
15. Website thành phố Đà Nẵng : www.danang.gov.vn
16. Website tỉnh Quảng Bình : www.quangbinh.gov.vn
17. Website Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn
18. Website Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương : www.ciem.org.vn
19. Website : www.saga.vn
TIẾNG ANH :
20. Hair & ctg, (1998), Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall International, Inc.
21. Sachs J. D. & F. B. Larrain (1993), Macroeconomics in the Global Economy, Hemel Hampstead, Harvester Wheatsheaf.
22. WEF (2010), The Global Competitiveness Report 2010–2011.
Phụ lục 1 : Quy hoạch tổng thể các khu du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020