Một Số Hàm Ý Quản Trị Góp Phần Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Khoa Du Lịch Nói Riêng Và Trường Đại



Kết quả sau khi chạy hồi qui thì có 1 nhân tố “tiếp cận” bị loại khỏi mô hình do kết quả chạy hồi qui lần thứ nhất, thang đo “tiếp cận” đã không đạt được tiêu chuẩn thỏa mức ý nghĩa Sig. Vì vậy, sau giai đoạn này từ 05 nhân tố độc lập chứa đựng 21 biến quan sát bị giảm xuống chỉ còn 4 nhân tố độc lập với 14 biến quan sát. Sau đây, tác giả tiến hành ghi nhận và sắp xếp lại các nhân tố độc lập theo mức độ ảnh hưởng từ cao nhất đến giảm dần như sau:

Đầu tiên là “Học thuật” có ảnh hưởng nhiều nhất với hệ số β = 0,402.

Thứ hai là “Phi học thuật” có ảnh hưởng kế tiếp với hệ số β = 0,343.

Thứ ba là “Chương trình đào tạo” với hệ số β = 0,258.

Cuối cùng là “Danh tiếng” có tác động yếu nhất với hệ số β = 0,085.

Ngoài các mức độ ảnh hưởng cao hay thấp của các nhân tố được nhìn nhận qua phân tích hồi qui, tác giả còn thực hiện kiểm định theo phương pháp phân tích T-Test và kiểm định ANOVA để xem xét trong số lượng các sinh viên được nghiên cứu có hay không sự khác biệt giữa các nhóm nhỏ sinh viên được phân loại theo tiêu chí giới tính và năm học. Kết quả kiểm định T – test cho thấy không có sự khác biệt giữa sự hài lòng của sinh viên 2 nhóm giới tính là nam và nữ. Tuy nhiên, với kiểm định Anova đã cho thấy có sự khác biệt giữa sự hài lòng của sinh viên 2 nhóm được phân loại theo năm học là năm 1 có sự hài lòng khác biệt với năm 3.

5.2. Một số hàm ý quản trị góp phần nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại Khoa Du lịch nói riêng và Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM nói chung.

Một nhìn nhận tổng thể là sinh viên chính là khách hàng chủ chốt của các tổ chức giáo dục đại học và sự hài lòng của sinh viên được xây dựng liên tục với những trãi nghiệm khi sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường và trong suốt quá trình học tập. Tuy nhiên sự hài lòng này chỉ mang tính chất ngắn hạn, tức là tại mỗi thời điểm khác nhau, sự hài lòng về CLDVĐT của sinh viên đối với nhà trường cũng không hoàn toàn giống nhau. Chính vị vậy, bên cạnh những ưu điểm có được qua kết quả nghiên cứu này cho thấy, nhà trường nên cố gắng phát huy những ưu điểm vượt trội để nâng cao năng lực cạnh tranh và chiếm được thị phần nhiều hơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.



Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Khoa Du lịch Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM - 12

trong thị trường “giáo dục” hiện nay. Bên cạnh đó, cần phải có những giải pháp cụ thể để khắc phục triệt để những yếu kém, những nhược điểm. Trên cơ sở đó sẽ lôi kéo được một số lượng sinh viên tham gia đóng góp cho quá trình marketing của nhà trường trên phương diện tuyển sinh mới hoặc giữ chân những khách hàng “sinh viên” cũ tham gia vào những loại hình, ngành nghề đào tạo khác nhau của nhà trường, từ đó đảm bảo tính bền vững cho hoạt động của nhà trường. Sau đây, tác giả xin đưa ra một số hàm ý quản trị cho ban lãnh đạo của khoa nói riêng và cho trường nói chung với mong muốn sẽ hữu ích cho nhà trường trong cải thiện CLDVĐT.

Nhìn chung, sinh viên tương đối hài lòng với chất lượng dịch vụ đào tạo tại khoa Du lịch của trường HUFI, kết quả chạy thống kê mô tả tại Phụ lục 14 cho thấy thang đo Sự hài lòng đạt giá trị trung bình là 3,7151, tương đối tốt so với thang đo Likert 5 mức độ. Mức độ hài lòng của sinh viên phụ thuộc nhiều vào bốn nhân tố chính theo mức độ từ cao nhất đến giảm dần là (1) Phương diện học thuật; (2) Phương diện Phi học thuật; (3) Danh tiếng; (4) Chương trình đào tạo. Tác giả trình bày hàm ý quản trị theo từng nhân tố ảnh hưởng với mức độ ảnh hưởng từ cao giảm dần xuống thấp như sau:

5.2.1 Thứ nhất là nhóm nhân tố “Phương diện học thuật”

Nhân tố này có hệ số (β = 0,402) có ảnh hưởng mạnh nhất đến “Sự hài lòng về CLDVĐT của sinh viên”. Trung bình nhóm nhân tố này được đánh giá ở mức (mean = 3,7853), điều đó cho thấy sinh viên đánh giá tương đối cao về sự ảnh hưởng của “học thuật”, trong đó yếu tố được sinh viên đánh giá cao nhất là việc “giảng viên cung cấp đầy đủ tài liệu giảng dạy cho sinh viên trước khi bắt đầu môn học” đạt giá trị trung bình là 3,88, kế đến là 2 yếu tố có giá trị trung bình gần như nhau lần lượt là 3,74 và 3,73 là “Giảng viên có kỹ năng sư phạm” và “Giảng viên đánh giá kết quả học tập của sinh viên chính xác”. Điều này mang tính tích cực bởi vì để học tập tốt, sinh viên cần phải có được những giáo trình, tài liệu liên quan để tìm hiểu môn học trước, sau đó, khi học sẽ giúp sinh viên dễ tiếp thu hơn. Mặt khác đội ngũ giảng viên được đánh giá có kỹ năng sư phạm và đánh giá kết quả học tập của sinh viên chính xác. Hai yếu tố này cũng là yếu tố cốt lõi cần thiết cho một



giảng viên, và đội ngũ giảng viên của trường đã đạt được yếu tố này trong cách nhìn nhận của sinh viên. Qua 3 yếu tố đạt được của nhà trường, tác giả nhận thấy công tác học thuật đã và đang được nhà trường xây dựng đúng theo nền tảng giáo dục. Tuy nhiên, một số lưu ý đối với nhà trường trong nghiên cứu này cần được nhà trường xem xét và đánh giá lại như sau:

Hầu hết các đáp viên đều chưa thừa nhận những yếu tố liên quan đến việc hỗ trợ sinh viên như việc trả lời các thắc mắc của sinh viên hay liên quan đến yếu tố về kinh nghiệm giảng dạy của giảng viên cũng như là học vị của giảng viên. Đối với những vấn đề này nhà trường nên xác định và nhìn nhận lại để có cái nhìn khách quan về đội ngũ giảng viên của trường. Đối với công tác này, tác giả cũng đóng góp một vài ý kiến theo chủ quan của tác giả như sau:

Về mặt học vị của giảng viên, trường nên có một số chính sách cũng như có lộ trình cụ thể hỗ trợ cho giảng viên của trường có điều kiện học tập nâng cao.

Về kinh nghiệm giảng dạy của giảng viên, vấn đề này cũng là một trong số những yếu tố theo tác giả đánh giá là mang tính tương đối, bởi vì việc giảng dạy của nhà trường hay CLDVĐT của trường có được đánh giá cao hay không còn phải xét thêm nhiều yếu tố khác.

Về việc trả lời thắc mắc hay hỗ trợ sinh viên học tập, do vấn đề của thời kỳ hiện nay, nên hầu hết giảng viên đều có rất ít thời gian để trực tiếp làm việc với sinh viên. Vì vậy, nếu được, nhà trường có thể thành lập một diễn đàn trao đổi giữa sinh viên và giảng viên. Theo đó, sinh viên nếu cần có thể lên diễn đàn để hỏi, và đảm bảo sẽ luôn có giảng viên hỗ trợ trả lời câu hỏi trong một mức thời gian cho phép do trường đặt ra.

5.2.2 Thứ hai là nhóm nhân tố “Phương diện phi học thuật”

Nhân tố này có hệ số (β = 0,343) có ảnh hưởng mạnh thứ hai đến “Sự hài lòng về CLDVĐT của sinh viên”. Nếu xét theo trung bình thì yếu tố được sinh viên đánh giá cao nhất là việc “kết quả học tập của sinh viên được nhà trường cung cấp đúng thời hạn” đạt giá trị trung bình là 3,86; kế đến là yếu tố “Cán bộ - nhân viên của



trường quan tâm giải quyết các vấn đề khi sinh viên gặp khó khăn” đạt 3,75; 2 yếu tố cuối cùng là “Các khiếu nại của sinh viên được giải quyết hiệu quả” đạt 3,69 và 3,55 cho “cán bộ - nhân viên nhà trường có thái độ làm việc lịch sự, vui vẻ khi giao tiếp với sinh viên”. Nhìn chung, nhà trường đã tạo cho sinh viên được một khung cung cấp dịch vụ tương đối tốt đối với khía cạnh hỗ trợ dịch vụ liên quan đến các cán bộ, nhân viên hành chính của nhà trường. Một số hạn chế mà sinh viên hiện đang gặp khó khăn liên quan khá nhiều đến các vấn đề về mặt qui trình làm việc của cán bộ nhà trường như lịch hẹn giải quyết cho sinh viên, qui trình thời gian giải quyết liên quan đến các dịch vụ hỗ trợ. Chính vì vậy, nhà trường cũng cần xem xét lại và quan tâm nhiều hơn cũng như có một khung tham chiếu rõ ràng về qui trình làm việc với thời gian cụ thể rõ ràng để học sinh dễ dàng nắm bắt, tháo gỡ những lúng túng cho sinh viên về mặt giải quyết thủ tục, đồng thời cũng giúp cho đội ngũ nhân viên hành chính làm việc được thuận tiện và dễ dàng hơn.

5.2.3 Thứ ba là nhóm nhân tố “Chương trình đào tạo”

Nhân tố này có hệ số (β = 0,258) có ảnh hưởng mạnh thứ ba đến “Sự hài lòng về CLDVĐT của sinh viên”. Hầu hết sinh viên đều chấp nhận chương trình đào tạo của trường là khá tốt và các yếu tố liên quan đến chương trình đào tạo của trường đều nhận được sự đồng thuận từ phía sinh viên như là “cung cấp thời gian học linh hoạt” đạt giá trị trung bình là 3,82; “chương trình đào tạo được liên kết với các doanh nghiệp, giúp sinh viên tiếp cận được với thực tế tốt hơn” đạt giá trị trung bình là 3,76; “nhà trường liên kết với các doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên có địa điểm thực tập khi tham gia khóa luận” đạt giá trị trung bình là 3,75 và cuối cùng là “khối lượng kiến thức tương xứng với thời gian học đạt giá trị trung bình” là 3,53. Hiện nay, nhà trường đã thực hiện khá thành công trong chương trình đào tạo, vấn đề sinh viên cần tiếp cận với thực tế thực sự là một vấn đề rất cần thiết, đây là một điểm mạnh của trường mà tác giả nghĩ trường nên phát huy hơn nữa, tạo sự đa dạng hơn nữa không chỉ là liên kết với các doanh nghiệp, mà cần liên kết rộng rãi với nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành nghề khác nhau, để sinh viên có cơ hội được nhìn nhận, so sánh, và có hướng đi cho nghề nghiệp của mình trong tương lai, có như



vậy tác giả nghĩ sinh viên chắc chắn sẽ hài lòng hơn với CLDVĐT của trường. Tuy nhiên, yếu tố hạn chế duy nhất trong nghiên cứu này là chưa được sinh viên đánh giá cao là về mặt “loại hình đào tạo của nhà trường (chính quy, tại chức, từ xa,...) chưa đa dạng”. Theo thực tế tìm hiểu, tác giả nhận thấy hiện nay, nhà trường chỉ có 1 loại hình đào tạo duy nhất là đào tạo chính quy, điều này cũng là một trong số những mặt hạn chế của trường, và trong tương lai, nhà trường nên tạo điều kiện để phát triển cho loại hình học tập được đa dạng hơn thì sẽ có khả năng làm gia tăng sự hài lòng cho sinh viên, động lực cho sự phát triển năng lực cạnh tranh của trường.

5.2.4 Thứ tư là nhóm nhân tố “Danh tiếng”

Danh tiếng là nhân tố ảnh hưởng sau cùng đến sự hài lòng của sinh viên với mứ độ ảnh hưởng β = 0,085, kém khá xa so với 3 nhân tố trước. Trong nhóm nhân tố này, sinh viên thừa nhận là chất lượng đào tạo của nhà trường về mặt danh tiếng, tức là trong rất nhiều trường mà sinh viên có thể lựa chọn thì trường HUFI cũng nổi tiếng là có chương trình đào tạo đạt chất lượng tốt, đạt giá trị trung bình là 3,81. Kế đến, là khi so sánh với các trường khác, sinh viên cũng đồng ý là trường có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập và giải trí của sinh viên, đạt giá trị trung bình lần lượt là 3,78 và 3,83. Thực sự, nhóm nhân tố danh tiếng này của nhà trường so với mức hài lòng của sinh viên cũng khá tốt nếu xét về giá trị trung bình trong đánh giá của các đáp viên thì đạt 3,8/5 (thang đo Likert 5). Vì vậy, đây là một điều đáng mừng cho nhà trường và cũng là một trong những động lực để trên tinh thần đó, nhà trường cần phát huy và nâng cao hơn nữa trong vấn đề nâng cao danh tiếng của trường. Tuy nhiên, sinh viên lại chưa thừa nhận yếu tố “trường có uy tín” về mặt danh tiếng. Chính vì vậy, đây là điều mà nhà trường nên hết sức tập trung vào để nâng cao danh tiếng hơn nữa. Cũng theo tác giả được biết hiện nay trường đã đạt được tiêu chuẩn kiểm định về giáo dục trong đánh giá của Bộ giáo dục và đào tạo, điều này cũng cho thấy được chất lượng đào tạo của nhà trường được thừa nhận. Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các trường đều đang hướng tới chuẩn AUN – QA (ASEAN University Network – Quality Assurance), đây là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học theo những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng chung của khu



vực Đông Nam Á. Chính vì vậy, tác giả cho rằng nhà trường cũng nên có những hướng đi để có thể đạt được tiêu chuẩn này, nhằm nâng cao sự thừa nhận danh tiếng về chất lượng giáo dục của nhà trường đối với sinh viên nói riêng và đối với hệ thống giáo dục trong nước và trong khu vực Đông Nam Á nói chung. Có như vậy thì danh tiếng của trường sẽ càng được nâng cao hơn nữa cũng như sẽ góp phần nâng cao sự hài lòng của sinh viên về mặt danh tiếng của trường.

5.2.5 Thứ năm là hàm ý quản trị đối với sinh viên phân loại theo nhóm năm học

Dựa vào kiểm định sự hài lòng theo các biến nhân khẩu học, kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt trong sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT tại Khoa Du lịch HUFI giữa sinh viên năm thứ 1 và năm thứ 3. Chính vì vậy nhà trường cũng cần phải có những biện pháp nâng cao sự hài lòng đối với sinh viên theo nhóm năm học cho các thành phần. Trong đó, cụ thể đối với sinh viên năm thứ 1, nhà trường cần quan tâm hơn trong việc xây dựng một chương trình đào tạo với khối lượng kiến thức tương xứng với thời gian học tập, tránh để sinh viên có cảm nhận quá tải trong chương trình đào tạo của trường so với thời gian học tập (do biến quan sát Pro5 này đạt giá trị trung bình thấp nhất là 3,74 so với các biến còn lại, chi tiết tại Phụ lục 16). Trong khi đó, đối với nhóm sinh viên năm thứ 3, nhà trường cần quan tâm hơn đến việc xây dựng một chương trình đào tạo với khối lượng kiến thức tương xứng với thời gian học tập, tránh để sinh viên có cảm nhận quá tải trong chương trình đào tạo của trường so với thời gian học tập (giá trị trung bình của biến quan sát này chỉ đạt 3,41). Bên cạnh đó, trường cần xem xét lại phương diện học thuật đối với việc giảng viên đánh giá kết quả học tập của sinh viên cần phải chính xác (mean = 3,49) và thái độ làm việc của cán bộ - nhân viên nhà trường khi giao tiếp với sinh viên (mean = 3,49). Thêm vào đó, nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến kỹ năng sư phạm của giảng viên (mean = 3,51); việc giải quyết hiệu quả các khiếu nại của sinh viên (mean = 3,67) cũng như tăng cường sự liên kết của nhà trường với các doanh nghiệp để giúp sinh viên được tiếp cận với thực tế tốt hơn (mean = 3,68), và cuối cùng là sự quan tâm của các bộ - nhân viên nhà trường trong



vấn đề giải quyết các khó khăn cho sinh viên cũng cần được cải thiện hơn nữa (mean = 3,69).

5.3 Đóng góp của đề tài


Thông qua kết quả nghiên cứu này, tác giả đã đánh giá được sự hài lòng của sinh viên đang theo học tại Khoa Du lịch của trường về CLDVĐT, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về CLDVĐT và cũng đã đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên về CLDVĐT của trường trong thời gian tới.

5.4 Hạn chế của đề tài


Bên cạnh những đóng góp đã được đề cập ở trên, đề tài nghiên cứu còn một số hạn chế nhất định như sau:

Như tác giả đã đề cập ở chương 4, phần kết quả chạy hồi qui cho thấy mô hình chỉ giải thích được khoảng 76,8%, điều này có nghĩa là vần còn một số nhân tố khác hoặc sai số có khả năng gây ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT ngoài 4 nhân tố được tác giả trình bày là (1) Phương diện học thuật; (2) Phương diện phi học thuật; (3) Chương trình đào tạo; (4) Danh tiếng.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên về mặt thống kê có thể còn có hạn chế nhất định, để có thể làm kết quả độ tin cậy khi khảo sát chưa cao như tác giả mong muốn.

5.5 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài


Cần nghiên cứu thêm những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về CLDVĐT ngoài 4 nhân tố đã nghiên cứu ở trên. Có thể sử dụng các phương pháp khác khi lấy mẫu nghiên cứu nhằm tăng độ tin cậy hơn.



Tóm tắt chương 5


Trong chương này tác giả trình bày kết luận chung của quá trình nghiên cứu và đưa ra các hàm ý quản trị cho ban lãnh đạo của khoa Du lịch nói riêng và của trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT. Ngoài ra, tác giả cũng nêu ra những mặt hạn chế cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài sau này.

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí