Tổng Hợp Các Hoạt Động Nâng Cao Nhận Thức Của Người Dân Khu Vực Đông Bắc Năm 2018


Bảng 4.12. Tổng hợp các hoạt động nâng cao nhận thức của người dân khu vực Đông Bắc năm 2018

ĐVT: Lần


STT

Địa điểm

Tham quan học tập

Chương trình đào tạo

Chương trình tập huấn

Ghi chú

1

Hà Giang

53

36

59


2

Bắc Kạn

13

16

10


3

Thái Nguyên

31

38

37


4

Lạng Sơn

22

26

23


5

Bắc Giang

24

22

26



Tổng

143

138

155


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam - 16

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kết quả kinh tế - xã hội các xã năm 2018)

Qua đó, ta thấy số lượng các chương trình tham quan học tập, đào tạo và tập huấn năm 2018 của Khu vực Đông Bắc. Hà Giang và Thái Nguyên là hai tỉnh có số lượng các hoạt động nâng cao nhận thức của người dân lớn nhất khu vực. Điều này được giải thích chủ trương của chính quyền trong mục tiêu phát triển DLNT dẫn đến nguồn kinh phí xét duyệt cho các chương trình này cao hơn so với các tỉnh khác trong cùng khu vực. Bắc Kạn là tỉnh có số lượng các hoạt động này thấp nhất do đặc điểm về điều kiện kinh tế và tiềm năng phát triển của khu vực. Bên cạnh đó, là một trong số các tỉnh nghèo nhất cả nước dẫn đến kinh phí cho các hoạt động này chưa cao.

Đối với nội dung xây dựng và thiết kế các sản ph m du lịch đặc thù: Việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của các tỉnh trong khu vực Đông Bắc. Trong những năm qua, nhóm các sản phẩm DLNT được xây dựng và thiết kế như: Sản phẩm du lịch văn hóa lễ hội gắn với các di tích lịch sử văn hóa, đặc trưng văn hóa của các dân tộc thiểu số; Sản phẩm du lịch sinh thái gắn với trải nghiệm danh lam thắng cảnh và nghỉ dưỡng gắn với các nguồn nước khoáng và sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm cũng đang dần được hình thành.Bên cạnh đó, việc quan tâm nghiên cứu thiết kế, sản xuất một số mặt hàng lưu niệm, hàng thủ công truyền thống, các đặc sản của địa phương để phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch cũng đã được quan tâm như nông sản, dược liệu, thổ cẩm và trang phục quần áo dân tộc; sản phẩm từ hoa tam giác mạch; Các mặt hàng lưu niệm khác như tranh ảnh, vật phẩm, biểu tượng,... Cụ thể như ở Hà Giang đã tổ chức thường niên cuộc thi “Thiết kế sản ph m hàng lưu niệm và quà tặng du lịch tỉnh Hà Giang” 2 năm một lần để lựa chọn, bổ sung vào hệ thống mặt hàng quà lưu niệm du lịch tỉnh hoặc


xây dựng, thiết kế bộ sản phẩm hàng lưu niệm làm từ đá đều là những sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương.

Xây dựng thành công sản phẩm “Chợ phiên ở Hà Giang” độc đáo, hấp dẫn khách du lịch tham quan, trải nghiệm. Chợ là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa. Trong phiên chợ có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa như thổi khèn, đàn môi, hát giao duyên... cùng với trang phục dân tộc đa sắc màu chợ phiên trở thành tài nguyên du lịch văn hóa. Các chợ phiên ở hiện đang được khai thác phục vụ du lịch. Xác định cây tam giác mạch là sản phẩm du lịch đặc thù, tỉnh đã chỉ đạo nhân dân 4 huyện cao nguyên đá trồng trên diện rộng, có quy hoạch và có sự hỗ trợ người dân cả về vốn và kỹ thuật, khuyến khích sản xuất các sản phẩm từ Tam giác mạch gắn với việc tăng mức hưởng lợi từ hoạt động tham quan du lịch cho người dân. Đến nay đã tổ chức thường niên được 3 lần Lễ hội, gây được sự chú ý mạnh mẽ từ các hãng truyền thông, thu hút đông đảo khách du lịch nội địa và quốc tế, tạo được thương hiệu cho du lịch Hà Giang.

