Phân Tích Hồi Quy Về Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Quản Lý Phát Triển Du Lịch Nông Thôn


Với biến sự tham gia là yếu tố phụ thuộc. Biến lợi ích, rào cản, quan điểm và chính sách của Nhà nước là yếu tố độc lập. Qua bảng số liệu ta thấy các sig đều bằng 0,000 nhỏ hơn 5% sau ra các giá trị này đủ điều kiện để chạy hồi quy tiếp theo. Lần lượt xem xét các yếu tố phụ thuộc và các biến độc lập với nhau ta nhận được kết quả tương tự như trên đều có sig nhỏ hơn 5%. Điều đó chứng tỏ các giá trị chúng ta lựa chọn đều đủ điều kiện để chạy hồi quy tương quan tiếp theo và không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến [34][35].

d, Phân tích mô hình hồi quy đa biến về các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn

Để thực hiện phân tích hồi quy đa biến nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT bao gồm các biến như: Lợi ích, Rào cản, Quan điểm và Chính sách của Nhà nước bằng việc chạy mô hình và thực hiện kiểm định ra được kết quả như sau:

Mô hình

R

R2

R2 hiệu chỉnh

Độ lệch chuẩn của ước lượng

Durbin- Watson

1

.609a

.371

.365

.48785

1.695

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam - 18

a. Predictors: (Constant), CS, RC, LI, QD

b. Dependent Variable: DD

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)

Kết quả này có giá trị R2 (R hiệu chỉnh) bằng 0,371. Giá trị R2 cho biết rằng các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được 37,1% sự thay đổi của biến phụ thuộc, có nghĩa là các biến trong mô hình giải thích được 37,1% người dân có sự tham gia, còn lại là phụ thuộc vào các biến khác không nằm trong mô hình.

Đại lượng thống kê Durbin - Watson (d) của hàm hồi quy có giá trị là 1,695 < 3, cho thấy: không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc 1, hay nói cách khác: các phần dư ước lượng của mô hình độc lập, không có mối quan hệ tuyến tính với nhau [34][35].

ANOVAa


Mô hình

Tổng bình phương

df

Bình phương trung bình

F

Sig.


Hồi quy

65.662

4

16.415

68.972

.000b

1

Phần dư

111.384

468

.238


Tổng

177.046

472


a. Biến phụ thuộc: DD

b. Biến độc lập: (Hằng số), CS, RC, LI, QD

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)


Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy hệ số F = 68,972 và Sig = 0,000, tức là mô hình hồi quy có ý nghĩa và kết quả hồi quy có thể sử dụng được.

Bảng 4.26. Phân tích hồi quy về các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn


Mô hình

Hệ số chưa chuẩn

hóa

Hệ số đã

chuẩn hóa


t


Sig.

Thống kê cộng

tuyến

B

Sai số chuẩn

Beta

Độ chấp nhận

VIF


(Constant)

2.316

.215


10.786

.000




Lợi ích

.400

.031

.481

12.951

.000

.973

1.028

1

Rào cản

-.176

.033

-.199

-5.385

.000

.982

1.019


Quan điểm

.120

.032

.142

3.728

.000

.925

1.082


Chính sách

.106

.031

.129

3.372

.001

.919

1.088

a. Biến phụ thuộc: Dự định tham gia trong tương lai

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)

Khi xem xét hệ số phóng đại phương sai (VIF) của từng yếu tố có giá trị từ 1,019 đến 1,088 nhỏ hơn 10 chứng tỏ mô hình hồi quy không có hiện tượng đa cộng tuyến các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau.

Theo bảng kết quả hồi quy đa biến cho ta thấy trong 4 yếu tố xem xét có cả 4 yếu tố có mối liên hệ tuyến tính với việc sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT với mức ý nghĩa sig. <5% (P – value<0,005) bao gồm lợi ích, rào cản, quan điểm và chính sách của Nhà nước. Điều này có ý nghĩa là chúng ta có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 rằng không có quan hệ tuyến tính nào giữa Lợi ích (giả thuyết 1), Rào cản (giả thuyết 2), Quan điểm (giả thuyết 3) và Chính sách của Nhà nước (giả thuyết 4) với sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT; chấp nhận H1 (giả thuyết thay thế) – có mối quan hệ tích cực giữa các yếu tố này với sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT.

