Bối Cảnh Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Vùng Đông Bắc Việt Nam


lực có chất lượng cho cơ quan quản lý hiện vẫn còn thiếu và yếu nên chưa đảm bảo được chất lượng cho hoạt động DLNT.

Rào cản của quá trình quản lý phát triển DLNT tại khu vực có ảnh hưởng đến nhận thức cũng như thái độ của người dân khi tham gia vào DLNT. Theo đó, người dân sẵn sàng không tham gia hoặc tham gia với tư cách bị ép buộc nếu như các doanh nghiệp du lịch hoặc chính quyền địa phương đưa ra quá nhiều các tiêu chí đánh giá bởi trình độ nhận thức của người dân trong khu vực chủ yếu ở mức độ trung bình thấp, còn thiếu và yếu về kỹ năng cũng như chuyên môn trong lĩnh vực du lịch. Ngoài ra, nguồn lực có chất lượng cho hoạt động quản lý phát triển DLNT còn hạn chế, sản phẩm DLNT còn nghèo nàn, ít có sự khác biệt giữa các địa phương trong khu vực.

4.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam nói chung và các tỉnh vùng Đông Bắc nói riêng đã chủ trương phát triển đa dạng các loại hình du lịch, tuy nhiên DLNT và sự tham gia của người dân chưa thực sự phát triển và được quan tâm bởi các nguyên nhânđược trình bày sau đây:

Thứ nhất, chưa có quy hoạch cụ thể cho từng địa phương để phát triển du lịch nông thôn, cụ thể là chưa có một khung lý thuyết chung cho các khái niệm về loại hình du lịch này.

Thứ hai, DLNT tuy phát triển song chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Sự phát triển của DLNT đã tác động đến đời sống của con người, thiên nhiên và môi trường ở nông thôn về cả hai hướng tích cực lẫn tiêu cực, trong đó, phần lớn là những tác động tiêu cực.

Thứ ba, do phát triển du lịch chưa gắn kết với địa phương nên các tài nguyên thiên nhiên được ngành du lịch khai thác chưa hiệu quả và bền vững. Trong khi đó, người nông dân ở nông thôn vẫn đứng bên lề các quá trình vận động của ngành du lịch, những hoạt động du lịch chỉ mới mang lợi cho Nhà nước và khu vực tư nhân.

Thứ tư, chưa có sự chuẩn bị tốt về nhận thức cho cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân địa phương có tài nguyên du lịch nông thôn để họ sẵn sàng tham gia và phát triển hoạt động.

Thứ năm, nông dân là những người đưa di sản sinh thái và văn hóa của mình tham gia vào hoạt động DLNT song trên thực tế lại thu được khá ít lợi ích từ hoạt động này. Sự gắn kết và cơ chế phân chia lợi ích giữa các bên liên quan nhằm phát triển DLNTchưa chặt chẽ làm giảm hiệu quả hoạt động quản lý phát triển DLNT tại khu vực.


Tóm tắt chương 4

Chương 4 đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam. Thông qua kết quả nghiên cứu thực tế508 hộ dân và bằng việc sử dụng phương pháp phân tích yếu tố khám phá (EFA) kết hợp mô hình hồi quy đa biến đã chứng minh được 04 yếu tố được tổng kết từ tổng quan tài liệu nghiên cứu và điều kiện thực tế đều có ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT. Đó là lợi ích có được từ việc tham gia vào hoạt động quản lý phát triển DLNT, rào cản khi tham gia vào quản lý phát triển DLNT, quan điểm của người dân về quản lý phát triển DLNT và chính sách của Nhà nước, trong đó yếu tố lợi ích có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT.

Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển DLNT và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT, luận án tổng kết những mặt đạt được và những vấn đề còn tồn tại trong quản lý phát triển DLNT tại địa bàn nghiên cứu. Đó sẽ là căn cứ đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT giai đoạn tiếp theo.


Chương 5

GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔNVÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030‌

5.1. Bối cảnh phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam

Bảng 5.1.Phân tích mô hình SWOT về thực trạng phát triển du lịch nông thônvùng Đông Bắc

Cơ hội (O)

Thách thức (T)

- Theo nhận định của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), năm 2016, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1.387 triệu lượt người. Bất chấp ảnh hưởng củasuy thoái kinh tế, du lịch vẫn là một trong số ít ngành duy trì mức tăng trưởng cao.

- Thị phần khách du lịch quốc tế của khu vực Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, đạt 12% năm 2016. Một số điểm đến của Đông Nam Á đạt mức tăng trưởng cao, trong đó có Việt Nam.

- Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du lịch phát triển làm thay đổi nhận thức và tư duy về ngành du lịch trong bộ máy chính quyền các cấp, các ngành.

- Sự phát triển của các hãng hàng không giá rẻ giúp cho việc đi lại giữa các khu vực thuận lợi hơn, từ đó thay đổi thói quen, hình thức du lịch của người dân, tạo điều kiện kích cầu du lịch.

- Môi trường chính trị ổn định cùng chính sách ngoại giao cởi mở, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong phát triển du lịch nông thôn

- Mức sống của người dân có xu hướng tăng cộng với sự thay đổi trong quan điểm của người tiêu dùng về du lịch làm cho DLNT được du khách trong và ngoài nước quan tâm

và trải nghiệm ngày càng đông.

- Một số quốc gia trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Singapore liên tục thay đổi chiến lược phát triển du lịch, sản phẩm, thương hiệu được gây dựng bài bản.

- Chính phủ các quốc gia trong khu vực đầu tư cho hoạt động marketing du lịch rất bài bản, chuyên nghiệp.

- Việc phối hợp nhằm triển khai các chính sách về du lịch nông thôn còn nhiều bất cập, chưa phát huy hết được những tiềm năng sẵn có.

- Việc phát triển du lịch nói chung và DLNT nói riêng nếu không có các quy hoạch cụ thể sẽ dẫn đến hủy hoại môi trường, phá hủy giá trị tài nguyên sẵn có.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam - 19


Điểm mạnh (S)

Điểm yếu (T)


- Vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên du lịch vùng Đông Bắc phong phú, có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu thị trường về du lịch văn hóa, lịch sử, lễ hội, sinh thái,…

- Khu vực có một số điểm du lịch nổi tiếng, được đánh giá có khả năng phát triển DLNT như huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, đỉnh đèo Mã Pì Lèng của Hà Giang, Hồ Ba bể - Bắc Kạn, Hồ Núi Cốc, vùng chè Tân Cương – Thái Nguyên,…

- Chi phí du lịch nông thôn ở vùng Đông Bắc Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới

- Môi trường chính trị ổn định, người dân thật thà, hiếu khách, chân tình và cởi mở

- Cơ sở hạ tầng như đường sá, cơ sở lưu trú, hệ thống thông tin liên lạc còn thiếu và yếu, các cơ sở dịch vụ tại chỗ chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của du khách

- Các loại hình và sản phẩm du lịch nông thôn còn chậm đổi mới, thiếu đặc sắc, sáng tạo, sản phẩm bị trùng lặp với các địa phương trong và ngoài vùng, kém hấp dẫn. Chất lượng dịch vụ còn thấp, thiếu các điểm du lịch, các khu vui chơi giải trí, khách sạn chất lượng cao.

- Thiếu sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và tư nhân trong hoạt động phát triển DLNT. Do đó, nhiều khu vực có tiềm năng song chưa phát huy được hết giá trị vốn có, làm cho hiệu quả hoạt động bị giảm sút.

- Thương hiệu du lịch nông thôn của vùng còn mờ nhạt, chưa tạo được tiếng vang.

- Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp, chưa bài bản, hiệu quả. Các công ty tổ chức du lịch chưa tập trung, quan tâm để xây dựng, liên kết tạo thành tour du lịch nông thôn gắn kết các khu vực lân cận làm cho hoạt động tại các địa phương còn cục bộ, thiếu hấp dẫn, các nội dung tour rời rạc, nghèo nàn.

- So với các khu vực khác, DLNT khu vực Đông Bắc còn non trẻ, các doanh nghiệp tại chỗ còn thiếu và yếu, chưa đủ khả năng liên kết có quy mô lớn theo nhu cầu của thị trường.

- Số lượng nguồn nhân lực đã qua đào tạo không thể bắt kịp với tốc độ phát triển của thị trường cả về số

lượng và chất lượng.

(Nguồn: Xây dựng của tác giả)


Như vậy, thông qua kết quả phân tích ở trên cho thấy khu vực Đông Bắc có tiềm năng, lợi thế lớn về các nguồn tài nguyên du lịch cùng văn hóa bản địa nhiều màu sắc. Với 70% dân số sống ở khu vực nông thôn đã cho thấy tiềm năng to lớn cho sự phát triển loại hình DLNT tại khu vực. Tuy nhiên, những điểm yếu và thách thức đã làm cho quan điểm của chính quyền địa phương khu vực phải thay đổi nhằm thích ứng với sự phát triển của loại hình du lịch này trong tương lai. Chính vì vậy, việc đưa ra quan điểm, định hướng và xây dựng nhóm giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân vào phát triển DLNT là hết sức quan trọng và cần thiết.

5.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc

5.2.1. Quan điểm phát triển

Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định quan điểm phát triển dựa trên phát huy lợi thế quốc gia về giá trị văn hóa và sinh thái, đặc biệt là yếu tố văn hóa, truyền thống dân tộc để phát triển du lịch có chất lượng, hiệu quả, bền vững và có sức cạnh tranh. Phát triển DLNT đang trở thành xu hướng chiến lược nhằm phát huy yếu tố cội rễ văn hóa dân tộc thấm đậm ở các miền quê vùng Đông Bắc. Quan điểm phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam được cụ thể hóa như sau:

Thứ nhất, khai thác hợp lý và hiệu quả tiềm năng, lợi thế về các giá trị văn hóa truyền thống, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong vùng.

Thứ hai, liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng trên cơ sở xác định lợi thế của từng địa phương để tạo trọng tâm và đột phá phát triển du lịch nông thôn.

Thứ ba, phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn.

Thứ tư, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch nông thôn phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước, tăng cường liên kết phát triển du lịch.


5.2.2. Mục tiêu phát triển

Với xu thế hội nhập và liên kết quốc tế sâu rộng của đất nước, ngành du lịch đã dần chuyển mình, cải thiện và nâng cao chất lượng nhằm khẳng định thương hiệu và vị thế của ngành du lịch Việt Nam, vươn tầm khu vực và thế giới. Phát triển du lịch đóng góp quan trọng vào định hướng chiến lược phát triển KT - XH đất nước. Theo đó:

Đến năm 2020, du lịch nông thôn góp phần làm cho du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Năm 2020, Việt Nam đón 10 – 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước, có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 - 5*, tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp ngành du lịch. Đến năm 2030, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020. [6]

Nằm trong bối cảnh đó, vùng Đông Bắc với nhiều tiềm năng phát triển DLNT sẽ góp phần quan trọng cho sự thành công của chiến lược với mục tiêu đạt 10% con số chung của cả nước vào năm 2030.

5.2.3. Định hướng phát triển

Tập trung ưu tiên phát triển các khu, điểm du lịch quan trọng theo hướng của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã định ra trên địa bàn vùng để làm động lực phát triển các khu, điểm du lịch khác trên bình diện tổng thể.

DLNT gắn với phát huy các giá trị cảnh quan, văn hóa của nông thôn cho hoạt động du lịch và cần phải được xem xét là định hướng để xây dựng nông thôn mới. Các yếu tố chính để phát triển du lịch nông thôn là cộng đồng dân cư và bản sắc văn hóa truyền thống của từng dân tộc, địa phương; sự tham gia của cộng đồng và người dân nông thôn tư cách là chủ thể; hình thành các chuỗi giá trị trong quá trình phát triển du lịch nông thôn; phát huy vai trò của các bên liên quan như các công ty lữ hành, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức xã hội...

Đánh giá tiềm năng và định hướng, quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch theo hướng liên kết vùng với các tour, tuyến, điểm du lịch đặc thù, độc đáo và bền


vững; huy động sự chung sức của các cấp, ngành, doanh nghiệp, chuyên gia, hiệp hội du lịch, viện nghiên cứu. Đối với những địa phương có tiềm năng phát triển du lịch nông thôn, phải ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, phụ trợ để thu hút du khách, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu và khả năng quay trở lại. Các quy hoạch phát triển phải thích ứng biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai…

Hợp tác, liên kết để phát triển du lịch mang tính chất vùng và liên vùng. Hình thức liên kết đa dạng như giữa tất cả các địa phương trong vùng với nhau, hoặc giữa một vài địa phương, hoặc giữa vùng Đông Bắc với Tây Bắc, với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng để tạo thành tam giác phát triển du lịch. Các nội dung liên kết tập trung chủ yếu vào 03 lĩnh vực: Phát triển các chương trình, sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá hình ảnh và đào tạo nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực.

5.3. Giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc

5.3.1. Nhóm giải pháp được xây dựng dựa trên kết quả phân tích mô hình nghiên cứu

5.3.1.1. Tăng cường lợi ích của du lịch nông thôn

Xu thế phát triển du lịch cộng đồng hoàn toàn phụ thuộc vào người dân và những trải nghiệm của khách du lịch phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ do người dân cung cấp. Do đó, cần có sự hỗ trợ ban đầu đối với những người mới tham gia làm du lịch, như: tư vấn đầu tư, tư vấn kỹ thuật sản xuất - kinh doanh, tổ chức tập huấn, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng,... giúp họ có các kỹ năng cần thiết để cung cấp các sản phẩm du lịch cộng đồng một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, triển khai các hoạt động hỗ trợ cho người dân địa phương như chuyên chở khách, hướng dẫn du lịch, sản xuất và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cung cấp lương thực, thực phẩm,…

Chính quyền địa phương cần nghiên cứu để đưa nông dân tham gia nhằm tạo thêm giá trị mới bằng chính tài nguyên “nông thôn” của họ để phát triển các dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch để trực tiếp phục vụ cho các khu công nghiệp, khu vui chơi, giải trí,…

Xác định rõ nội dung chủ yếu để khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn nông thôn là phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa với phương thức đa dạng hóa chủ thể tham gia.Tài nguyên du lịch nông thôn sẽ được khai thác để tổ chức các loại hình du lịch mới, gắn kết các chương trình du lịch hiện có với các sản phẩm và dịch vụ mới,


nâng cao chất lượng các chương trình. Đặc biệt coi trọng mối quan hệ liên kết, đối tác trong cung ứng các dịch vụ phục vụ tối đa nhu cầu của du khách.

Khai thác hiệu quả tài nguyên phát triển du lịch cần quan tâm chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương, bảo đảm phát triển bền vững. Thực tế cho thấy, nếu phát triển du lịch mà thiếu sự quan tâm đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, không chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương mà chỉ chú ý đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa để thoả mãn nhu cầu của du khách và thu lợi nhuận cho doanh nghiệp du lịch sẽ làm gia tăng mâu thuẫn, dẫn đến xung đột lợi ích giữa các bên. Như vậy, rất cần xây dựng cơ chế phân chia lợi ích hợp lý, hài hòa giữa các chủ thể, đối tác cùng tham gia làm du lịch và dân cư trên địa bàn.

5.3.1.2. Nâng cao nhận thức của người dân về du lịch nông thôn

Kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương 3 cho thấy lợi ích là yếu tố tác động lớn nhất đến dự định tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam, vì thế các nhóm giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất là tác động vào nhận thức của người dân về lợi ích trong các mặt về kinh tế, xã hội và môi trường. Nâng cao nhân thức của người dân về du lịch nông thôn được thực hiện thông qua các phương pháp như:

- Thăm từng hộ, chuyện trò và lắng nghe tâm tư của người dân

Đây là phương pháp cơ bản nhằm tạo cơ hội chuyện trò, cởi mở, thân tình, từ đó xác nhận ý muốn tham gia du lịch của người dân, nghe nhận xét, đánh giá của họ.

- Nói chuyện bằng cách thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm được thực hiện theo đơn vị địa phương hoặc nhóm ngành nghề. Thảo luận nhóm là buổi nói chuyện có đông người tham gia, theo chủ đề quy định. Thông qua thảo luận nhóm có thể thấy được ý kiến đa số của người dân trong khu vực về các vấn đề có liên quan, từ đó xây dựng các biện pháp tổng thể tác động đến nhóm người dân trong khu vực.

- Tổ chức các chương trình tập huấn cho người dân

Các buổi tập huấn có thể có hoặc không liên quan đến du lịch.Các chủ đề có thể liên quan đến nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới kết hợp phát triển du lịch, từ đó lắng nghe ý kiến đánh giá, nhận xét của người dân.

Ngày đăng: 19/03/2023