Thực Trạng Tham Gia Của Người Dân Trong Quản Lý Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Vùng Đông Bắc


chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn của du khách… đây là lý do mà loại hình du lịch này chưa được phát triển một cách mạnh mẽ tại Việt Nam.

Thứ tư, nhận thức của cấp uỷ và người dân còn hạn chế. Do vậy, sự sẵn sàng cho việc tham gia các hoạt động này chưa cao. Các tệ nạn như chèo kéo khách, cung ứng sản phẩm kém tính du lịch,… còn xuất hiện gây mất thiện cảm với khách du lịch trong nước và quốc tế.

Thứ năm, nông dân là lực lượng tham gia chính nhưng nguồn lợi thu về họ vẫn chưa được đảm bảo và thực tế nguồn lợi họ thu được từ hoạt động này là rất thấp. Chính vì vậy, chưa khuyến khích được sự tham gia của họ vào hoạt động này tại địa phương.

Thứ sáu, hiện nay, du lịch nông thôn hoạt động tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể cho từng địa phương để đưa vào hoạt động một cách hiệu quả nhằm phát triển hết khả năng có thể. Các sản phẩm còn nghèo nàn, trùng lặp, thiếu chuyên nghiệp, chưa thu hút du khách. Nếu không có các biện pháp quản lý tốt ngay từ đầu thì dễ gây ra nhiều hệ lụy như tăng chi phí sinh hoạt, ô nhiễm và rác thải, gia tăng tội phạm, đánh mất bản sắc dân tộc, xuống cấp giá trị văn hóa…

Thứ bảy,vấn đề con người của bản làng làm du lịch là yếu tố quyết định cho phát triển du lịch nông thôn. Phần lớn dân cư nông thôn còn bỡ ngỡ trong quá trình tiếp thu, hội nhập, chuyển đổi làm dịch vụ du lịch. Công tác tập huấn đào tạo du lịch cho người dân chưa được tiến hành bài bản. Do đó, người dân chưa có thời gian làm quen, học hỏi kinh nghiệm và tự nhận thức về những lợi ích sẽ thu được cũng như tầm quan trọng của việc lưu giữ văn hoá bản địa khi kinh doanh dịch vụ này. Bên cạnh đó, các chương trình tập huấn đào tạo về kỹ năng đón tiếp, quản lý và phục vụ khách, cách làm vệ sinh từ trong nhà đến đường làng ngõ xóm, cách đảm bảo an ninh cho khách trong các hoạt động và sử dụng nguồn tiền thu được từ dịch vụ du lịch cũng chưa được thực hiện. Cùng với đó,sự phối hợp lồng ghép việc phát triển du lịch với các chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, phong trào trồng cây, trồng rừng, kinh doanh rừng hoặc các phong trào khác chưa được tập trung thực hiện.


4.3. Thực trạng tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc

4.3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Quá trình điều tra chính thức được thực hiện từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 8 năm 2018. Trong tổng số 508 phiếu phát ra và thu về được 482 phiếu (đạt 94,9%). Với 482 phiếu thu về có 09 phiếu bị loại do không hợp lệ. Kết quả có 473 (93,1%) phiếu hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu chính thức. Tỷ lệ hồi đáp trên 90% là khá cao do đã tiến hành điều tra thử nghiệm sau đó điều chỉnh và đến trực tiếp phát và thu phiếu điều tra trong lần điều tra chính thức.

Kết quả điều tra các đặc điểm nhân khẩu học đã chỉ ra đối tượng tham gia vào phát triển DLNT vùng Đông Bắc chủ yếu là nam giới, dân tộc Tày ở lứa tuổi trung niên, có mức thu nhập và trình độ dân trí trung bình. Họ phần lớn là người dân bản địa có thời gian sinh sống lâu dài tại khu vực nghiên cứu. (Phụ lục 3.3)

4.3.2. Nội dung tham gia vào quá trình quản lý phát triển du lịch nông thôn

4.3.2.1. Tỷ lệ người dân tham gia vào hoạt động quản lý phát triển DLNT

Bảng 4.7. Số người tham gia vào các hoạt động quản lý phát triển du lịch nông thôn


Sự tham gia

Số lượng

Có tham gia

Tỷ lệ (%)

Không tham gia

Tỷ lệ (%)

380/473

80,3

93/473

19,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam - 15

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)

Thông qua kết quả ở bảng 4.7 cho thấy số người tham gia vào các hoạt động quản lý phát triển DLNT tại địa phương. Theo đó, chỉ có 93 người dân (chiếm 19,7%) được hỏi cho biết họ chưa tham gia vào các hoạt động quản lý phát triển DLNT tại địa phương, còn lại chủ yếu là người dân đã có sự tham gia vào các hoạt động quản lý phát triển DLNT với 380 người (80,3%). Điều này cho thấy một kết quả khá khả quan cho việc đưa người dân song hành cùng các hoạt động quản lý phát triển DLNT tại địa phương.

Bảng 4.8. Dự định tham gia vào quá trình quản lý phát triển du lịch nông thôn trong tương lai‌

Dự định tham gia

Số lượng

Có tham gia

Tỷ lệ (%)

Không tham gia

Tỷ lệ (%)

64

68,8

29

31,2

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)


Đối với đối tượng người dân được khảo sát chưa tham gia vào hoạt động DLNT. Kết quả đánh giá chung của người dân về dự định tham gia trong tương lai vào hoạt động quản lý phát triển DLNT được thể hiện ở bảng 4.8. Qua đó, ta thấy số lượng người dân khẳng định trong tương lai sẽ tham gia vào hoạt động quản lý phát triển DLNT là 64/93 người (chiếm 68,8%), trong khi số lượng người dân khẳng định sẽ không tham gia trong tương lai là 29/93 người (31,2%). Con số này cho thấy người dân vẫn còn nhiều do dự trong việc góp sức cùng chính quyền địa phương trong phát triển du lịch tại cộng đồng. Từ đó, chính quyền địa phương cần thể hiện rõ vai trò của mình hơn nữa trong việc đề xuất những chính sách hỗ trợ người dân cũng như công tác tuyên truyền nhằm làm cho người dân hiểu và ủng hộ hơn hơn nữa du lịch nông thôn.

Bảng 4.9. Nội dung dự định tham gia vào các hoạt động có liên quan đến du lịch nông thôn‌

Nội dung

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Lập kế hoạch, quy hoạch

59/64

92,2

Xây dựng cơ cấu tổ chức

30/64

46,9

Tổ chức thực hiện DLNT

58/64

90,6

Xúc tiến và quảng bá DLNT

57/64

89

Kiểm soát DLNT

58/64

90,6

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)

Kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động phát triển DLNT tại địa phương như lập kế hoạch, quy hoạch phát triển DLNT, tiếp nhận du khách, xúc tiến & quảng bá du lịch và kiểm soát du lịch được người dân đánh giá cao và thể hiện sự mong muốn sẽ được góp sức. Các hoạt động còn lại như xây dựng cơ cấu tổ chức, thiết kế sản phẩm, dịch vụ du lịch vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong dự định của người dân đối với hoạt động quản lý phát triển DLNT tại địa phương. Họ cho rằng những hoạt động đó thuộc trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước và họ không đủ khả năng cũng như thẩm quyền để có thể tham gia.

4.3.2.2. Tham gia của người dân vào quá trình lập kế hoạch, quy hoạch

Trong những năm qua, xét ở tầm vĩ mô, Chính phủ đã ban hành khá nhiều chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của lĩnh vực du lịch. Trong đó, đặc biệt nhất là Nghị quyết số 08 – NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây được coi là văn bản quan trọng nhằm định hướng sự thay đổi nhận thức


của các cấp chính quyền và người dân nhằm phát triển ngành kinh tế được coi là ngành công nghiệp không khói của cả nước. Theo đó, với mục tiêu phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao; xã hội hóa cao và có nội dung văn hóa sâu sắc; tăng cường liên kết trong nước và quốc tế, chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hình thành nên các sản phẩm du lịch. Nghị quyết đã chỉ ra 8 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu vào năm 2020, thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP [2]. Theo đó, giải pháp được xây dựng đầu tiên, đóng vai tiên quyết, quyết định sự thành công của Nghị quyết chính là việc “Đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch” cho thấy tầm quan trọng của nhận thức, tư duy và quan điểm của các cấp chính quyền và người dân chính là nút thắt cần tháo gỡ cho sự phát triển bền vững của lĩnh vực này.

Ngoài ra, Luật Du lịch 2017 ra đời đã tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy du lịch phát triển. Theo đó, một số điểm đã được sửa đổi cho phù hợp với mục tiêu và xu hướng phát triển của ngành. Trong số những điểm mới đó, bên cạnh việc bảo đảm lợi ích của khách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, luật còn ghi nhận quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch của cộng đồng dân cư; phát triển đa dạng các ngành, nghề và các loại hình dịch vụ, văn hóa, nghệ thuật phục vụ khách du lịch (Điều 6, Điều 55); thu hút tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, phát triển du lịch cộng đồng và chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch với cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.

Dựa trên những định hướng và chiến lược phát triển lĩnh vực du lịch nói chung và du lịch nông thôn nói riêng, các địa phương trong khu vực Đông Bắc đã từng bước triển khai các kế hoạch phát triển du lịch tổng thể theo ngành dọc từ tỉnh về đến các huyện, xã và làng, bản thực hiện kinh doanh DLNT. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, áp dụng phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nhằm tăng cường dân chủ và quyền lực cho người dân và cộng động. Theo đó, người dân khu vực Đông Bắc được tham gia vào thực hiện các nội dung phát triển DLNT như Lập kế


hoạch, quy hoạch; Xây dựng cơ cấu tổ chức; Tổ chức thực hiện DLNT; Kiểm soát và quản lý DLNT.

Ứng dụng phương châm “Dân biết, dân bàn”trong quá trình lập kế hoạch, quy hoạch là việc người dân được biết các chủ trương, chính sách, các kế hoạch và quy hoạch phát triển tại địa phương. Cùng với đó, người dân thể hiện vai trò của mình ở việc thu thập các tài nguyên, phân tích, đề xuất các ý tưởng về chính sách phát triển DLNT, ý tưởng về phát triển các sản phẩm DLNT, phát hiện không gian lãnh thổ du lịch mới, đề xuất điểm, khu DLNT,… được chính quyền địa phương thực hiện thông qua việc cho phép người dân tham gia và đề xuất ý kiến trong các cuộc họp bàn về DLNT tại thôn, bản. Theo đó, trong năm 2018, các địa phương ở khu vực đã tổ chức được 694 cuộc họp định kỳ và 167 cuộc họp đột xuất nhằm xin ý kiến của người dân và trong các cuộc họp đó đã lồng ghép các nội dung có liên quan đến phát triển DLNT. Ngoài ra, các hộ dân trong khu vực đã đồng hành cùng chính quyền các cấp từ thôn, bản đến xã, huyện, tỉnh thực hiện các cuộc điều tra nhằm thu thập các dữ liệu, thông tin về tài nguyên DLNT, từ đó, góp phần xây dựng và đề xuất các mục tiêu và kế hoạch phát triển DLNT khu vực Đông Bắc.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu dưới đây cho thấy sự đánh giá một cách tương đối của các đối tượng nghiên cứu là người dân và cán bộ quản lý về mức độ tham gia của người dân vào hoạt động liên quan đến phát triển DLNT. Theo đó, kết quả được thực hiện với 380 người dân đã tham gia vào các hoạt động phát triển DLNT và 40 cán bộ quản lý tại khu vực Đông Bắc.

Bảng 4.10. Nội dung tham gia vào quá trình lập kếhoạch



Nội dung lập kế hoạch

Người dân

CB quản lý

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Tham gia thu thập dữ liệu tài nguyên về

DLNT

290/380

76,3

25/40

62,5

Tham gia đề xuất ý tưởng phát triển

DLNT

329/380

86,6

31/40

77,5

Tham gia thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu phát

triển DLNT

323/380

85

31/40

77,5

Tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện

305/380

80,3

31/40

77,5

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)


Với kết quả được phân tích ở bảng 4.10 cho thấy có sự phân hóa trong việc đánh giá giữa các đối tượng khảo sát khác nhau. Nếu như người dân thể hiện mức độ đồng tình về các nội dung trong quá trình lập kế hoạch, quy hoạch mà họ tham gia khá cao thì cán bộ quản lý mà cụ thể là các trưởng thôn và cán bộ văn hóa - xã hội của xã thể hiện mức độ đồng tình thấp hơn. Theo đó, dưới góc nhìn của cư dân địa phương, họ đánh giá họ đã tham gia vào khâu đề xuất ý tưởng cho sự phát triển DLNT tại khu vực là cao nhất và sự tham gia vào khâu thu thập dữ liệu tài nguyên về DLNT được cho là thấp nhất bởi người dân. Trong khi, với cán bộ quản lý, họ đánh cao vai trò của người dân trong việc tham gia vào các khâu đề xuất ý tưởng phát triển DLNT; Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu phát triển DLNT và xây dựng kế hoạch thực hiện tuy mức độ đồng tình nói chung không cao bằng mức đánh giá của người dân như đã phân tích ở trên.

4.3.2.3. Tham gia của người dân vào quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức

Việc mở rộng hình thức tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước về du lịch không chỉ là đòi hỏi xuất phát từ hội nhập quốc tế mà quan trọng hơn là từ chính yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, dân chủ hóa đời sống xã hội và của bản thân Nhà nước.

Theo đó, nội dung tham gia vào xây dựng cơ cấu tổ chức được thể hiện ở việc người dân có thể tham gia xây dựng các chính sách, pháp luật thông qua đại biểu trong các cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội đồng nhân dân), các tổ chức chính trị - xã hội mà mình tham gia hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, họ cũng có thể quyết định trực tiếp các vấn đề ở tầm quốc gia khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý, hoặc trực tiếp quyết định các vấn đề ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

Việc tham gia vào xây dựng cơ cấu tổ chức DLNT được người dân tham gia dưới hai hình thức:

Hình thức tham gia gián tiếp: Sự tham gia của người dân được thể hiện thông qua người đại diện như đại biểu nhân dân. Họ là người trình bày ý chí, nguyện vọng và tiếng nói của người dân. Bên cạnh đó, người dân có thể tham gia vào cơ cấu tổ chức với tư cách là thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp. Theo hình thức này, những nguyện vọng, ý kiến của người dân được các tổ chức đó tập hợp lại để chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xem xét, giải quyết. Tuy nhiên, do nhiều lý do, các tổ chức này tổ chức và hoạt động như những cơ quan nhà nước, xơ cứng, hành chính hóa cả về tổ chức và phương thức hoạt động nên chức năng đại diện cho dân trước cơ quan nhà nước bị hạn chế


Hình thức tham gia trực tiếp: Người dân có thể quyết định xây dựng các hương ước, quy ước về DLNT của cộng đồng dân cư, các hoạt động tham gia quyết định các vấn đề về quy hoạch sản xuất, về sử dụng đất đai, về cán bộ địa phương…

Cụ thể tại Hà Giảng, thực hiện Tuyên bố Panhou năm 2012, các địa phương huy động sự tham gia của người dân xây dựng làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới với 10 tiêu chí nhằm bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo vệ môi trường, thu hút khách… phát triển du lịch bền vững. Đến nay, đã có 12 làng được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn. Ngoài ra, một số làng chưa được công nhận đạt chuẩn nhưng thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan. Năm 2019, thực hiện tuyên bố Phìnhồ tiếp tục triển khai xây dựng 11 làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với dược liệu tại các huyện, thành phố với sự hưởng ứng từ phía người dân trong việc mở rộng việc trồng, chăm sóc, chế biến và bảo quản sản phẩm dược liệu tạo hình ảnh sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với phát triển du lịch tại khu vực nông thôn.

Việc tham gia của người dân vào xây dựng cơ cấu tổ chức tại địa phương tuy đã được triển khai theo tinh thần Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện Dân chủ cơ sở của Chính phủ. Song thực tế thực hiện tại các địa phương, cán bộ chính quyền cơ sở tập trung vào hoạt động xây dựng các hương ước, quy ước của dân, người dân phải chịu nhiều quy định hơn là việc thực hiện công khai, xin ý kiến nhân dân về các việc làm của chính quyền. Bên cạnh đó, về phía người dân, do trình độ, do những mối quan hệ thân thiết và do sự chưa nghiêm minh trong việc xử lý vi phạm của cán bộ nên họ cũng ít bày tỏ chính kiến của mình dẫn đến hiệu quả của sự tham gia này chưa cao.

Bảng 4.11. Nội dung tham gia vào quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức



Nội dung xây dựng cơ cấu tổ chức

Người dân

CB quản lý

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Tham gia đề xuất nhân lực quản lý phát

triển DLNT

151/380

39,7

13/40

32,5

Tham gia xây dựng quy chế hoạt động

của tổ chức

143/380

37,6

12/40

30

Tham gia cùng cán bộ quản lý trong quá

trình ra quyết định phát triển DLNT

176/380

46,3

15/40

37,5

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)


Với nội dung tham gia vào quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ đồng tình về các nội dung tham gia của người dân là không cao khi các quan điểm chưa được 50% số người được hỏi đồng ý. Theo đó, cả cán bộ quản lý và người dân đều đánh giá quá trình xây dựng quy chế hoạt động của tổ chức ở mức thấp. Điều này có thể được giải thích bởi nguyên nhân do trình độ học vấn của người dân chưa được cao dẫn đến những công việc quan trọng, đòi hỏi phải tư duy và liên quan đến nhiều người thì người dân chưa có khả năng để tham gia.

4.3.2.4. Tham gia của người dân vào quá trình tổ chức thực hiện du lịch nông thôn

Nội dung tham gia của người dân vào quá trình tổ chức thực hiện DLNT chính là việc vận dụng phương châm “Dân làm” theo tinh thần của Hiến pháp 1992 và Nghị định 29 của Chính phủ. Theo đó, quá trình tổ chức thực hiện DLNT là tổng hợp các hoạt động từ sự nâng cao nhận thức của người dân thông qua các chương trình tham quan, học tập mô hình phát triển DLNT trong và ngoài nước, tham gia vào các chương trình đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành DLNT; Tham gia vào xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù từ việc đề xuất ý tưởng đến thiết kế các sản phẩm; Tham gia vào quá trình tiếp nhận du khách trong đó xây dựng quy định về việc ra vào khu vực nông thôn của du khách, thực hiện thu phí quản lý trong các Lễ hội, khu, điểm DLNT; Tham gia với tư cách là hướng dẫn viên du lịch khi cung cấp thông tin về các điểm, khu DLNT và tham gia thực hiện DLNT trực tiếp trong việc xây dựng môi trường lưu trú an toàn, vệ sinh môi trường phục vụ du khách.

Theo đó, các lớp tập huấn du lịch cộng đồng, lớp nghiệp vụ quản lý và lễ tân du lịch, lớp tập huấn về chế độ báo cáo thống kê du lịch cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn các tỉnh khu vực Đông Bắc đã được triển khai thực hiện nhằm nâng cao ý thức và kỹ năng thực hành DLNT. Bên cạnh đó, hỗ trợ và đưa một số hộ dân của các thôn đi tham quan học tập mô hình Homestay tại các homestay điển hình trong các tỉnh cả nước; Tham dự các khóa tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch do Tổng cục Du lịch, dự án EU tổ chức.

Đối với hoạt động nâng cao nhận thức của người dân: Kết quả thể hiện ở bảng

4.12 như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023