Bảng 4.27. Giá trị beta chuyển hóa của các biến


Biến độc lập

Mã hóa

Giá trị Beta chuẩn hóa

Xếp hạng

Lợi ích

LI

0,481

1

Rào cản

RC

-0,199

Ngược chiều

Quan điểm

QD

0,142

2

Chính sách của Nhà nước

CS

0,129

3

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)


Xem xét các giá trị Beta chuẩn hóa, ta thấy các biến lợi ích, quan điểm và chính sách của Nhà nước đều lớn hơn 0, có nghĩa là các biến có mức độ ảnh hưởng thuận chiều đến sự tham gia trong quản lý phát triển DLNT, riêng biến rào cản có mức độ ảnh hưởng ngược chiều đến sự tham gia trong quản lý phát triển DLNT. Theo bảng kết quả hồi quy đa biến, ta xác định phương trình hồi quy đa biến sau:

DD = 2,316 + 0,400*LI – 0,176*RC + 0,120*QD + 0,106*CS

Như vậy, ta có phương trình hồi quy sau: Sự tham gia = 2,316 + 0,400*Lợi ích

– 0,176*Rào cản + 0,120*Quan điểm + 0,106*Chính sách của Nhà nước. Theo thang đo likert 5 mức độ, trong các điều kiện khác không đổi:

- Khi lợi ích có được từ việc tham gia vào hoạt động quản lý phát triển DLNT tăng lên 1 thì sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT tăng lên 0,400 đơn vị.

- Khi rào cản khi tham gia vào phát triển du lịch tăng lên 1 thì sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT giảm xuống 0.176 đơn vị.

- Khi quan điểm của người dân về việc tham gia vào hoạt động quản lý phát triển DLNT tăng lên 1 thì sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT tăng lên 0,120 đơn vị.

- Khi chính sách của Nhà nước trongquản lý phát triển DLNT tăng lên 1 thì sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT tăng lên 0,106 đơn vị.

Trong các yếu tố trên thì lợi ích có được từ việc tham gia vào hoạt động quản lý có tác động mạnh nhất đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT, kế đến là quan điểm của người dân và chính sách của Nhà nước.

e, Phân tích so sánh sự khác biệt về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT theo đặc điểm nhân kh u học

Trong mục này, tác giả sẽ thực hiện kiểm định giả thuyết cho rằng có sự khác biệt về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT theo các đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, số lượng thành viên trong gia đình, thu nhập hộ gia đình và loại công việc) bằng việc sử dụng kết quả kiểm định T- test và ANOVA [34][35].

Đặt giả thuyết:

H0: Không có sự khác biệt giữa các đặc điểm nhân khẩu học đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT.

H1: Có sự khác biệt giữa các đặc điểm nhân khẩu học đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT.


Phân tích so sánh sự tham gia của người dân theo giới tính

Kết quả ở phụ lục 4.1 cho thấy tại cột kiểm định sự cân bằng của giá trị bình quân (t-test for Equality of Means), các yếu tố kiểm định có sig > 0.05 thể hiện rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT theo giới tính. Như vậy, tại các điểm được tập trung khảo sát cho thấy tư duy nhận thức của người dân không bị phụ thuộc bởi giới tính, nghĩa là quan điểm, nhận thức về lợi ích và rào cản du lịch cũng như chính sách của Nhà nước không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Họ được tiếp cận luồng thông tin như nhau với trình độ khá tương đồng. (Phụ lục 4.1)

Phân tích so sánh sự tham gia của người dân theo độ tuổi

Trong số 473 mẫu nghiên cứu có 59 mẫu nghiên cứu ở độ tuổi từ 20 đến 29 tuổi,

114 mẫu nghiên cứu từ độ tuổi từ 30 - 39 tuổi, 268 mẫu nghiên cứu trong độ tuổi từ 40 đến 49 tuổi và 32 mẫu nghiên cứu từ 50 - 59 tuổi. Độ tuổi từ 40 - 49 tuổi chiếm nhiều nhất và chiếm tỷ lệ thấp nhất là độ tuổi từ 50 đến 59 tuổi.

Trong kết quả phân tích ANOVA, ta nhận thấy sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT không sự khác biệt ở các nhóm độ tuổi khác nhau. Điều này được cho là phù hợp bởi thực tế chứng minh hoạt động du lịch không phân biệt lứa tuổi và để quản lý phát triển DLNT cần sự chung tay của các tầng lớp dân cư trong xã hội, từ trẻ nhỏ cho đến trẻ vị thành niên, thanh niên và những cư dân trung và cao tuổi. Tất cả đều cần xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong lòng du khách và đó chính là điểm nhấn thu hút du khách đến và quay trở lại địa phương lần sau. (Phụ lục 4.2)

Phân tích so sánh sự tham gia của người dân theo dân tộc

Kết quả ở phụ lục 4.3 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT theo dân tộc. Điều này cho thấy không có sự chênh lệch trong quan điểm hay sựtham gia vào quản lý phát triển DLNT giữa người dân tộc Kinh với nhóm các dân tộc thiểu số. Kết luận này cho thấy một thực tế rằng sự phát triển DLNT với những lợi ích, rào cản và những chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước đã lan tỏa đến mọi đối tượng cư dân, dù là ở dân tộc nào và nhận thức của họ về phát triển DLNT ở các địa phương trong khu vực Đông Bắc là khá tương đồng bởi nghiên cứu thực hiện tại năm tỉnh trong khu vực có điều kiện phát


triển kinh tế không có sự chênh lệch nhiều. Nếu như thực hiện nghiên cứu ở cả Khu vực trung du và miền núi phía Bắc chắc chắn sẽ tạo ra sự khác biệt lớn do khu vực trung du khá rộng lớn và có khoảng cách lớn về sự phát triển cũng như nhận thức của người dân.

Phân tích so sánh sự tham gia của người dân theo trình độ học vấn

Tại cột kiểm định sự cân bằng của giá trị bình quân (t-test for Equality of Means) ta thấy các yếu tố kiểm định có sig > 0.05 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT theo trình độ học vấn.Kết luận này được giải thích tương đồng như kết quả ở phụ lục 4.2 và phụ lục

4.3. Bởi phát triển hoạt động DLNT là hoạt động mang tính xã hội, lan tỏa tới mọi thành viên dù là nam hay nữ, dù ở lứa tuổi, dân tộc và trình độ học vấn nào cũng đều có thể dễ dàng nhận thức và đánh giá được những lợi ích, rào cản và chính sách của Nhà nước tác động đến với người dân địa phương và khu vực xung quanh đó. (Phụ lục 4.4)

Phân tích so sánh sự tham gia của người dân theo số lượng thành viên hộ

Phụ lục 4.5cho thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự tham gia vào quản lý phát triển DLNT theo số lượng thành viên hộ (sig < 0.05). Trong đó, về cơ bản những hộ gia đình có số lượng thành viên đông (từ 7 đến 9 người) thể hiện sự đồng tình lớn nhất với quan điểm “Tôi tham gia xây dựng cơ cấu tổ chức du lịch tại địa phương”, “Tôi tham gia vào tổ chức thực hiện hoạt động DLNT” “Tôi tham gia vào kiểm soát và quản lý DLNT tại địa phương”. Điều này cho thấy phần lớn các gia đình có đông thành viên sẵn sàng tham gia vào các nội dung khác nhau từ xây dựng cơ cấu tổ chức đến tổ chức thực hiện và kiểm soát, quản lý các hoạt động quản lý phát triển DLNT tại địa phương bởi đó sẽ là cơ hội tạo việc làm giúp họ nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Phân tích so sánh sự tham gia của người dân theo thu nhập hộ

Kết quả cho thấy về cơ bản không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự tham gia vào quản lý phát triển DLNT theo thu nhập hộ gia đình (sig > 0.05). Ngoại trừ quan điểm “Tôi tham gia tổ chức thực hiện hoạt động DLNT”có sig < 0.05 ở những nhóm hộ có thu nhập cao (Trên 4 triệu). Như vậy, những hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá ở địa


phương đã nhận thức được rõ ràng về lợi ích và vai trò, từ đó tham gia nhiều hơn cùng cộng đồng trong quản lý phát triển DLNT tại địa phương.(Phụ lục 4.6).

4.4. Đánh giá chung về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc

4.4.1. Những mặt đạt được

Số lượng người dân đã tham gia và có dự định tham gia vào hoạt động quản lý phát triển DLNT ở khu vực Đông Bắc có xu hướng ngày càng tăng và sự tham gia của người dân được đánh giá theo các mức độ khác nhau, từ việc thờ ơ không tham gia, sau đó là sự quan tâm, tham gia mang nhưng mang tính hình thức và cuối cùng là chủ động tham vào các bước quan trọng trong quá trình phát triển DLNT. Cụ thể như sau:

Đối với hoạt động lập kế hoạch, quy hoạch: Người dân đã nhận thức được vai trò của việc tham gia vào các hoạt động phát triển DLNT, chủ động đề xuất các ý tưởng, thu thập thông tin, phát hiện không gian lãnh thổ du lịch mới nhằm cung cấp thông tin, đóng góp về nhân lực và vật chất cũng như đề xuất những chính sách phát triển DLNT hỗ trợ cho chính quyền địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch.

Đối với hoạt động xây dựng cơ cấu tổ chức: Người dân được tham gia vào các cuộc họp bàn về chủ trương, chiến lược phát triển DLNT, được bầu cử, ứng cử vào các vị trí quản lý DLNT, được thông qua và biểu quyết về các vấn đề có liên quan đến phát triển DLNT tại địa phương.

Đối với hoạt động tổ chức thực hiện DLNT: Người dân chủ động trong việc lên ý tưởng phát triển sản phẩm DLNT. Hình thành ý thức trong việc xây dựng môi trường cảnh quan lưu trú, vệ sinh môi trường, trưởng thành hơn từ những trải nghiệm thông qua việc tham quan các mô hình thực tế, từ việc trực tiếp phục vụ khách du lịch tại nhà.

Đối với nội dung xúc tiến & quảng bá: Người dân đã hình thành ý thức và chủ động trong việc cung cấp và quảng bá sản phẩm, dịch vụ DLNT thông qua chính chất lượng sản phẩm dịch vụ DLNT và sự phản hồi của khách du lịch.

Phần lớn người dân đã nhận thức được lợi ích về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội khi tham gia vào phát triển DLNT là yếu tố quan trọng và tác động mạnh đến việc quyết định tham gia của người dân ở hiện tại và tương lai. Ngoài ra, người dân cũng


đánh giá cao các chính sách hỗ trợ của nhà nước để khuyến khích hơn nữa sự tham gia của họ trong phát triển loại hình du lịch rất có tiềm năng của địa phương, cụ thể như:

Người dân đánh giá cao vai trò và lợi ích của DLNT trong đó, tập trung đến sự phát triển cơ sở hạ tầng ban đầu như đường sá, cầu cống, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt DLNT; giúp tăng thu nhập cho chính bản thân họ khi tham gia vào quá trình này và tăng sự gắn kết của cộng đồng khi được chung tay cùng nhau phát triển và gìn giữ những tiềm năng sẵn có của địa phương. Người dân được tiếp xúc, được chia sẻ, được trao đổi và từ đó năng lực và nhận thức tăng lên.

Người dân cũng nhận thức khá rõ về rào cản họ gặp phải khi tham gia vào phát triển DLNT chủ yếu tập trung ở chính trình độ và kỹ năng của họ, họ e ngại với trình độ chuyên môn còn hạn chế sẽ làm cản trở hoạt động của loại hình du lịch này tại địa phương bên cạnh sự thiếu hụt về các văn bản và chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ trực tiếp sự phát triển DLNT tại địa bàn nghiên cứu.

Người dân đã nhận thấy trách nhiệm của mình trong sự phát triển DLNT – loại hình có liên quan trực tiếp đến họ và cảnh quan môi trường xung quanh, họ đánh giá rằng sự chung tay giữa chính quyền địa phương và người dân để phát triển hơn nữa loại hình du lịch này là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, sự gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền và người dân là mấu chốt tạo nên thành công vì vậy cần phải tháo gỡ những “nút thắt”, “điểm nghẽn” về tư duy của cả chính quyền địa phương và cư dân khu vực đó.

Chính quyền các cấp từ Trung Ương cho đến địa phương đã nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của sự phát triển du lịch - được coi là ngành công nghiệp không khói đối với một số không gian lãnh thổ, đặc biệt với lãnh thổ có chứa và tiềm ẩn những bản sắc, cảnh quan, tài nguyên sẵn có để khai thác, tu bổ, gìn giữ và lan truyền hình ảnh đó đến mọi du khách ở khắp các quốc gia và tạo ra thu nhập cho người dân từ chính những sự đặc biệt đó. Theo đó, nhiều văn bản của Nhà nước được ra đời nhằm hỗ trợ cho sự phát triển DLNT, trong đó phải kể đến vai trò quan trọng và kịp thời của Luật Du lịch - Đây được coi là văn bản chính thức nhất, quan trọng nhất nhằm hỗ trợ cho các chủ thể khi tham gia vào chuỗi liên kết này trong tương lai.

4.4.2. Những vấn đề còn tồn tại

Mặc dù đã đạt được một số thành công nhất định, song sự tham gia của người dân được nghiên cứu trong luận án này chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở mức độ bị động khi


phần lớn trong họ còn chưa tích cực, chưa chủ động tham gia tư vấn và đề xuất mạnh mẽ hơn nữa nhiều chính sách hỗ trợ và phát triển loại hình DLNT tại địa phương. Điều này được xem là sự thiếu sót khá lớn bởi chính quyền địa phương để ra được những chính sách phát triển lại rất cần những thông tin và trải nghiệm, kinh nghiệm của người dân và sự chia sẻ của họ trong quá trình thực hành thực tế. Điều này được cụ thể hóa như sau:

Số lượng người dân chủ động tham gia vào các bước trong quản lý phát triển DLNT còn hạn chế, đặc biệt họ mới chỉ tham gia vào bước đầu tiên là lập kế hoạch phát triển ở mức thu thập dữ liệu tài nguyên, đề xuất ý tưởng, thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu phát triển và xây dựng kế hoạch thực hiện ở mức độ còn thấp. Bên cạnh đó, mức độ tham gia chỉ mang tính bị động vì hoàn toàn theo sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý hoặc tham gia với tư cách là người cung cấp các thông tin đơn giản. Mức độ tham gia của người dân về xây dựng cơ cấu tổ chức như đề xuất nhân lực, xây dựng quy chế hoạt động của tổ chức và tham gia cùng cán bộ quản lý trong quá trình ra quyết định được đánh giá không cao. Cùng với đó, nội dung về xúc tiến, quảng bá cũng như kiểm soát và quản lý DLNT chưa được người dân chủ động và sẵn sàng tham gia.

Kết quả cho thấy có sự khác biệt về mức độ khi tham gia vào các hoạt động quản lý phát triển DLNT của người dân tại các tỉnh trong vùng nghiên cứu.Trong đó, người dân chưa đánh giá cao lợi ích của việc phát triển DLNT đối với bản thân và gia đình, dẫn đến trách nhiệm của họ trong việc triển khai các hoạt động có liên quan đến DLNT chưa cao. Bên cạnh đó, bản thân người dân chưa thực sự được hưởng lợi từ các hoạt động quản lý DLNT tại địa phương, vì vậy họ chưa đánh giá cao vai trò của loại hình du lịch này tại địa phương.

Vai trò của Nhà nước và chính quyền địa phương trong việc gắn kết và phối hợp với người dân nhằm quản lý phát triển DLNT tại vùng chưa được quan tâm dẫn đến việc kiểm soát những ảnh hưởng của phát triển loại hình du lịch này giữa những tác động từ kinh tế, xã hội và môi trường còn lỏng lẻo. Các hoạt động gắn kết sự phát triển loại hình du lịch này với phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới chưa được quan tâm và thực hiện triệt để. Ngoài ra, chính bởi sự phối hợp giữa người dân và cơ quan quản lý hiện còn chưa chặt chẽ cùng với nguồn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023