Kiểm Định Sự Khác Biệt Về Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Khoa Du Lịch Trường Đại Học Công Nghiệp Thực


Phương diện phi

học thuật

Phương diện học thuật


Danh tiếng

Sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại Khoa Du lịch Trường ĐH Công nghiệp

TP.HCM

Chương trình đào

tạo


Hình 4.4: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh


4.5 Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại Khoa Du lịch Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

4.5.1 Kiểm định sự khác biệt theo nhóm giới tính

Tác giả sử dụng phương pháp Independent samples t-Test (kiểm định trung bình với mẫu độc lập) để thực hiện kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên giữa 2 nhóm sinh viên nam và nữ. Tác giả thực hiện kiểm định này như sau:

Bước 1: Trước tiên để có thể thực hiện kiểm định t – Test, phải thực hiện kiểm định Levene ’s Test trước để xem có sự khác biệt nhau về phương sai giữa X và Y (với X là sự hài lòng của sinh viên và Y là giới tính). Như vậy, ta đặt giả thuyết Ho: Không có sự khác biệt nhau về phương sai giữa X và Y. Sau đó dùng kiểm định Levene ’s để đánh giá, nếu Sig. < 0,05 thì bác bỏ Ho, còn ngược lại thì chấp nhận Ho.

Bước 2: Tác giả thực hiện đặt giả thuyết cho kiểm định t-Test. Giả thuyết Ho: Không có sự khác biệt về trung bình giữa X và Y. Sau đó, tác giả tiến hành đọc kết quả cho kiểm định t-Test tương ứng với kiểm định Levene ’s ở bước 1



để kết luận. Nếu Sig. trong kiểm định t < 0,05 thì bác bỏ Ho, tức là có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình giữa X và Y, còn ngược lại thì chấp nhận Ho.

Bảng 4.13 : Kết quả kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT giữa 2 nhóm sinh viên nam và nữ


Kiểm định mẫu độc lập


Kiểm định Levene's Test, kiểm định phương sai bằng nhau


Kiểm định t - Testsự bằng nhau của trung bình)

F

Sig.

t

df

Sig.(2-tailed)


HÀI LÒNG

Giả định phương sai bằng nhau


1,574


0,211


1,144


206


0,254

Giả định phương sai không bằng nhau




0,974


50,493


0,335

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Khoa Du lịch Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM - 11

(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS)


Kết quả ta có trong kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai Levene thì Sig.

= 0,211 > 0,05, chấp nhận giả thuyết H0 tức là không có sự khác biệt nhau về phương sai. Do đó, tác giả sẽ sử dụng sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances assumed (Giả định phương sai bằng nhau). Trong kiểm định t thì giá trị sig. = 0,254 > 0,05 nên chấp nhận giả thuyết Ho, có thể kết luận là không có sự khác nhau về sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT tại Khoa Du lịch Trường HUFI giữa 2 nhóm sinh viên nam và nữ. Do đó, ta có thể nói rằng không cần quan tâm đến giới tính của sinh viên khi đưa ra những hàm ý, kiến nghị liên quan đến sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT tại Khoa Du lịch Trường HUFI.



4.5.2 Kiểm định sự khác biệt theo nhóm năm học

Tương tự như trên, nhưng do biến định tính là 3 nhóm sinh viên có năm học khác nhau (năm 1, năm 2, năm 3), tức là biến định tính này có 3 giá trị, vì vậy tác giả sử dụng kiểm định ANOVA (phương pháp One – Way Anova) để thực hiện kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT.

Bảng 4.14: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm


Sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT

Cấp độ thống kê (Levene Statistic)

df1

df2

Mức ý nghĩa (Sig.)

1,145

2

205

0,320

(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS)


Tương tự như mục 4.5.1, kết quả phân tích của bảng 4.14 cho thấy kết quả kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm. Với mức ý nghĩa Sig. = 0,320 > 0,05 cho thấy phương sai sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT thuộc các năm học là như nhau.

Bảng 4.15: Phân tích phương sai


ANOVA


Phương sai tổng

df

Trung bình phương sai

F

Mức ý nghĩa (Sig.)

Giữa các nhóm

2,590

2

1,295

3,411

0,035

Trong cùng nhóm

77,835

205

0,380



Tổng

80,425

207




(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS)


Ngoài ra, kết quả bảng 4.15 trình bày kết quả phân tích phương sai với mức ý nghĩa Sig. = 0,035 < 0,05 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ hài lòng của đáp viên thuộc các nhóm năm học khác nhau.





Mẫu


Trung bình


Độ lệch chuẩn


Sai số chuẩn

Độ tin cậy

95%


Nhỏ nhất


Lớn nhất

Thấp

nhất

Cao

nhất

Năm

1

31

3,9892

0,55434

0,09956

3,7859

4,1926

2,33

5

Năm

2

65

3,7538

0,71511

0,08870

3,5767

3,9310

1

5

Năm

3

112

3,6637

0,56861

0,05373

3,5572

3,7702

2,33

5

Tổng

208

3,7404

0,62332

0,04322

3,6552

3,8256

1

5

Bảng 4.16: Đại lượng thống kê mô tả cho từng nhóm Mô tả


(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS)


Bảng 4.17: Bảng so sánh giá trị trung bình theo các cặp biến định tính (Post Hoc Tests)


Năm học (I)

Năm học

(J)

Sự khác biệt của trung bình (I – J)


Sai số chuẩn


Mức ý nghĩa

Độ tin cậy 95%


Thấp nhất

Cao nhất

Năm 1

Năm 2

0,234540

0,13450

0,82

-0,0298

0,5006

Năm 3

0,32556

0,12505

0,010

0,0790

0,5721

Năm 2

Năm 1

-0,23540

0,13450

0,82

-0,5006

0,0298

Năm 3

0,09016

0,09608

0,349

-0,0993

0,2796

Năm 3

Năm 1

-0,32556

0,12505

0,010

-0,5721

-0,0790

Năm 2

-0,09016

0,9608

0,349

-0,2796

0,0993

(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS)


Bảng 4.16 cho thấy nếu xét về giá trị trung bình, ta thấy mức độ biến thiên của giá trị trung bình trong khoảng từ 3,66 đến 3,98 cho thấy sinh viên năm thứ 1 có mức độ hài lòng cao hơn sinh viên năm 2 và năm 3. Tuy nhiên, bảng 4.17, ta thấy chỉ có sự hài lòng giữa 2 nhóm sinh viên năm 1 và năm 3 có giá trị Sig. của 2 nhóm này đạt 0,01 < 0,05, chứng tỏ trong 3 nhóm sinh viên khác nhau về năm học thì chỉ có hai nhóm sinh viên năm 1 và năm 3 là có sự khác biệt về sự hài lòng có ý nghĩa thống kê. Tất cả kiểm định sự khác biệt được tác giả thể hiện qua phụ lục 13.

4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu


Thông qua việc thực hiện các giai đoạn trong qui trình nghiên cứu cùng với việc kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng trong đánh giá và phân tích các dữ liệu thu thập, tác giả đã xác định được được các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT tại Khoa Du lịch Trường HUFI và đây cũng chính là mục tiêu nghiên cứu của luận văn này. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có 4 nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về CLDVĐT, trong đó nhân tố có tác động mạnh nhất là nhân tố Phương diện Học thuật, 3 nhân tố còn lại được sắp xếp theo mức độ từ cao đến giảm dần là Phương diện Phi học thuật; Chương trình đào tạo và cuối cùng là Danh tiếng. Nhân tố Tiếp cận bị loại khỏi mô hình khi tác giả tiến hành phân tích hồi qui vì các đối tượng khảo sát có mức độ hài lòng đối với nhân tố này là khá cao so với 4 nhân tố còn lại của mô hình. Thống kê mô tả cho thấy mức độ hài lòng trung bình của nhân tố Tiếp cận đạt giá trị là 4,0859, khá cao so với giá trị trung bình của 4 nhân tố được giữ lại trong mô hình đạt giá trị gần kề nhau là nhân tố danh tiếng đạt 3,8077; nhân tố học thuật đạt 3,7853; nhân tố chương trình đào tạo đạt 3,7151 và nhân tố phi học thuật đạt 3,7103. Vì vậy, việc loại nhân tố Tiếp cận khỏi mô hình là hợp lý.

Nghiên cứu cũng đã đáp ứng được tiêu chí chọn kích thước mẫu dựa trên khung lý thuyết chọn mẫu của Tabchnich và Fidell (1996) kết hợp với chọn mẫu theo Hair và cộng sự (2006), kích thước mẫu tối thiểu để thực hiện phân tích nhân



tố khám phá EFA phải là 130 sinh viên, trong khi đó nghiên cứu được phân tích và đánh giá với qui mô mẫu là 208 sinh viên. Vì vậy, theo 2 tiêu chí trên thì kích thước mẫu đủ đại diện cho tổng thể.

Nghiên cứu cũng đã cho thấy không có sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên về CLDVĐT theo giới tính của đối tượng khảo sát. Mặt khác, có sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT giữa sinh viên năm 1 và năm 3, trong đó nếu xét theo giá trị trung bình (mean) thì sinh viên năm 3 (mean = 3,6637) có mức độ hài lòng thấp hơn sinh viên năm 1 (mean = 3,9892).

Từ các kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu trên cho thấy khi áp dụng mô hình HEdPERF hiệu chỉnh của Abdullah (2006) để đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT trong điều kiện nghiên cứu tại Khoa Du lịch Trường HUFI thì mô hình có sự điều chỉnh so với mô hình gốc. Cụ thể, HEdPREF hiệu chỉnh (2006) chứa đựng 5 thang đo ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT, còn đối với nghiên cứu này nhân tố tiếp cận bị loại khỏi mô hình. Điều này cho thấy đối với những môi trường văn hóa khác nhau, tại những thời điểm nghiên cứu khác nhau thì những nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên cũng khác nhau. Tuy nhiên, mô hình HedPERF hiệu chỉnh vẫn phát huy được những ảnh hưởng tích cực của nó trong việc góp phần giúp tác giả xác định được 4 nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên như đã nêu trên. Mô hình cũng đã góp phần giải thích 76,8% sự hài lòng về CLDVĐT của sinh viên Khoa Du lịch Trường HUFI, phần còn lại là do sai số và các nhân tố khác ảnh hưởng. Từ đó, cũng đóng góp được cho trường trong việc xây dựng các chính sách để giúp nâng cao sự hài lòng của sinh viên về CLDVĐT.



Tóm tắt chương 4


Trong chương 4, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu thông qua phần mềm SPSS 20.0 nhằm kiểm định hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và tiến hành chạy mô hình hồi qui. Tiếp đó là kiểm định sự khác biệt giữa sự hài lòng của sinh viên về CLDVĐT với các biến định tính bằng phương pháp phân tích t-Test; ANOVA.

Từ 29 biến quan sát trong trong 6 (nhóm) nhân tố, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu và đánh giá hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo. Kết quả cả 29 biến quan sát đều đạt yêu cầu; tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định giá trị của các thang đo, kết quả phân tích EFA từ 29 biến quan sát của 5 biến độc lập và 3 biến quan sát của biến phụ thuộc, số lượng biến quan sát giảm còn 21 biến của 5 nhân tố độc lập và vẫn còn 3 biến quan sát của 1 biến phụ thuộc; tác giả tiến hành chạy hồi qui.

Kết quả hồi qui cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT (sau khi loại trừ thang đo tiếp cận ra khỏi mô hình). Sau đó tác giả tiếp tục kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT giữa các nhóm sinh viên theo biến định tính bằng phương pháp phân tích T-test và ANOVA. Kết quả nhận được là không có sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên theo giới tính, và chỉ có sự khác biệt giữa 2 nhóm sinh viên năm 1 và năm 3.

Tiếp theo chương 5 sẽ là kết luận chung và đề xuất một số hàm ý quản trị về sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT tại Khoa Du lịch Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM.



CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ


Trong chương 4, tác giả đã trình bày toàn bộ kết quả nghiên cứu của luận văn, đồng thời cũng xác định tóm gọn các nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Khoa Du lịch đối với CLDVĐT cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Đây chính là cơ sở để tác giả có thể đưa ra những góp ý đối với ban lãnh đạo của nhà trường nói chung và của khoa Du lịch nói riêng. Trước khi trình bày những hàm ý quản trị mang tính đóng góp, tác giả sẽ đưa ra một số kết luận chung cho nghiên cứu này.

5.1. Kết luận chung về sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên tại Khoa Du lịch Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

Từ mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT gồm (1) Phương diện học thuật; (2) Phương diện Phi học thuật; (3) Danh tiếng; (4) Tiếp cận; (5) Chương trình đào tạo, với tất cả là 41 tiêu chí nhỏ. Sau khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định tính là phỏng vấn chuyên gia học thuật, tác giả đã thiết lập được bảng thang đo nháp gồm 6 thang đo và 42 tiêu chí nhỏ. Tiếp theo, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ bằng phương pháp khảo sát thử 36 sinh viên tại Khoa Du lịch, kết quả là số lượng nhân tố còn lại là 6 nhân tố và 29 tiêu chí nhỏ. Vì vậy, kết quả cuối cùng là đã thiết lập được mô hình và thang đo chính thức gồm 1 biến phụ thuộc “Sự hài lòng của sinh viên về CLDVĐT”, 5 biến độc lập gồm (1) Phương diện học thuật; (2) Phương diện Phi học thuật; (3) Danh tiếng; (4) Tiếp cận; (5) Chương trình đào tạo và có tất cả là 26 biến quan sát.

Sau đó tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả các thang đo đều đạt độ tin cậy và sau 6 lần chạy phân tích khám phá EFA thì có 5 biến quan sát thuộc nhân tố độc lập bị loại và các biến còn lại được hội tụ lại còn 5 nhân tố đạt giá trị phân biệt. Như vậy, còn 21 biến quan sát thuộc 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc gồm 3 biến quan sát.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023