Một số tỉnh khác như Thái Nguyên, Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn tập trung khai thác sản phẩm du lịch văn hóa dựa trên các đặc thù văn hóa dân tộc thiểu số, chú trọng đầu tư khai thác các loại hình du lịch gắn với bản sắc văn hóa Mông, Tày, Nùng, Dao, Lô Lô, Pu Péo như du lịch cộng đồng, làng nghề, ẩm thực... Các tỉnh như Bắc Kạn, Hà Giang tập trung mạnh vào phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, trong đó chủ yếu phát triển loại hình tham quan những cánh rừng nguyên sinh, những thửa ruộng bậc thang phía Tây, tham quan Hồ tự nhiên Ba Bể,…

Việc nghiên cứu, khảo sát và xây dựng các sản phẩm du lịch mới, đặc thù như du lịch mạo hiểm trên khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn (sản phẩm “Hẻm vực Tu Sản - Đường đến trái tim của đá” với trải nghiệm đi bộ từ khu vực làng văn hóa du lịch Thiên Hương (huyện Đồng Văn) đến cửa hẻm vực Tu Sản, trải nghiệm leo vách đá Tu Sản và trèo mảng trên sông Nho Quế), Tour “Trinh phục đỉnh Chiêu Lầu Thi”; Tour trèo thuyền kayak Minh Tân - thành phố Hà Giang; Tour cung đường Cán Tỷ - Cổng Thành; Dù lượn trên cao nguyên đá; Tour Hẻm vực Tu Sản; Tour khám phá Bắc Mê - Na Hang (Tuyên Quang); Tour Khám phá động Lùng Khúy; Ẩm thực vùng cao đã được người dân đề xuất ý tưởng cho chính quyền địa phương để được quan tâm đầu tư và triển khai thực hiện.


Đối với quá trình tiếp nhận du khách:

Trong số các địa phương của khu vực Đông Bắc, Hà Giang là một tỉnh miền núi vùng cao với cảnh sắc núi non hùng vĩ và nhiều di tích lịch sử có tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch. Trong những năm qua, chính quyền địa phương coi du lịch là ngành “công nghiệp không khói”, từ đó, đã xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ cho sự phát triển ngành này tại địa phương. Đặc biệt sự ra đời của Nghị quyết 35/2016/NQ-HĐND về “Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang”. Theo đó, hỗ trợ về du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng được chỉ rõ là các hộ gia đình kinh doanh homestay đầu tư tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng đã được ra mắt hoặc đang triển khai đầu tư xây dựng gắn với xây dựng nông thôn mới sẽ được hỗ trợ về xây dựng nhà vệ sinh, kinh phí mua sắm trang thiết bị, cảnh quan, kiến trúc số tiền 60 triệu đồng sau khi đủ điều kiện đưa vào sử dụng; Ngoài ra, các sản phẩm du lịch thủ công truyền thống được hỗ trợ 20 triệu đồng/1 tổ chức, cá nhân. Các hỗ trợ khác về ưu đãi vay vốn được quy định khá rõ ràng. Chính sách này đã tạo ra phong trào cho các huyện, xã trong tỉnh xây dựng các làng văn hóa du lịch, mở rộng ra cả các địa phương khác trong khu vực Đông Bắc. Năm 2018, Hà Giang đã hoàn thiện và xây dựng được 3 làng văn hóa du lịch cộng đồng tiêu biểu. Từ đó, trở thành mô hình làng văn hóa điểm cho các địa phương khác trong và ngoài tỉnh học tập. Thêm nữa, việc triển khai chính sách “Mỗi làng một sản ph m” gắn với xây dựng nông thôn mới đã được thực hiện thành công ở một số tỉnh như Hà Giang, Thái Nguyên và Bắc Giang.

Cơ cấu tổ chức của các làng văn hóa du lịch được xây dựng trên tinh thần gắn kết với nhau cùng phát triển, các hộ dân trong làng đã chung tay vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan thoáng mát sạch sẽ thu hút du khách trong nước và quốc tế. Mỗi làng xây dựng được 2 đến 3 đội văn nghệ phục vụ du khách với những trang phục truyền thống, điều khèn, điệu hát dân tộc,… Cụ thể như ở Bắc Kạn trong năm 2018, UBND tỉnh đã hỗ trợ thành lập về xây dựng cơ cấu, kinh phí hoạt động cho các đội văn nghệ tại hai xã Khang Ninh và Nam Mẫu phục vụ khách du lịch khi đến tham quan tại tỉnh.

Các khu, điểm DLNT tại các địa phương được người dân và chính quyền cùng phối hợp xây dựng quy định tham quan, sơ đồ chỉ dẫn vào khu vực tham quan thông qua hướng dẫn viên trực tiếp, các bảng chỉ dẫn, tờ rơi và cẩm nang hướng dẫn du lịch tại các khu, điểm DLNT địa phương. Bên cạnh đó, việc chính quyền địa phương giao


cho người dân được tự quản trông giữ, bảo vệ và thu phí tham quan trong các Lễ hội giúp người dân nâng cao ý thức trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tại địa phương.

Bảng 4.13. Nội dung tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện du lịch nông thôn


Nội dung tổ chức thực hiện du lịch nông thôn

Người dân

CB quản lý

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Tham quan, học tập mô hình phát triển DLNT tại các địa phương trong và

ngoài nước

180/380

47,4

21/40

52,5

Tham gia đề xuất ý tưởng về xây dựng sản phẩm DLNT đặc thù của địa phương

278/380

73,2

25/40

62,5

Xây dựng quy định quản lý về việc ra vào

nông thôn của du khách

253/380

66,6

23/40

57,5

Cung cấp thông tin về tour, điểm du lịch

cho du khách

319/380

83,9

25/40

62,5

Thiết kế các sản phẩm du lịch đặc trưng

theo vùng miền

273/380

71,8

24/40

60

Tạo môi trường lưu trú an toàn, vệ sinh

phục vụ du khách

257/380

67,6

24/40

60

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)

Trong số các nội dung mà người dân tham gia vào quản lý phát triển DLNT, quá trình tổ chức thực hiện DLNT là nội dung có liên quan trực tiếp và gắn với mối quan hệ giữa các bên liên quan khác trong cộng đồng địa phương. Điều đó có nghĩa là để có thể tổ chức thực hiện DLNT được tốt nhất cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên mà cụ thể là chính quyền địa phương, các nhà cung ứng dịch vụ du lịch, các cơ quan ban ngành và người dân - đối tượng đứng ở vai trò trung tâm trong mối liên kết. Chính vì tầm quan trọng đó, mà cả người dân và cán bộ quản lý đều đánh giá và thể hiện sự đồng tình cao với nội dung này. Trong đó, khâu cung cấp thông tin về tour, điểm du lịch cho du khách và thiết kế các sản phẩm du lịch đặc trưng theo vùng miền được đánh giá cao nhất bởi cả hai đối tượng tham gia đánh giá. Bên cạnh đó, kỳ vọng hơn nữa vào sự tham gia của người dân trong việc tạo môi trường lưu trú an toàn, vệ sinh phục vụ du khách do đây là điểm nhấn quan trọng thu hút đến và quay trở lại địa phương.

Ngoài ra, việc tham gia đề xuất ý tưởng về xây dựng sản phẩm DLNT đặc thù của địa phương đã được người dân quan tâm và tham gia khá tốt với 73,2% người dân đồng ý. Nội dung về tham quan, học tập mô hình phát triển DLNT tại các địa phương


trong và ngoài nước chưa được đánh giá cao bởi cả người dân và cán bộ quản lý bởi thực tế sự phát triển của các loại hình du lịch nói chung và DLNT nói riêng ở các địa bàn nghiên cứu thuộc khu vực Đông Bắc vẫn chưa được chính quyền địa phương, nhà hoạch định chính sách đánh giá cao và nguồn kinh phí dành cho hoạt động này chưa được phân bổ nhiều.

4.3.2.5. Tham gia của người dân vào quá trình xúc tiến và quảng bá du lịch

Hoạt động xúc tiến và quảng báo DLNT tại khu vực Đông Bắc được chính quyền các địa phương triển khai trên mọi phương diện như: Thông qua chương trình hợp tác đối ngoại của tỉnh, các chương trình xúc tiến du lịch ở nước ngoài do Tổng cục Du lịch tổ chức; Hoàn thiện việc xây dựng các kênh cung cấp thông tin du lịch của khu vực tại một số thành phố lớn trong nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, ngoài nước như Nhật Bản; Phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức và tham gia 13 - 18 sự kiện du lịch lớn ở nước ngoài; Phối hợp với 10 - 14 đơn vị truyền thông lớn trong và ngoài nước tuyên truyền quảng bá du lịch của khu vực;Đầu tư xây dựng gian trưng bày giới thiệu sản phẩm, cung cấp thông tin văn hóa du lịch dịch vụ tại các tỉnh trong vùng. Các hoạt động quảng bá khác cũng được triển khai thực hiện là xây dựng biển quảng cáo tại các sân bay, đường cao tốc; Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch tỉnh Hà Giang, nhằm tạo ra sự nhất quán, đồng bộ về hình ảnh sản phẩm quảng bá (logo, slogan); Bản đồ du lịch (Việt-Anh); Bản đồ du lịch các tỉnh.

Công tác quảng bá hoạt động du lịch được quan tâm, tổ chức; duy trì tốt trang Webisite của ngành và tham gia quảng bá trên trang Webisite của các tỉnh, các phương tiện thông tin đại chúng Trung ương và các địa phương, thúc đẩy hoạt động du lịch, thông qua các chương trình như bản tin, phóng sự tài liệu, game show truyền hình…; triển khai xây dựng phần mềm cổng thông tin du lịch và ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động.

Quảng bá hình ảnh mảnh đất con người các tỉnh vùng Đông Bắc đến với khách du lịch trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp lữ hành thông qua các hội thảo, hội nghị, hội chợ du lịch, xây dựng các ấn phẩm như cẩm nang du lịch, bản đồ tập gấp, bản tin du lịch, potscard bằng song ngữ Việt-Anh, Việt-Trung; từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của bản tin du lịch, xây dựng các biển quảng bá du lịch tấm lớn.

Trong số các tỉnh vùng Đông Bắc, Hà Giang vẫn là tỉnh thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho quá trình xúc tiến và quảng bá du lịch. Các chính sách xúc tiến


và quảng bá tại tỉnh đã thực hiện thành công phải kể đến sự hỗ trợ lớn của người dân ở khu vực. Trong đó, đặc biệt là việc quảng bá thương hiệu du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn theo Quyết định số 438/QĐ-TTg, ngày 07/4/2017 Phê duyệt quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ đã gắn chặt quyền lợi và sự tham gia của người dân với các sản phẩm và dịch vụ trên vùng công viên địa chất (tập trung vào các hạng mục công trình về khoanh vùng bảo vệ cảnh quan, hệ thống dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, hệ thống các danh thắng, di tích lịch sử văn hóa đang phát triển khai thác có chiều sâu yếu tố văn hóa bản địa phục vụ khách du lịch); Xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch Hà Giang, phát hành tờ rơi "Một số khuyến nghị với khách du lịch khi đến Hà Giang” bằng song ngữ Anh - Việt; Tổ chức thành công cuộc thi sáng tác logo du lịch Hà Giang.

Phối hợp với Hiệp hội du lịch Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến du lịch "Hùng vĩ Hà Giang" tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, "Sắc màu Hà Giang tại Cần Thơ" và "Hà Giang - Di sản và Hoa" tại Khánh Hòa; Tham gia chương trình phát động thị trường tại Nhật Bản. Tổ chức đoàn khảo sát xây dựng các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh. Tổ chức không gian trưng bày văn hóa, du lịch và các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Giang tại vườn hoa Lý Thái Tổ, thành phố Hà Nội. Thành lập trung tâm hỗ trợ du khách và giới thiệu sản phẩm đặc trưng Hà Giang: Tư vấn hỗ trợ dịch vụ trợ giúp cho khách du lịch, các doanh nghiệp về nghiệp vụ du lịch và đầu tư trong lĩnh vực du lịch; Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới về tuyến, điểm du lịch của Hà Giang giới thiệu cho các hãng lữ hành trong cả nước...

Bảng 4.14. Nội dung tham gia vào quá trình xúc tiến và quảng bá du lịch



Nội dung xúc tiến và quảng bá du lịch

Người dân

CB quản lý

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Tham gia quảng bá dịch vụ DLNT thông

qua chính sản phẩm, dịch vụ DLNT

184/380

48,4

19/40

47,5

Tham gia quảng bá dịch vụ DLNT qua

các phương tiện thông tin (Internet, báo, đài,…)


131/380


34,5


13/40


32,5

Tham gia quảng bá thông qua chất lượng

phục vụ dựa trên sự phản hồi của du khách

175/380

46,1

17/40

42,5

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)


Nghiên cứu chỉ ra rằng nội dung xúc tiến và quảng bá DLNT tuy đã được người dân và cán bộ chính quyền quan tâm song chưa thực sự được đánh giá cao. Chủ yếu người dân mới chỉ tham gia quảng bá dịch vụ DLNT thông qua chính sản phẩm, dịch vụ DLNT gắn với đặc sản đã nổi tiếng của khu vực như mật ong bạc hà, hoa tam thất của Hà Giang, chè truyền thống ở Thái Nguyên, điệu nhảy điệu khèn của bà con người Tày,… hay từ chính những địa danh nông thôn đã được nhiều người biết đến. Các phương tiện hiện đại và chủ động hơn như quảng bá dịch vụ DLNT qua các phương tiện thông tin (Internet, báo, đài,…) chưa thực sự được bà con và chính quyền quan tâm.

4.3.2.6. Tham gia của người dân vào quá trình kiểm soát du lịch

Việc phát triển DLNT có hiệu quả và bền vững không chỉ dựa trên sự thành công của công tác lập kế hoạch, xây dựng cơ cấu tổ chức, tổ chức thực hiện hay xúc tiến và quảng bá. Bởi các hoạt động được thực hiện không có quy hoạch và cơ quản quản lý Nhà nước cụ thể sẽ dẫn đến tình trạng mất an ninh trật tư, lộn xộn diễn ra trong các lễ hội hay sự phát triển theo kiểu cá nhân, tự phát,... Chính vì vậy, chính quyền địa phương vùng Đông Bắc thường xuyênban hành các văn bản về lĩnh vực du lịch thuộc chức năng, nhiệm vụ; chỉ đạo các đơn vị liên quan, các phòng, ban chức năng của địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn; kiểm tra các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn. Cụ thể:

Người dân ở khu vực đã phối hợp với đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa thể thao & du lịch tiến hành kiểm tra các cơ sở lưu trú, các khu, điểm du lịch chuẩn bị tốt phục vụ khách du lịch trong dịp tết Nguyên đán, dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 – 01/5, Lễ hội ở địa phương, quốc khánh 2/9; lễ hội Hoa tam giác mạch...; Rà soát, thống kê lại số lượng, chất lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn; tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch; Chấn chỉnh các hạn chế và tăng cường công tác quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, năm 2018, 144 cơ sở lưu trú du lịch tại khu vực Đông Bắc được tiến hành thẩm định cho thấy chất lượng của các cơ sở ngày càng được nâng lên. Các cơ sở xây dựng mới đã bám sát theo các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Các cơ sở thẩm định lại đã bổ sung, nâng cấp đạt tiêu chuẩn. Người dân cũng đã phối hợp với đội kiểm tra liên ngành 814 kiểm tra cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch trên địa bàn các xã và huyện nhằm đánh giá các tiêu chuẩn về xếp hạng


theo quy định và yêu cầu các cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về luật kinh doanh lưu trú du lịch.

Ngoài ra, sự tham gia của người dân trong hoạt động phát triển DLNT khu vực Đông Bắc được thể hiện các cuộc thanh, kiểm tra thông qua việc thông tin cho các cơ quan kiểm tra, tham gia trực tiếp cùng đoàn thanh tra tiến hành kiểm tra tại các điểm du lịch, cơ sở lưu trú. Theo đó, trong giai đoạn vừa qua số cuộc thanh kiểm tra có xu hướng ngày càng tăng lên dẫn đến việc phát hiện và xử lý kịp thời các vụ vi phạm trong lĩnh vực DLNT trên địa bàn.

Bảng 4.15. Kết quả thanh tra, kiểm tra về các hoạt động DLNT vùng Đông Bắc


STT

Địa điểm

Số lần thanh kiểm tra

Số vụ vi phạm

Ghi chú

1

Hà Giang

57

34


2

Bắc Kạn

16

08


3

Thái Nguyên

49

21


4

Cao Bằng

44

25


5

Lạng Sơn

21

11


6

Bắc Giang

43

22



Tổng

230

121


(Nguồn: Sở Văn hóa, thông tin và du lịch các tỉnh vùng Đông Bắc)

Bên cạnh đó, các hoạt động phát triển DLNT được phân tích ở đây như xây dựng cơ cấu tổ chức; xúc tiến và quảng bá du lịch cũng như kiểm soát & quản lý du lịch đã được người dân tham gia, tuy nhiên mức độ quan tâm và đánh giá chưa cao với cả đối tượng là người dân và cán bộ quản lý. Kết quả điều tra ở bảng dưới đây đã minh chứng cho kết luận này. Cụ thể:

Bảng 4.16. Nội dung tham gia vào quá trình kiểm soát du lịch



Nội dung kiểm soát du lịch

Người dân

CB quản lý

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Thu thập thông tin về số lượng khách du

lịch, doanh thu du lịch địa phương

32/380

34,4

12/40

30

So sánh, phân tích chỉ tiêu phát triển DLNT

và kết quả thực tế đạt được tại địa phương

135/380

35,5

13/40

32,5

Đề xuất giải pháp thu hút du khách đến

địa phương trong tương lai

155/380

40,8

15/40

37,5

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023