quản trị kinh doanh, nổi bật có thể đề cập đến những chính sách ưu tiên phát triển cơ sở vật chất, mở rộng quy mô đào tạo. Những yêu cầu về đầu vào các trường đại học công lập khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh đã không còn quá cao như những giai đoạn trước do sự đáp ứng tốt hơn của nguồn lực phục vụ đào tạo và sự mở rộng hệ thống đào tạo cấp bậc đại học. Mặc dù việc áp dụng học chế theo niên chế vẫn tạo ra những khó khăn trong vận hành và quản lý các trường đại học trong giai đoạn này, nhưng vẫn có nhiều đổi mới được ghi nhận. Các chương trình đào tạo đã có sự linh hoạt và có tính cập nhật hơn. Nhiều trường công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh đã tổ chức được chương trình đào tạo chất lượng cao, đào tạo liên kết với các trường đại học khác trên thế giới, qua đó phục vụ tốt hơn cho nhu cầu người học và cải thiện được chất lượng đào tạo.
Giai đoạn từ năm 2011- nay: Sau một thời gian dài có sự phát triển ở tốc độ nhanh, giai đoạn này bắt đầu có những thách thức lớn đối với hệ thống các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh. Thứ nhất đó là sự dư thừa nguồn nhân lực được đào tạo thuộc nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh so với nhu cầu của thị trường lao động. Thứ hai đó là mức độ cạnh tranh trong ngành đang dần tăng cao do sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đối với kinh doanh dịch vụ giáo dục. Thứ ba, dù số lượng các trường đại học công lập đào tạo các nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh là tương đối lớn nhưng chất lượng đào tạo vẫn chưa cao. Từ năm 2010, học chế tín chỉ bắt đầu được thí điểm và sau đó là áp dụng rộng rãi đã tạo ra những thay đổi lớn về quản lí, điều hành các trường đại học. Học chế mới cũng phần nào đã gia tăng sự linh hoạt và bổ sung thêm các lựa chọn cho người học. Tiếp đến, vào năm 2016, chính sách giao quyền tự chủ tài chính cho các trường đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành, một số trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh được giao quyền đã cho thấy những thay đổi tích cực một cách toàn diện. Nhiều trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh đã có những định hướng phát triển theo những tiêu chuẩn cao theo chuẩn quốc tế.
3.1.3.2. Lĩnh vực đào tạo và quy mô đào tạo
- Lĩnh vực đào tạo
Căn cứ theo Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT, các ngành được xác định thuộc nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh bao gồm kinh tế, kinh doanh và quản lí, tài chính – ngân hàng - bảo hiểm, kế toán – kiểm toán, quản trị - quản lý. Thông tin chi tiết được mô tả tại Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tổng hợp các ngành thuộc nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh
Nhóm ngành kinh tế học: Ngành kinh tế học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa với góc nhìn rộng. Khi theo học ngành này, sinh viên có khả năng phân tích, xem xét, đánh giá sự ảnh hưởng của những hoạt động kinh doanh đến nền kinh tế. Trong hệ thống các trường đại học công lập, ngành kinh tế là thế mạnh đào tạo của một số trường như: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Trường Đại học Kinh tế TP HCM; Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG HN; Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng…
Nhóm ngành kinh doanh và quản lí: Khi theo học nhóm ngành này, sinh viên được trang bị các kiến thức về thành lập và vận hành doanh nghiệp. Các chuyên ngành của quản trị kinh doanh có sự đa dạng và tính thực tế cao như: Marketing;
Thương mại điện tử; Bất động sản…Vì những chuyên ngành đang nhận được sự quan tâm lớn của thị trường lao động nên nhóm ngành kinh doanh và quản lí mang đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên. Một số trường đại học công lập có thế mạnh đào tạo nhóm ngành này có thể kể đến: Trường Đại học Thương mại; Trường Đại học Ngoại Thương; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân…
Nhóm ngành tài chính – ngân hàng – bảo hiểm: Khi theo học nhóm ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức tài chính doanh nghiệp, quản trị tài chính, tài chính quốc tế, chứng khoán, nghiệp vụ ngân hàng và bảo hiểm từ cơ bản đến chuyên sâu. Sinh viên sẽ có khả năng tính toán khả năng sinh lợi của dự án, đưa ra các quyết định đầu tư, quản lí dòng tiền và phân tích thị trường. Các trường đại học công lập có thế mạnh trong đào tạo nhóm ngành này tại Việt Nam có thể kể đến: Học viện Ngân hàng; Học viện Tài chính; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Trường Đại học Thương mại…
Nhóm ngành kế toán –kiểm toán: Nhóm ngành này được đánh giá có phạm vi hẹp nhất trong các nhóm ngành thuộc khối kinh tế. Các kiến thức cung cấp cho sinh viên nhóm ngành này chú trọng đến các nghiệp vụ, tác nghiệp đặc thù của ngành. Những vai trò của vị trí kế toán – kiểm toán gần như là bắt buộc với các doanh nghiệp nên khi theo học nhóm ngành này, sinh viên có rất nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Một số đại học công lập có thế mạnh đào tạo ngành học này bao gồm: Học viện Tài chính; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Trường Đại học Kinh tế TP HCM…
- Quy mô đào tạo
+ Quy mô cơ sở đào tạo
Tại Việt Nam giai đoạn từ những năm 2000 trở lại đây, nhu cầu nguồn nhân lực nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh tăng nhanh để phục vụ quá trình phát triển của nền kinh tế. Những điều kiện mở ngành đào tạo nhóm ngành này có những thuận lợi như nguồn nhân lực giảng dạy dồi dào, việc mở ngành gắn với ít yêu cầu đầu tư cơ sở vật chất. Vì vậy, số lượng các trường đại học công lập đào tạo nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh là tương đối lớn. Ngoài những trường có truyền thống đào tạo các chuyên ngành về kinh tế và quản trị kinh doanh như trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Đại học Thương mại, trường Đại học Ngoại thương, trường Đại học Kinh tế TP HCM, Học viện Tài chính… thì tồn tại một lượng lớn các trường đại học mở ngành kinh tế, quản trị kinh doanh đào tạo nhưng không chiếm tỉ trọng cao về quy mô đào tạo, và không phải thế mạnh truyền thống như trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, trường Đại học Nội vụ… Số lượng trường đại học công lập đào tạo ngành kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam tính đến năm 2020 là 81 trường trên tổng số 172 trường đại học công lập. Danh sách chi tiết được mô tả ở Bảng 3.3.
Bảng 3.3. Danh sách các trường đại học công lập có đào tạo nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2020
TÊN TRƯỜNG | CHỈ TIÊU TUYỂN SINH | TỔNG CHI TIÊU | TỈ LỆ | |
1 | Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội | 1200 | 1200 | 100,00% |
2 | Trường Đại học KT và QTKD - Đại học Thái Nguyên | 1470 | 1600 | 91,86% |
3 | Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế | 1830 | 1830 | 100,00% |
4 | Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng | 3175 | 3400 | 93,38% |
5 | Trường Đại học Kinh tế -Luật - ĐHQG TP HCM | 1765 | 2100 | 84,05% |
6 | Trường Đại học Quốc tế - ĐHQG TP HCM | 1300 | 3110 | 41,80% |
7 | Trường Đại học Vinh | 720 | 4500 | 16,00% |
8 | Trường Đại học Nha Trang | 1290 | 3500 | 36,86% |
9 | Trường Đại học Cần Thơ | 1540 | 8900 | 17,30% |
10 | Trường Đại học Tây Nguyên | 470 | 2360 | 19,92% |
11 | Trường Đại học Công Nghiệp Việt - Hung | 650 | 1800 | 36,11% |
12 | Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội | 400 | 7000 | 5,71% |
13 | Trường Đại học Công đoàn | 940 | 1800 | 52,22% |
14 | Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải | 780 | 2400 | 32,50% |
15 | Trường Đại học Công nghiệp Dệt may | 60 | 950 | 6,32% |
16 | Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội | 2320 | 7100 | 32,68% |
17 | Trường Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh | 100 | 1700 | 5,88% |
18 | Trường Đại học Công nghiệp TP HCM | 2634 | 8000 | 32,93% |
19 | Trường Đại học Công nghệ thực phẩm TP HCM | 955 | 3500 | 27,29% |
20 | Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì | 230 | 1290 | 17,83% |
21 | Trường Đại học Đà Lạt | 650 | 2800 | 23,21% |
22 | Trường Đại học Đồng Tháp | 170 | 2020 | 8,42% |
23 | Trường Đại học Điện lực | 1000 | 3430 | 29,15% |
24 | Trường Đại học Giao thông Vận tải TP HCM | 578 | 2868 | 20,15% |
25 | Trường Đại học Giao thông Vận tải | 1535 | 5700 | 26,93% |
26 | Trường Đại học Hà Nội | 740 | 3140 | 23,57% |
27 | Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam | 1110 | 3200 | 34,69% |
28 | Trường Đại học Kiên Giang | 350 | 1550 | 22,58% |
29 | Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật, Công nghiệp | 1902 | 4868 | 39,07% |
30 | Trường Đại học Kinh tế Quốc dân | 5420 | 5800 | 93,45% |
31 | Trường Đại học Kinh tế TP HCM | 5000 | 5500 | 90,91% |
32 | Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam | 750 | 2720 | 27,57% |
33 | Trường Đại học Lao động - Xã hội | 2800 | 3750 | 74,67% |
34 | Trường Đại học Mỏ - Địa chất | 700 | 2430 | 28,81% |
35 | Trường Đại học Mở Hà Nội | 780 | 3400 | 22,94% |
36 | Trường Đại học Mở TP HCM | 1850 | 4100 | 45,12% |
37 | Trường Đại học Ngân hàng TP HCM | 2850 | 3250 | 87,69% |
38 | Trường Đại học Ngoại thương | 1445 | 2035 | 71,01% |
39 | Trường Đại học Nội vụ | 250 | 2200 | 11,36% |
40 | Trường Đại học Nông lâm TP HCM | 540 | 4880 | 11,07% |
41 | Trường Đại học Quy Nhơn | 1200 | 4800 | 25,00% |
42 | Trường Đại học Sao Đỏ | 120 | 1200 | 10,00% |
Có thể bạn quan tâm!
- Giả Thuyết Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Dịch Vụ Và Sự Hài Lòng Sinh Viên
- Kết Quả Khảo Sát Sinh Viên Năm Cuối Về Chất Lượng Đào Tạo
- Một Số Vấn Đề Rút Ra Từ Nghiên Cứu Tình Huống
- Tổng Hợp Thông Tin Các Trường Đại Học Tiến Hành Khảo Sát Và Các Tiêu Chí Lựa Chọn
- Phương Pháp Kiểm Định Đa Nhóm Independent Sample T-Test Và One-Way Anova.
- Kết Quả Kiểm Định Giá Trị Hội Tụ (Convergent Validity)
Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.
TÊN TRƯỜNG | CHỈ TIÊU TUYỂN SINH | TỔNG CHI TIÊU | TỈ LỆ | |
43 | Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên | 520 | 2900 | 17,93% |
44 | Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định | 150 | 800 | 18,75% |
45 | Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM | 420 | 6000 | 7,00% |
46 | Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long | 150 | 2000 | 7,50% |
47 | Trường Đại học Tài chính - Kế toán | 500 | 500 | 100,00% |
48 | Trường Đại học Tài chính - Marketing | 4300 | 4500 | 95,56% |
49 | Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh | 800 | 800 | 100,00% |
50 | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội | 1370 | 4000 | 34,25% |
51 | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP HCM | 200 | 1900 | 10,53% |
52 | Trường Đại học Thương mại | 3675 | 4100 | 89,63% |
53 | Trường Đại học Thủy lợi | 780 | 3700 | 21,08% |
54 | Trường Đại học Tiền Giang | 320 | 1280 | 25,00% |
55 | Trường Đại học Tôn Đức Thắng | 1980 | 6580 | 30,09% |
56 | Trường Đại học Xây dựng Miền Tây | 100 | 750 | 13,33% |
57 | Trường Đại học Xây dựng Miền Trung | 160 | 695 | 23,02% |
58 | Trường Đại học Xây dựng | 550 | 3400 | 16,18% |
59 | Trường Đại học Việt - Đức | 130 | 450 | 28,89% |
60 | Học viện Chính sách và Phát triển | 860 | 860 | 100,00% |
61 | Học viện Công nghệ Bứu chính Viễn thông | 820 | 3680 | 22,28% |
62 | Học viện Ngân hàng | 2105 | 2450 | 85,92% |
63 | Học viện Ngoại giao | 100 | 500 | 20,00% |
64 | Học viện Nông nghiệp Việt Nam | 1491 | 5585 | 26,70% |
65 | Học viên Phụ nữ Việt Nam | 320 | 670 | 47,76% |
66 | Học viện Tài chính | 4200 | 4400 | 95,45% |
67 | Trường Đại học Bạc Liêu | 220 | 780 | 28,21% |
68 | Trường Đại học Đồng Nai | 400 | 1488 | 26,88% |
69 | Trường Đại học Hà Tĩnh | 380 | 1430 | 26,57% |
70 | Trường Đại học Hải Phòng | 700 | 2460 | 28,46% |
71 | Trường Đại học Hồng Đức | 190 | 1310 | 14,50% |
72 | Trường Đại học Hải Dương | 450 | 780 | 57,69% |
73 | Trường Đại học Hoa Lư | 60 | 658 | 9,12% |
74 | Trường Đại học Hùng Vương | 350 | 900 | 38,89% |
75 | Trường Đại học Kinh tế Nghệ An | 700 | 850 | 82,35% |
76 | Trường Đại học Quảng Bình | 200 | 1280 | 15,63% |
77 | Trường Đại học Sài Gòn | 1345 | 4220 | 31,87% |
78 | Trường Đại học Thủ Dầu Một | 930 | 4200 | 22,14% |
79 | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội | 480 | 1640 | 29,27% |
80 | Trường Đại học Thái Bình | 450 | 830 | 54,22% |
81 | Trường Đại học Trà Vinh | 2180 | 7540 | 28,91% |
Tổng | 91085 | 236547 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp
+ Quy mô đào tạo sinh viên
Theo sự phân chia các nhóm ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ngành thuộc kinh tế và quả trị kinh doanh được xếp vào nhóm ngành III và nhóm ngành
VII. Trong các năm gần đây, hai nhóm ngành này cũng nhận được sự quan tâm nhiều nhất của học sinh khi đăng kí nguyện vọng vào các trường đại học.
Bảng 3.4. Số lượng chỉ tiêu, nguyện vọng đăng kí, tỉ lệ chọi của các nhóm ngành
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2019 nhóm ngành III nhận được 822.956 nguyện vọng đăng kí trên 126.473 chỉ tiêu (tỉ lệ chọi 6,51). Trong khi đó, nhóm ngành VII có một số chuyên ngành liên quan đến kinh tế, quản trị kinh doanh cũng có số nguyện vọng đăng kí đạt mức 739.587 trên 104.769 chỉ tiêu (tỉ lệ chọi 7,06). Đối với hệ thống đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh trong năm 2020 có tổng số chỉ tiêu đào tạo đạt 91.085. Một số thông tin về chỉ tiêu và nguyện vọng trong các kì tuyển sinh đại học được mô tả ở Bảng 3.4.
3.1.3.3. Đặc điểm về sinh viên nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh
Nhiều nghiên cứu đã tiến hành xem xét sự khác biệt trong tính cách của sinh viên ở các ngành học khác nhau (Vedel, 2016). Một trong số những lý thuyết được áp dụng và phát triển rộng rãi là mô hình BigFive của De Raad (2000). Theo đó, tính cách của con người được phân loại thành năm loại hình cơ bản bao gồm: Cởi mở (Openness); Tận tâm (Conscientiousness); Hướng ngoại (Extraversion); Dễ tính (Agreeableness); Bất ổn (Neuroticism). Trước đó, Holland (1959, 1985) đã xây dựng khung lý thuyết về lựa chọn nghề nghiệp, theo hướng tiếp cận này thì những đặc điểm cá nhân và bối cảnh môi trường xung quanh có vai trò quyết định đến sự lựa chọn nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Tác giả cũng phân chia tính cách của cá nhân thành sáu loại cơ bản bao gồm : Vận động (Motoric); Trí tuệ (Intellectual); Thẩm mỹ (Esthetic); Hỗ trợ (Supportive); Thuyết phục (Persuasive); Tuân thủ (Comforming).
Vận dụng những lý thuyết trên, Lounsbury và cộng sự (2009) đã tiến hành nghiên cứu kiểm chứng đối với sinh viên theo học các trường kinh doanh (Business
school). Bên cạnh việc vận dụng lý thuyết BigFive, một số đặc điểm được bổ sung, phân tích để làm rõ hơn những tính cách cá nhân nổi bật của sinh viên theo học các trường kinh doanh, đó là: Tính quyết đoán (Assertiveness); Tính lạc quan (Optimism); Khả năng tư duy nhạy bén (Tough-mindedness); Ý thức lao động (Work drive). Ngoài ra, một số nghiên cứu của Clariana (2013); Kaufman và cộng sự (2013); Rubinstein (2005); Sánchez-Ruiz và cộng sự (2011) cũng đã có những nghiên cứu đối sánh sự khác biệt về tính cách của sinh viên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh đối với sinh viên các nhóm ngành khác thông qua mô hình BigFive.
Dựa vào những phân tích về cơ sở lý thuyết đã nêu và bối cảnh nghiên cứu thực tế tại Việt Nam. Thông qua những phân tích các dữ liệu thứ cấp liên quan đến các hoạt động của sinh viên nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh, những đánh giá của nhà tuyển dụng, những ảnh hưởng của môi trường giáo dục đối với phát triển kĩ năng của sinh viên ngành kinh tế và quả trị kinh doanh, những yêu cầu đầu vào của các trường đại học khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh. Tác giả tổng hợp một số đặc điểm nổi bật của sinh viên theo học các ngành kinh tế và quản trị kinh doanh. Cụ thể là:
Tính cởi mở: được định nghĩa là khả năng tiếp thu học hỏi, trải nghiệm mới, tính mới và sự thay đổi. Kết quả nghiên cứu của Vedel (2016) đã chỉ ra những sinh viên theo học nhóm ngành nhân văn, kinh tế có sự cởi mở cao hơn các nhóm ngành kĩ thuật và luật. Thực tế tại Việt Nam, các chương trình đào tạo khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh luôn đề cao sự phát triển các kĩ năng bên cạnh các kiến thức chuyên môn như: Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng làm việc nhóm; Kĩ năng thuyết trình; Kĩ năng tư duy phản biện… Để hoàn thiện những kĩ năng này, sinh viên nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh không chỉ tiếp thu từ các buổi học trên giảng đường, các câu lạc bộ ngoại khóa được phát triển mạnh tại các trường đại học khối kinh tế và quản trị kinh doanh. Những yêu cầu về kĩ năng cho công việc và môi trường rèn luyện đã giúp sinh viên nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh hoàn thiện kĩ năng đã tạo ra sự cởi mở cho các sinh viên theo học nhóm ngành này.
Tính hướng ngoại: được định nghĩa là có xu hướng hòa đồng, hướng ngoại, ấm áp, dễ biểu cảm và thích giao tiếp. Lievens và cộng sự (2002) đã chỉ ra đây là đặc điểm tính cách nổi bật của nhóm sinh viên khối ngành kinh tế và kinh doanh so với các nhóm còn lại. Thực tế, sinh viên nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh được biết đến là nhóm sinh viên tích cực tham gia làm thêm trong quá trình học tập tại trường đại học. Những nhà tuyển dụng nhóm ngành này cũng có xu hướng lựa chọn những sinh viên có kinh nghiệm trải qua môi trường kinh doanh thực tế. Tính hướng ngoại cũng được nhiều chuyên gia, đội ngũ tuyển sinh đề xuất cho sinh viên xem xét về bản thân khi đăng kí theo học nhóm ngành này.
Khả năng tư duy nhạy bén: được định nghĩa là khả năng đánh giá thông tin và đưa ra quyết định trên cơ sở logic, sự kiện và dữ liệu hơn là cảm xúc, tình cảm, giá trị và trực
giác. Khác với một số ngành kĩ thuật và khoa học căn bản, kiến thức dành cho chương trình cử nhân kinh tế/quản trị kinh doanh có xu hướng đề cao sự đa dạng hơn là sự chuyên sâu. Ngoài ra, việc quản lí và vận hành kinh doanh cũng được đánh giá có sự phức tạp, yêu cầu cao sự linh hoạt và nhạy bén trong tư duy trước những thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh. Lounsbury và cộng sự (2019), thông qua việc khảo sát 2383 sinh viên đã chỉ ra những sinh viên theo học các nhóm ngành kinh doanh có tư duy nhạy bén hơn so với các sinh viên các nhóm ngành còn lại. Các kiến thức về kinh tế, quản lí và quản trị kinh doanh để được vận dụng đúng trong mỗi hoàn cảnh cụ thể cần sự phân tích, đánh giá chính xác của nhà quản trị. Vì vậy tư duy nhạy bén là một yêu cầu bắt buộc để có thể thành công trong sự nghiệp dành cho những sinh viên theo đuổi nhóm ngành này.
Khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt: những năm sau đổi mới, nền kinh tế Việt Nam có sự hội nhập sâu rộng đối với kinh tế toàn cầu. Vì vậy, sự tham gia của các thành phần kinh tế nước ngoài trở thành tất yếu. Để có thể thích ứng với nền kinh tế hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa, khả năng sử dụng ngoại ngữ dần trở nên quan trọng đối với những cử nhân nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh. Khả năng sử dụng thông thạo ngoại ngữ là yếu tố giúp sinh viên có được môi trường làm việc tốt và cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Mặc dù chưa có các nghiên cứu chính thức đối sánh khả năng sử dụng ngoại ngữ của các sinh viên các nhóm ngành tại Việt Nam. Trong 10 năm trở lại đây, số lượng chỉ tiêu cho nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh sử dụng tổ hợp Toán – Văn – Anh để xét tuyển đang tăng lên tương đối rõ rệt. Ngoài ra, các trường đại học lớn ở Việt Nam, đặc biệt là các trường đại học được đánh giá là top đầu các trường công lập khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh đã tiến hành áp dụng tiêu chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên, phần lớn các trường đại học công lập được đánh giá cao về khả năng đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên thường là các trường đại học khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh như Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân... Do đó, khả năng sử dụng ngoại ngữ của sinh viên nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh được đánh giá cao so với mặt bằng chung.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Với mực tiêu nghiên cứu xem xét, đánh giá tác động của chất lượng và giá trị dịch vụ đối với sinh viên các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp và kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính cũng như định lượng. Bên cạnh những nghiên cứu phát triển lý thuyết, nghiên cứu đặc biệt chú trọng hướng tiếp cận thực chứng thông qua điều tra, khảo sát các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đại học và sinh viên đang theo học các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh. Nghiên cứu cũng áp dụng những phương pháp nghiên cứu định lượng hiện đại và được áp dụng rộng rãi trong các