Lượng Khách Trung Bình Đến Một Khu Du Lịch Bà Rịa – Vũng Tàu Ngày Cuối Tuần, Tác Giả (2014)

Hình 4 2 Lượng khách trung bình đến một khu du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu ngày 1


Hình 4.2. Lượng khách trung bình đến một khu du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu ngày cuối tuần, tác giả (2014)

Qua Bảng 4.2, bên dưới có thể thấy, lượng khách cao nhất là vào các tháng 2, 6, 7 và 8. Tháng 2 có ngày Tết Nguyên Đán là khoảng thời gian du khách đi du lịch và sử dụng dịch vụ nhiều nhất. Do đó, doanh thu của một khu du lịch trong những tháng này cũng đạt mức cao nhất trong năm.

Bảng 4.2. Lượng khách và doanh thu trung bình của một khu du lịch


Tháng

Lượng khách

Doanh thu


(lượt khách)

(đồng Việt Nam)

01

10.155

958.240.000

02

11.222

1.141.760.000

03

9.766

937.120.000

04

10.562

996.960.000

05

9.725

930.000.000

06

11.880

1.102.400.000

07

11.087

1.018.940.000

08

11.032

1.034.480.000

09

7.388

706.880.000

10

9.562

920.800.000

11

9.816

941.120.000

12

10.286

998.500.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu (2014)[29]

Tháng 9 và 10 có lượng khách ít nhất trong năm, do bị ảnh hưởng theo tính thời vụ du lịch, khi các trường học khai giảng vào tháng 9 và đây là 2 tháng nhiều mưa bão nhất trong năm. Vì những lý do đó, du khách ít đi du lịch hơn, sử dụng dịch vụ cũng ít hơn nên doanh thu cũng giảm theo. Bên cạnh đó, lượng khách 3 tháng hè tuy nhiều hơn nhưng doanh thu lại không cao bằng tháng Tết Nguyên Đán.

b) Doanh thu du lịch: Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu (2014)[29], doanh thu từ dịch vụ du lịch luôn tăng trưởng trong vòng 4 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2010 – 2014 đạt khoảng 13,8%/năm, tốc độ tăng trưởng cao hơn so với yêu cầu của tỉnh Ủy, UNBD tỉnh, HĐND tỉnh đề ra, vượt 10% về doanh thu trong kế hoạch 5 năm, cụ thể:

Bảng 4.3. Số liệu doanh thu dịch vụ du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

ĐVT

Tổng DT

550,60

700,00

803,80

893,30

880,00

987,10

872,00

1.051,90

1.115,00


Tỷ đồng

Thu từ

DVDL

340,60

402,80

429,20

429,80

477,00

547,80

626,00

716,90

798,00

Thương

mại

210,00

297,20

374,60

463,50

403,00

439,30

246,00

335,00

317,00

Tăng

giảm


18,26

6,55

0,14

10,98

14,84

14,27

14,52

11,31

%

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu (2014)[29]

Qua bảng số liệu trên cho thấy tốc độ tăng doanh thu dịch vụ du lịch cao hơn tốc độ tăng lượt khách du lịch là vì mức chi tiêu của khách hàng ngày một tăng. Doanh thu dịch vụ du lịch giai đoạn 2006 – 2009, chiếm khoảng 48-53% và giai đoạn 2010-2014, tăng lên 55-71,8%. Nếu xét về giá trị tuyệt đối thì doanh thu du lịch của Bà Rịa – Vũng Tàu rất cao so với các địa phương trong khu vực Nam Bộ (tỉnh Bình thuận năm 2014 là 361 tỷ đồng và tỉnh Bình Dương năm 2014 là 126,7 tỷ đồng).

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh về du lịch của một số địa phương trong những năm gần đây đã đặt ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu dưới áp lực lựa chọn chiến lược kinh doanh mới. Với những lợi thế sẵn có của địa phương, ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ thuận lợi hơn các địa phương khác trong việc lựa chọn ưu tiên thu hút khách du lịch.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu (2014)[29], lợi nhuận từ du lịch có xu hướng tăng dần, cụ thể: Năm 2005: 15 tỷ đồng; Năm 2006:18 tỷ đồng; Năm 2007: 20,8 tỷ đồng; Năm 2008: 21 tỷ đồng; Năm 2009: 22 tỷ

đồng; Năm 2010: 23 tỷ đồng; Năm 2011: 23,7 tỷ đồng; Năm 2012: 24,5 tỷ đồng; Năm 2013: 26,5 tỷ đồng; Năm 2014: 31,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận còn thấp so với tiềm năng phát triển của ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu.

c) Đối với cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Trong những năm gần đây số lượng khách sạn tăng rất ít nhưng số khách sạn và số phòng đạt tiêu chuẩn 1 – 5 sao tăng nhanh đáp ứng nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu (2014)[29] thì tổng số phòng hiện có là

3.235 phòng, trong đó có khoảng 1.300 phòng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế. Tổng số khách sạn và khu nghỉ dưỡng khoảng 85, tổng số nhà hàng khoảng 52, bên cạnh đó có rất nhiều nhà nghỉ bình dân của tư nhân. Số khách sạn 3 sao đến 5 sao là trên 10 và trên 100 biệt thự cao cấp các loại, công suất sử dụng phòng luôn đạt ở mức cao trong vòng 5 năm gần đây trên 75%.

Số lượng khách sạn liên doanh ít nhưng có quy mô lớn có nhiều tiện ích và tiện nghi đa dạng đáp ứng nhu cầu cao của khách quốc tế. Điển hình cho liên doanh này là liên doanh Vũng Tàu – Sammy, Indochina Capital Coporation, Công ty TPC Sài Gòn, Công ty Jolie Mod, Lam Sơn, Palace, Rex, Grand, Nghinh Phong, Thùy Dương, Hải Âu, Lêkima…còn lại các nhà nghỉ, nhà khách phần lớn là thiếu tiện nghi, chủ yếu là phục vụ khách trong ngành và khách bình dân. Các khách sạn, nhà nghỉ tư nhân phát triển nhanh nhưng nhược điểm là mặt bằng hẹp, không phục vụ ăn uống, thiếu dịch vụ vui chơi giải trí…thường phục vụ khách đi riêng lẻ.

Hiện có khoảng gần 30 khu du lịch đang hoạt động, trong đó có các khu du lịch được trang bị khá đồng bộ với đầy đủ tiện nghi, cơ sở vật chất phục vụ như: Vũng Tàu Paradise, Biển Đông, Cap Saint Jacques, mũi Nghinh Phong, suối khoáng nóng Bình Châu, Thùy Dương, vv…

d) Đối với cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: Từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ có thể đi trực tiếp đến Bà Rịa – Vũng Tàu thông qua hệ thống đường bộ, đường thủy và đường hàng không, cụ thể:

- Đường bộ: So với một số địa phương khác trong cả nước có thể thấy Bà Rịa – Vũng Tàu có hệ thống đường bộ thuộc loại khá. Trong những năm gần đây, với chính sách đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đã giúp cho tỉnh có hệ thống đường bộ tương đối đồng bộ, chất lượng tốt với tổng chiều dài khoảng 2.700km. So với cả nước thì mật độ đường giao thông của tỉnh khá cao với 2,25km/1.000dân, 100% số phường, xã có đường ô tô trải nhựa đến trụ sở.

