Tổ Qua Tì Ì Iê Cứu Về B I Tập P Át Triể Knvđcb C O Trẻ Mg Trê T Ế Iới V Tại Việt Nam

Bả 1.5. Kết quả mo đợi t ể iệ KNVĐCB v các t c ất tro VĐ của trẻ MG [11], [49]

Trẻ 3 - 4 tuổi

Trẻ 4- 5 tuổi

Trẻ 5 - 6 tuổi

Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động

+ Đi hết đoạn đường hẹp (3m x 0,2m).

+ Đi kiễng gót liên tục 3m.

+ Bước đi liên tục trên ghế thể dục hoặc trên vạch kẻ thẳng trên sàn.

+ Đi bước lùi liên tiếp khoảng 3 m.

+ Đi lên, xuống trên ván dốc (dài 2m, rộng 0,30m) một đầu kê cao 0,30m.

+ Không làm rơi vật đang đội trên đầu khi đi trên ghế thể dục.

+ Đứng một chân và giữ thẳng

người trong 10 giây.

Kiểm soát được vận động:

+ Đi/ chạy thay đổi tốc độ theo đúng hiệu lệnh.

+ Chạy liên tục trong đường dích dắc (3 - 4 điểm dích dắc) không

chệch ra ngoài.

+ Đi/ chạy thay đổi hướng vận động đúng tín hiệu vật chuẩn (4 – 5 vật chuẩn đặt dích dắc).

+ Đi/ chạy thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh (đổi hướng ít nhất 3 lần).

Phối hợp tay- mắt trong vận động:

+ Tung bắt bóng với cô: bắt được 3 lần liền không rơi bóng (khoảng cách 2,5 m).

+ Tự đập - bắt bóng được 3 lần liền (đường kính bóng 18cm).

+ Tung bắt bóng với người đối diện : bắt được 3 lần liền không rơi bóng (khoảng cách 3 m).

+ Ném trúng đích đứng (xa 1,5 m x cao 1,2 m).

+ Tự đập bắt bóng dược 4-

5 lần liên tiếp.

+ Bắt và ném bóng với người đối diện ( khoảng cách 4 m).

+ Ném trúng đích đứng (xa 2 m x cao 1,5 m).

+ Đi, đập và bắt được bóng nảy 4 - 5 lần liên tiếp.

Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:

+ Chạy được 15 m liên tục theo hướng thẳng.

+ Ném trúng đích ngang (xa 1,5 m).

+ Bò trong đường hẹp (3 m x 0,4 m) không chệch ra ngoài.

+ Chạy liên tục theo hướng thẳng 15 m trong 10 giây.

+ Ném trúng đích ngang (xa 2 m).

+ Bò trong đường dích dắc (3 - 4 điểm dích dắc, cách nhau 2m) không chệch ra

ngoài.

+ Chạy liên tục theo hướng thẳng 18 m trong 10 giây.

+ Ném trúng đích đứng (cao 1,5 m, xa 2m).

+ Bò vòng qua 5 - 6 điểm dích dắc, cách nhau 1,5 m theo đúng yêu cầu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số bài tập phát triển kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 3 - 6 tuổi tại các trường mầm non khu vực TP.HCM - 8


Từ những nội dung trong kết quả mong đợi của Chương trình GDMN, tác giả Nguyễn Sinh Thảo - Nguyễn Thị Tuấn (2011) và tác giả Đặng Hồng Phương (2018) đã đưa ra một số bài tập đánh giá sự PTVĐ của trẻ MG dựa theo dấu hiệu PTVĐ của trẻ ở từng độ tuổi như sau:

Bả 1.6. B i tập đá iá ự p át triể KNVĐCB dựa t eo dấu iệu PTVĐ của trẻ MG [55],[69]

Trẻ 3 – 4 tuổi

Trẻ 4 – 5 tuổi

Trẻ 5 – 6 tuổi

+ Chạy 10m khoảng 10 giây

+ Bật xa 25 – 30 cm

+ Ném xa 2m bằng 1 tay

+ Bò theo đường dích dắc vào vạch hoặc vật chuẩn (4 đoạn dích dắc)

+ Chạy 15m khoảng 10 giây.

+ Bật xa 30 – 40 cm

+ Ném xa 3m bằng 1 tay

+ Bò theo đường dích dắc không bị chạm vật (5-6 đoạn dích dắc)

+ Đứng co 1 chân trong 5 giây

+ Chạy 18m khoảng 10 giây

+ Đi giật lùi 3m

+ Bật xa 50 – 60cm

+ Bò chui dưới vật không bị chạm

+ Đi nối gót giật lùi 5 bước.


1.5. Tổ qua tì ì iê cứu về b i tập p át triể KNVĐCB c o trẻ MG trê t ế iới v tại Việt Nam

1.5.1. Một cô trì iê cứu về b i tập p át triể KNVĐCB c o trẻ MG tiêu biểu trê t ế iới.

Các công trình nghiên cứu về các bài tập phát triển KNVĐCB cho con người đã được hình thành từ rất lâu. Tại Hy Lạp, La Mã, trẻ em 7 tuổi đã bắt đầu làm quen với các môn thể thao như bơi lội, ném lao, ném đĩa… Tại Trung Quốc, trẻ em đã được học bắn cung, cưỡi ngựa, đánh kiếm, săn thú … Tuy nhiên phương pháp giáo dục ở thời kì này chủ yếu là truyền thụ kinh nghiệm vận động cho trẻ và gói gọn trong gia đình. Việc đánh giá các hoạt động vận động của trẻ chỉ dựa vào kết quả thực hiện và kinh nghiệm sống của bản thân, chưa đề cao ảnh hưởng của BTVĐ đến người tập.

Nhà giáo dục vĩ đại J.A. Komensky(1592-1670) đã đặt nền móng ban đầu cho việc xây dựng hệ thống phương pháp dạy học phù hợp với những đặc điểm phát triển của trẻ ở mọi lứa tuổi. Ông cho rằng trẻ em cần được giáo dục về đức, trí, thể, mĩ; nên tổ chức các lớp học theo nhóm, lứa tuổi, trình độ [55]. Đây là điều rất quan trọng trong việc định hướng hình thành các tiết học thể dục, các bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ MG theo độ tuổi.


Jeam Jacques Rousseau (1712-1778) và Johann Pestalozzi (1746-1827) đã đặt cơ sở khoa học ban đầu của nội dung GDTC là dựa vào các vận động của trẻ như đi, chạy, nhảy … vốn là năng động đối với trẻ. Hai ông coi trọng nguyên tắc trực quan trong dạy học bài tập vận động (BTVĐ), đề cao sự sáng tạo và tích cực của trẻ trong quá trình dạy học, việc rèn luyện thân thể và tập luyện thể chất của trẻ em cần phải kết hợp với âm nhạc. Hai nhà sư phạm nổi tiếng người Đức là Anthony Festus (1763-1836) và F.Guts Muths (1759-1839) đã tổng kết những kinh nghiệm bản thân và hiện thực hoá tư tưởng của Rousseau và Johann Pestalozzi. Họ trình bày quan điểm của mình về GDTC, phân tích về mặt lí luận các bài tập phát triển KNVĐCB sử dụng các dụng cụ khác nhau để giúp trẻ thực hiện các động tác leo trèo, ném, giữ thăng bằng. [55]. Các nhà khoa học giai đoạn này đã khẳng định sự cần thiết của bài tập phát triển KNVĐCB trong việc rèn luyện thể chất cho trẻ, mỗi bài tập mang một nét đặc trưng riêng và cần có phương pháp dạy học phù hợp.

Những năm 60 của thế kỉ XIX, P.Ph.Leksgrap (1837 – 1909) dựa trên những quan điểm khoa học biện chứng, ông đã nghiên cứu hệ thống các bài tập Giáo dục thể chất cho trẻ, ý nghĩa vệ sinh và sức khỏe của bài tập thể chất. Ông cho rằng sự phát triển thể chất có mối quan hệ với sự phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ và hoạt động sáng tạo. Leksgrap nhấn mạnh ý nghĩa của lời nói hướng tới sự tự giác của trẻ, không được cho trẻ bắt chước một cách máy móc. Theo Lexgáp, người GVMN phải tiến hành có hệ thống các tiết học, trong quá trình dạy học cần tăng dần sức chịu đựng của cơ thể, thay đổi bài tập thể chất và đa dạng hóa chúng. Những lí luận của Leksgrap là nền tảng vững chắc cho sự phát triển khoa học Giáo dục thể chất cho trẻ em sau này [54], [55], [56]

V.V. Gorinevskiy (1857 – 1937) – Giáo sư, bác sĩ nhi khoa, học trò của Lexgáp – là người đã làm rò hơn học thuyết của Leksgrap về Giáo dục thể chất. Ông nghiên cứu vấn đề vệ sinh của bài tập thể chất, thể dục chữa bệnh, ông là người sáng lập ra công tác kiểm tra y tế và giáo dục trong các tiết học thể dục và rèn luyện thể thao. Ông xác định những đặc trưng của Giáo dục thể chất trong


các giai đoạn khác nhau của cuộc sống con người. Sơ đồ của ông về “Bài tập thể chất phù hợp với lứa tuổi” và tác phẩm “Văn hóa thể dục cho trẻ trước tuổi đến trường” đã bổ sung về mặt lí luận GDTC cho trẻ em [56].

N.K.Kruvskaia (1869 – 1939) là người có công lớn nhất trong quá trình phát triển lí luận vể giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. Bà cho rằng Giáo dục thể chất cho trẻ có ý nghĩa lớn, coi luyện tập thể dục thể thao là nhiệm vụ quan trọng để làm vững mạnh thế hệ mai sau. Ghi nhận sự tác động có ích của bài tập thể chất lên cơ thể trẻ, bà đề cao vai trò của trò chơi vận động. Bà cho rằng trò chơi vận động không chỉ củng cố sức khỏe của cơ thể, góp phần hình thành, củng cố kĩ năng bài tập thể chất, giáo dục cách điều khiển bản thân có tổ chức, có tính cách [55].

A.I.Bukkova nghiên cứu vấn đề PTVĐ của trẻ mầm non. Tác phẩm “Rèn luyện cơ thể trẻ” và “Sự PTVĐ cơ bản của trẻ MN” của bà và E.G. Levi – Gorinheskkaia đã giúp cho các nhà nghiên cứu có cơ sở xây dựng hệ thống bài tập thể chất phù hợp với trẻ mầm non. Bà đã chứng minh và đưa ra quá trình dạy trẻ các vận động, ý nghĩa, nội dung, cách thức tổ chức và phương pháp tiến hành [54].

Những công trình nghiên cứu khoa học của N.A.Meplop, M.N.Kontorovich, L.I.Mikhaylovna, A.I.Bukkova có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển lí luận và thực tiễn GDTC cho trẻ mầm non. Cùng với các tác giả khác, họ đã nghiên cứu chương trình GDTC cho trẻ, giáo trình giảng dạy cho các trường Trung học Sư phạm và những trò chơi vận động cho các trường mầm non. Một trong những công trình đầu tiên về hình thành kĩ năng vận động ở trẻ là công trình nghiên cứu của Đ.V. Khukhlaieva. Bà xác định ý nghĩa và mối tương quan của phương pháp dạy học và hình thành kĩ năng vận động của trẻ 3 – 7 tuổi [54].

C.Mác đã đánh giá rất cao ý nghĩa của thể lực và cho rằng nó phải được đưa vào trường dành cho con em nhân dân lao động ở mức độ cao như ở các trường thể dục chuyên ngành. Theo Mác: “việc kết hợp lao động sản xuất với trí dục và thể dục không những chỉ là một trong những phương tiện tăng thêm sản xuất xã hội mà còn là phương tiện duy nhất đào tạo con người phát triển toàn diện” [4][5][6].

L.P. Matveyev và A.Đ. Novikov đã có nhiều cống hiến trong hệ thống hoá các phương pháp dạy học bài tập phát triển KNVĐCB. Trong đó có một số


phương pháp phù hợp với trẻ MG như phương pháp làm mẫu, phương pháp tập luyện lặp lại, biết đổi, phương pháp trò chơi và thi đua. Việc kiểm tra đánh giá sư phạm kết quả vận động của người tập thể hiện ở các chỉ số phát triển chức năng vận động cũng được hai ông nhấn mạnh. Giáo viên nên xây dựng sơ đồ theo dòi trẻ ở mỗi độ tuổi, chủ yếu là các KNVĐ và tố chất thể lực, từ đó áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp với trẻ hơn. [57]

Những năm gần đây, trong lĩnh vực GDTC cho trẻ mầm non đã có số lượng đáng kể những công trình nghiên cứu khoa học về chế độ sinh hoạt, hình thành kĩ năng vận động cho trẻ mầm non, ý nghĩa giáo dục của trò chơi vận động, hình thành khả năng định hướng không gian, tố chất thể lực trong vận động của trẻ, vai trò giáo dục của thi đua, dạy trẻ các bài tập vận động cơ bản và bài tập thể thao. Năm 1972, A.V. Kenkhenman và Đ.V.Khukhlayeva đã viết cuốn sách “Lí luận và phương pháp Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non”. Đây là sự đúc kết của hàng trăm công trình nghiên cứu trong lĩnh vực Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non [54]

Trong những năm 50 của thế kỉ XX, có một số công trình nghiên cứu về tâm vận động như Brunet Lexin (Pháp), Denver (Mĩ) và phát triển tâm vận động của Ozeretski (Mĩ) cho trẻ MN đã góp phần phân loại trẻ trong lĩnh vực PTVĐ của chúng, giúp các nhà khoa học tìm ra những giải pháp giáo dục trẻ phù hợp. Trong những năm 80,90 của thế kỉ XX một số nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra một hệ thống phương pháp dạy học và các thức thực hiện riêng biệt với BTVĐ cho trẻ MN [55]

Những kết quả nghiên cứu về lĩnh vực GDTC cho trẻ MG của các nhà khoa học trên thế giới đã phần nào phản ánh được quá trình nhận thức tầm quan trọng của các bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ độ tuổi MN. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rò việc áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp với năng lực vận động của trẻ là điều kiện cần thiết để giúp trẻ phát triển toàn diện. Đây là cơ sở nền tảng để xây dựng các luận điểm khoa học cho việc học tập và nghiên cứu của các nhà giáo dục trên thế giới và tại Việt Nam.

1.5.2. Một cô trì iê cứu về b i tập p át triể KNVĐCB c o trẻ MG tiêu biểu tại Việt Nam

Công tác GDTC tại Việt Nam lấy việc tiếp thu có chọn lọc lí luận của phương Đông và phương Tây, kết hợp giữa phân tích và tổng hợp cùng với việc


phát huy nền văn hoá thể chất của dân tộc làm nền tảng. Điều này được thể hiện rò nét thông qua quan điểm xây dựng chương trình GDTC 2018 của Bộ GD&ĐT “Chương trình môn Giáo dục thể chất được xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực ti n, cập nhật thành tựu của khoa học thể dục thể thao và khoa học sư phạm hiện đại, trong đó có các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học, sinh lí học, phương pháp giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Giáo dục thể chất của Việt Nam và các nước có nền giáo dục tiên tiến; kết quả phân tích thực ti n giáo dục, điều kiện kinh tế – xã hội Việt Nam và sự đa dạng của học sinh”. Qua đó thể hiện rò nét mục tiêu của chương trình GDTC của Việt Nam là “trang bị cho người học kiến thức và kĩ năng chăm sóc sức khoẻ; kiến thức và kĩ năng vận động; hình thành thói quen tập luyện, khả năng lựa chọn môn thể thao phù hợp để luyện tập nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực và tố chất vận động”.

Hệ thống GDTC cho trẻ MN được hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX, thời gia ban đầu công tác GDTC chỉ tập trung vào việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục tại trường học. Đến những năm 70 thì tiết học thể dục mới được đưa vào hệ thống các tiết học tại trường MN và giải quyết nhiệm vụ đặc thù của môn học là hình thành những KNVĐCB và phát triển các tố chất thể lực một các có hệ thống. Cũng trong thời gian này, Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội đã phê chuẩn quyết định thành lập Vụ Mẫu giáo vào ngày 19/01/1966 đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của GDMN. Tháng 11/1966, Hội nghị Mẫu giáo toàn quốc lần thứ II được tổ chức tại Hưng Yên đã xác định nhiệm vụ chính của giáo dục độ tuổi mẫu giáo là: “Thông qua hoạt động vui chơi, hướng dẫn trẻ phát triển toàn diện về các mặt thể, đức, trí, mĩ. Chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ cho trẻ, đảm bảo trẻ phát triển thể chất điều hoà, có khả năng chống đỡ bệnh tật, tập thói quen vệ sinh …”. Việc định hướng và phát triển chương trình GDMN tạo tiền đề cơ bản cho việc phát triển hệ thống phương pháp dạy học GDTC cho trẻ MG sau này.

Một số công trình nghiên cứu tại Việt Nam trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc hệ thống phương pháp dạy học KNVĐCB cho trẻ MG ở các nước trên thế giới như: “Lí luận và phương pháp GDTC cho trẻ em” của Đặng Hồng Phương (2018); “Rèn luyện thân thể cho trẻ em” của Nguyễn Toán (2007); “Lí luận và


phương pháp giáo dục TDTT trong nhà trường” của Trịnh Trung Hiếu (2001); “Phát triển tính tích cực vận động cho trẻ MN” của Đặng Hồng Phương (2008); “Phương pháp hình thành kĩ năng vận động cho trẻ MN” của Đặng Hồng Phương (2018); “Lí luận và phương pháp GDTC trong trườg học” của Đồng Văn Triệu (2000)… Các tác giả đã thống nhất về hệ thống các phương pháp giáo dục KNVĐCB cho trẻ MG về cơ bản là: Phương pháp làm mẫu, giải thích, phương pháp dạy động tác hoàn chỉnh và phân đoạn, phương pháp tập luyện lặp lại và biết đổi, phương pháp sửa sai.

Theo tác giả Đặng Hồng Phương (2003) trong nghiên cứu “Nghiên cứu phương pháp dạy học bài tập vận động cơ bản cho trẻ MG lớn ( – 6 tuổi)” thì trong quá trình tổ chức dạy học bài tập vận động cơ bản cho trẻ, GV giữ vai trò chủ đạo còn trẻ giữ vai trò chủ động, tích cực tham gia các hoạt động nhằm tiếp thu những tri thức, KNVĐCB mới, hình thành năng lực vận động, phát triển thể chất và tâm lí. Cũng trong nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng được 20 bài học bằng cách đa dạng các trò chơi, hình thức, dụng cụ tập luyện,… và hệ thống bài tập đánh giá mức độ phát triển tố chất thể lực và trí lực ở trẻ MG lớn.

Trong tác phẩm “Tổ chức hoạt động PTVĐ cho trẻ MN theo hướng tích hợp” của Lê Thu Hương và các cộng sự (2008) của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và phát triển chương trình GDMN trực thuộc Viện chiến lược và chương trình giáo dục phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục đã trình bày một số phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phát triển KNVĐCB cho trẻ theo hướng tích hợp theo chủ đề ở trường MN.

Tác giả Nguyễn Thị Yến Linh (2013) trong nghiên cứu “Biện pháp nâng cao tính tích cực vận động trong giờ học thể dục cho trẻ – 6 tuổi” đã đề cập đến 4 nhóm biện pháp nâng cao tính tích cực vận động của trẻ là: xây dựng môi trường kích thích vận động của trẻ; sử dụng biện pháp trò chơi; thi đua; kích thích trẻ tích cực tham gia vào ngày hội lễ thể dục thể thao

Tác giả Nguyễn Bá Minh và cộng sự (2015) trong tác phẩm “Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục PTVĐ cho trẻ trong trường MN” đã đề cập đến những nguyên tắc cơ bản khi lựa chọn những nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục PTVĐ cho trẻ trong trường MN. Đây


là cơ sở lí luận để giúp GV có thể xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển KNVĐCB cho trẻ trong trường MN.

Trong tác phẩm “Đánh giá và kích thích sự phát triển của trẻ 3 – 6 tuổi” của tác giả Tạ Ngọc Thanh (2009) đã đề cập tới các chỉ số và hướng dẫn cách đánh giá sự PTVĐ của trẻ theo từng giai đoạn độ tuổi. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất một số biện pháp kích thích sự phát triển về tâm vận động của trẻ MG.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Lâm Thị Tuyết Thuý (2009) “Phát triển thể lực của trẻ mẫu giáo ở một số tỉnh miền Trung” đã xây dựng được hệ thống các test đánh giá thể lực của trẻ MG tại thành thị và nông thôn các tỉnh miền Trung. Bên cạnh đó, đề tài cũng đề xuất được một số giải pháp và bài tập nâng cao hiệu quả phát triển thể lực cho trẻ MG tại các trường MN khu vực thành thị và nông thôn các tỉnh miền Trung.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Vĩnh năm 2013 “Xây dựng bộ công cụ đo lường thể lực của trẻ 3 – 4 tuổi tại TP. HCM” được công bố tại Tạp chí Khoa học và Đào tạo TDTT số 1.2013 đã xây dựng được 7 test đánh giá tố chất thể lực tổng hợp cho trẻ MG bé tại 24 quận huyện thuộc TP. HCM.

Bên cạnh đó, một số tác phẩm khác như: “Các trò chơi vận động cho trẻ từ 2-6 tuổi” của Lê Thị Liên Hoan (2003); “Hướng dẫn thực hiện VĐCB cho trẻ MG” của Nguyễn Thị Mỹ Trinh (2017); “Sổ tay GVMN 66 hoạt động phát triển tinh thần tập thể” của Nguyễn Minh Anh (2007); “Các bài tập PTVĐ và trò chơi vận động cho trẻ MG” của Hoàng Thị Dinh (2016) đã hệ thống hoá các bài tập vận động cho trẻ độ tuổi MN theo từng giai đoạn độ tuổi. Đây là nguồn tư liệu quý giá, cơ sở khoa học và tài liệu cung cấp cho GVMN những bài tập phát triển KNVĐCB phù hợp cho trẻ theo từng độ tuổi.

Nhìn chung, trên thế giới và tại Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về lí luận và thực tiễn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển KNVĐCB cho trẻ MG. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng chỉ rò điều kiện học tập của trẻ thuộc các vùng miền khác nhau sẽ có sự cách biệt khá lớn cho nên kết quả đạt được của quá trình giáo dục trẻ cũng có sự khác biệt giữa các vùng miền. TP.HCM là một trong hai thành phố lớn nhất tại Việt Nam, có sự tăng trưởng về kinh tế cao và là hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và giáo dục quan trọng nhất cả nước. Trong

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí