- Thực trạng sử dụng TCVĐ qua khảo sát cho thấy các GV tiểu học đều biết đến các TCVĐ cho HS. Tuy nhiên mức độ tổ chức thực hiện không cao, TCVĐ được các GV sử dụng thường xuyên nhất là trò Bịt mắt bắt dê, Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau và Chạy tiếp sức đạt tỉ lệ trên 60%; số trò chơi mà GV chưa bao giờ tổ chức cho HS chơi là trò Cái lược (Indonesia), Chi chi chành chành, Hoàng anh, Hoàng Yến, Nhóm ba, nhóm bảy, đạt tỉ lệ trên 50%.
Qua những phân tích ở trên đã giúp đánh giá được tương đối toàn diện thực trạng thực trạng thể lực và KNS của HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành TP.HCM. Đây chính là các cơ sở thực tế quan trọng để góp phần làm cơ sở cho việc thay đổi các hoạt động GDTC cho HS tại các trường mang lại hiệu quả tích cực hơn. Trong đó, việc ứng dụng các TCVĐ phù hợp với các điều kiện khách quan và chủ quan hiện có tại trường, đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu và sở thích của HS, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển thể lực và KNS của HS là việc cần thiết được thực hiện.
3.2. Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1. Lựa chọn các trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1.1. Những yêu cầu trong lựa chọn các trò chơi vận dộng cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh
- Trò chơi được lựa chọn phải có tính mục đích rò ràng, phải thể hiện ngay từ tên gọi, nội dung và luật chơi của từng trò chơi;
- Phải lựa chọn những trò chơi có lợi nhất đối với sự phát triển toàn diện của HS;
- Trò chơi phải có nội dung lành mạnh, phong phú và hấp dẫn, phải nhằm
củng cố được sức khỏe, thể lực, hình thành các kỹ năng vận động, KNS, nâng cao được nhận thức, năng lực quan sát và tình cảm của trẻ khi chơi.
- Phải căn cứ vào đặc điểm tâm lý, sinh lý, trình độ sức khỏe, thể lực và vốn kỹ năng vận động để lựa chọn các trò chơi cho phù hợp.
- Phải ưu tiên cho những trò chơi có tác động toàn thân, những trò chơi có kỹ năng quen thuộc (như đi, chạy, nhảy, leo trèo …) những trò chơi rèn luyện sự khéo léo nhanh trí và những trò chơi mang tính tập thể.
- Các trò chơi được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với từng giai đoạn phát triển thể chất HS.
- Phải ưu tiên lựa chọn các trò chơi mà khi tổ chức chơi có số lượng nhiều người cùng đồng thời tham gia hoạt động chơi.
- Trò chơi phải phù hợp vớ điều kiện cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ của nhà trường.
3.2.1.2. Lựa chọn các trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh
Trên cơ sở các yêu cầu, nguyên tắc, các tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các giáo trình, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố iên quan đến TCVĐ dành cho HS tiểu học [2, 11, 15, 18, 25, 41,…]. Căn cứ vào tình hình thực tiễn trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu đã tổng hợp được 31 TCVĐ để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho HS lứa tuổi (6 -7) . Nội dung chi tiết được trình bày tại bảng 3.13 dưới đây.
Bảng 3.13: Kết quả tổng hợp TCVĐ cho HS
Tên trò chơi | Ghi chú | |
1 | Bịt mắt bắt dê | |
2 | Cái lược (Indonesia) | |
3 | Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau | |
4 | Chạy tiếp sức | |
5 | Chuyền đồ vật | |
6 | Chạy theo hình tam giác | |
7 | Chi chi chành chành | |
8 | Chó sói và bầy cù | |
9 | Cướp cờ | |
10 | Diệt các con vật có hại | |
11 | Hoàng anh, Hoàng Yến | |
12 | Kéo cưa, lừa xẻ | |
13 | Mèo đuổi chuột | |
14 | Ném trúng đích | |
15 | Ném bóng vào rổ | |
16 | Người mù và bầy ruồi | |
17 | Người què đuổi bắt | |
18 | Sẵn sàng chờ lệnh | |
19 | Thi xếp hang | |
20 | Trốn tìm | |
21 | Trồng nụ, trồng hoa | |
22 | Tung bóng vào đích | |
23 | Chuyền bóng tiếp sức | |
24 | Nhảy đúng nhảy nhanh | |
25 | Tâng cầu | |
26 | Nhảy ô tiếp sức | |
27 | Nhóm ba, nhóm bảy | |
28 | Lò cò tiếp sức | |
29 | Ai khỏe ai khéo | |
30 | Lăn bóng | |
31 | Đuổi bắt |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Đọc, Phân Tích Và Tổng Hợp Tài Liệu [34]
- Thực Trạng Thể Lực Của Học Sinh Lứa Tuổi 6 -7 Tại Một Số Trường Tiểu Học Nội Thành, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Nội Dung Thang Đo Các Kns Phỏng Vấn Phụ Huynh Hs [24]
- Kết Quả Phỏng Vấn Về Phân Phối Các Tcvđ Phù Hợp Cho Hs Lứa Tuổi (6 -7) Tại Một Số Trường Tiểu Học Nội Thành, Tp.hcm
- Quy Trình Ứng Dụng Các Trò Chơi Vận Động Cho Học Sinh Lứa Tuổi (6 -7) Tại Một Số Trường Tiểu Học Nội Thành, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Đánh Giá Hiệu Quả Ứng Dụng Trò Chơi Vận Động Để Phát Triển Thể Lực Và Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Lứa Tuổi (6 -7) Tại Một Số Trường Tiểu Học
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
74
Sau khi tổng hợp được các TCVĐ như trên, luận án tiến hành gửi các mẫu phiếu khảo sát cho các chuyên gia (Giảng viên, GV GDTC, các nhà khoa học, CBQL,…) đánh giá về mức độ phù hợp của từng trò chơi đáp ứng yêu cầu lựa chọn TCVĐ cho HS tiểu học theo thang đo Likert – 5.
Thang đo Likert được sử dụng để đánh giá các TCVĐ là: [1]: Rất không phù hợp;
[2]: Không phù hợp; [3]: Bình thường;
[4]: Phù hợp; [5]: Rất phù hợp.
- Ý nghĩa giá trị trung bình của thang đo Likert sử dụng trong việc khảo sát chuyên gia:
+ Giá trị khoảng cách = (Maximum–Minimum)/n = (5-1)/5 = 0.8
+ Ý nghĩa các mức như sau:
1.00 – 1.80: Rất không phù hợp;
1.81 – 2.60: Không phù hợp;
2.61 – 3.40: Phù hợp;
3.41 – 4.20: Khá phù hợp;
4.21 – 5.00: Rất phù hợp.
Tổng số phiếu phát ra là 100 phiếu, tỷ lệ phản hồi lại là 93 phiếu (chiếm tỷ lệ 93 %).
Tiến hành phân tích Wilcoxon để kiểm định sự khác biệt giữa 2 lần khảo sát chuyên gia đối với các TCVĐ cho thấy: giữa hai lần khảo sát có tính trùng hợp và ổn định (hay nói cách khác là không có sự khác biệt về mặt thống kê) giữa 2 lần khảo sát với mức ý nghĩa p > 0.05.
Kết quả thống kê chi tiết tại bảng 3.14 cho thấy có 11 TCVĐ không được các chuyên gia đánh giá phù hợp để ứng (giá trị TB nhỏ hơn 2.61 theo thang đo likert). Còn lại có 20 TCVĐ được các chuyên gia đánh giá từ mức phù hợp trở lên là: Bịt mắt bắt dê, Cái lược (Indonesia), Chạy tiếp sức, Chó sói và bầy cù,
Cướp cờ, Diệt các con vật có hại, Kéo cưa, lừa xẻ, Ném bóng vào rổ, Người mù và bầy ruồi, Trồng nụ, trồng hoa, Tung bóng vào đích, Chuyền bóng tiếp sức, Nhảy đúng nhảy nhanh, Tâng cầu, Nhảy ô tiếp sức, Nhóm ba, nhóm bảy , Lò cò tiếp sức, Ai khỏe ai khéo, Lăn bóng và Đuổi bắt.
Bảng 3.14: Kết quả phân tích wilcoxon đánh giá của các chuyên gia về mức độ phù hợp của các TCVĐ dành cho HS tiểu học
TÊN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG | Trung bình lần 1 | Trung bình lần 2 | Z | Asymp. Sig. (2 -tailed) | |
1 | Bịt mắt bắt dê | 4,58 | 4,61 | .000a | 1.000 |
2 | Cái lược (Indonesia) | 4,61 | 4,62 | .000a | 1.000 |
3 | Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau | 2.43 | 2.43 | .000a | 1.000 |
4 | Chạy tiếp sức (lớp 1, lớp 2) | 4,39 | 4,39 | -1.528a | .127 |
5 | Chuyền đồ vật | 2,33 | 2,33 | -1.091a | .275 |
6 | Chạy theo hình tam giác | 2,15 | 2,15 | -1.091a | .275 |
7 | Chi chi chành chành | 2,32 | 2,32 | .000a | 1.000 |
8 | Chó sói và bầy cù | 4,44 | 4,44 | -1.091a | .275 |
9 | Cướp cờ | 4,67 | 4,67 | -1.091a | .275 |
10 | Diệt các con vật có hại | 4,59 | 4,59 | .000a | 1.000 |
11 | Hoàng anh, Hoàng Yến | 2.55 | 2.55 | .000a | 1.000 |
12 | Kéo cưa, lừa xẻ | 4,44 | 4,44 | -3.674a | .138 |
13 | Mèo đuổi chuột | 2.35 | 2.35 | .000a | 1.000 |
14 | Ném trúng đích | 2.25 | 2.25 | .000a | 1.000 |
15 | Ném bóng vào rổ | 4,50 | 4,50 | -5.385a | .600 |
16 | Người mù và bầy ruồi | 4,39 | 4,39 | -3.317a | .129 |
17 | Người què đuổi bắt | 2.21 | 2.21 | .000a | 1.000 |
18 | Sẵn sàng chờ lệnh | 2.34 | 2.34 | .000a | 1.000 |
19 | Thi xếp hang | 2.22 | 2.22 | .000a | 1.000 |
20 | Trốn tìm | 2.44 | 2.44 | .000a | 1.000 |
21 | Trồng nụ, trồng hoa | 4.45 | 4.28 | -1.966a | 1.000 |
22 | Tung bóng vào đích | 4.28 | 4.28 | .000a | 1.000 |
23 | Chuyền bóng tiếp sức | 4.73 | 4.73 | .000a | 1.000 |
24 | Nhảy đúng nhảy nhanh | 4.00 | 4.00 | -1.807a | .071 |
35 | Tâng cầu | 4,29 | 4,27 | -1.807a | .071 |
TÊN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG | Trung bình lần 1 | Trung bình lần 2 | Z | Asymp. Sig. (2 -tailed) | |
26 | Nhảy ô tiếp sức | 4,59 | 4,59 | .000a | 1.000 |
27 | Nhóm ba, nhóm bảy | 4.33 | 4.28 | -5.385a | .600 |
28 | Lò cò tiếp sức | 4.20 | 4.20 | -4.000a | .100 |
29 | Ai khỏe ai khéo | 4.10 | 4.35 | -.500a | .617 |
30 | Lăn bóng | 4.28 | 4.28 | .000a | 1.000 |
31 | Đuổi bắt | 4,52 | 4,52 | -5.385a | .127 |
(Nguồn: Kết quả khảo sát)
3.2.2. Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.2.1. Nguyên tắc ứng dụng trò chơi vận động trong giảng dạy môn thể dục để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh
Trong quá trình sử dụng các TCVĐ trong giảng dạy môn thể dục cho HS, cần đảm bảo các nguyên tắc như sau:
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Quá trình GDTC cho HS là quá trình giảng dạy có kế hoạch liên quan đến hai khâu: "Học để vận động" - tức là học để có các kỹ năng vận động và những hiểu biết liên quan và "vận động để học" là thông qua sự vận động để học một loạt các kỹ năng và hiểu biết vượt ra ngoài hoạt động thể chất. Thông qua các hoạt động thể chất, HS sẽ hiểu được giá trị của hoạt động thể chất cũng như trở thành người có nhân cách và có sự sáng tạo. Quá trình này diễn ra liên tục, thường xuyên trong đó những điều kiện hiện tại đã và đang tác động không nhỏ tới quá trình phát triển thể chất cho HS. Các tác động giáo dục đến HS phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của xã hội xung quanh, phù hợp với đặc điểm phát triển hiện tại của cá nhân HS. Nhận thức được vấn đề này giúp cho việc xây dựng biện pháp GDTC phù hợp với mục tiêu và nội dung GDTC cho HS tiểu
học. Việc khai thác, lựa chọn đưa các trò chơi vận động vào giảng dạy nhằm GDTC cho HS tiểu học cần phải căn cứ trên những điều kiện thực tiễn của công tác GDTC HS trong nhà trường, thực tiễn sử dụng trong điều kiện xã hội hiện nay.
Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Quá trình giáo dục là một quá trình vận động và phát triển liên tục theo hướng giai đoạn đi trước đặt nền móng cho giai đoạn sau, giai đoạn sau kế thừa và hoàn thiện những thành tựu đã đạt được của những giai đoạn trước đó, hệ thống lý thuyết đã có là cơ sở và nền tảng cho việc tiếp tục hoàn thiện những vấn đề lý luận cho những hướng tiếp cận nghiên cứu mới, biện pháp giáo dục mới.
Sử dụng TCVĐ cho HS tiểu học cần phải được tiếp cận trên quan điểm kế thừa nội dung, phương pháp, những kết quả và thành tựu giáo dục của những giai đoạn trước đã đạt được. Đảm bảo tính kế thừa trong xây dựng hệ thống các biện pháp sử dụng trò chơi vận động nhằm GDTC cho HS tiểu học là yêu cầu cần được quán triệt khi xây dựng biện pháp giáo dục.
Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển
Giáo dục là một quá trình luôn vận động phát triển, thể hiện ở sự vận động của mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, đối tượng giáo dục và kết quả giáo dục. Vì vậy, sử dụng trò chơi vận động nhằm GDTC cho HS cần phải phát triển trong các bước: Lựa chọn – Thiết kế hoạt động giáo dục – Tổ chức thực hiện – Kiểm tra đánh giá. Xây dựng biện pháp sử dụng trò chơi vận động nhằm GDTC cho HS tiểu học cần phải hình thành và phát triển được ở người học những tố chất, năng lực tích cực, phát huy tối ưu năng lực phù hợp với giai đoạn lứa tuổi.
Trò chơi vận động phản ánh một hình thức sinh hoạt văn hóa, không tồn tại một trò chơi vận động duy nhất, nguyên vẹn như nó xuất hiện lần đâu mà không có những yếu tố mới trong khi điều kiện lịch sử xã hội đã có những thay đổi và phát triển. Vì vậy, việc xây dựng biện pháp sử dụng trò chơi vận động nhằm GDTC cho HS tiểu học cần quán triệt nguyên tắc đảm bảo tính phát triển
và tính tiếp biến của loại hình trò chơi này trong điều kiện xã hội hiện nay.
Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp đối tượng
Quá trình giáo dục chỉ đạt hiệu quả cao khi đối tượng giáo dục tồn tại với tư cách là chủ thể tích cực của quá trình tự giáo dục, tự giác, tích cực chủ động. Các hoạt động giáo dục được tổ chức trong nhà trường nhằm mục đích giúp HS chiếm lĩnh được những giá trị vật chất và tinh thần nhất định nào đó, quá trình tác động này mang lại hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp hay không phù hợp với đối tượng giáo dục.
Xây dựng biện pháp sử dụng trò chơi vận động nhằm GDTC cho HS tiểu học phải hướng đến phát triển tối đa năng lực và thế chất phù hợp với đối tượng giáo dục. Do đó biện pháp sử dụng trò chơi vận động phải phù hợp với đặc điểm của HS tiểu học về nội dung và hình thức động tác.
3.2.2.2. Phân phối các trò chơi vận động cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh
Từ kết quả 20 TCVĐ đã lựa chọn, luận án tiến hành phỏng vấn các giáo viên giảng dạy môn thể dục, mục đích là phân phối các trò chơi vận động cho HS tiểu học tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, TP.HCM. Qua kết quả phỏng vấn 20 giáo viên đã phân phối được các TCVĐ cho HS. Trong đó:
Đối với HS 6 tuổi: Số trò chơi được phân phối là 14/20 TCVĐ (Diệt các con vật có hại, Chuyền bóng tiếp sức, Kéo cưa lừa xẻ, Nhảy ô tiếp sức, Nhảy đúng nhảy nhanh, Tâng cầu, Chạy tiếp sức, Bịt mắt bắt dê, Cái lược (Indonesia), Chó sói và bầy cù, Cướp cờ, Kéo cưa, lừa xẻ, Ném bóng vào rổ, Người mù và bầy ruồi) tỷ lệ lựa chọn từ 85% – 100%.
Đối với HS 7 tuổi: Số trò chơi được phân phối là 12/20 trò chơi vận động ( Chuyền bóng tiếp sức; Nhảy ô tiếp sức; Nhảy đúng nhảy nhanh; Tâng cầu; Chạy tiếp sức; Nhóm ba, nhóm bảy; Tung bóng vào đích; Lò có tiếp sức; Ai kéo khỏe; Lăn bóng; Trồng nụ, trồng hoa; Đuổi bắt) tỷ lệ lựa chọn từ 85% – 100%.