Hiện nay, tỉnh vẫn tiếp tục đầu tư rất lớn để cải tạo, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường chính như: Quốc lộ 51 có 4 làn xe với lộ giới 25,5m; Quốc lộ 55 đi Xuyên Mộc – Hàm Tân – Phan Thiết đã nâng cấp xong với chiều dài 52,6km và sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới vì đây là tuyến đường huyết mạch trong việc nối liền các khu vực ven biển với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh Nam Trung Bộ;

Quốc lộ 56 dài 32km đã được nâng cấp và cũng sẽ tiếp tục mở rộng trong giai đoạn tới; Đường cao tốc Vũng Tàu – Biên Hòa có quy mô 4 làn xe với lộ giới 23m, phá vỡ thế độc quyền của quốc lộ 51; Đường 51A là đường vận tải chính ở phía Bắc của tỉnh đã được nâng cấp với lộ giới 34m; Đường 51B có 6 làn xe với lộ giới 59m; Đường 51C…

- Đường thủy: Bà Rịa – Vũng Tàu có lợi thế về cảng biển để phát triển giao thông đường thủy, thông qua hệ thống này kết nối với thành phố Hồ Chí Minh, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Châu Đốc, Cần Thơ. Các tuyến giao thông đường thủy chính hiện nay bao gồm tuyến đường sông và tuyến đường biển, cụ thể:

+ Tuyến đường sông: Từ các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

+ Tuyến đường biển: Từ nhiều nơi trên cả nước cũng như quốc tế có thể đến Bà Rịa – Vũng Tàu thông qua 2 tuyến dùng để vận chuyển hành khách là tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu rất thuận tiện cho việc đi du lịch vì chất lượng dịch vụ cũng như thời gian đi lại, bên cạnh đó tuyến Vũng Tàu đi các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng hoạt động đều đặn với hệ thống tàu cánh ngầm và các loại ghe thuyền và tuyến Côn đảo – Vũng Tàu.

- Đường hàng không: Hiện nay cả tỉnh có 2 sân bay nhưng quy mô rất nhỏ, hạ tầng lạc hậu chỉ có khả năng cho các máy bay nhỏ tiếp cận. Sân bay Vũng Tàu chủ yếu phục vụ cho ngành dầu khí và một ít khách du lịch đặc biệt đi thành phố Hồ Chí Minh và Côn Đảo. Sân bay Cỏ Ống cách trung tâm huyện Côn Đảo 12km về phía Bắc cũng có 2 tuyến đi Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh, hiện tại đang nâng cấp.

e) Đối với hệ thống cấp điện: Tính tới thời điểm này, tỉnh đang khai thác một số nhà máy điện như: Bà Rịa với công suất 327,8MW; Phú Mỹ 1 với công suất 1.090MW, Phú Mỹ 2-1 với công suất 560MW, Phú Mỹ 2-2 với công suất 715MW, Phú Mỹ 3 với công suất 716,8MW và một số trạm phát nhỏ của các doanh nghiệp nước ngoài. Với lợi thế khai thác và dẫn khí vào tận đất liền đủ phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện.

Hiện tại, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không thiếu điện đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như phát triển kinh tế với lưới điện truyền tải được đưa tới 100% các hộ gia đình trong tỉnh và các cơ sở kinh doanh, lượng điện phát ra tăng rất nhanh từ 1.158Kwh vào năm 2005 lên hơn 9.000 triệu Kwh vào năm 2014, bình quân 6.350 Kwh/người/năm.

f) Đối với hệ thống cấp nước: Mạng lưới cấp nước hiện nay với tổng công suất hơn 100.000m3/ngày đêm, đủ sức cung cấp nước cho nhu cầu sử dụng của tỉnh. Hiện tỉnh có nhà máy nước: Sông Dinh; Bà Rịa; Mỹ Xuân; Tóc Tiên; Ngã Giao; Côn Đảo; Phú Mỹ. Hiện tại, khoảng gần 80% dân số của tỉnh được sử dụng nước sạch, nhìn chung nguồn nước đủ để đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

g) Đối với hệ thống bưu chính viễn thông: Hệ thống bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh phát triển rất nhanh về số lượng và chất lượng. Từ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có thể liên lạc đến các vùng trong cả nước và các vùng quốc tế. Các loại hình như Viba, Fax, nhắn tin, Internet đường truyền nhanh, mạng Vinaphone, Mobiphone, gọi quốc tế IDD…tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng nói chung và khách du lịch nói riêng.

h) Đối với các dịch vụ hỗ trợ: Thời gian qua, các dịch vụ ăn uống trong và ngoài khách sạn phát triển tương đối nhanh, phong phú và đa dạng đã đáp ứng được phần lớn các nhóm khách hàng khác nhau. Các khách sạn, nhà hàng cao cấp phục vụ các món ăn Âu, Á cho hội nghị, hội thảo, tiệc, liên hoan…Bên cạnh đó với lợi thế riêng, các nhà hàng đẩy mạnh quảng cáo các món ăn đặc sản biển, các món đồng quê, các món ăn dân dã. Nhìn chung, quy mô của các khách sạn, nhà hàng còn hạn chế, phát triển mang tính tự phát mạnh ai người ấy làm chưa có quy hoạch và định hướng chung.

Các doanh nghiệp du lịch cũng từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch như: Nghỉ dưỡng cao cấp; Tắm bùn; Vật lý trị liệu; Chơi Golf; Đua chó; Đua thuyền; Dù kéo…cuộc sống về đêm cũng rất nhộn nhịp như: Các khu ẩm thực đêm; Quán Bar; Vũ trường; Karaoke; Massage; Spa; Bida; Các quán cà phê tồn tại dưới mọi hình thức đã phần nào đáp ứng được nhu cầu bình thường và không bình thường của khách du lịch trong và ngoài nước. Mua sắm hàng hóa lưu niệm thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi tiêu của khách, thế nhưng mặt hàng lưu niệm mang dấu ấn của địa phương gần như không thấy xuất hiện trên thị trường du lịch mà chủ yếu nhập từ các tỉnh khác.

Bên cạnh đó, tỉnh chưa có nhiều trung tâm mua sắm lớn, các hệ thống siêu thị và cửa hàng mới chỉ phát triển ở quy mô nhỏ buôn bán vì lợi nhuận chỉ thấy được cái lợi trước mắt mà bỏ đi cái lợi lâu dài nên bán hàng với giá cao, hàng kém chất lượng, ép giá, ép mua…làm phiền khách du lịch gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh du lịch của tỉnh. Tỉnh cũng khuyến khích khôi phục phát triển các lễ hội, ngành nghề truyền thống đưa vào chương trình du lịch từ đó các lễ hội được tổ chức đều đặn hàng năm với sự quan tâm của cả cộng đồng xã hội.

k) Đối với đầu tư cho ngành du lịch: Trong những năm gần đây, trên cơ sở quy hoạch du lịch được duyệt, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tích cực tiếp xúc, quảng bá, giới thiệu địa điểm và nội dung quy hoạch, kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế. Kết quả phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp là hàng loạt dự án được ký kết và triển khai trên 739ha với số vốn đăng ký lên đến 3.797 tỷ đồng.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014)[29], nếu năm 2005 chỉ có 34 tỷ đồng thì năm 2014 tổng số vốn đầu tư đã lên tới 194 tỷ đồng và đa số các dự án có thời gian hoạt động 20-25 năm với các đối tác chính là Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Úc, Anh, Malaysia, Pháp, Đức, Nhật, Mỹ… với tỉ lệ góp vốn nước ngoài Việt Nam: 75|25; 70|30; 55|45 còn lại là 100% vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Ngoài ra một số dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đã được thực hiện đó là: Đường lên khu du lịch Núi Dinh (26,337 tỷ đồng); Nâng cấp bãi tắm Thùy Vân (180,24 tỷ đồng); Đường lên khu du lịch Núi Nhỏ (11,625 tỷ đồng); Đường ven biển Vũng Tàu – Long Hải – Bình Châu (391 tỷ đồng) và một số dự án khác.

m) Đối với nguồn nhân lực du lịch: Lao động trong ngành du lịch đang từng bước được cải thiện về chất lượng, tuy nhiên so với ngành khác thì ngành du lịch chưa thu hút được nhiều nhân tài. Cụ thể là số lao động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm khoảng 14 – 15% trong tổng số lao động của ngành này. Do chế độ lương, thưởng còn thấp nên sức hấp dẫn của ngành này chưa cao đối với người lao động. Lao động có trình độ chuyên môn thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành này.

Trong một vài năm gần đây, ngành du lịch tỉnh đã có sự trẻ hóa về lực lượng với tốc độ trẻ hóa diễn ra nhanh trong các doanh nghiệp liên doanh liên kết, doanh nghiệp nước ngoài và chậm nhất vẫn là các doanh nghiệp nhà nước. Một điểm yếu nữa là rất nhiều lao động quản lý, giám sát, điều hành lại không có trình độ nghiệp vụ về du lịch và tỉ lệ không biết ngoại ngữ khá cao. Nhận thấy trách nhiệm cần phải nâng cao chất lượng lao động trong ngành này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đang nỗ lực trong công tác phối hợp đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực của ngành này để không bị mất lợi thế cạnh tranh đối với các địa phương khác.

n) Đối với môi trường cạnh tranh: Trong nước, ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phải cạnh tranh với một số địa phương có sản phẩm du lịch tương đồng đó là Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa. Sản phẩm du lịch của các vùng này gần giống nhau và vị trí địa lý lại gần nhau, hiện tại khả năng cạnh tranh du lịch của Bà Rịa – Vũng Tàu so với các đối thủ vẫn ở mức cao.

Một số chỉ tiêu so sánh khả năng cạnh tranh du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đối với một số địa phương, xem Bảng 4.4, bên dưới.

Bảng 4.4. Năng lực cạnh tranh du lịch của một số địa phương


Chỉ tiêu so sánh

BR-VT

Ninh Thuận

Bình Thuận

Khánh Hòa

Tiềm năng phát triển

Cao

Thấp

Trung bình

Cao

Sản phẩm du lịch đa dạng

Cao

Thấp

Thấp

Cao

Khả năng cạnh tranh giá

Trung bình

Cao

Cao

Trung bình

Thị phần khách du lịch

Cao

Thấp

Cao

Cao

Vốn đầu tư từ nước ngoài

Cao

Thấp

Trung bình

Cao

Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Cao

Thấp

Thấp

Cao

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu (2014)[29]

Với tiềm năng và vị trí thuận lợi nhất so với các đối thủ cạnh tranh là Ninh Thuận và Bình Thuận, cho thấy ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu có phần nổi trội hơn nhưng trong tương lai sẽ phải đương đầu với ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa và sẽ là đối thủ lớn của nhau trong nhóm vùng có sản phẩm du lịch gần giống nhau.

p) Đối với tình hình quản lý nhà nước về du lịch: Bà Rịa – Vũng Tàu cũng rất quan tâm đến ngành du lịch và đã đặt ra yêu cầu đối với ngành này trong thời gian tới phải nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch theo hướng chính là khai thác triệt để thế mạnh tự nhiên của hồ, sông, suối, biển, rừng, đồi, núi và đảo đồng thời đầu tư hiện đại hóa các điểm và khu du lịch trọng điểm. Thực hiện yêu cầu trên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực trong việc phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể để quảng bá thu hút đầu tư vào ngành du lịch và đã đạt được một số kết quả nhất định. Để tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, tỉnh đã và đang đầu tư vào cơ sở hạ tầng tăng dần đều trong các năm và thường niên tiến hành kiện toàn bộ máy hoạt động. Thực hiện các công tác cải cách hành chính theo cơ chế một cửa theo chương trình cải cách hàng chính hàng năm của tỉnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, lập kế hoạch khảo sát, đánh giá ảnh hưởng của du lịch đến môi trường,

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 19/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí