Kết Quả Kiểm Định Giá Trị Hội Tụ (Convergent Validity)



4.2.2. Kết quả kiểm định giá trị hội tụ (Convergent validity)

Kiểm định giá trị hội tụ được đánh giá qua 3 tiêu chí bao gồm phương sai trung bình trích (AVE - Average variance extracted); Hệ số tải nhân tố (FLs-Factor loading); Độ tin cậy tổng hợp (CR - Composite reliability). Kết quả cho thấy tất cả các hệ số tải của các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 (dao động từ 0,632 đến 0,853); Giá trị phương sai trung bình trích AVE của các nhóm yếu tố đều lớn hơn 0,5 (dao động từ 0,502 đến 0,667); Giá trị độ tin cậy tổng hợp CR đều lớn hơn 0,7 (dao động từ 0,751-0,889). Theo Hair và cộng sự (2010) thì các kết quả trên cho thấy mô hình đảm bảo giá trị hội tụ. Kết quả chi tiết kiểm định giá trị hội tụ được mô tả ở Bảng 4.9.

Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả kiểm tra giá trị hội tụ và độ tin cậy tổng hợp


Biến

Nội dung

FLs

AVE

CR

Yếu tố học thuật (Academic)


0,511

0,862

ACA1

Thái độ làm việc của giảng viên

0,709



ACA2

Sự quan tâm của giảng viên

0,722



ACA3

Sự nhiệt tình của giảng viên

0,729



ACA4

Phương pháp giảng dạy của giảng viên

0,745



ACA5

Chuyên môn của giảng viên

0,678



ACA6

Khả năng sử dụng cộng nghệ thông tin

0,704



Yếu tố phi học thuật (Non-Academic)


0,517

0,865

NACA2

Tốc độ xử lí thủ tục hành chính

0,744



NACA4

Giờ làm việc của bộ phận hành chính

0,731



NACA5

Thái độ của nhân viên hành chính

0,751



NACA6

Sự thuận tiện của thủ tục hành chính

0,691



NACA7

Cơ hội tham gia hoạt động thể thao

0,720



NACA8

Cơ hội tham gia hoạt động xã hội

0,672



Yếu tố chương trình (Program)


0,667

0,889

PROG1

Sự đa dạng của chương trình

0,782



PROG2

Sự linh hoạt của chương trình

0,853



PROG4

Đào tạo theo nhu cầu xã hội

0,804



PROG5

Tính cập nhật của chương trình

0,826



Yếu tố cơ sở vật chất (Facilities)


0,503

0,859

FACI1

Cơ sở vật chất phục vụ y tế

0,671



FACI2

Chất lượng thư viện

0,737



FACI3

Chất lượng kí túc xá

0,685



FACI4

Kích thước phòng học

0,725



FACI5

Hệ thống học liệu và cơ sở vật chất

0,727



FACI6

Cơ sở vật chất phục vụ giải trí

0,710



Yếu tố tương tác doanh nghiệp (Industry interaction)


0,570

0,841

INI1

Chuyên gia tham gia đào tạo

0,786



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.


Biến

Nội dung

FLs

AVE

CR

INI2

Tham quan doanh nghiệp

0,741



INI4

Phương pháp giảng dạy có tính thực tế

0,751



INI6

Mở hội thảo tư vấn cho sinh viên

0,742



Giá trị chức năng/thỏa mãn mong muốn (Functional

value/want satisfaction)


0,525

0,768

FUNC1

Sự phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp

0,736



FUNC2

Giá trị của bằng cấp với cơ hội việc làm

0,677



FUNC3

Giá trị bằng cấp đối với thu nhập

0,759



Giá trị cảm xúc (Emotional value)


0,582

0,807

EMO1

Cảm thấy thoải mái trong quá trình học tập

0,726



EMO2

Trạng thái cảm xúc tốt trong khi học tập

0,781



EMO3

Thích thú với việc học các môn học

0,780



Giá trị xã hội (Social value)


0,549

0,785

SOCI1

Cơ hội tạo ấn tượng với mọi người

0,708



SOCI2

Cơ hội nhận được sự thừa nhận của xã hội

0,749



SOCI3

Lợi ích khi học tập với bạn bè tại trường

0,764



Giá trị tri thức (Epistemic value)


0,543

0,779

EPIS1

Hiệu quả chất lượng giảng dạy của giảng viên

0,632



EPIS2

Hiệu quả của chất lượng môn học

0,808



EPIS3

Sự hữu ích về kiến thức của các môn học

0,759



Sự hài lòng của sinh viên (Student satisfaction)


0,502

0,751

SAT1

Trường giống với hình ảnh trường đại học lý tưởng

0,669



SAT2

Khả năng đáp ứng đúng sự kì vọng của tôi

0,733



SAT3

Hài lòng với trường đại học mình theo học

0,722



Ghi chú: FLs: Factor Loadings (hệ số tải nhân tố); AVE: Average variance extracted (Phương sai trung bình trích); CR: Composite reliability (Độ tin cậy tổng hợp)

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả xử liệu bằng phần mềm AMOS 23

4.2.3. Kiểm định giá trị phân biệt (Discriminant validity)

Để đánh giá giá trị khác biệt của mô hình nghiên cứu, phương pháp đối sánh căn bậc 2 giá trị AVE và chỉ số tương quan được sử dụng (Fornell và Larcker, 1981). Kết quả cho thấy, giá trị phương sai trung bình được trích AVE lớn hơn giá trị phương sai riêng lớn nhất (MSV-Maximum Shared Variance); Căn bậc hai AVE (SQRAVE) lớn hơn chỉ số tương quan. Vì vậy, theo Hair và cộng sự (2010) thì giá trị phân biệt của mô hình được bảo đảm. Kết quả phân tích tương quan cho thấy các giá trị tương quan giữa các yếu tố đạt mức ý nghĩa thông kê p < 0,001 và không có giá trị vượt quá 0,7 nên theo Grewal và cộng sự (2004) thì hiện tượng đa cộng tuyến dường như không xảy ra trong nghiên cứu này. Kết quả tương quan và một số giá trị sử dụng để kiểm tra tính phân biệt được mô tả chi tiết ở Bảng 4.10.

111


Bảng 4.10. Kết quả kiểm tính phân biệt và mô tả hệ số tương quan


MSV

MaxR(H)

EPIS

NACA

ACA

FACI

PROG

INI

EMO

SOCI

FUNC

SAT

EPIS

0,317

0,796

0,737










NACA

0,296

0,867

0,402***

0,719









ACA

0,428

0,863

0,440***

0,541***

0,715








FACI

0,333

0,860

0,414***

0,475***

0,526***

0,710







PRO

0,075

0,892

0,179***

0,195***

0,172***

0,179***

0,817






INI

0,040

0,843

0,201***

0,195***

0,126***

0,149***

0,129***

0,755





EMO

0,196

0,809

0,353***

0,337***

0,320***

0,349***

0,146***

0,160***

0,763




SOCI

0,283

0,787

0,354***

0,349***

0,406***

0,321***

0,164***

0,166***

0,308***

0,741



FUNC

0,229

0,772

0,456***

0,253***

0,260***

0,252***

0,204***

0,158***

0,234***

0,383***

0,725


SAT

0,428

0,754

0,563***

0,544***

0,654***

0,577***

0,273***

0,200***

0,443***

0,532***

0,479***

0,709

Ghi chú: ***p < 0,001

Nguồn: kết quả xử liệu bằng phần mềm AMOS 23


4.3. Kết quả kiểm định sai lệch do phương pháp (Common Bias Method)

Trong nghiên cứu này, cấu trúc của mô hình nghiên cứu được tham khảo từ nhiều nghiên cứu nên việc CMV xuất hiện là hoàn toàn có thể xảy ra. Để hạn chế sự xuất hiện không mong muốn này, một số biện pháp được tác giả áp dụng theo khuyến nghị của Posakoff và cộng sự (2012). Thứ nhất, trong quá trình thu thập dữ liệu, những thông tin riêng tư, mang tính cá nhân của đáp viên được bảo mật. Bên cạnh đo, thang đo của nghiên cứu được phát triển không đơn thuần chỉ là áp dụng một cách cứng nhắc. Thứ hai, thứ tự câu hỏi được xáo trộn nhằm hạn chế việc đáp viên cảm nhận được cấu trúc. Cuối cùng, Harman’s single test được áp dụng thông quan phần mềm SPSS 20 và phương pháp latent common method variance factor đồng thời được sử dụng với sự hỗ trợ của phần mềm AMOS 23.

Hình 4 2 Kết quả kiểm tra CMV với nhân tố tiềm ẩn Nguồn Kết quả xử lí 1

Hình 4.2 Kết quả kiểm tra CMV với nhân tố tiềm ẩn

Nguồn: Kết quả xử lí bằng phần mềm AMOS 23 Kết quả kiểm tra độ sai lệch phương pháp cho thấy với kiểm định nhân tố đơn Harman thì nhân tố đơn giải thích được 23,841% phương sai biến quan sát (thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn 50%). Trong khi đó nhân tố tiềm ẩn đạt giá trị 17,64% của tổng phương sai (nhỏ hơn 25%). Vì vậy theo các kết quả nghiên cứu của Malhotra và cộng sự (2006) thì có thể kết luận các vấn đề về sai lệch phương pháp không xảy ra trong nghiên cứu này. Kết quả kiểm định nhân tố đơn Harman được mô tả chi tiết tại phụ lục,

kết quả xử lí với nhân tố tiềm ẩn được mô tả tại Hình 4.2.


4.4. Kết quả thống kê mô tả và phân tích đa nhóm

4.4.1. Kết quả thống kê mô tả

Để phân tích thống kê mô tả, phần mềm SPSS 20 được sử dụng, kết quả chi tiết của thống kê mô tả được liệt kê chi tiết tại Bảng 4.11.

Bảng 4.11. Kết quả thống kê mô tả



Biến


Số

lượng

Giá trị nhỏ

nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình


Độ lệch chuẩn

Yếu tố học thuật (Academic – ACA)

Giá trị trung bình: 4,7315 Độ lệch chuẩn: 0,79638

ACA1: Thái độ làm việc của giảng viên

1226

1,00

7,00

4,9967

0,96468

ACA2: Sự quan tâm của giảng viên

1226

1,00

7,00

4,7806

0,97477

ACA3: Sự nhiệt tình của giảng viên

1226

2,00

7,00

4,6476

0,98552

ACA4: Phương pháp giảng dạy của giảng viên

1226

1,00

7,00

4,8312

0,90894

ACA5: Chuyên môn của giảng viên

1226

1,00

7,00

4,5783

1,16303

ACA6: Khả năng sử dụng cộng nghệ thông tin

1226

1,00

7,00

4,5546

1,20977

Yếu tố cơ sở vật chất (Facilities – FACI)

Giá trị trung bình: 4,5375 Độ lệch chuẩn: 0,76383

FACI1: Cơ sở vật chất phục vụ y tế

1226

1,00

7,00

4,5416

0,96906

FACI2: Chất lượng thư viện

1226

2,00

7,00

4,6142

0,96575

FACI3: Chất lượng kí túc xá

1226

1,00

7,00

4,5628

0,99700

FACI4: Kích thước phòng học

1226

1,00

7,00

4,6574

0,88623

FACI5: Hệ thống học liệu và cơ sở vật chất

1226

1,00

7,00

4,4845

1,05761

FACI6: Cơ sở vật chất phục vụ giải trí

1226

1,00

7,00

4,3646

1,11026

Yếu tố phi học thuật (Non-academic – NACA)

Giá trị trung bình: 4,4269 Độ lệch chuẩn: 0,86983

NACA2: Tốc độ xử lí thủ tục hành chính

1226

1,00

7,00

4,4274

1,10363

NACA4: Giờ làm việc của bộ phận hành chính

1226

1,00

7,00

4,5310

1,04640

NACA5: Thái độ của nhân viên hành chính

1226

1,00

7,00

4,3907

1,05050

NACA6: Sự thuận tiện của thủ tục hành chính

1226

1,00

7,00

4,6044

1,14754

NACA7: Cơ hội tham gia hoạt động thể thao

1226

1,00

7,00

4,3507

1,19084

NACA8: Cơ hội tham gia hoạt động xã hội

1226

1,00

7,00

4,2569

1,21892

Chương trình đào tạo (Program –PROG)

Giá trị trung bình: 4,1756 Độ lệch chuẩn: 1,09270

PROG1: Sự đa dạng của chương trình

1226

1,00

7,00

4,1305

1,27683

PROG2: Sự linh hoạt của chương trình

1226

1,00

7,00

4,1941

1,27960

PROG4: Đào tạo theo nhu cầu xã hội

1226

1,00

7,00

4,2088

1,25016

PROG5: Tính cập nhật của chương trình

1226

1,00

7,00

4,1688

1,24148



Biến


Số

lượng

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình


Độ lệch chuẩn

Tương tác doanh nghiệp (Industry interaction – INI)

Giá trị trung bình: 4,1674 Độ lệch chuẩn: 0,73482

INI1: Chuyên gia tham gia đào tạo

1226

1,00

7,00

4,0856

0,95105

INI2: Phương pháp giảng dạy có tính thực tế

1226

1,00

7,00

4,2227

0,94338

INI4: Tham quan doanh nghiệp

1226

1,00

7,00

4,1941

0,91598

INI6: Mở hội thảo tư vấn cho sinh viên

1226

1,00

7,00

4,1672

0,75632

Giá trị tri thức (Epistemic value – EPIS)

Giá trị trung bình: 4,5160 Độ lệch chuẩn: 0,78683

EPIS1: Hiệu quả chất lượng giảng dạy từ giảng viên

1226

2,00

7,00

4,4666

0,94809

EPIS2: Hiệu quả của chất lượng môn học

1226

1,00

7,00

4,5008

0,93481

EPIS3: Sự hữu ích về kiến thức của các môn học

1226

2,00

7,00

4,5808

0,96490

Giá trị cảm xúc (Emotional value – EMO)

Giá trị trung bình: 3,9859 Độ lệch chuẩn: 0,89269

EMO1: Cảm thấy thoải mái trong quá trình học tập

1226

1,00

7,00

3,8989

1,07113

EMO2: Trạng thái cảm xúc tốt trong khi học tập

1226

1,00

7,00

3,9437

1,04085

EMO3: thích thú với việc học các môn học

1226

1,00

7,00

4,1150

1,04385

Giá trị chức năng (Functional value – FUNC)

Giá trị trung bình: 4,4636 Độ lệch chuẩn: 0,65637

FUNC1: Sự phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp

1226

2,00

7,00

4,4038

0,80567

FUNC2: Giá trị của bằng cấp với cơ hội việc làm

1226

2,00

7,00

4,5865

0,82676

FUNC3: Giá trị bằng cấp đối với thu nhập

1226

2,00

7,00

4,4005

0,75396

Giá trị xã hội (Social value – SOCI)

Giá trị trung bình: 4,5919 Độ lệch chuẩn: 0,73249

SOCI1: Cơ hội tạo ấn tượng với mọi người

1226

2,00

7,00

4,5440

0,91523

SOCI2: Cơ hội nhận được sự thừa nhận của xã hội

1226

2,00

7,00

4,6974

0,83041

SOCI3: Lợi ích khi học tập với bạn bè tại trường

1226

2,00

7,00

4,5343

0,88112

Sự hài lòng của sinh viên (Student satisfaction – SAT)

Giá trị trung bình: 4,7137 Độ lệch chuẩn: 0,72797

SAT1: Giống với hình ảnh trường đại học lý tưởng

1226

1,00

7,00

4,6117

0,89497

SAT2: Khả năng đáp ứng đúng sự kì vọng của tôi

1226

1,00

7,00

4,7080

0,89873

SAT3: Hài lòng với trường đại học mình theo học

1226

2,00

7,00

4,8214

0,88243

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20

Kết quả thống kê mô tả cho thấy các đánh giá của sinh viên cho các biến quan sát dao động từ 3,8989 (EMO1) cho đến 4,9967 (ACA1). Giá trị trung bình của các nhóm yếu tố dao động từ 3,9859 cho đến 4,7315. Trong đó, giá trị đánh giá của các vấn đề liên quan đến yếu tố học thuật cao nhất và giá trị cảm xúc ở mức


thấp nhất. Phần lớn các biến quan sát có khoảng đánh giá từ 1 điểm đến 7 điểm, ngoại trừ các biến quan sát FUNC1, FUNC2, FUNC3, ACA3, FACI2, EPIS1, EPIS3, SOCI1, SOCI2, SOCI3, SAT3. Để làm rõ các ý nghĩa và sự khác biệt của các kết quả thống kê mô tả, các kiểm định đa nhóm được thực hiện.

4.4.2. Kết quả kiểm định đa nhóm

Trong kiểm định đa nhóm, hai phương pháp được sử dụng bao gồm kiểm định Independent Sample T-test và One-way Anova. Các tiêu chí đánh giá được tuân thủ theo các đề xuất được nêu tại phần phương pháp nghiên cứu. Trong đó, phương pháp Independent Sample T-test sẽ đánh giá qua giá trị Sig của Levene’s test và các giá trị Sig trong hai trường hợp có sự khác biệt về phương sai và không có sự khác biệt về phương sai. Đối với kiểm định One –way Anova, các giá trị Sig của Levene’s test, Anova test và Welch’s test được sử dụng để kết luận về sự tồn tại khác biệt trong đánh giá của các nhóm sinh viên.

4.4.2.1 Kiểm định đa nhóm theo giới tính

Khi phân chia theo tiêu chí giới tính, mẫu nghiên cứu được tách thành hai nhóm, nhóm 1 bao gồm 637 sinh viên nữ và nhóm 2 bao gồm 589 sinh viên nam. Phương pháp kiểm định Independent Sample T-test được áp dụng.

Kết quả phân tích Independent Sample T-test chỉ ra trong số 41 biến quan sát được đưa vào phân tích, duy nhất chỉ có biến PROG1: Sự đa dạng của chương trình đào tạo có sự phân biệt trong đánh giá của nhóm sinh viên nam và nhóm sinh viên nữ. Cụ thể Levene’s test có giá trị 0,009 (nhỏ hơn 0,05), tức là có sự khác biệt trong phương sai theo giới tính. Giá trị Sig của trường hợp có sự khác biệt về phương sai đạt mức 0,042 nên có thể kết luận có sự khác biệt trong đánh giá về sự đa dạng của chương trình đào tạo khi phân chia mẫu theo giới tính. Theo đó, sinh viên nam đánh giá sự đa dạng của chương trình đào tạo ở mức 4,2071 cao hơn mức 4,1491 của nhóm sinh viên nữ. Tuy nhiên, mức chênh lệch lại không quá đáng kể, chỉ là 0,058.

4.4.2.2. Kiểm định đa nhóm theo năm học

Khi phân chia theo tiêu chí năm học thì mẫu nghiên cứu được tách thành 3 nhóm, nhóm 1 gồm 416 sinh viên đang theo học năm 2, nhóm 2 gồm 408 sinh viên đang theo học năm thứ 3 và nhóm 3 gồm 402 sinh viên đang theo học năm thứ 4. Phương pháp kiểm định One-way Anova được áp dụng, kết quả phân tích dựa trên các giá trị Sig của Levene’s test, Anova test và Welch’s test cho thấy tồn tại sự khác biệt trong đánh giá của các nhóm sinh viên đối với các biến quan sát FACI2, FACI3, FACI5, FACI6, EPIS1, FUNC1, FUNC2, FUNC3, SAT2, SAT3. Chi tiết

các kết quả được mô tả như sau.


Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả các biến quan sát có sự khác biệt trong đánh giá của các nhóm sinh viên được phân chia theo năm học

i Sự khác biệt đối với các biến quan sát có nội dung đánh giá cơ sở vật 2

i, Sự khác biệt đối với các biến quan sát có nội dung đánh giá cơ sở vật chất

Trong các biến quan sát liên quan đến cơ sở vật chất, biến quan sát FACI1: Cơ sở vật chất phục vụ y tế và FACI4: Kích thước phòng học không có sự khác biệt trong đánh giá của sinh viên theo các năm học khác nhau. Kết quả này phản ánh đúng thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ tại các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam hiện nay. Thứ nhất, không có quá nhiều khác biệt và nổi bật về kích thước phòng học, hầu hết các trường đại học xây dựng các giảng đường theo các tiêu chuẩn chung, các năm học cũng sử dụng chung các phòng học xuyên suốt 4 năm học tập tại trường nên kết luận không có sự khác biệt trong đánh giá về kích thước phòng học là hợp lí. Thứ hai, các dịch vụ y tế tại các trường đại học không phải là một hoạt động được sinh viên trải nghiệm thường xuyên trong các năm học, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ y tế cũng được sử dụng chung nên dường như không có quá nhiều thay đổi theo thời gian. Vì vậy các đánh giá không cho thấy sự khác biệt khi xem xét biến quan sát này. Tuy nhiên, tại các biến quan sát về các cơ sở vật chất phục vụ thường xuyên cho quá trình học tập và các hoạt động ngoại khóa là FACI2: Chất lượng thư viện; FACI3: Chất lượng kí túc xá; FACI5: Hệ thống học liêu và cơ sở vật chất; FACI 6: Cơ sở vật chất phục vụ giải trí lại có những khác biệt rõ nét trong đánh giá của các nhóm sinh viên đang theo học các năm học khác nhau. Cụ thể, các giá trị trung bình của đánh giá có xu hướng giảm dần theo năm học và mức độ dao động tương đối lớn. Kết quả này có thể phản ánh 2 thực trạng quan trọng đang diễn ra tại các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh. Thứ nhất, sinh viên có yêu cầu ngày càng cao hơn đối với khả năng đáp ứng của các cơ sở vật chất quan trọng phục vụ thường xuyên cho quá trình học tập và hoạt động ngoại khóa tại trường. Xu hướng giảm mạnh trong đánh giá phần nào phản ánh sự gia tăng trong nhu cầu của sinh viên đối với các loại hình cơ sở vật chất này. Khi bước vào giai đoạn gần tốt nghiệp và kết thúc quá trình học tập, sinh viên sẽ có sự gia tăng mong muốn được hoàn thiện thêm kiến thức, kĩ năng thông qua học tập, nghiên cứu và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Vì vậy, dường như các cơ sở vật chất như thư

Xem tất cả 284 trang.

Ngày đăng: 07/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí