Kiểm Định Đa Nhóm Theo Mức Độ Yêu Thích Ngành Học


viện, hệ thống học liệu, chất lượng kí túc xá và cơ sở vật chất phục vụ giải trí có thể chưa đáp ứng được nhu cầu của người học. Thứ hai, mặc dù các trường đại học trong những năm gần đây đã có nhiều nỗ lực đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, đặc biệt các trường đại học công lập tự chủ. Tuy nhiên, có thể sự nâng cấp và tốc độ hoàn thiện cơ sở vật chất chưa thể đáp ứng nhu cầu và kì vọng của người học.

Kết quả phân tích đa nhóm cũng đã chỉ ra tồn tại sự khác biệt trong đánh giá của sinh viên theo các năm học khác nhau dành cho 3 biến quan sát liên quan đến giá trị chức năng. Có thể nhận thấy, ngoại trừ sinh viên các năm học đều lựa đánh giá giá trị bằng cấp ở mức cao nhất trong biến quan sát. Sự phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp (FUNC1) và giá trị bằng cấp đối với thu nhập (FUNC3) có xu hướng được đánh giá tăng dần theo thời gian. Trong khi đó, giá trị bằng cấp đối với cơ hội việc làm (FUNC2) lại nhận được sự đánh giá cao của nhóm sinh viên năm thứ 2. Từ các kết quả phân tích, một số kết luận quan trọng được rút ra từ những đánh giá của các nhóm sinh viên theo năm học. Thứ nhất, theo thời gian càng về thời điểm kết thúc 4 năm học, các biến quan sát liên quan đến giá trị chức năng (giá trị bằng cấp đối với thu nhập, sự phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp) có xu hướng gia tăng. Điều này cho thấy sự quan trọng của các yếu tố cốt lõi về giá trị dịch vụ giáo dục đại học được đánh giá theo chiều hướng tích cực, sinh viên cảm nhận được những hữu ích từ loại hình dịch vụ này mang lại qua thời gian trải nghiệm. Thứ hai, mặc dù có những sự thay đổi trong đánh giá nhưng giá trị bằng cấp đối với cơ hội việc làm luôn được đánh giá cao nhất trong số 3 biến quan sát. Kết quả cho thấy mối quan tâm chủ yếu và kì vọng của sinh viên đối với cơ hội việc làm khi theo học các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh. Thực trạng này phản ánh phần nào nhận thức về nhu cầu việc làm của thị trường lao động dưới góc độ nhìn nhận của sinh viên cũng như phần nào là mục đích quan trọng nhất của người học khi quyết định học tập tại các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh.

Đối với các biến quan sát về giá trị tri thức, kết quả phân tích đa nhóm các biến quan sát liên quan đến các đánh giá về giá trị tri thức cho thấy chỉ tồn tại khác biệt trong đánh giá hiệu quả của chất lượng môn học đối với kiến thức sinh viên thu được (EPIS2). Trong khi đó các đánh giá hiệu quả chất lượng giảng viên (EPIS1) và hiệu quả kiến thức các môn học (EPIS3) lại không có sự khác biệt. Cụ thể, nhóm sinh viên năm thứ 3 đánh giá hiệu quả cao chất lượng các môn học ở mức cao nhất so với các nhóm sinh viên còn lại. Kết quả này phù hợp với thực tế khi năm học thứ 3 thường là năm học sinh viên được tiếp cận nhiều môn học chuyên ngành nhất. Nhưng môn học này có vai trò quan trọng để hình thành kĩ năng nghề nghiệp và khả năng thực hiện các tác nghiệp quan trọng trong công việc sau này của người học. Trong khi đó, năm học thứ hai vẫn chú trọng vào các môn học đại cương và môn học cơ sở ngành, còn năm học thứ 4 chú trọng nhiều hơn đến quá trình thực tập tại doanh nghiệp và các thủ tục hoàn thành tốt nghiệp.

Cuối cùng, kết quả cho thấy sự khác biệt xuất hiện khác biệt trong đánh giá khả năng đáp ứng đúng kì vọng (SAT2) và mức độ hài lòng tổng thể (SAT3). Theo đó, cả khả năng đáp ứng kì vọng và đánh giá mức độ hài lòng tổng thể có mức giá trị trung bình


cao vượt trôi so với các năm học còn lại. Những đánh giá của nhóm sinh viên năm 4 – nhóm đối tượng sắp hoàn thành quá trình học và trải nghiệm đầy đủ dịch vụ giáo dục đại học trong 4 năm cao vượt trội hoàn toàn phù hợp với thực tế, khách hàng sẽ luôn có những đánh giá nhận xét đầy đủ và khách quan sau khi trải nghiệm đầy đủ những hữu ích mà dịch vụ mang lại. Đối với dịch vụ giáo dục đại học, những kết quả và cảm nhận hữu ích sẽ được cảm nhận rõ nét khi kết thúc quá trình học tập, trong giai đoạn người học bắt đầu hướng đến việc sử dụng kiến thức, kĩ năng trong công việc.”

4.4.2.3. Kiểm định đa nhóm theo mức độ yêu thích ngành học

Khi phân chia theo tiêu chí mức độ yêu thích ngành học thì mẫu nghiên cứu được tách thành 3 nhóm, nhóm 1 gồm 397 sinh viên không yêu thích ngành học, nhóm 2 gồm 512 có mức độ yêu thích bình thường và nhóm 3 gồm 317 sinh viên yêu thích ngành học. Phương pháp kiểm định One-way Anova được áp dụng để đánh giá sự khác biệt. Kết quả cho thấy sự khác biệt trong đánh giá xuất hiện trong toàn bộ 41 biến quan sát được đưa vào phân tích. Chi tiết kết quả về sự khác biệt trong đánh giá khi phân chia mẫu theo tiêu chí mức độ yêu thích ngành học được mô tả tại Bảng 4.13.

Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả các biến quan sát có sự khác biệt trong đánh giá của các nhóm sinh viên được phân chia theo mức độ yêu thích ngành học


Các biến quan sát có sự khác biệt trong đánh giá

Giá trị trung bình

Không yêu thích (N=397)

Bình thường (N=512)

Yêu thích (N=317)

ACA1: Thái độ làm việc của giảng viên

4,3174

5,1602

5,5836

ACA2: Sự quan tâm của giảng viên

4,0554

4,9063

5,4858

ACA3: Sự nhiệt tình của giảng viên

3,8992

4,8125

5,3186

ACA4: Phương pháp giảng dạy của giảng viên

4,1411

4,9844

5,4479

ACA5: Chuyên môn của giảng viên

3,8161

4,6934

5,3470

ACA6: Khả năng sử dụng cộng nghệ thông tin

3,6499

4,7754

5,3312

FACI1: Cơ sở vật chất phục vụ y tế

4,0806

4,5430

5,1167

FACI2: Chất lượng thư viện

4,2191

4,6523

5,0473

FACI3: Chất lượng kí túc xá

4,2015

4,5547

5,0284

FACI4: Kích thước phòng học

4,2267

4,6895

5,1451

FACI5: Hệ thống học liệu và cơ sở vật chất

4,0831

4,4766

5,0000

FACI6: Cơ sở vật chất phục vụ giải trí

3,9018

4,3887

4,9054

NACA2: Tốc độ xử lí thủ tục hành chính

3,8841

4,5664

4,8833

NACA4: Giờ làm việc của bộ phận hành chính

4,0252

4,6289

5,0063

NACA5: Thái độ của nhân viên hành chính

3,9018

4,4980

4,8297

NACA6: Sự thuận tiện của thủ tục hành chính

4,1310

4,7480

4,9653

NACA7: Cơ hội tham gia hoạt động thể thao

3,9018

4,4648

4,7287

NACA8: Cơ hội tham gia hoạt động xã hội

3,7355

4,4043

4,6719

PROG1: Sự đa dạng của chương trình

3,7884

4,2676

4,3375

PROG2: Sự linh hoạt của chương trình

3,8589

4,2676

4,4953

PROG4: Đào tạo theo nhu cầu xã hội

3,8690

4,3418

4,4196

PROG5: Tính cập nhật của chương trình

3,8589

4,3262

4,3028

INI1: Chuyên gia tham gia đào tạo

3,9899

4,1406

4,1167

INI2: Phương pháp giảng dạy có tính thực tế

4,0428

4,3125

4,3028

INI4: Tham quan doanh nghiệp

4,0277

4,3066

4,2208

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên với giá trị và chất lượng dịch vụ của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam - 17



Các biến quan sát có sự khác biệt trong đánh giá

Giá trị trung bình

Không yêu thích (N=397)

Bình thường (N=512)

Yêu thích (N=317)

INI6: Mở hội thảo tư vấn cho sinh viên

3,8992

4,2559

4,3596

EPIS1: Hiệu quả chất lượng giảng dạy của giảng viên

3,9647

4,4648

5,0978

EPIS2: Hiệu quả của chất lượng môn học

3,9270

4,5625

5,1199

EPIS3: Sự hữu ích về kiến thức của các môn học

4,0126

4,6660

5,1546

EMO1: Cảm thấy thoải mái trong quá trình học tập

3,5743

3,9316

4,2524

EMO2: Trạng thái cảm xúc tốt trong khi học tập

3,5894

3,9785

4,3312

EMO3: thích thú với việc học các môn học

3,7657

4,1914

4,4290

FUNC1: Sự phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp

4,1234

4,3887

4,7792

FUNC2: Giá trị của bằng cấp với cơ hội việc làm

4,3652

4,5215

4,9685

FUNC3: Giá trị bằng cấp đối với thu nhập

4,2065

4,3613

4,7066

SOCI1: Cơ hội tạo ấn tượng với mọi người

4,3048

4,5586

4,8202

SOCI2: Cơ hội nhận được sự thừa nhận của xã hội

4,4030

4,7676

4,9527

SOCI3: Lợi ích khi học tập với bạn bè tại trường

4,1108

4,6133

4,9369

SAT1: Giống với hình ảnh trường đại học lý tưởng

4,1033

4,5293

5,3817

SAT2: Khả năng đáp ứng đúng sự kì vọng của tôi

4,1285

4,7500

5,3659

SAT3: Hài lòng với trường đại học mình theo học

4,2720

4,8555

5,4543

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 20

Kết quả kiểm định đa nhóm bằng phương pháp One-way Anova với 3 nhóm sinh viên cho thấy giá trị các đánh giá dành cho các biến quan sát tỉ lệ thuận với mức độ yêu thích ngành học ngoại trừ một số biến quan sát (FACI1: Cơ sở vật chất phục vụ y tế; NACA5: Thái độ của nhân viên hành chính; PROG5: Tính cập nhật của chương trình; INI1: Chuyên gia tham gia đào tạo; INI2: Phương pháp giảng dạy có tính thực tế; INI4: Tham quan doanh nghiệp). Nhìn chung, các đánh giá của nhóm yêu thích ngành học cao hơn so với các nhóm còn lại là kết quả hợp lí, khi người học có sự yêu thích với ngành học sẽ tạo ra những động lực trong học tập và rèn luyện, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến tiếp thu kiến thức học thuật và các giá trị mà quá trình học tập mang lại. Các biến quan sát không tuân theo quy luật đa số nằm ở các hoạt động không gắn nhiều đến hoạt động tiếp thu kiến thức và mức độ chênh lệch không quá cao như cơ sở vật chất phục vụ y tế hay thái độ của nhân viên hành chính. Một số biến quan sát thuộc nhóm các vấn đề về chương trình đào tạo như tính cập nhật có thể không có liên hệ nhiều đối với mức độ yêu thích ngành học vì phần lớn sinh viên chưa có nhiều nhận thức và đanh giá chuẩn mực về nội dung, tiêu chuẩn của một chương trình đào tạo. Cuối cùng, một số biến quan sát liên quan đến hoạt động tương tác doanh nghiệp không tỉ lệ thuận với mức độ yêu thích ngành học có thể xuất phát từ thực trạng áp dụng mối quan hệ nhà trường và doanh nghiệp chưa đồng đều và thường xuyên tại các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh.

4.4.2.4. Kiểm định đa nhóm theo loại hình trường đại học đang theo học

Khi phân chia theo tiêu loại hình trường đại học sinh viên đang theo học, mẫu nghiên cứu được tách thành hai nhóm, nhóm 1 bao gồm 600 sinh viên theo các học các trường đại học khối kinh tế và quản trị kinh doanh đã tự chủ và nhóm 2 bao


gồm 626 sinh viên đang theo học các trường đại học khối kinh tế và quản trị kinh doanh chưa tự chủ. Phương pháp kiểm định Independent Sample T-test được áp dụng, kết quả được mô tả chi tiết ở Bảng 4.14.

Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả các biến quan sát có sự khác biệt trong đánh giá của các nhóm sinh viên được phân chia theo loại hình trường theo học


Các biến quan sát có sự khác biệt trong đánh giá

Giá trị trung bình

Sinh viên theo học trường đại học đã tự chủ ( N= 600)

“Sinh viên theo học các trường đại học các trường đại học chưa tự chủ

(N = 626)

ACA1: Thái độ làm việc của giảng viên

5,3300

4,6773

ACA2: Sự quan tâm của giảng viên

5,1600

4,4169

ACA3: Sự nhiệt tình của giảng viên

4,9783

4,3307

ACA4: Phương pháp giảng dạy của giảng viên

5,1650

4,5112

ACA5: Chuyên môn của giảng viên

4,9350

4,2364

ACA6: Khả năng sử dụng cộng nghệ thông tin

5,0033

4,1246

FACI1: Cơ sở vật chất phục vụ y tế

4,8533

4,2428

FACI2: Chất lượng thư viện

4,8883

4,3514

FACI3: Chất lượng kí túc xá

4,8400

4,2971

FACI4: Kích thước phòng học

4,9317

4,3946

FACI5: Hệ thống học liệu và cơ sở vật chất

4,7933

4,1885

FACI6: Cơ sở vật chất phục vụ giải trí

4,7200

4,0240

NACA2: Tốc độ xử lí thủ tục hành chính

4,7683

4,1006

NACA4: Giờ làm việc của bộ phận hành chính

4,7917

4,2812

NACA5: Thái độ của nhân viên hành chính

4,6533

4,1390

NACA6: Sự thuận tiện của thủ tục hành chính

4,8417

4,3770

NACA7: Cơ hội tham gia hoạt động thể thao

4,5867

4,1246

NACA8: Cơ hội tham gia hoạt động xã hội

4,5500

3,9760

INI6: Mở hội thảo tư vấn cho sinh viên

4,2583

4,0799

EPIS1: Hiệu quả chất lượng giảng dạy của giảng viên

4,6650

4,2764

EPIS2: Hiệu quả của chất lượng môn học

4,7133

4,2971

EPIS3: Sự hữu ích về kiến thức của các môn học

4,7783

4,3914

EMO1: Cảm thấy thoải mái trong quá trình học tập

4,0917

3,7141

EMO2: Trạng thái cảm xúc tốt trong khi học tập

4,1333

3,7620

EMO3: thích thú với việc học các môn học

4,3517

3,8882

FUNC1: Sự phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp

4,6100

4,2061

FUNC2: Giá trị của bằng cấp với cơ hội việc làm

4,7767

4,4042

FUNC3: Giá trị bằng cấp đối với thu nhập

4,6033

4,2061

SOCI1: Cơ hội tạo ấn tượng với mọi người

4,8000

4,2987

SOCI2: Cơ hội nhận được sự thừa nhận của xã hội

4,9167

4,4872

SOCI3: Lợi ích khi học tập với bạn bè tại trường

4,8233

4,2572

SAT1: Giống với hình ảnh trường đại học lý tưởng

4,9700

4,2684

SAT2: Khả năng đáp ứng đúng sự kì vọng của tôi

5,0383

4,3914

SAT3: Hài lòng với trường đại học mình theo học

5,1433

4,5128

Nguồn: Tổng hợp kết quả xử lí dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20


Dựa vào kết quả phân tích Independent Sample T-test có thể thấy, ngoại trừ các biến quan sát liên quan đến chương trình đào tạo và 3/4 biến quan sát về tương tác doanh nghiệp thì các đánh giá của nhóm sinh viên đang theo học tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở mức cao vượt trội so với nhóm sinh viên đang theo học các trường đại học chưa tự chủ tài chính. Trong đó, các đánh giá về các biến quan sát liên quan đến yếu tố học thuật, yếu tố cơ sở vật chất và sự hài lòng có sự chênh lệch đáng kể nhất. Trong khi đó sự chênh lệch mức giá trị trung bình các biến liên quan đến yếu tố phi học thuật lại không quá cao. Những kết quả phân tích hỗ trợ đưa ra một số kết luận đáng chú ý bao gồm:

Thứ nhất, dưới góc độ tiếp cận của sinh viên, các yếu tố về chất lượng và giá trị dịch vụ được cung cấp bởi các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh đã tự chủ tài chính được đánh giá vượt trội so với các trường đại học chưa tự chủ. Yếu tố học thuật, cơ sở vật chất và sự hài lòng của sinh viên cho thấy đây là ba nhóm yếu tố khác biệt nổi bật. Kết quả này có sự phù hợp cao so với bối cảnh nghiên cứu hiện nay. Trong 5 năm trở lại đây, các trường đại học công lập tự chủ khối kinh tế và quản trị kinh doanh đã có nhiều nỗ lực cải thiện và tạo ra các sự khác biệt nhờ khả năng sử dụng tốt các nguồn lực tài chính. Theo đó, các trường đại học tự chủ chú trọng nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, nâng cao thu nhập cho đội ngũ giảng viên và hơn hết là quan điểm lấy người học là trung tâm. Những chính sách này đã phần nào tạo động lực cho đội ngũ giảng viên giảng dạy và hỗ trợ nhà trường nắm bắt tốt hơn các nhu cầu của người học, qua đó nâng cao sự hài lòng của sinh viên.

Thứ hai, các biến quan sát về chương trình đào tạo không cho thấy khác biệt trong đánh giá. Kết quả này có thể bắt nguồn từ thực trạng các chương trình đào tạo được áp dụng tại các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh đang tuân thủ theo các quy định chung chặt chẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các trường tự chủ tài chính vẫn chưa có nhiều những đổi mới về chương trình đào tạo, các nguồn lực của các cơ sở giáo dục đại học để hỗ trợ là gia tăng sự linh hoạt trong hoạt động tổ chức giảng dạy vẫn còn những hạn chế. Các hoạt động tương tác doanh nghiệp cũng có thể chưa được áp dụng đồng bộ và có sự khác biệt rõ nét giữa các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh. Ngoài ra, hoạt động tương tác doanh nghiệp được đẩy mạnh không chỉ tại các cơ sở giáo dục đại học đã tự chủ mà các trường chưa tự chủ cũng có những giải pháp tăng cường mối quan hệ nhà trường – doanh nghiệp.

4.4.2.5. Kiểm định đa nhóm theo đánh giá tương quan mức độ cảm nhận giữa học phí và cảm nhận chất lượng

Khi phân chia theo đánh giá tương quan mức độ cảm nhận giữa học phí và cảm nhận chất lượng thì mẫu nghiên cứu được tách thành 3 nhóm, nhóm 1 gồm 305 sinh viên có đánh giá học phí đang ở mức cao so với chất lượng, nhóm 2 gồm 524 cho rằng mức học phí là hợp lí và nhóm 3 gồm 397 sinh viên cho rằng mức học phí đang là thấp. Phương pháp kiểm định One-way Anova được áp dụng, kết quả chi tiết được tổng hợp ở Bảng 4.15.


Bảng 4.15. Tổng hợp kết quả các biến quan sát có sự khác biệt trong đánh giá của các nhóm sinh viên được phân chia theo cảm nhận về học phí


Các biến quan sát có sự khác biệt trong đánh giá

Giá trị trung bình

Cảm nhận học phí cao

(N=305)

Cảm nhận học phí hợp lí (N=524)

Cảm nhận học phí thấp

(N=397)

ACA1: Thái độ làm việc của giảng viên

5,1836

4,9294

4,9421

ACA2: Sự quan tâm của giảng viên

4,9180

4,7882

4,6650

ACA3: Sự nhiệt tình của giảng viên

4,8754

4,6088

4,5239

ACA4: Phương pháp giảng dạy của giảng viên

5,0098

4,8321

4,6927

ACA5: Chuyên môn của giảng viên

4,8295

4,4981

4,4912

ACA6: Khả năng sử dụng cộng nghệ thông tin

4,7443

4,5687

4,3904

FACI1: Cơ sở vật chất phục vụ y tế

4,9803

4,5935

4,1360

FACI2: Chất lượng thư viện

5,1607

4,6183

4,1889

FACI3: Chất lượng kí túc xá

5,0590

4,6221

4,1033

FACI4: Kích thước phòng học

5,1344

4,6775

4,2645

FACI5: Hệ thống học liệu và cơ sở vật chất

5,1213

4,5630

3,8917

FACI6: Cơ sở vật chất phục vụ giải trí

4,9738

4,4351

3,8035

NACA2: Tốc độ xử lí thủ tục hành chính

4,6787

4,4714

4,1763

NACA4: Giờ làm việc của bộ phận hành chính

4,6393

4,5744

4,3904

NACA5: Thái độ của nhân viên hành chính

4,5410

4,4084

4,2519

NACA6: Sự thuận tiện của thủ tục hành chính

4,6557

4,7195

4,4131

NACA7: Cơ hội tham gia hoạt động thể thao

4,5016

4,3626

4,2191

NACA8: Cơ hội tham gia hoạt động xã hội

4,4426

4,3073

4,0479

INI6: Mở hội thảo tư vấn cho sinh viên

4,3016

4,1298

4,1134

EPIS2: Hiệu quả của chất lượng môn học

4,6689

4,4122

4,4887

EMO1: Cảm thấy thoải mái trong quá trình học tập

4,1180

3,8187

3,8363

EMO2: Trạng thái cảm xúc tốt trong khi học tập

4,1508

3,8607

3,8942

EMO3: Thích thú với việc học các môn học

4,2525

4,0534

4,0907

FUNC1: Sự phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp

4,5803

4,3569

4,3300

FUNC2: Giá trị của bằng cấp với cơ hội việc làm

4,7410

4,5038

4,5768

FUNC3: Giá trị bằng cấp đối với thu nhập

4,5180

4,3683

4,3526

SOCI1: Cơ hội tạo ấn tượng với mọi người

5,2197

4,4504

4,1486

SOCI2: Cơ hội nhận được sự thừa nhận của xã hội

5,2033

4,6374

4,3879

SOCI3: Lợi ích khi học tập với bạn bè tại trường

5,0557

4,4427

4,2544

SAT2: Khả năng đáp ứng đúng sự kì vọng của tôi

4,7738

4,5859

4,8186

SAT3: Hài lòng với trường đại học mình theo học

4,9082

4,7214

4,8866

Nguồn: Tổng hợp kết quả xử lí dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20


Căn cứ vào kết quả phân tích đa nhóm bằng kiểm định One-way Anova cho thấy sự khác biệt trong đánh giá xuất hiện đối với phần lớn các biến quan sát ngoại trừ các biến quan sát liên quan đến các đánh giá về chương trình đào tạo, 3 biến INI1, INI2, INI4 thuộc các vấn đề liên quan đến tương tác doanh nghiệp, các biến EPIS1 và EPIS3 liên quan đến giá trị tri thức và biến SAT1 về sự hài lòng. Một kết quả đáng chú ý đó là phần lớn các biến quan sát được đánh giá bởi nhóm sinh viên có cảm nhận học phí cao lại có giá trị cao hơn các nhóm còn lại. Nhìn chung, kết quả này khá tương đồng đối với kết quả kiểm định đa nhóm theo loại hình trường đại học sinh viên đang theo học. Nguyên nhân chính là có đến 191 sinh viên đánh giá mức học phí cao thuộc nhóm sinh viên đang theo học các trường đại học đã tự chủ. Trong các lí thuyết về marketing, những ảnh hưởng của mức độ cảm nhận về giá cả có những tác động đến các đánh giá của khách hàng, mức giá cao có thể được coi là một rào cản đến các đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm/ dịch vụ. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đối với sản phẩm là dịch vụ giáo dục tại các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh cho thấy dường như giá cả không làm giảm đi những đánh giá về giá trị và chất lượng đối với loại hình dịch vụ này. Vì vậy, những lo ngại về học phí cao vượt trội của các trường đại học đã tự chủ sẽ không hẳn có những tác động tiêu cực đến các đánh giá về chất lượng và giá trị của dịch vụ dưới góc độ tiếp cận từ người học.

4.4.3. Một số kết luận từ phân tích thống kê mô tả và kiểm định đa nhóm

Thứ nhất, kết quả thống kê mô tả tổng quan cho thấy các giá trị trung bình được đánh giá phổ biến ở mức trên 4 (trên thang đo Likert 7). Một số nhóm yếu tố có giá trị cao nổi bật bao gồm giá trị tri thức (4,7315), sự hài lòng (4,7137), giá trị xã hội (4,5919), cơ sở vật chất (4,5375) và giá trị tri thức (4,5160). Trong khi đó, giá trị cảm xúc (3,9859), yếu tố tương tác doanh nghiệp (4,1674) và chương trình đào tạo (4,1756) có các mức giá trị trung bình thấp nhất.

Thứ hai, kết quả phân tích cho thấy không tồn tại sự khác biệt trong cảm nhận của sinh viên về chất lượng, giá trị dịch vụ và sự hài lòng khi phân chia theo giới tính.

Thứ ba, khi phân tích khác biệt theo thời gian học tập (năm học) thì tồn tại sự khác biệt rõ nét tại yếu tố cơ sở vật chất khi cảm nhận cơ sở vật chất có xu hướng giảm theo thời gian học tập. Ngược lại, giá trị chức năng lại có chiều hướng được nhìn nhận tích cực hơn qua thời gian học tập. Tương tự, hai trong ba biến quan sát về sự hài lòng cũng đạt mức cao nhất đối với các sinh viên năm cuối.

Thứ tư, tồn tại sự khác biệt trong cảm nhận về phần lớn các biến quan sát khi phân chia mẫu theo mức độ yêu thích ngành học. Mức độ yêu thích ngành học tỉ lệ thuận với mức độ cảm nhận của sinh viên về các biến quan sát thuộc các yếu tố chất


lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ và sự hài lòng. Chỉ yếu tố tương tác doanh nghiệp, cảm nhận thái độ nhân viên hành chính và cơ sở vật chất phục vụ y tế đi ngược với quy luật này.

Thứ năm, kết quả phân tích khác biệt đa nhóm khi phân chia theo loại hình trường đại học sinh viên đang theo học và cảm nhận học phí – chất lượng có nhiều điểm tương đồng. Nhóm những sinh viên học tập tại các trường đại học công lập đã tự chủ và có cảm nhận học phí cao đánh giá phần lớn các biến quan sát ở mức cao hơn các nhóm còn lại. Đặc biệt, không tồn tại sự khác biệt trong ba trên bốn biến quan sát trong nhóm yếu tố tương tác doanh nghiệp.

4.5. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

4.5.1. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structual Equation Modeling) được áp dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy, mô hình bao gồm 740 bậc tự do, p-value = 0,000 (nhỏ hơn 0,05); Giá trị Chi-square = 1819,490; Giá trị Chi-square/df = 2,459 (nhỏ hơn 3). Các chỉ số AGFI = 0,924; GFI = 0,935; TLI = 0,944; CFI = 0,950 (đều lớn hơn 0,9); Giá trị SMRM = 0,0412 (nhỏ hơn 0,05); Giá trị RMSEA = 0,035 (nhỏ hơn 0,08). Theo Hair và cộng sự (2010) thì mô hình hoàn toàn phù hợp với dữ liệu của nghiên cứu. Chỉ số R2 của yếu tố sự hài lòng của sinh viên là 0,65, tức là các yếu tố chất lượng và giá trị dịch vụ giải thích được 65% sự biến thiên của sự hài lòng của sinh viên, 35% khác là do sự ảnh hưởng của các yếu tố khác và sai số. Tương tự thông qua chỉ số R2, các yếu tố chất lượng dịch vụ giả thích được 19% sự biến thiên của giá trị cảm xúc, 22% sự biến thiên của giá trị xã hội, 14% của giá trị chức năng/thỏa mãn mong muốn và 29% của giá trị tri thức. Kết quả mức độ phù hợp của mô hình SEM và mức độ giải thích của các biến độc lập đối với các biến phụ thuộc được mô tả ở Hình 4.3.

4.5.2. Kết quả chi tiết kiểm định giả thuyết nghiên cứu và đánh giá tác động

Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu cho thấy, trong 9 giả thuyết chính đánh giá tác động của các yếu tố cấu thành chất lượng và giá trị dịch vụ đối với sự hài lòng của sinh viên thì có giả thuyết H5 phản ánh tác động của yếu tố tương tác doanh nghiệp đến sự hài lòng của sinh viên bị bác bỏ do giá trị p-value lớn hơn 0,05. Trong khi đó, cũng do giá trị p-value cao hơn 0,05 nên giả thuyết H11c về mối liên hệ giữa chương trình đào tạo và giá trị cảm xúc là giả thuyết phụ duy nhất bị bác bỏ trong số 20 giả thuyết phụ phản ánh chi tiết tác động của chất lượng dịch vụ đối với các giá trị dịch vụ. Kết quả chi tiết được mô tả tại Bảng 4.16.

Xem tất cả 284 trang.

Ngày đăng: 07/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí