Hồ Đức Hùng (Chủ Nhiệm Đề Tài, 2005): Đánh Giá Hiệu Quả Đầu Tư, Xây Dựng I-O Và Áp Dụng Tsa Ngành Du Lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu [8].


Trong đó:

TDij Yi

Pj

POLYj


Cầu du lịch của du khách đến từ i đối với điểm đến j GDP trên đầu người tại i

chỉ số cạnh tranh giá của j, phản ánh cả giá tương quan và tỷ giá

đại diện cho chính trị, tự do kinh tế và sự ổn định của j.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Với số liệu của 85 quốc gia, trong 15 năm (84-99), Brakke xấp xỉ cầu du lịch Mỹ đối với các quốc gia trên như sau:

ln TD 1, 464 ln Y 0, 057 ln P 0, 058ln POLI R2= 0,988

ij ij ij ij


(12,737) (-0,464) (-1,788)


Mặc dù biến giá Pij và chính trị POLIij không có ý nghĩa thống kê với t-test, Brakke vẫn giữ chúng trong mô hình vì F-test lớn hơn giá trị tới hạn.

1.2.2. Hồ Đức Hùng (chủ nhiệm đề tài, 2005): Đánh giá hiệu quả đầu tư, xây dựng I-O và áp dụng TSA ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu [8].

Đây là nghiên cứu khoa học đánh giá toàn diện hiệu quả đầu tư, xây dựng mô hình I-O (Input-Output) và áp dụng TSA (Tourism Satellite Account – Tài khoản vệ tinh du lịch), nhằm đưa ra các giải pháp toàn diện để phát triển bền vững du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Là một phần trong nghiên cứu của các tác giả, đường cầu du lịch và giá trị giải trí của du lịch Bà Rịa Vũng tàu đã được tính toán chi tiết.

Sử dụng số liệu sơ cấp từ cuộc khảo sát ngẫu nhiên 550 khách nội địa, 100 khách quốc tế, các tác giả đã xây dựng đường cầu cho du lịch Bà Rịa Vũng Tàu theo cả 2 phương pháp ITCM và ZTCM. Do gặp khó khăn trong việc phân chia chi phí du hành và một số lý do khác, các tác giả chỉ tập trung xây dựng đường cầu cho du khách nội địa.

Đường cầu xây dựng theo ITCM ở dạng semilog cho thấy sự phụ thuộc của số lần du lịch Bà Rịa Vũng Tàu vào chi phí du hành (-0,0015, tác động âm) và thu nhập (+0,0001, tác động dương). Trình độ học vấn cũng có tác động dương khá mạnh mẽ (+0,0233) trong khi tuổi tác và giới tính không có ý nghĩa thống kê.


Đường cầu theo phương pháp ZTCM được hồi quy ở dạng log-log cũng cho thấy tỉ lệ khách du lịch theo vùng phụ thuộc vào chi phí du hành (-1,99, tác động âm) và thu nhập (+2,06, tác động dương).

1.2.3. Trần Võ Hùng Sơn và Phạm Khánh Nam (2002): Analysis of the Recreational Value of the Coral-surrounded Hon Mun Islands in Vietnam [39].

Mục đích của nghiên cứu là chỉ ra giá trị giải trí của cụm đảo Hòn Mun (tỉnh Khánh Hoà), đo lường, so sánh và phân tích các ảnh hưởng nếu nhà nước mở rộng Cảng Nha Trang đến khu vực cụm đảo này.

Các tác giả sử dụng cả ITCM, ZTCM và dùng semilog trong hồi quy OLS.


Kết quả hồi quy của hai tác giả khi dùng ITCM cho thấy phí du hành có tác động âm trên số lần viếng thăm của du khách (-0,00335) , trong khi thu nhập có tác động dương, nhưng rất yếu ớt (+2.94E-07). Khi hồi quy theo ZTCM, chỉ có chi phí du hành có ý nghĩa thống kê và có một tác động âm (- 0,007). Các biến khác, trong cả hai phương pháp, đều ít có ý nghĩa thống kê, và các tác giả cho rằng, đó là những hạn chế của quá trình lấy mẫu.

1.2.4. UNDP, SDC8 và MPI9, Dự án VIE/97/007 (2001): Đầu tư cho các hoạt

động bảo vệ môi trường ở tỉnh Quảng Ninh -Vai trò của ngành du lịch [21].


Nhóm nghiên cứu do TS. Trần Đức Thanh10 chủ trì, dùng phương pháp ZTCM để xác định giá trị du lịch của Vịnh Hạ Long. Mô hình áp dụng là hàm semilog, và chỉ có chi phí du hành có một tác động âm trên mô hình.

Điều đáng lưu ý là nhóm tác giả đã triển khai một cuộc khảo sát quy mô, đến

1.013 phiếu khảo sát, trong đó có 507 khách nội địa và 506 khách nước ngoài. Thế nhưng, do những khó khăn trong việc phân chia chi phí du hành đối với khách quốc tế, các tác giả đã bỏ qua số khách này khi xây dựng đường cầu cho vịnh Hạ Long.



8 Cơ quan hợp tác và Phát triển Thuỵ Sĩ

9 Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam

10 Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội


1.2.5. Những nghiên cứu khác


TCM và CVM được áp dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu để lượng hóa giá giá trị tài nguyên và môi trường. Các tác giả có nhiều công trình nghiên cứu quan trọng áp dụng TCM, CVM là Georgiou (1997, 1998) với các báo cáo tại Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) [35]; DeShazo (1997) với nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Khao Yai, Thailand [30]; Y. F. Tan, Cynthia Mc Cahon tập hợp dữ liệu qua 18 năm (80-97) và xây dựng đường cầu đối với 6 thị trường du lịch chính của Indonesia và Malaysia là Úc, Đức, Nhật, Singapore, Anh và Mỹ [41] ; Nguyễn Thị Hải và Trần Đức Thanh với nghiên cứu tại rừng quốc gia Cúc Phương [5], … Ngoài ra, cũng theo Trần Võ Hùng Sơn và Phạm Khánh Nam trong nghiên cứu về Hòn Mun (bản tiếng Việt, [15]), đã dẫn ra rằng Khoa Kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế TP.HCM đã từng áp dụng phương pháp chi phí du hành để đánh giá giá trị du lịch của rừng quốc gia Cúc Phương, năm 1998.

1.3. ÁP DỤNG ĐỂ CHỌN MÔ HÌNH


Để xây dựng đường cầu trong điều kiện một địa phương có du lịch chưa phát triển như Đồng Nai, có số lần viếng thăm trong một năm của du khách biến động rất ít, chủ yếu là 1, như Georgiou (1997,[35]) đã nhận xét, thì phương pháp ITCM không phù hợp. Tuy nhiên, vì ZTCM đánh đồng tất cả du khách trong một vùng như một đơn vị nghiên cứu, nên những đặc trưng kinh tế - xã hội của du khách không thể hiện đầy đủ. Do đó, tuy không hồi quy theo ITCM để xác định đường cầu, nhưng việc hồi quy này cần thiết thực hiện, và có thể giúp bổ sung cho tác giả có những nhận định tốt hơn về động thái người tiêu dùng, để từ đó, có cái nhìn đầy đủ, thận trọng hơn trước khi có những đề xuất chính sách.

Tất cả các nghiên cứu đều xem chi phí du hành và thu nhập là những biến độc lập quan trọng nhất. Trên thực tế, tất cả kết quả hồi quy đều có sự hiện diện của chi phí du hành, và nhiều kết quả có sự hiện diện của thu nhập . Điều này hoàn toàn phù hợp với các lý thuyết kinh tế. Những biến khác cần quan tâm là tuổi tác, tình trạng hôn nhân, giới tính, và giáo dục.

Hàm log-log và semilog thường được chọn vì phù hợp nhất với mô hình cầu


du lịch. Ngoài ra, hàm log-log còn được chọn với ngụ ý dùng hệ số co dãn không đổi để nhận định và chỉ ra các tác động chính sách. Tác giả sẽ áp dụng trong Luận văn này cả log-log và semilog. Mô hình nào được chọn sẽ do các phép kiểm định hồi quy quyết định.


TÓM TẮT CHƯƠNG


Để phân tích và xác định các ảnh hưởng trên cầu du lịch, lý thuyết về cầu, cầu du lịch và các mô hình cầu du lịch đã được trình bày. Trong đó, lý thuyết về cầu và cầu du lịch nhấn mạnh trên các tác nhân kinh tế: giá cả, chi phí và thu nhập. Vì lý thuyết động thái người tiêu dùng cho rằng các đặc trưng kinh tế xã hội của du khách là rất quan trọng trong việc quyết định tiêu dùng một hàng hoá hay dịch vụ, thế nên cần đưa thêm các biến này vào trong mô hình đường cầu xây dựng bằng phương pháp TCM. Nghĩa là, cuối cùng TCM kết hợp tất cả: giá, thu nhập và các đặc trưng kinh tế xã hội của du khách vào trong một mô hình.


Kế thừa các nghiên cứu trước đây trong việc xây dựng đường cầu du lịch, tác giả cho rằng trong điều kiện một vùng du lịch chưa phát triển như Đồng Nai thì không thể áp dụng ITCM cho việc xây dựng đường cầu vì biến phụ thuộc có độ biến thiên quá nhỏ. Phương pháp ZTCM vì thế đã được chọn. Tuy nhiên, ITCM cũng sẽ được dùng để xác định đâu là những nhân tố quan trọng nhất tác động lên cầu du lịch Đồng Nai nhìn từ góc độ người tiêu dùng cá nhân. Các nghiên cứu đi trước cũng cho thấy rằng, thu nhập và chi phí du hành là những biến rất quan trọng, có dấu kỳ vọng đúng lý thuyết và thường có ý nghĩa thống kê.


Hàm hồi quy trong các nghiên cứu đi trước thường có dạng log-log hoặc semilog. Tác giả sẽ thử bộ số liệu với cả hai dạng hàm này. Kết quả chọn dạng hàm nào sẽ tuỳ thuộc vào các phép kiểm định.


Chương 2


Thực trạng khai thác du lịch tỉnh Đồng Nai



Chương 1 đã trình bày về lý thuyết cầu, các mô hình hàm cầu, các nghiên cứu có liên quan, dự kiến sử dụng hàm cầu trong hồi quy OLS có dạng semilog và log- log. Chương 2 sau đây sẽ nêu các đặc điểm chính của du lịch Đồng Nai, các tài nguyên tự nhiên và nhân văn - như là những tiềm năng, đối chiếu với hoạt động du lịch - như là thực trạng về việc khai thác, chuyển hoá các tiềm năng thành giá trị.11

2.1. ĐẶC ĐIỂM và TIỀM NĂNG


Đồng Nai là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất nước.12Thế mạnh của tỉnh tập trung vào các ngành công nghiệp. Nhưng, bên cạnh đó, cũng có thể thấy Đồng Nai đang sở hữu những nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, cả về tự nhiên lẫn các giá trị nhân văn.

2.2.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng

Vị trí

Đồng Nai là tỉnh miền Đông Nam bộ,13cửa ngõ phía đông của Thành phố Hồ Chí Minh, phía bắc giáp Lâm Đồng, phía đông giáp Bình Thuận, phía tây giáp Bình Dương, Bình Phước và Thành phố Hồ Chí Minh, phía nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.



11 Trong chương này, trừ các dữ liệu có chỉ rõ nguồn, còn lại tất cả được trích hoặc tổng hợp từ các Báo cáo chính thức của Sở Thương mại – Du lịch, từ 2001- tháng 3/2008 và của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Nai, từ tháng 4/2008 đến nay [13].

12 Năm 2008, trong bối cảnh hết sức khó khăn, Đồng Nai vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng GDP 15,5%. (Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng tỉnh Đồng Nai, 2008, [20])

13 Đồng Nai nằm ở 100o22’ đến 110o36’ vĩ Bắc và 10604’ đến 107010’ kinh Đông (theo Địa chí

Đồng Nai)


Hình 2 1 Đồng Nai trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nguồn Tác giả vẽ dựa 1


Hình 2.1. Đồng Nai trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

nguồn: Tác giả vẽ dựa trên bản đồ quy hoạch các Khu công nghiệp và giao thông Đồng Nai


Theo Niên giám Thống kê Đồng Nai 2007 [3], Đồng Nai có diện tích 5.903.940 km2, dân số trung bình năm 2007 là 2.251.705 người, mật độ 386,51 người/km2. Tỉnh lỵ của Đồng Nai là TP. Biên Hoà, cách thành phố Hồ Chí Minh 28 km, cách Hà Nội 1.695 km.

Địa hình - Thời tiết và Khí hậu

Đồng Nai có địa hình đồi lượn sóng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ đến đồng bằng Nam bộ, có ưu thế phong phú về cảnh quan với đồi, suối, hồ, sông đầu nguồn - thác - ghềnh, sông châu thổ - cù lao…, có thảm thực vật và hệ động vật hoang dã đa dạng.

Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khí hậu ôn hòa, ít


chịu ảnh hưởng của thiên tai. Nhiệt độ trung bình từ 24,1 đến 28,70C. Khí hậu Đồng Nai thuận lợi cho việc phủ xanh thảm rừng, trồng cây công nghiệp, tạo lập vườn cây ăn trái, xây dựng hoa viên, là điều kiện tốt cho sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp và sinh hoạt văn hóa, du lịch.

Kết cấu hạ tầng: Nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc – Nam. Đồng Nai cũng gần cảng biển, cảng sông, sân bay quốc tế … rất thuận lợi cho hoạt động kinh tế vùng, gắn kết Đồng Nai với Đông Nam Bộ và Tây Nguyên cũng như giao thương với cả nước (hình 2.1).

Theo quy hoạch, trong tương lai gần, hệ thống đường cao tốc Biên Hòa - Bà Rịa

- Vũng Tàu - TP. Hồ Chí Minh, Cát Lái - Long Thành - Dầu Giây, cầu đường từ Nhơn Trạch qua quận 9 (TP.HCM), hệ thống đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, hệ thống cảng nước sâu Vũng Tàu - Thị Vải - Gò Dầu, sân bay quốc tế Long Thành, nâng cấp tỉnh lộ 769 nối quốc lộ 20, quốc lộ 1 với quốc lộ 51... sẽ tạo nên một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh - nền tảng quan trọng để phát triển du lịch.

2.2.2. Tài nguyên du lịch thiên nhiên


(xem Phụ lục 3: Bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên)

Tài nguyên rừng :

Đến năm 2004, Đồng Nai có 586.030 ha rừng tự nhiên, độ che phủ 26,2%.14

Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, tài nguyên động thực vật phong phú, đa dạng, giàu nguồn gien, nhiều hệ sinh thái, trong đó nổi bật là hệ sinh thái nguyên sinh (rừng giồng) và hệ sinh thái rừng ngập mặn (rừng sác). Các loài động thực vật quý hiếm ở Đồng Nai chiếm tỷ lệ cao trong tài sản động thực vật quý hiếm của quốc gia.

Vườn Quốc gia Cát Tiênhay Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Tiên, nơi đang được UNESCO xem xét công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Cát Tiên có 1.610 loài thực vật, trong đó có 39 loài thuộc 15 họ cây quý hiếm. Về động




14 Theo Quy hoạch Du lịch Đồng Nai (2006, [19]), tác giả không tìm được số liệu mới hơn


vật, có 105 loài thú, 351 loài chim, 133 loài cá nước ngọt, 80 loài bò sát, 41 loài lưỡng cư, 439 loài bướm và hàng nghìn loài côn trùng khác, trong đó, có đến 25 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và thuộc hàng quý hiếm trên thế giới: tê giác 1 sừng, cá sấu Xiêm, voi, bò tót…Đây cũng là nơi đem lại nguồn dược liệu quý hiếm: khoảng 240 cây lá thuốc và hàng trăm động vật là dược liệu tốt cho Đông y.15

Đa dạng về sinh cảnh và chủng loại động thực vật, Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên cũng là khu du lịch sinh thái độc đáo với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú: Bàu Chim, Bàu Sấu, Suối Tiên, Thác Trời, rừng phong lan, cây cổ thụ ngàn tuổi… các nhà khoa học, các tổ chức bảo tồn thiên nhiên, sinh viên học sinh và du khách bốn phương đã tìm thấy ở đây nhiều kiến thức, bài học lý thú và những trải nghiệm hiếm có, khó quên.

Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh cửulà khu rừng tự nhiên rộng lớn, diện tích 68.788 ha, phía Đông và Nam giáp hồ Trị An, Tây giáp Bình Dương, Bắc giáp Bình Phước, là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm, có quan hệ mật thiết với khu, hệ động thực vật rừng của Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Các khu rừng cảnh quannhư rừng ven Hồ Trị An, rừng Thác Mai - Hồ nước nóng, rừng Sác Nhơn Trạch... đều có nhiều tiềm năng du lịch sinh thái.

Tài nguyên rừng là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân Đồng Nai. Sự đa dạng sinh vật và các hệ thực vật đã mang lại nhiều lợi ích cho đời sống nhân dân, hứa hẹn sẽ tiếp tục có đóng góp lớn trong sự phát triển du lịch của tỉnh.

Tài nguyên nước :

Đồng Nai có 16.666 ha sông suối chiếm tỷ lệ 2,8% diện tích tự nhiên, là một tỉnh có mạng lưới sông suối khá phát triển. Sông Đồng Nai, đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai dài 220 km, có rất nhiều tài nguyên du lịch nhân văn phân bố ven sông. Ngoài ra, các hồ (hồ Trị An, hồ Đa Tôn, hồ Sông Mây), thác (thác Mai, thác Trời, thác Giang Điền, thác Ba Giọt...), suối (suối Mơ, suối Nước Trong, suối



15 Tổng hợp từ tài liệu Hội thảo “Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái rừng bền vững ở tỉnh Đồng Nai” (WWF, 2008, [24]) và Lê Huy Bá (2007), Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai, đề tài nghiên cứu khoa học [1].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2023