Kết Quả Khảo Sát Sinh Viên Năm Cuối Về Chất Lượng Đào Tạo


luôn ổn định và các ngành đào tạo đa dạng. Tại hai cơ sở giáo dục này, phần lớn các chuyên ngành đào tạo phổ biến của khối kinh tế và quản trị kinh doanh đều xuất hiện.

Thứ hai, hai trường đại học trên thuộc nhóm trường đại học tiên phong áp dụng chính sách tự chủ tài chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường đại học Thương mại bắt đầu áp dụng cơ chế này từ năm 2016, trong khi đó Trường Đại học Ngoại thương là một trong 5 trường đại học công lập đầu tiên thực hiện thí điểm tự chủ tài chính năm 2005 và tiếp tục thực hiện đề án thí điểm tự chủ theo Quyết định 751/QĐ – TTg ngày 2/6/2015.

Thứ ba, quá trình đánh giá chất lượng và sự hài lòng của người học đã được hai trường đại học tiến hành thường xuyên trong nhiều năm và được công bố công khai. Thêm nữa, hai trường cũng đã trải qua các chương trình kiểm định chất lượng giáo dục trường cũng như các chương trình đào tạo.

Như vậy, với những lý do trên, hai cơ sở giáo dục đại học là Trường Đại học Thương mại và Trường Đại học Ngoại thương cho thấy sự phù hợp về tính đại diện khi xét trên quy mô, đặc điểm cho các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam. Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính sớm và đã tham gia kiểm định chất lượng giáo dục trường cũng như chương trình đào tạo sẽ giúp các nội dung, thông tin nghiên cứu tình huống đảm bảo sự minh bạch, đáng tin cậy.

2.5.1. Trường hợp Trường Đại học Thương mại

Trường Đại học Thương mại (Thuongmai University) là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thành lập năm 1960, tiền thân có tên gọi Trường Thương nghiệp Trung ương. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, trường Đại học Thương mại đã trở thành trường đại học chất lượng cao đa ngành, đa lĩnh vực, hoạt động tự chủ và thuộc nhóm đại học dẫn đầu trong hoạt động đào tạo các lĩnh vực Quản lý kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Du lịch, Thương mại điện tử…tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, trước sự thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như sự gia tăng cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giáo dục đại học. Trường Đại học Thương mại đã có nhiều nỗ lực nâng cao sự hài lòng của sinh viên dựa trên nền tảng chất lượng và giá trị dịch vụ.

Về hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ, sau khi trở thành cơ sở giáo dục đại học tự chủ tài chính, các hoạt động quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ của trường Đại học Thương mại bao gồm:

(1) Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy và nghiên cứu;

(2) Nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất;

(3) Đổi mới, cập nhật nội dung chương trình đào tạo

(4) Nâng cao hiệu quả của các hoạt động hành chính.

Thứ nhất, xác định được tầm quan trọng của hoạt động học thuật đối với lợi ích của sinh viên và xa hơn là sự phát triển bền vững của trường Đại học Thương mại, một


