Hoàn Thiện Chính Sách Của Nhà Nước Hỗ Trợ Phát Triển Du Lịch Nông Thôn


Ở đây, cần chú ý rằng mỗi người dân có hoàn cảnh gia đình và điều kiện sinh kế khác nhau, vì thế không nên qua miễn cưỡng, ép người dân tham gia du lịch. Ngoài ra, trong quá trình thảo luận cần tập trung tìm kiếm ý tưởng của người dân và khuyến khích họ tham gia nhiều hơn vào phát triển du lịch nông thôn.

Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của người dân bằng việc kết hợp phương pháp giáo dục, tuyên truyền và phương pháp kinh tế.

Phương pháp giáo dục tuyên truyền là các cách tác động vào nhận thức của người dân nhằm nâng cao tính tự giác và lòng nhiệt tình của họ trong thực hiện công việc. Cụ thể như sau:

- Tuyên truyền về lợi ích của du lịch nông thôn trong các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và trách nhiệm của người dân trong việc gìn giữ những di sản văn hóa địa phương.

- Ngoài ra, để nâng cao nhận thức của người dân cần thực hiện đẩy mạnh quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước như đài phát thanh, đài truyền hình địa phương. Nội dung quảng cáo tập trung về các sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền, văn hóa vùng miền, danh lam thắng cảnh, di tích, di sản văn hóa,…nhằm tăng thêm tinh thần yêu quê hương, trách nhiệm với cộng đồng và khu vực của người dân.

Phương pháp kinh tế được thực hiện thông các nhóm các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho người dân như mở các dịch vụ bán các sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền, du lịch trải nghiệm trong đó khách du lịch được trực tiếp tham gia các hoạt động tại địa phương, mở dịch vụ homestay,…

Bên cạnh đó, nhóm các hoạt động gián tiếp như hỗ trợ vay vốn cho người dân có kế hoạch phát triển du lịch nông thôn với chính sách ưu đãi như hộ nghèo vay vốn làm nông nghiệp để người dân mạnh dạn triển khai và coi du lịch nông thôn là ngành “xuất kh u tại chỗ” tiềm năng nhất.

5.3.1.3. Hoàn thiện chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn

Nhà nước cần hoàn thiện việc quy hoạch du lịch cho từng địa phương và tăng cường quản lý nhà nước để thực hiện các quy hoạch đã được phê chuẩn, tránh tình trạng làm ăn manh mún, làm cho du lịch nông thôn kém tính bền vững. Xây dựng các mô hình du lịch ở nông thôn phù hợp với các địa phương khác nhau như mô hình trang trại hoặc mô hình du lịch theo quy mô làng nghề để du khách có thể tham gia các hoạt động của làng nghề.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.


Đối với những địa phương đã có tiềm năng rõ rệt để phát triển du lịch nông thôn, phải ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ để thu hút được nhiều khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu và khả năn g quay trở lại của khách du lịch. Việc thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch phải gắn liền với thích ứng biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiệt hại về thiên tai cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các vùng chịu tác động rủi ro. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật và sản phẩm du lịch làm cho các làng nghề trở nên dễ tiếp xúc hơn và tạo thuận lợi trong liên kết giữa các làng, các khu vực trong thu hút khách du lịch.

Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam - 20

Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý dịch vụ du lịch, mở các lớp cho cán bộ chính quyền các địa phương nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, xây dựng các quy ước của các làng nghề trong khai thác du lịch. Tuyên truyền, phổ biến cho dân cư địa phương về phát triển du lịch nông thôn, đưa chương trình này vào dạy trong các trường phổ thông ở các địa phương.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư phát triển du lịch. Bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa cá nhân với tập thể, tổ chức.

Xây dựng cơ chế thu hút nguồn vốn trong dân để đầu tư phát triển du lịch; thực hiện xã hội hóa công tác bảo tồn, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, các hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề... phục vụ phát triển du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch. Đặc biệt là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia đầu tư phát triển các ngành nghề gắn với chương trình phát triển du lịch của địa phương.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động du lịch. Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong phát triển du lịch: Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và khách du lịch cũng như việc gắn kết chặt chẽ giữa các tổ chức, hiệp hội du lịch, công ty du lịch trong việc quản lý tại các khu du lịch nhằm ngày càng hoàn thiện môi trường du lịch bền vững.

Cần có các nghiên cứu cơ bản về từng vùng nông thôn trong kế hoạch phát triển của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Xác định sức thu hút của tài nguyên du lịch trên


địa bàn nông thôn trên cơ sở điều tra và đánh giá toàn diện tài nguyên thông qua 9 tiêu chí chính sau: (1) mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch nông thôn của từng địa phương; (2) thời gian khai thác các tài nguyên; (3) các yếu tố môi trường; (4) sức chứa của từng vùng; (5) độ bền vững trong khai thác tiềm năng du lịch nông thôn; (6) khả năng tiếp cận; (7) điều kiện hạ tầng; (8) khả năng phát triển; (9) hiệu quả kinh tế và xã hội. Các tiêu chí trên giúp cho việc lượng hóa tài nguyên theo thang bậc tạo cơ sở để tổ chức khai thác và quản lý, phát triển tài nguyên trong du lịch của từng địa phương.

Xây dựng cơ chế thu hút nguồn vốn trong dân để đầu tư phát triển du lịch, thực hiện xã hội hóa công tác bảo tồn, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, các hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề... phục vụ phát triển du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch.Đặc biệt là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia đầu tư phát triển các ngành nghề gắn với chương trình phát triển du lịch của địa phương.

Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch, đưa chương trình đào tạo phát triển du lịch nông thôn vào các cơ sở đào tạo.Các doanh nghiệp lữ hành khi xây dựng các chương trình du lịch nông thôn cần nghiên cứu kỹ đặc điểm của các địa phương có tài nguyên du lịch và có mối liên hệ chặt chẽ khác trong hệ thống du lịch là chính quyền, cư dân các địa phương và khách du lịch.

Tăng cường mở rộng thị trường và tuyên truyền quảng bá cho các chương trình du lịch nông thôn được xây dựng trên cơ sở bảo đảm quan hệ giữa khai thác và phát triển bền vững tài nguyên, kết hợp phát triển du lịch với phát triển nông thôn, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại.

Ngoài sự hỗ trợ từ Nhà nước, việc phát triển mô hình du lịch nông thôn cần có sự tham gia của các nhà đầu tư hỗ trợ phát triển hạ tầng cơ sở nhằm hình thành nên mối liên kết giữa người dân và các doanh nghiệp lớn, tạo cơ hội cho những người có thu nhập thấp tham gia các hoạt động kinh tế dựa vào du lịch.

5.3.1.4. Hạn chế những rào cản trong quản lý phát triển du lịch nông thôn

Một trong những nguyên nhân căn bản cản trở sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động phát triển du lịch là do họ không có cơ hội, điều kiện tham gia. Vì vậy, cần công khai, minh bạch các thông tin về quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch để các cộng đồng dân cư trong vùng chủ động tham gia.


Cần xem xét đến các yếu tố chính để phát triển du lịch nông thôn, trong đó cốt lõi là yếu tố cộng đồng và xây dựng bản sắc văn hóa truyền thống của từng dân tộc, từng địa phương; sự tham gia của cộng đồng và người dân nông thôn với tư cách là chủ thể của du lịch nông thôn; phát huy vai trò của các bên liên quan khác như: Các công ty lữ hành, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức xã hội; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch với việc nâng cao giá trị và sự khác biệt của các sản phẩm hướng tới từng nhóm đối tượng du khách đặc thù.

Chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở cần tổ chức các diễn đàn để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn. Cần duy trì các kênh giao tiếp và trao đổi thông tin thường xuyên, giúp cho các thành viên cộng đồng và các bên liên quan thấy được họ chính là chủ thể quan trọng tham gia vào quá trình ra quyết định cho đến quá trình thực hiện các dự án du lịch.

Thông qua sự tham gia của cộng đồng địa phương để phát triển những ngành nghề và lễ hội truyền thống, khách du lịch được tham quan, trải nghiệm với cộng đồng cư dân nông thôn. Các lễ hội, phong tục tập quán cần được bảo tồn và phát huy những nét đặc trưng riêng, là điểm nhấn để thu hút du khách, tổ chức biểu diễn nghệ thuật dân tộc, tôn tạo di tích văn hóa-lịch sử, nâng cấp các công trình kiến trúc...

Khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch có trách nhiệm ở vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là các làng còn bảo lưu các giá trị truyền thống, hỗ trợ ngân sách trong công tác bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống, tôn vinh các nghệ nhân, khuyến khích đóng góp từ thu nhập du lịch của các doanh nghiệp cho hoạt động bảo tồn, phục hồi các giá trị về văn hóa, sinh thái.

Các doanh nghiệp lữ hành cùng chính quyền địa phương kiến nghị lên cơ quan quản lý cấp trên tháo gỡ các rào cản phát triển du lịch nông thôn về chất lượng nguồn nhân lực du lịch địa phương, kiến thức và kinh nghiệm của người dân và những người làm công tác du lịch,…

5.3.2. Nhóm giải pháp khác

5.3.2.1. Khuyến khích, tạo điều kiện để người dân tham gia phát triển các sản ph m và dịch vụ độc đáo nhằm nâng cao vai trò của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc

Việc khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân phát triển các sản phẩm độc đáo, đậm chất văn hóa địa phương sẽ góp phần quan trọng vào việc thu hút sự tham gia đông đảo của cộng đồng vào phát triển du lịch. Chẳng hạn, du lịch trở nên hấp dẫn,


cuốn hút du khách bởi họ được thưởng thức những đặc sản theo cách chế biến độc đáo của các dân tộc và mua sắm những sản phẩm gắn với văn hóa và sản vật của núi rừng kỳ vĩ. Có thể gợi mở cách làm sau:

Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các dịch vụ du lịch. Ví dụ, có thể sắp xếp, bố trí không gian bán hàng, dịch vụ phục vụ du khách cho các hộ dân ngay trong khu du lịch để tạo ra sức hấp dẫn du khách đến với điểm du lịch; Đề cao triết lý của mô hình sản xuất “mỗi làng một sản phẩm – One Village One Product”, trong đó nhấn mạnh sự khác biệt và chất lượng cho các nhóm sản phẩm và dịch vụ.

Thông qua sự tham gia của cộng đồng địa phương để phát triển những ngành nghề và lễ hội truyền thống, làm hàng thủ công mỹ nghệ, trồng các loại cây đặc sản của địa phương... để khách du lịch được thưởng thức và mua sản phẩm. Các lễ hội, phong tục tập quán cần được bảo tồn và phát huy những nét đặc trưng riêng, là điểm nhấn để thu hút du khách; tổ chứcbiểu diễn nghệ thuật dân tộc, tôn tạo di tích văn hóa- lịch sử, nâng cấp các công trình kiến trúc...

Khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch có trách nhiệm ở vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là các làng còn bảo lưu các giá trị truyền thống; hỗ trợ ngân sách trong công tác bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống, tôn vinh các nghệ nhân; khuyến khích đóng góp từ thu nhập du lịch của các doanh nghiệp cho hoạt động bảo tồn, phục hồi các giá trị về văn hóa, sinh thái.

5.3.2.2. Tăng cường mức độ tham gia của người dân trong việc thực hiện các chương trình xúc tiến phát triển du lịch

DLNT thường được phát triển nhiều ở những vùng có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng cũng như kinh tế - xã hội không thuận lợi. Do vậy, khách du lịch thường khó biết các thông tin về điểm đến, các sản phẩm của loại hình du lịch này. DLNT tại vùng du lịch Đông Bắc Việt Nam chỉ có thể phát triển đạt hiệu quả cao, khi hoạt động xúc tiến phát triển du lịch được đầu tư và triển khai đúng đắn, hiệu quả theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Thứ nhất, trước khi đưa vào khai thác loại hình này vào một địa phương cụ thể, cần có sự điều tra tỉ mỉ, chi tiết, nghiên cứu tất cả các loại tài nguyên du lịch có thể đưa vào trong hoạt động du lịch và quan trọng nhất là phải chọn ra tài nguyên nào là thế mạnh trọng tâm, để lấy đó làm địa điểm chính mà ở đó sẽ phản ánh được nét dặc trưng nhất cảnh sắc và con người địa phương.


- Thứ hai, lựa chọn, xác định sức thu hút riêng ở từng địa phương, tạo cơ sở để tổ chức khai thác và quản lý, phát triển tài nguyên DLNT ở từng địa phương như: Mức độ hấp dẫn của tài nguyên DLNT của từng địa phương, thời gian khai thác các tài nguyên, môi trường, sức chứa từng vùng, độ bền vững, khả năng tiếp cận, điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng, giao thông, khả năng phát triển, hiệu quả và lợi ích kinh tế từ hoạt động du lịch mang lại, coi trọng mối liên kết giữa loại hình du lịch này với các loại hình du lịch khác trong cùng một địa phương (nếu có) để phát triển toàn diện và hoàn toàn các loại hình bằng cách kết hợp, hỗ trợ qua lại nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của khách du lịch.

Thứ tư, tăng cường, đẩy mạnh mở rộng thị trường và tuyên truyền quảng bá cho các chương trình DLNT trên tất cả các phương tiện truyền thông có thể nhằm tạo thành thương hiệu đặc trưng để lại ấn tượng sâu sắc.

5.3.2.3. Phối hợp và liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan, xây dựng cơ chế phân chia lợi ích giữa các chủ thể khi tham gia hoạt động quản lý phát triển DLNT

Các địa phương cần chủ động đánh giá tiềm năng và định hướng, quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch theo hướng liên kết vùng với các tua, tuyến, điểm du lịch đặc thù, độc đáo, hướng vào chiều sâu và bền vững. Vì vậy, cần huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, ý kiến tư vấn của các chuyên gia, các hiệp hội du lịch, viện nghiên cứu. Các bên liên quan có ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch nông thôn bao gồm chính quyền địa phương, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, khách du lịch và người dân.

Từ kết quả nghiên cứu thực địa và kết quả khảo sát cho thấy, mô hình hợp tác trong phát triển DLNT sẽ được xác định gồm hợp tác bên trong và hợp tác bên ngoài. Theo đó, việc xây dựng mối quan hệ liên kết không chỉ liên kết theo chiều ngang hay liên kết theo chiều dọc mà phải là tổng hợp của các liên kết để tạo ra mối liên kết theo chuỗi, liên kết mạng. Những liên kết này sẽ được chia thành liên kết trong và liên kết ngoài.

a. Liên kết bên trong

Liên kết bên trong được hiểu là liên kết nội tại của chính các hộ dân trong cùng một địa phương nhằm tạo ra được sức mạnh thị trường lớn hơn. Nói cách khác, để có thể thu hút được sự đầu tư từ các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch thì bản thân các hộ dân cũng phải có những liên kết với nhau để từ đó hình thành lên các loại hình tổ chức


kinh doanh của người dân như các hợp tác xã, tổ hợp tác và các nhóm sở thích. Nói cách khác, một hộ gia đình không thể đủ điều kiện để có thể hợp tác với doanh nghiệp, và doanh nghiệp cũng không thể hợp tác với một hộ gia đình bởi quy mô sản xuất sẽ không đủ để đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Trong khi đó, chính quyền cũng gặp khó khăn để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nếu như không tạo ra được sự liên kết trong phát triển DLNT ngay chính giữa các hộ dân trong vùng. Vì vậy, liên kết sản xuất của các hộ là điều kiện để thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp, hợp tác của các hộ dân mới có thể tạo ra mỗi vùng một sản phẩm DLNT đặc trưng.

b. Liên kết bên ngoài

Liên kết bên trong chỉ thành công khi có sự tham gia của các thành phần khác, đó là các doanh nghiệp. Trong liên kết ngoài như vậy, vai trò của chính quyền bắt đầu được phát huy nhằm thu hút các doanh nghiệp và làm cầu nối giữa doanh nghiệp với người dân. Bản thân chính quyền đồng thời cũng là người thực hiện các quy hoạch, định hướng phát triển DLNT sao cho phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phù hợp với điều kiện thực tế của người dân trong vùng và thu hút được các doanh nghiệp thông qua các chính sách của mình, điều mà người dân không thể tự làm được.

Thị trường


Chính quyền Xã

Chính quyền Tỉnh


DN

Liên kết dọc

HTX


Người dân

Người dân

Người dân


Liên kết ngang



HTX


DN

Chính quyền Huyện


Thị trường


Hình 5.1. Cơ chế về mô hình liên kết giữa các bên trong phát triển DLNT vùng Đông Bắc‌


Các địa phương cần chủ động đánh giá tiềm năng và định hướng, quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch theo hướng liên kết vùng với các tua, tuyến, điểm du lịch đặc thù, độc đáo, hướng vào chiều sâu và bền vững. Vì vậy, cần huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, ý kiến tư vấn của các chuyên gia, các hiệp hội du lịch, viện nghiên cứu. Các bên liên quan có ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch nông thôn bao gồm chính quyền địa phương, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, khách du lịch và người dân.

UBND xã là cơ quan hành chính có quyền hạn trực tiếp đến khu vực thực hiện phát triển du lịch nông thôn, có cơ hội tiếp xúc người dân và các nhóm người dân nhiều nhất. Vì vậy, để thúc đẩy người dân tham gia vào du lịch thì việc làm cần thiết là đối thoại với người dân như đến thăm từng hộ, điều tra xã hội học, tổ chức họp với người dân.

Các tổ chức quần chúng như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hợp tác xã v.v… có liên quan mật thiết đến du lịch nông thôn thông qua việc cung cấp các dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, phát triển du lịch nông thôn đòi hỏi phải thành lập các tổ chức quản lý du lịch trong các nông thôn, trong đó có trường hợp tổ chức được thành lập mới như là một tổ chức hành chính, cũng có trường hợp tổ chức là sự kết hợp giữa chính quyền và người dân địa phương. UBND xã trực tiếp tiến hành việc thành lập tổ chức quản lý du lịch, hoặc trường hợp người dân đứng ra thành lập tổ chức thì UBND có cơ chế hỗ trợ. Các doanh nghiệp du lịch tham gia trong việc hướng dẫn, đào tạo người dân cung cấp dịch vụ phục vụ khách du lịch như dịch vụ ăn uống, dịch vụ homestay, dịch vụ nghỉ trưa, dịch vụ trải nghiệm thực tế công việc của người dân,…

5.3.2.4. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý cho người dân Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch đối với lao động địa phương, đặc biệt đối tượng là đồng bào dân tộc tại chỗ bằng các chính sách hỗ trợ trong đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề, vận động các doanh nghiệp tham gia kinh

doanh du lịch ưu tiên sử dụng nguồn lao động này.

Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm thông qua các hội nghị, hội thảo khoa học, hội chợ du lịch ở các nước, các địa phương có ngành du lịch phát triển.

Nhân rộng mô hình “Mỗi người dân là một hướng dẫn viên, niềm nở với khách du lịch” nhằm tạo bước chuyển biến mới, góp phần nâng cao sức cạnh tranh và sự phát triển bền vững du lịch vùng trong thời gian tới.

Ngày đăng: 19/03/2023