Giải Pháp Phát Triển Ngành Du Lịch Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Đến Năm 2025 Và Tầm Nhìn Đến Năm 2030‌


Nguồn: Tác giả tổng hợp


Tóm lại, qua phân tích thực trạng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tác giả rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch của Tỉnh như trên.


2.4.3 Những nguyên nhân‌


Từ những nhận định trên, ta có thể thấy Bà Rịa – Vũng Tàu có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn nhưng trong quá trình khai thác và phát triển còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân chính của tình trạng này được xác định đó là:


- Ngành du lịch Tỉnh đang thiếu một chiến lược marketing dài hơi, sự đầu tư bài bản và hợp lý. Các doanh nghiệp du lịch hoạt động nhỏ lẻ, việc phối hợp, hợp tác giữa lữ hành và khách sạn vẫn còn hạn chế, chưa tạo được mối quan hệ gắn kết khai thác có hiệu quả dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như giảm giá để thu hút khách nhưng không đảm bảo chất lượng dịch vụ.


- Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu còn mang tính du lịch mùa vụ và du lịch cuối tuần, thường quá tải trong những ngày lễ lớn. Vì vậy vào những đợt cao điểm xuất hiện tình trạng giá cả tăng cao và nạn “chặt, chém nhà hàng, quán ăn”.


- Phần lớn lao động là đội ngũ nhân viên trong các hộ kinh doanh nhà hàng, khách sạn tư nhân, chủ yếu là các thành viên trong gia đình và một bộ phận đáng kể lao động từ ngành nghề khác chuyển sang làm du lịch.


- Những trở ngại về giao thông cũng là nguyên nhân chính khiến du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu kém sức hút. Từ thành phố Hồ Chí Minh, du khách có hai lựa chọn phương tiện đến Bà Rịa – Vũng Tàu là đường bộ và đường thủy. Trong đó, đi đường thủy bằng tàu cánh ngầm sẽ rút ngắn thời gian di chuyển. Tuy nhiên, những


sự cố liên tục xảy ra ở tàu cánh ngầm như chậm chuyến, hủy chuyến, hỏng máy trên biển làm du khách ngần ngại với phương tiện này.


- Xu hướng đi du lịch bằng đường biển được ưa chuộng ở các nước phát triển. Là tỉnh ven biển, Bà Rịa – Vũng Tàu có một hệ thống cảng nước sâu dày đặc đủ sức tiếp nhận tàu container tải trọng lớn nhưng lại không có cảng chuyên dụng dành cho tàu du lịch cao cấp neo đậu.


- Sản phẩm du lịch, loại hình du lịch của Tỉnh vẫn còn đơn điệu lại na ná nhau (như tắm biển, ăn hải sản, tham quan một số di tích, đình chùa); các dịch vụ phụ trợ còn hạn chế; các di tích lịch sử thiếu sự đầu tư, nâng cấp; thiếu khu vui chơi giải trí và các sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc sắc có thể thu hút khách và kéo dài thời gian lưu trú khách.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2‌


Trong chương 2, đã khái quát tình hình hoạt động của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong những năm qua, đi sâu vào xem xét những tiềm năng của ngành du lịch Tỉnh, phân tích và đánh giá thực trạng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Qua đó, cũng đã đưa ra được nhận định, với việc đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của ngành du lịch Tỉnh, từ đó làm cơ sở cho việc định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong chương 3.


Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030‌


3.1 Mục tiêu, định hướng phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025‌

3.1.1 Mục tiêu‌


Mục tiêu chung


Phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu thành một ngành kinh tế mũi nhọn, tương xứng với tiềm năng. Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển khu vực dịch vụ - thương mại. Tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu GDP của Bà Rịa - Vũng Tàu. Tăng cường sức hút bằng cách đầu tư vào các công trình du lịch trọng điểm trên địa bàn.


Phát triển du lịch gắn với an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, tôn tạo, khai thác các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn. Phát triển trên cơ sở các kế hoạch được lập ra dựa vào những định hướng chiến lược cơ bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và định hướng cho các giai đoạn tiếp theo, tạo đà cho sự phát triển du lịch. Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành hữu quan để có thể khai thác một cách hiệu quả nhất các tiềm năng vốn có của Tỉnh.


Mục tiêu cụ thể


Ngày 11/9/2018, Ủy Ban nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 2538/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 với mục tiêu là phát triển du lịch chất lượng cao góp phần thực hiện sự chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế của tỉnh; đóng góp quan trọng vào phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ và nâng cao vị thế du lịch Việt Nam. Trong đó, chú trọng phát triển các mục tiêu cụ thể:


- Phấn đấu đến năm 2025, đón khoảng 8,6 triệu lượt khách (trong đó khách quốc tế đạt 1,4 triệu lượt khách), tốc độ tăng trưởng trung bình là 11 - 13%/năm. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 17 triệu lượt khách có lưu trú (trong đó khách quốc tế đạt 4 triệu lượt), tốc độ tăng trưởng trung bình là 12 - 14%/năm


- Năm 2025 đạt 31.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn đến 2025 khoảng 30 - 35%/năm. Phấn đấu đến năm 2030 đạt gần 102.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 20 - 25%/năm.


- Đến năm 2025, số lượng buồng lưu trú đạt chuẩn cần có là 16.000 buồng; năm 2030 là 20.000 buồng, trong đó tỷ lệ buồng chất lượng cao chiếm khoảng 35%.


- Đến năm 2025, tạo được 38.000 việc làm, trong đó khoảng 10.000 lao động trực tiếp; năm 2030 tạo được hơn 45.000 việc làm, trong đó có khoảng 15.000 lao động trực tiếp.


- Phát triển du lịch "xanh", du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm; gắn hoạt động du lịch với mục tiêu gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, sinh thái và bảo vệ môi trường.


- Gắn phát triển du lịch với mục tiêu đảm bảo trật tự, an toàn xã hội góp phần ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng, an ninh đặc biệt đối với vùng biển và ven biển.


3.1.2 Định hướng phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025‌


Bà Rịa - Vũng Tàu có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn, tài nguyên khá phong phú và đa dạng, trong đó nổi bật hơn cả là tài nguyên rừng – biển – đảo, các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng ở Côn Đảo, suối khoáng nước nóng Bình Châu. Theo đó, đặc trưng du lịch của Tỉnh là nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái rừng – biển – đảo, du lịch tham quan di tích lịch sử. Theo đó, Quy hoạch đã đưa ra các định hướng phát triển chủ yếu của ngành Du lịch tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu về phát triển thị


trường khách du lịch; định hướng phát triển sản phẩm du lịch; định hướng phát triển du lịch theo không gian lãnh thổ và định hướng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển du lịch


3.1.3 Những cơ hội và thách thức về phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu‌


Qua thực tế xem xét ở trên về các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của ngành du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng, tác giả đưa ra những nhận định về các cơ hội cũng như những thách đối với sự phát triển du lịch của Bà Rịa – Vũng Tàu như sau:


3.1.3.1 Những cơ hội


- Theo dự báo thì xu thế phát triển thị trường du lịch quốc tế trong khu vực và toàn cầu có sự phát triển mạnh đến năm 2020, doanh thu du lịch quốc tế tăng nhanh hơn bất cứ lĩnh vực xuất khẩu nào, kể cả dầu thô, xe có động cơ cùng linh kiện và dịch vụ kèm theo. Đặc biệt, vòng cung Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là trung tâm thu hút khách du lịch quốc tế năng động nhất, lượng khách đến khi vực này chỉ xếp hạng sau Châu Âu và Bắc Mỹ.


- Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là điểm du lịch an toàn nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.


- Thị trường du lịch nghỉ dưỡng biển, nâng cao sức khỏe, du lịch sinh thái là những lĩnh vực sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, do nhịp độ đô thị hóa ngày càng nhanh, ô nhiễm môi trường trở thành hiểm họa đối với con người.


- Cơ chế thị trường có sự điều tiết thống nhất của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ tiếp tục được hoàn thiện để thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa – hiện đại hóa hướng về xuất khẩu, trong đó du lịch được xác định


như một ngành kinh tế mũi nhọn, có năng lực cạnh tranh tầm quốc tế là ngành công nghiệp không khói mang lại nguồn lợi nhuận lớn được Chính phủ khuyến khích đầu tư phát triển.


- Từ năm 2014 đến nay, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đã phát huy tác dụng hút khách du lịch về Bà Rịa – Vũng Tàu thể hiện ở lượng khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu tăng mạnh, nhất là ở phân khúc khách đoàn.


- Năm 2016, nhà xuất bản du lịch nổi tiếng Lonely Planet (Úc) công bố Côn Đảo có mặt trong danh sách "Điểm đến tốt nhất tại khu vực châu Á" - những cái tên đầy triển vọng và hấp dẫn du khách trong năm 2017. Bên cạnh đó, Côn Đảo cũng được xếp đứng đầu trong danh sách 26 hòn đảo dành cho khách du lịch chứa nhiều bí ẩn nhất thế giới do tạp chí Travel And Leisure (Mỹ) bình chọn.


- Cùng với ngành du lịch Việt Nam, các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, Vietjet Air cũng tiến hành nhiều biện pháp thu hút khách: tăng chuyến bay, điều chỉnh giờ bay phù hợp, thực hiện một số đường bay thẳng từ Việt Nam,… đặc biệt là các chương trình giảm giá, khuyến mại.


3.1.3.2 Những thách thức


- Các nhân tố phi kinh tế như thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra trong những năm gần đây, tuy Việt Nam đã có những biện pháp ngăn chặn kịp thời nhưng nguy cơ bùng pháp rất cao.


- Ngành du lịch Việt Nam còn thiếu sự phát triển mang tính liên kết giữa các doanh nghiệp, các ban ngành, địa phương,… nhằm giới thiệu với thế giới một hình ảnh Việt Nam “an toàn, thân thiện”, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng dịch vụ không đảm bảo, kinh doanh kém hiệu quả.


- Ngành du lịch Việt Nam đang thiếu những chuyên gia, đội ngũ hướng dẫn viên thiếu chuyên nghiệp, thiếu kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng nhu cầu hướng dẫn du khách với các ngôn ngữ như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Đức, Nhật và cả Pháp,…


- Quy mô phát triển của ngành du lịch Việt Nam lớn song các nguồn lực chưa tập trung cao, từ đó làm mất dần lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực.


- Ngành du lịch Việt Nam còn thiếu chiến lược cạnh tranh dài hạn và sách lược để thích ứng nhanh với cơ chế thị trường toàn cầu. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam phổ biến vẫn phát triển theo quy mô nhỏ và vừa, thiếu vốn đầu tư công nghệ và chi phí để đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ với trình độ chuyên nghiệp cao.


Tóm lại, sau khi phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của ngành du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng, tác giả tổng hợp những nhận định về các cơ hội cũng như các thách thức có tác động đến du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu trong bảng 3.1.


Bảng 3.1. Tổng hợp các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu


CƠ HỘI

THÁCH THỨC

O1. Xu hướng người dân đi du lịch ngày

càng tăng

T1. Thiên tai, dịch bệnh luôn có nguy cơ bùng

phát trở lại

O2. Việt Nam là điểm du lịch an toàn nhất

T2. Việt Nam thiếu các chuyên gia về du lịch và đội ngũ hướng dẫn viên thiếu chuyên

nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025 và Tầm nhìn đến năm 2030 - 9

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/08/2022