Bảng 4.16 cho thấy chỉ có nội dung đề xuất giải pháp thu hút du khách đến địa phương trong tương lai được người dân và cán bộ quan tâm nhiều. Tuy nhiên, các vấn đề còn lại mà trọng tâm là xây dựng chiến lược nhằm kiểm soát DLNT trong tương lai chưa được đề cập và quan tâm. Từ đó, gây khó khăn trong việc xây dựng một chiến lược dài hạn cho sự phát triển bền vững và ổn định của loại hình du lịch này ở địa phương vừa giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cũng như cải thiện đời sống của bà con nhân dân khu vực.
Ngoài ra, kết quả cũng chỉ ra sự so sánh về mức độ đánh giá việc tham gia vào hoạt động phát triển DLNT giữa các đối tượng nghiên cứu. Theo đó, đánh giá của người dân về chính sự tham gia của họ cao hơn so với đánh giá của cán bộ quản lý. Điều này cho thấy rằng nhìn tổng quan đã có sự chênh lệch về nhận thức và đánh giá giữa hai đối tượng bởi trình độ học vấn, góc nhìn chủ quan cũng như sự khác nhau về quan điểm.
4.3.3. Mức độ tham gia vào quá trình quản lý phát triển du lịch nông thôn
Bảng 4.17. Mức độ tham gia vào quá trình quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc
ĐVT: %
Lập kế hoạch, quy hoạch | Xây dựng CCTC | Tổ chức thực hiện DLNT | Xúc tiến và quảng bá | Kiểm soát | |
Hoàn toàn theo sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý | 53,3 | 74,5 | 42,1 | 73,2 | 72,6 |
Được cơ quan quản lý thông báo về các hoạt động quản lý phát triển DLNT sau khi các nội dung hoàn thành | 55,7 | 73,6 | 43,8 | 74,7 | 74,5 |
Tham gia tư vấn về nội dung quản lý phát triển DLNT cho cán bộ quản lý | 74,2 | 12,5 | 82,4 | 45,3 | 35,1 |
Tham gia cung cấp thông tin cho các cán bộ điều tra theo bảng điều tra sẵn có | 74,5 | 54,4 | 83,5 | 44,8 | 54,6 |
Tham gia đề xuất các chính sách phát triển DLNT cho cán bộ quản lý | 72,4 | 40,7 | 82,7 | 42,1 | 56,8 |
Tham gia đóng góp vật chất, nhân lực cho DLNT | 0 | 45,8 | 62,9 | 41,9 | 22,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Cơ Sở Và Hộ Dân Tham Gia Kinh Doanh Du Lịch Nông Thôn
- Thực Trạng Tham Gia Của Người Dân Trong Quản Lý Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Vùng Đông Bắc
- Tổng Hợp Các Hoạt Động Nâng Cao Nhận Thức Của Người Dân Khu Vực Đông Bắc Năm 2018
- Phân Tích Hồi Quy Về Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Quản Lý Phát Triển Du Lịch Nông Thôn
- Bối Cảnh Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Vùng Đông Bắc Việt Nam
- Hoàn Thiện Chính Sách Của Nhà Nước Hỗ Trợ Phát Triển Du Lịch Nông Thôn
Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)
Mức độ tham gia của người dân được thể hiện dưới hai khía cạnh là tham gia bị động và tham gia chủ động. Hai mức độ “Hoàn toàn theo sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý” và “Được cơ quan quản lý thông báo về các hoạt động quản lý phát triển DLNT sau khi các nội dung hoàn thành” theo thứ tự trong bảng được tác giả xác định là tham gia bị động trong khi bốn mức độ còn lại được tổng quát dưới dạng tham gia chủ động. Theo đó, các nội dung về lập kế hoạch, quy hoạch; Thiết kế SP, DVDL và tiếp nhận du khách là các nội dung mà người dân tham gia chủ động. Trong khi các nội dung về Xây dựng CCTC, Xúc tiến & quảng bá và Kiểm soát người dân vẫn chưa thực sự làm chủ quá trình tham gia mà chỉ tham gia hoàn toàn theo sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý cùng như được cơ quan quản lý thông báo về các hoạt động phát triển DLNT sau khi các nội dung đã hoàn thành.
4.3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc
4.3.4.1. Đánh giá của đối tượng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào hoạt động quản lý phát triển du lịch nông thôn
a, Yếu tố lợi ích có được từ việc tham gia vào hoạt động quản lý phát triển du lịch nông thôn
Bảng 4.18. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố lợi ích
N | Nhỏ nhất | Lớn nhất | TB | |
Hưởng lợi từ các dịch vụ du lịch | 473 | 1 | 5 | 3.79 |
Nâng cao trình độ ngoại ngữ | 473 | 1 | 5 | 3.88 |
Giành được sự hỗ trợ từ các tổ chức khác | 473 | 1 | 5 | 3.54 |
Phát triển cơ sở hạ tầng ban đầu | 473 | 1 | 5 | 4.00 |
Tạo cơ hội việc làm cho người dân địa phương | 473 | 1 | 5 | 3.71 |
Tăng thu nhập cho gia đình | 473 | 1 | 5 | 3.94 |
Tăng kỹ năng quản lý của người dân địa phương | 473 | 1 | 5 | 3.37 |
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống | 473 | 1 | 5 | 3.74 |
Tăng sự gắn kết của cộng đồng | 473 | 1 | 5 | 3.94 |
Mở rộng thị trường cho các sản phẩm địa phương | 473 | 1 | 5 | 3.77 |
Valid N (listwise) | 473 |
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)
Bảng 4.18 cho thấy đánh giá của đối tượng nghiên cứu về yếu tố lợi ích có giá trị trung bình dao động trong khoảng từ 3,37 đến 4,00, đạt mức trung bình. Cụ thể, người được hỏi đánh giá về quan điểm “Tăng kỹ năng quản lý của người dân địa phương” với mức điểm thấp nhất ( ̅= 3.37) và quan điểm “Phát triển cơ sở hạ tầng ban đầu” với mức điểm cao nhất ( ̅= 4.00). Điều này cho thấy rằng nhận thức của người dân về lợi ích lớn nhất có được khi tham gia vào hoạt động quản lý phát triển du lịch chính là
nhằm tăng thêm tinh thần, ý thức và gắn kết của cộng đồng địa phương trong quá trình tham gia vào quản lý phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn cũng như được tham gia vào các hoạt động có liên quan đến du lịch tại địa phương.
b, Yếu tố rào cản khi tham gia vào quản lý phát triển du lịch nông thôn
Bảng 4.19. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố rào cản
N | Nhỏ nhất | Lớn nhất | TB | |
Nhận thức về phát triển du lịch hạn chế | 473 | 1 | 5 | 3.66 |
Không đủ năng lực để hiểu các mục tiêu phát triển | 473 | 1 | 5 | 4.04 |
Điều kiện sống của người dân còn nghèo nàn | 473 | 1 | 5 | 3.77 |
Chưa có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch | 473 | 1 | 5 | 3.90 |
Thời vụ du lịch ngắn | 473 | 1 | 5 | 3.50 |
Hệ thống pháp luật chưa thực sự hỗ trợ cho sự phát triển của loại hình DLNT | 473 | 1 | 5 | 3.93 |
Chi phí đào tạo nhân lực cao | 473 | 1 | 5 | 3.84 |
Sản phẩm DLNT còn nghèo nàn, đơn điệu chưa thực sự hấp dẫn. | 473 | 1 | 5 | 3.73 |
Ý thức của người dân về hoạt động quản lý phát triển DLNT còn thấp | 473 | 1 | 5 | 3.75 |
Valid N (listwise) | 473 |
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)
Bảng 4.19 cho thấy với yếu tố rào cản khi tham gia vào quản lý phát triển du lịch được người dân đánh giá ở mức điểm từ 3,50 đến 4,04, đạt mức trung bình. Trong đó, quan điểm “Thời vụ du lịch ngắn” có mức điểm thấp nhất ( ̅= 3,50) và quan điểm “Không đủ năng lực để hiểu các mục tiêu phát triển” ( ̅= 4.04) được người dân đánh giá ở mức điểm cao nhất. Nghĩa là rào cản lớn nhất để người dân có thể tham gia vào hoạt động quản lý phát triển du lịch nông thôn hiện nay được người dân đánh giá chính là sự lo ngại về năng lực và trình độ để có thể đưa ra ý kiến nhằm xây dựng các mục
tiêu phát triển DLNT cũng như quá trình lập kế hoạch, quy hoạch.
c, Yếu tố quan điểm người dân về phát triển du lịch nông thôn
Bảng 4.20. Đánh giá của người dân về trách nhiệm với hoạt động quản lý phát triển du lịch nông thôn tại địa phương
Tần số | Phần trăm | Phần trăm hợp lệ | Phần trăm tích lũy | ||
1 | 47 | 9.9 | 9.9 | 9.9 | |
2 | 253 | 53.5 | 53.5 | 63.4 | |
Hợp lệ | 3 | 101 | 21.4 | 21.4 | 84.8 |
4 | 66 | 14.0 | 14.0 | 98.7 | |
5 | 6 | 1.3 | 1.3 | 100.0 | |
Tổng | 473 | 100.0 | 100.0 |
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)
Bên cạnh đó, Kết quả ở bảng 4.20 cho thấy 53,5% người dân cho rằng mình sẽ có một chút trách nhiệm đối với hoạt động phát triển du lịch tại địa phương, 21,4% người dân cho rằng mình cần phải có trách nhiệm vừa phải trong hoạt động phát triển du lịch tại địa phương và 15,3% người dân đánh giá rằng mình phải có trách nhiệm nhiều trong việc phát triển du lịch tại địa phương. Như vậy, về cơ bản người dân vẫn chưa nhận thức rõ ràng được lợi ích và trách nhiệm của mình trong phát triển hoạt động du lịch tại địa phương.
Bảng 4.21. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố quan điểm
N | Nhỏ nhất | Lớn nhất | TB | |
Các cơ quan quản lý có khả năng phát triển DLNT mà không cần sự tham gia và hỗ trợ của người dân | 473 | 1 | 5 | 2.43 |
Người dân không được trao cơ hội để đưa ra quyết định về hoạt động phát triển du lịch tại địa phương | 473 | 1 | 5 | 2.65 |
Cơ quan quản lý về du lịch không lắng nghe ý kiến của người dân | 473 | 1 | 5 | 2.48 |
Tồn tại khoảng cách giữa nhà quản lý và người dân | 473 | 1 | 5 | 2.48 |
Cơ sở vật chất chưa đầy đủ để phát triển du lịch | 473 | 1 | 5 | 2.50 |
Phát triển du lịch không phù hợp với cuộc sống hiện tại của người dân | 473 | 1 | 5 | 2.67 |
Tham gia vào hoạt động phát triển du lịch sẽ đạt được những lợi ích mong muốn | 473 | 1 | 5 | 2.42 |
Valid N (listwise) | 473 |
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)
Với kết quả ở bảng 4.21 cho thấy quan điểm của người dân khi tham gia vào phát triển du lịch nông thôn được người dân đánh giá ở mức điểm từ 2,42 đến 2,67, đạt mức thấp. Trong đó, quan điểm “Tham gia vào hoạt động phát triển du lịch sẽ đạt được những lợi ích mong muốn ” đạt mức điểm thấp nhất (2,42) và quan điểm “Phát triển du lịch không phù hợp với cuộc sống hiện tại của người dân” đạt mức điểm cao nhất. Điều này thể hiện rằng người dân cần hơn nữa sự hỗ trợ, chung sức của Chính phủ và chính quyền địa phương trong việc kiểm soát sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch nông thôn nhằm tăng lợi ích và giảm thiểu chi phí phát sinh.
d, Yếu tố chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch nông thôn
Bảng 4.22. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố chính sách của Nhà nước
N | Nhỏ nhất | Lớn nhất | TB | |
Chính quyền địa phương nên kiểm soát chuẩn điều kiện hạ tầng của địa phương để đón khách | 473 | 1 | 5 | 3.90 |
Chính quyền địa phương nên kiểm soát chuẩn điều kiện vệ sinh môi trường của địa phương để đón khách | 473 | 1 | 5 | 3.90 |
Chính quyền địa phương nên kiểm soát chuẩn điều kiện an ninh trật tự của địa phương để đón khách | 473 | 1 | 5 | 3.90 |
Khuyến khích phát triển DLNT gắn với xây dựng nông thôn mới | 473 | 1 | 5 | 3.85 |
Valid N (listwise) | 473 |
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)
Đánh giá của người dân về yếu tố chính sách của Nhà nước dao động từ 3,85 đến 3,90, đạt mức trung bình. Trong đó, người dân thể hiện sự đồng tình thấp nhất với quan điểm “Khuyến khích phát triển DLNT gắn với xây dựng nông thôn mới”, các quan điểm còn lại được người dân đồng tình cao hơn. Điều này cho thấy cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với người dân nhằm quản lý phát triển du lịch nông thôn, song song với việc kiểm soát sự phát triển và định hướng theo hướng tích cực hơn cho du lịch tại cộng đồng.
4.3.4.2.Kết quả phân tích mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc
a, Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Để kiểm định độ tin cậy của thang đo, chúng ta sẽ xem xét hệ số Cronbach’s Alpha, hệ số này được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy của các biến. Nếu hệ số Cronbach’s Alpha nằm trong khoảng 0.6 ≤ α < 0.8 thì chấp nhận được, từ 0.8 ≤ α < 0.9 là tốt và α ≥ 0.9 là hoàn hảo [34].
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy các biến quan sát của thang đo Lợi ích có được từ việc tham gia vào hoạt động phát triển DLNT (LI) có hệ số tương quan biến - tổng thấp (nhỏ hơn 0.4), đó là biến LI1 (“Hưởng lợi từ các dịch vụ du lịch”, tương quan biến tổng = 0,232), biến LI2 (“Nâng cao trình độ ngoại ngữ”, tương quan biến tổng = 0,363), biến RC9 (“Ý thức của người dân về hoạt động phát triển DLNT còn thấp”) của thang đo rào cản khi tham gia vào phát triển du lịch nông thôn (tương quan biến - tổng = 0,346). Vì vậy, 4 biến này bị loại. Tiếp tục chạy Cronbach’s Alpha lần 2 [34].(Phụ lục 3.4)
Kết quả cuối cùng cho thấy tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: Trong đó, thấp nhất là 0,840 (Thang đo Lợi ích có được từ việc tham gia vào hoạt động phát triển DLNT - LI) và cao nhất là 0,918 (Thang đo Quan điểm của người dân về quản lý phát triển DLNT - QD).
Như vậy, thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT với 36 biến quan sát, sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha đã loại bỏ 4biến, còn lại 32 biến được đưa vào phân tích yếu tố khám phá (EFA).
b, Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Bảng 4.23. Tổng hợp kết quả phân tích EFA các biến
KMO | Eigenvalue | Phương sai trích | Ghi chú | |
Lợi ích | 0,866 | 3,787 | 57,343 | Chấp nhận |
Rào cản | 0,856 | 3,852 | 58,149 | Chấp nhận |
Quan điểm | 0,907 | 4,227 | 60,390 | Chấp nhận |
Chính sách của Nhà nước | 0,855 | 3,212 | 80,311 | Chấp nhận |
Sự tham gia | 0,764 | 3,448 | 68,968 | Chấp nhận |
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)
Thang đo khái niệm độc lập (Lợi ích có được từ việc tham gia vào hoạt động quản lý, Rào cản khi tham gia vào quản lý phát triển du lịch, Quan điểm người dân về quản lý phát triển du lịch và Chính sách của Nhà nước) sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha, các biến đạt yêu cầu sẽ được tiếp tục đưa vào phân tích yếu tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA). Mục đích của EFA là khám phá cấu trúc của các thang đo trong mô hình nghiên cứu [34][35].
Bảng 4.24. Bảng phân tích tổng thể mô hình nghiên cứu
Yếu tố | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
QD7 | .874 | ||||
QD5 | .844 | ||||
QD3 | .838 | ||||
QD1 | .826 | ||||
QD4 | .799 | ||||
QD6 | .560 | ||||
QD2 | .550 | ||||
LI8 | .713 | ||||
LI3 | .698 | ||||
LI4 | .689 | ||||
LI10 | .687 | ||||
LI7 | .682 | ||||
LI5 | .644 | ||||
LI9 | .635 | ||||
LI6 | .607 | ||||
RC3 | .727 | ||||
RC8 | .704 | ||||
RC5 | .695 | ||||
RC7 | .691 | ||||
RC1 | .690 | ||||
RC6 | .683 | ||||
RC2 | .674 | ||||
RC4 | .647 | ||||
CS4 | .892 | ||||
CS2 | .881 | ||||
CS3 | .870 | ||||
CS1 | .868 |
Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 5 iterations.
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)
Trong phân tích này, phương pháp trích yếu tố Principal Components với phép quay Varimax được sử dụng với các điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue ≥ 1 và thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%.
Kết quả là các yếu tố được đem vào phân tích đều có hệ số tải yếu tố (factor loading) > 0.5. Như vậy, việc tiến hành phân tích yếu tố khám phá các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam đạt yêu cầu và có ý nghĩa thống kê.
Kết quả phân tích cho thấy trị số KMO có kết quả là 0,861 (nằm trong khoảng 0,5 và 1) và sig = 0,000 là điều kiện đủ để kết luận phân tích yếu tố là thích hợp với các dữ liệu điều tra. Đồng thời điểm dừng tại giá trị Eigenvalues = 4.886 và tổng hợp phương sai tích lũy = 58.464 (tổng biến thiên được giải thích) cho biết các mục hỏi trong thang đo này có thể giải thích được 58.464% biến thiên của dữ liệu.
Như vậy, thông qua đánh giá sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lần 2 và phân tích yếu tố khám phá (EFA), các thang đo của các khái niệm nghiên cứu đều đạt yêu cầu. Các yếu tố tiếp tục được đưa vào phân tích tương quan và kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình hồi quy [34][35].
c, Phân tích hệ số tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu trong mô hình
Bảng 4.25. Kiểm định tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập
LI | RC | QD | CS | DD | ||
Pearson Correlation | 1 | -.054 | .103* | .145** | .525** | |
LI | Sig. (2-tailed) | .245 | .025 | .002 | .000 | |
N | 473 | 473 | 473 | 473 | 473 | |
Pearson Correlation | -.054 | 1 | -.113* | -.091* | -.253** | |
RC | Sig. (2-tailed) | .245 | .014 | .047 | .000 | |
N | 473 | 473 | 473 | 473 | 473 | |
Pearson Correlation | .103* | -.113* | 1 | .251** | .247** | |
QD | Sig. (2-tailed) | .025 | .014 | .000 | .000 | |
N | 473 | 473 | 473 | 473 | 473 | |
Pearson Correlation | .145** | -.091* | .251** | 1 | .252** | |
CS | Sig. (2-tailed) | .002 | .047 | .000 | .000 | |
N | 473 | 473 | 473 | 473 | 473 | |
Pearson Correlation | .525** | -.253** | .247** | .252** | 1 | |
DD | Sig. (2-tailed) | .000 | .000 | .000 | .000 | |
N | 473 | 473 | 473 | 473 | 473 |
*. Tương quan có ý nghĩa ở mức xác suất 0.05 (2-tailed).
**. Tương quan có ý nghĩa ở mức xác suất 0.01 (2-tailed).
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)