số giải pháp đảm bảo cũng như tăng cường chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu được nhà trường đưa ra và thực hiện. Những chính sách thúc đẩy, tạo động lực và hỗ trợ cho giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn được ban hành. Theo đó, giảng viên được khuyến khích học tập các cấp bậc cao hơn tại các cơ sở giáo dục uy tín ở trong nước và nước ngoài với những hỗ trợ tài chính từ phía nhà trường. Không chỉ chú trọng vào nâng cao bằng cấp cho đội ngũ giảng viên, các hoạt động trau dồi phương pháp giảng dạy và chuyên môn được tổ chức thường xuyên dưới dạng các hội thảo khoa học cấp khoa, cấp trường. Những hội thảo này được giao nhiệm vụ đến các khoa, bộ môn như những hoạt động có tính chất bắt buộc và được giám sát nghiêm ngặt bởi bộ phận chuyên trách là Phòng Quản lý khoa học của trường. Hàng năm, trường Đại học Thương mại cũng tham gia tổ chức nhiều hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế để tạo môi trường giao lưu học thuật cho đối tượng giảng viên và người học. Chỉ tính riêng trong năm học 2020-2021, trường Đại học Thương mại đã tham gia tổ chức 12 Hội thảo khoa học cấp quốc tế và quốc gia, đang tiến hành thực hiện 18 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, thực hiện 13 dự án R&D cấp cơ sở và có 65 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Để thúc đẩy thái độ làm việc tích cực, tinh thần nhiệt huyết cho đội ngũ giảng viên, trường Đại học Thương mại xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng giảng dạy dưới góc độ cảm nhận của người học, những phản hồi và các ý kiến đóng góp được thông báo cho đội ngũ giảng viên để có những thay đổi, điều chỉnh hoàn thiện hơn các kiến thức, kĩ năng, phương pháp giảng dạy. Một trong những hoạt động học thuật được trường Đại học Thương mại chú trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ giảng dạy đó là thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và công bố quốc tế. Để tạo điều kiện tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế, nhà trường rất chú trọng đến các hoạt động đào tạo phương pháp nghiên cứu cho giảng viên và có cơ chế hỗ trợ tài chính cho các công trình khoa học công bố trên các ấn phẩm thuộc danh mục ISI/Scopus. Cuối cùng, để thực hiện các định hướng phát triển đạt chuẩn quốc tế, các yêu cầu về trình độ ngoại ngữ được áp dụng cho đội ngũ giảng viên đi kèm với nhiều chính sách hỗ trợ. Nhờ những chính sách nâng cao chất lượng giảng viên được thực hiện bền bỉ và hiệu quả, cho đến năm 2021, trường Đại học Thương mại đã sở hữu đội ngũ 434 giảng viên cơ hữu bao gồm 2 Giáo sư, 45 Phó Giáo sư, 93 Tiến sĩ và 290 Thạc sĩ, đạt tỉ lệ 100% có trình độ thạc sĩ trở lên. Hầu hết đội ngũ giảng viên được đào tạo tại các quốc gia phát triển và các cơ sở giáo dục uy tín tại Việt Nam. Nhiều giảng viên của trường được đánh giá là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và quản trị kinh doanh.

Thứ hai, nguồn lực tài chính của trường Đại học Thương mại được cải thiện đáng kể sau khi tự chủ tài chính. Một trong những yếu tố được nhà trường ưu tiên đầu tư, nâng cấp đó chính là cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu cho cả sinh viên và giảng viên. Một số nâng cấp nổi bật trong giai đoạn này có thể kể đến:

+ Đầu tư lắp đặt điều hòa cho 100% phòng học phục vụ nhu cầu học tập.

+ Xây dựng mới và nâng cấp các tòa nhà hành chính.


+ Xây dựng thư viện hiện đại 11 tầng phục vụ công tác học tập và nghiên cứu cho sinh viên và giảng viên.

+ Nhiều công trình phục vụ hoạt động thể thao cho sinh viên được nâng cấp và xây mới như sân bóng rổ, nhà thi đấu phục vụ học phần giáo dục thể chất.

+ Xây dựng và nâng cấp các cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động ngoại khóa như canteen, khuôn viên sân trường.

+ Liên kết và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến phục vụ nghiên cứu Những nỗ lực của trường Đại học Thương mại trong việc nâng cấp hệ thống

cơ sở vật chất giúp cải thiện môi trường học tập, nghiên cứu cho sinh viên và giảng viên. Điều này gián tiếp nâng cao chất lượng học thuật, phi học thuật cho dịch vụ giáo dục của trường Đại học Thương mại.

Thứ ba, đối với hệ đại học chính quy, trường Đại học Thương mại đang có 28 ngành đào tạo. Để đảm bảo tính cập nhật và phù hợp với người học, các hoạt động quản lí và phục vụ đào tạo nhận được sự quan tâm lớn. Trong đó, nổi bật là các giải pháp tạo sự linh hoạt cho người học về thời gian, nhu cầu học tập bổ sung hoặc rút bớt và tính công khai, minh bạch về thông tin lộ trình học tập. Thêm vào đó, các khoa cũng thường xuyên phối hợp với phòng Quản lí đào tạo và các cấp quản lí của nhà trường để xem xét đánh giá mức độ phù hợp của chương trình đào tạo. Các học phần được lựa chọn trong chương trình đào tạo của các ngành cần đảm bảo sự phù hợp đối với sự phát triển về kiến thức và kĩ năng của người học. Nhiều hoạt động đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo được trường Đại học Thương mại tiến hành thực hiện. Năm 2020, trường Đại học Thương mại đã cùng phối hợp với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội kiểm định chất lượng của 5 chương trình đào tạo bao gồm: chương trình đào tạo chính quy trình độ đại học ngành Marketing; chương trình đào tạo chính quy trình độ đại học ngành Kế toán; chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học ngành Kế toán; chương trình đào tạo chính quy trình độ đại học ngành Tài chính – Ngân hàng và chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học ngành Tài chính – Ngân hàng.

Thứ tư, trường Đại học Thương mại đã có nhiều cố gắng cải thiện quy trình giải quyết thủ tục hành chính và nâng cao khả năng phục vụ đối với các công việc hành chính của người học. Hệ thống các phần mềm chuyên biệt được sử dụng để tăng tốc độ quá trình xử lí các thủ tục hành chính cho sinh viên được áp dụng. Các tác vụ về đăng kí tín chỉ học tập, tra cứu kết quả học tập, học tập trực tuyến được nhà trường số hóa với các phần mềm có chất lượng và độ ổn định cao. Ngoài ra, yếu tố con người trong quá trình xử lí công việc hành chính cũng được chú trọng nâng cao, nhà trường thường xuyên tiến hành tập huấn nâng cao trình độ, kĩ năng cho đội ngũ chuyên viên. Đội ngũ chuyên viên không chỉ được yêu cầu cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn được yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn về hành vi ứng xử, thái độ với sinh viên trong quá trình xử lí công việc.

Mặc dù các hoạt động nâng cao giá trị cho người học chưa được thực hiện một


cách có hệ thống và phổ biến tại các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam, nhưng trong những năm gần đây, trường Đại học Thương mại đã có những nhìn nhận rất thực tế trước những thay đổi của hoạt động cung ứng dịch vụ giáo dục đại học tại Việt Nam. Thứ nhất, đó là quan điểm định hướng khách hàng, lấy lợi ích của người học là mục tiêu trung tâm. Các hoạt động cần chú trọng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Không chỉ dừng lại việc nâng cấp chất lượng dịch vụ để đạt các tiêu chuẩn từ các cơ quan quản lí, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, nhiều hoạt động được thực hiện có tính cá nhân hóa, chú trọng vào gia tăng giá trị cho người học được thực hiện. Những sự bổ sung kiến thức, kĩ năng bên cạnh các kiến thức trên giảng đường thông qua các hoạt động tương tác doanh nghiệp góp phần gia tăng giá trị chức năng, giá trị tri thức cho người học. Để cải thiện những vấn đề về cảm xúc trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, giảng viên được yêu cầu làm đa dạng phương pháp tiếp cận và truyền tải kiến thức cho người học, những cơ sở vật chất phục vụ học tập và các hoạt động ngoại khóa được chú trọng đầu tư. Cuối cùng, trường Đại học Thương mại luôn cố gắng sử dụng các giải pháp truyền thông nhằm nâng cao vị thế, mang lại những cảm nhận giá trị xã hội cho người học.

Thông qua các hoạt động nâng cao chất lượng và giá trị dịch vụ của trường Đại học Thương mại, các kết quả đánh giá từ người học trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng rõ rệt. Không chỉ nhận được những phản hồi tích cực từ người học, nâng cao chất lượng và giá trị dịch vụ cho sinh viên còn giúp trường Đại học Thương mại củng cố và cải thiện vị thế trong nhóm các trường đại học đào tạo hàng đầu khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam.

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát sinh viên năm cuối về chất lượng đào tạo

TT

Tiêu chí

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Ngành học có mục tiêu đào tạo rõ ràng, phù hợp với nhu cầu xã hội về lao động thể hiện trong tuyên bố đầu ra của ngành

3,85

4,01

4,00

2

Nội dung CTĐT phù hợp với mục tiêu đào tạo thể hiện các học phần trong CTĐT góp phần đạt được mục tiêu CTĐT

3,85

3,99

4,00

3

Nội dung CTĐT luôn được cập nhật, đổi mới

3,77

3,93

3,99

4

Số lượng các học phần trong chương trình phù hợp

3,79

3,94

3,99

5

Các học phần trong chương trình đào tạo được tổ chức một cách có hệ thống, phù hợp với thời gian học và khối lượng kiến thức cần đạt được

3,82

3,94

3,99

6

Tỉ lệ phân bổ khối lượng kiến thức giữa lý thuyết và thực hành hợp lý trong từng học phần, giữa các học phần lý thuyết và thực hành của CTĐT

3,59

3,70

3,76

7

Chương trình có nhiều học phần tự chọn đáp ứng nhu cầu của người học

3,75

3,84

3,95

8

Chuẩn đầu ra nêu rõ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp

3,78

3,86

3,92

9

Các học phần trong CTĐT tích hợp được các kiến thức và kỹ năng theo chuẩn đầu ra

3,72

3,85

3,89

10

CTĐT đảm bảo đủ năng lực liên thông lên chương trình sau đại học

3,87

4,01

3,98

11

Giảng viên (GV) đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy

4,16

4,20

4,24

12

GV có kiến thức chuyên môn tốt, cập nhật liên tục về nội dung giảng dạy

4,18

4,25

4,30

13

GV có phương pháp truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu

3,92

4,03

4,05

14

GV giảng dạy có sự liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn

3,95

4,11

4,12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.


TT

Tiêu chí

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

15

GV luôn cập nhật các phương pháp giảng dạy mới, phù hợp

3,85

3,95

4,00

16

Trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy và học tập đầy đủ, hiện đại

3,72

3,95

4,12

17

Nội dung kiểm tra, đánh giá sát với chương trình đào tạo

3,93

4,03

4,11

18

Phương pháp kiểm tra, đánh giá theo năng lực, theo quá trình và theo tính chất đặc thù của học phần

3,89

4,02

4,04

19

GV luôn động viên, thúc đẩy, tạo điều kiện để SV học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện và phát triển các kỹ năng cần thiết

4,02

4,13

4,14

20

Hoạt động giảng dạy luôn gắn với định hướng nghề nghiệp

3,86

3,99

4,00

21

Quá trình đăng ký học, rút bớt, bổ sung đáp ứng nhu cầu

3,82

3,90

3,99

22

Thời khóa biểu chính xác, không bị điều chỉnh

4,15

4,24

4,26

23

Lịch học, thời lượng buổi học phù hợp, đáp ứng nhu cầu

4,03

4,12

4,13

24

Giáo trình, tài liệu được cung cấp với nội dung chính xác và cập nhật

3,87

3,92

3,97

25

SV dễ dàng tiếp cận với các tài liệu tham khảo

3,78

3,85

3,93

26

Thư viện đảm bảo số lượng, chất lượng sách báo, không gian và chỗ ngồi

3,66

3,76

3,78

27

Thiết bị công nghệ thông tin phục vụ tốt cho hoạt động giảng dạy và học tập

3,64

3,84

3,95

28

Phòng học đảm bảo yêu cầu chỗ ngồi, âm thanh, ánh sáng và độ thông thoáng

3,67

3,91

4,13

29

Các hoạt động ngoại khóa hỗ trợ thiết thực cho học tập và nghiên cứu

3,45

3,57

3,65

30

Nhà trường có các khóa học nâng cao năng lực ngoại ngữ

3,44

3,56

3,57

31

Nhà trường có các khóa học nâng cao trình độ công nghệ thông tin

3,36

3,54

3,53

32

Hoạt động tư vấn học tập, nghề nghiệp cung cấp đày đủ thông tin, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, chọn lựa và học tập của SV

3,70

3,89

3,90


33

Cơ sở vật chất nhà trường (giảng đường, phòng thí nghiệm/thực hành, bàn ghế, các phương tiện nghe nhìn, chỗ gửi xe, vệ sinh,…) đáp ứng nhu cầu đào tạo, học tập và

nghiên cứu


3,72


3,92


4,14

34

Có lợi thế cạnh tranh trong công việc

3,62

3,78

3,77

35

Có khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa

3,78

3,85

3,89

36

Có khả năng tự học, tự nghiên cứu

3,84

3,93

3,95

37

Có khả năng chịu đựng được áp lực cao trong công việc

3,79

3,84

3,89

38

Có khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn

3,63

3,76

3,78

39

Có khả năng ứng dụng kỹ năng vào công việc thực tiễn

3,76

3,82

3,86

40

Có kỹ năng giao tiếp, truyền đạt

3,85

3,94

3,94

41

Có kỹ năng phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề

3,83

3,97

3,97

42

Có kỹ năng làm việc nhóm

4,02

4,10

4,14

43

Có kỹ năng tổ chức, sắp xếp và quản lý công việc

3,89

4,00

4,06

44

Tính chuyên nghiệp

3,64

3,78

3,86

45

Sử dụng tốt các kỹ năng về ngoại ngữ

3,50

3,49

3,62

46

Sử dụng tốt các ứng dụng công nghệ thông tin

3,56

3,62

3,72

Ghi chú: Khảo sát được đánh giá theo thang đo Likert 5 điểm.

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát sinh viên do trường Đại học Thương mại thực hiện

Dựa vào kết quả khảo sát có thể thấy, đánh giá của sinh viên về các tiêu chí có xu hướng tăng dần qua các năm, các tiêu chí nhận được đánh giá cao nổi bật là giảng viên và cơ sở vật chất. Ngoài các yếu tố liên quan đến hoạt độ cung ứng dịch vụ, những hữu ích, giá trị về kiến thức và kĩ năng mà sinh viên thu được từ quá trình học tập cũng có xu hướng gia tăng.


Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả khảo sát sự hài lòng của sinh viên 5 chuyên ngành Trường Đại học Thương mại

Trong báo cáo khảo sát độc lập về sự hài lòng của sinh viên với dịch vụ 1

Trong báo cáo khảo sát độc lập về sự hài lòng của sinh viên với dịch vụ giáo dục đại học trong năm 2019 do trường Đại học Thương mại tổ chức thực hiện đối với 1113 sinh viên của 5 chuyên ngành đào tạo dưới sự quản lí của 3 khoa bao gồm: Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử; Khoa Kinh tế - Luật và Khoa Quản trị nhân lực cho thấy trung bình chung tỉ lệ đáp ứng của Nhà trường so với sự mong đợi của sinh viên là 83,95%. Có thể thấy tỉ lệ này chứng tỏ Nhà trường đã đáp ứng được ở mức khá cao cho sinh viên trong trường ở các yếu tố: Cung cấp dịch vụ công, trang bị cơ sở vật chất như: phòng học, ký túc xá, thư viện,… môi trường đào tạo, hoạt động giáo dục,…

Mặc dù số liệu từ hai khảo sát mang tính độc lập, chưa thể phản ánh rõ ràng vai trò ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự hài lòng của sinh viên, tuy nhiên dựa vào những kết quả và xu hướng trả lời của đáp viên có thể thấy một số điểm nổi bật sau:

(1) Những giải pháp nâng cao chất lượng và giá trị dịch vụ với quan điểm lợi ích của sinh viên là trung tâm đạt được những kết quả tốt, phản ánh qua các kết quả đánh giá từ chính người học.

(2) Trường Đại học Thương mại đáp ứng sự mong đợi của sinh viên đối với chất lượng và giá trị dịch vụ ở mức tương đối cao.

2.5.2. Trường hợp Trường Đại học Ngoại thương

Trường Đại học Ngoại thương (Foreign Trade University) là trường đại học công lập thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường được thành lập năm 1960, tiền thân là một bộ môn thuộc Trường Đại học Kinh tế – Tài chính. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Ngoại thương được đánh giá là một trong số những cơ sở giáo dục uy tín hàng đầu đào tạo lĩnh vực kinh tế và kinh doanh tại Việt Nam. Trường cũng được biết đến là một trong những đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về ngân sách giáo dục đầu tiên.

Một điểm đặc biệt dễ dàng nhận thấy trong quá trình phát triển của Trường Đại học Ngoại thương đó là luôn đi đầu trong các hoạt động bổ sung kiến thức về ngoại ngữ, kĩ năng cho sinh viên. Trong những năm gần đây, dựa trên các thế mạnh trong hoạt động đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương cũng nhìn nhận về hoạt động giáo dục đại học như một loại hình dịch vụ đặc biệt, nhiệm vụ làm thỏa mãn nhu cầu người học trở thành mục tiêu quan trọng cần đạt được để đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Một trong


những nhóm giải pháp nổi bật được áp dụng tại Trường Đại học Ngoại thương để nâng cao sự hài lòng cho sinh viên đó là cải thiện chất lượng dịch vụ. Các tiêu chí quan trọng được trường sử dụng làm trọng tâm xây dựng chất lượng dịch vụ bao gồm:

(1) Khả năng tiếp cận dịch vụ

(2) Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

(3) Môi trường giáo dục

(4) Hoạt động giáo dục

Thứ nhất, để phát triển khả năng tiếp cận dịch vụ cho người học thì Trường Đại học Ngoại thương chú trọng đến các hoạt động tuyển sinh, thủ tục nhập học, các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng đặc biệt. Về hoạt động tuyển sinh, các thông tin về đề án tuyển sinh, chương trình đào tạo được nhà trường công khai trên website. Các chương trình tuyển sinh được trường tổ chức thường xuyên tại các trường THPT. Trong những năm gần đây, trường cũng áp dụng nhiều phương thức xét tuyển, công nhận các loại chứng chỉ quốc tế, thành tích trong các kì thi học sinh giỏi để tạo sự linh hoạt trong việc lựa chọn sinh viên đầu vào. Thủ tục nhập học cũng được nhà trường thực hiện nhanh gọn với sự tận tình, chuyên nghiệp của đội ngũ chuyên viên và giảng viên. Cuối cùng, đối với đối tượng đặc biệt như thuộc nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo đều được xem xét hưởng các hỗ trợ miễn, giảm học phí.

Thứ hai, hệ thống cơ sở vật chất của trường phục vụ tốt nhu cầu đào tạo, các phòng học được trang bị hệ thống máy chiếu, điều hòa nhiệt độ. Bên cạnh cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giảng dạy, trường còn tạo ra nhiều không gian dành cho các hoạt động thể thao và hoạt động ngoại khóa. Những câu lạc bộ của trường được sự quan tâm và hỗ trợ của nhà trường, những câu lạc bộ góp phần không nhỏ giúp hỗ trợ sinh viên bổ sung các kĩ năng, khả năng sử dụng ngoại ngữ.

Bảng 2.11. Tổng hợp kết quá khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ của trường Đại học Ngoại thương năm 2020

Tiêu chí đánh giá

Điểm đánh giá

Khả năng tiếp cận dịch vụ

3,975

Cung cấp thông tin tuyển sinh, nhập học đầy đủ, kịp thời

4,21

Thực hiện thủ tục nhập học thuận tiện

4,11

Học phí và các khoản đóng góp phù hợp

3,52

Chính sách hỗ trợ đối tượng đặc biệt

4,06

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

3,515

Phòng học, giảng đường đáp ứng diện tích, độ kiên cố, tiện nghi

3,56

Hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ tốt công tác đào tạo

3,35

Thư viện đủ sách, tài liệu tham khảo, thiết bị, thời gian phục vụ

3,71

Khu ký túc xá sinh viên đáp ứng yêu cầu về diện tích, tiện ích, an toàn, vệ sinh,…

3,44

Môi trường giáo dục

4,040

Nhà trường chú trọng tiếp nhận ý kiến phản hồi của sinh viên về chất lượng các dịch vụ giáo dục của trường

4,02

Mối quan hệ giữa các sinh viên thân thiện, nhân ái, đoàn kết…

4,18


Tiêu chí đánh giá

Điểm đánh giá

Giảng viên tận tâm, nhiệt tình, tư vấn,… cho sinh viên

4,12

Môi trường tự nhiên đầy đủ bóng mát, ánh sáng, thoáng đãng

3,93

Trong trường, khu vực xung quanh an ninh, an toàn, lành mạnh

3,95

Hoạt động giáo dục

3,935

Việc đào tạo theo học chế tín chỉ chất lượng và hiệu quả

3,86

Giảng viên chú trọng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, tư duy sáng tạo, kỹ năng thực

,… cho sinh viên

3,98

Hình thức, phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên đa dạng, khách quan

3,91

Tổ chức đa dạng hoạt động hướng nghiệp (cung cấp thông tin, và cơ hội việc làm, seminar với nhà tuyển dụng,…)

3,99

Sự phát triển và thực hiện nghĩa vụ công dân của bản thân

3,880

Anh/Chị nắm vững kiến thức, thành thạo các kĩ năng chuyên môn, nghề nghiệp và tu dưỡng đạo đức theo nhu cầu bản thân

3,77

Anh/Chị tiến bộ nhiều về kĩ năng tự học, tự nghiên cứu,…

3,82

Anh/Chị có khả năng giải quyết vấn đề học tập và thực tiễn

3,76

Anh/Chị có kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thích ứng với sự biến đổi của thị trường lao động

3,89

Anh/Chị thực hiện tốt nghĩa vụ: trong gia đình; công dân về kinh tế, văn hóa, xã hội; tôn trọng quyền con người

4,16

Nguồn: Báo cáo khảo sát sự hài lòng của sinh viên với chất lượng dịch vụ của Đại học Ngoại thương năm 2019 với quy mô mẫu 5660 sinh viên

Thứ ba, chất lượng môi trường giáo dục được nâng cao dựa trên các hoạt động cải thiện các mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên, giữa sinh viên và đội ngũ chuyên viên, giữa sinh viên và sinh viên, môi trường tự nhiên và khả năng giải quyết các thắc mắc của sinh viên. Để có thể cung cấp cho người học dịch vụ đào tạo tốt nhất, nhà trường đã xây dựng hệ thống lấy ý kiến phản hồi gồm đa dạng các kênh và sinh viên dễ dàng tiếp cận với hệ thống này. Các ý kiến phản hồi của sinh viên luôn được Nhà trường và các đơn vị có liên quan tâm sử dụng để cải tiến chất lượng. Môi trường học tập tại trường Đại học Ngoại thương luôn được đánh giá là thân thiện, sinh viên luôn nhận được sự hỗ trợ tận tình từ thầy cô và nhà trường trong quá trình phát triển bản thân.

Thứ tư, để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trường Đại học Ngoại thương chú trọng vào phát triển năng lực đội ngũ giảng viên, phần lớn giảng viên của trường được đào tạo tại các quốc gia phát triển và có khả năng giảng dạy bằng tiếng Anh rất tốt, đây cũng được đánh giá là điều kiện quan trọng giúp trường phát triển các chương trình tiên tiến giảng dạy bằng ngoại ngữ và hỗ trợ nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người học. Ngoài ra, tiêu chí về hoạt động giáo dục tại trường Đại học Ngoại thương được sinh viên đánh giá cao vì nhà trường đã tổ chức đa dạng hoạt động hướng nghiệp; giảng viên chú trọng phát triển năng lực tự học cũng như đa dạng hóa phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập...

Những giá trị nổi bật mà Trường Đại học Ngoại thương mang lại cho sinh viên theo học luôn được đánh giá là vô cùng rõ nét từ nhiều góc độ. Nhờ chú trọng vào các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/02/2023