Nội Du , Ì T Ức V P Ươ P Áp Tổ C Ức Các Oạt Độ Iáo Dục P Át Triể Knvđcb C O Trẻ 3 – 6 Tuổi


- Đặc điểm p át triể KNVĐCB của trẻ 3 – 4 tuổi (mẫu iáo bé) Sự cốt hoá của xương diễn ra nhanh hơn giúp cho trẻ có thể thực hiện các bài tập chuyên về sứ mạnh. Vai trò điều chỉnh vận động của trẻ 3 tuổi tốt hơn so với nhóm tuổi trước, các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh chóng hơn, các quá trình kìm hãm được phát triển. Sự hưng phấn thần kinh còn cao nên trẻ có cảm giác thường xuyên đòi hỏi thay đổi vận động, trẻ hiếu động hơn, thường không giữ mình trong tư thế yên tĩnh,

+ Vận động đi: các động tác thừa khi đi đã mất đi, trẻ biết phối hợp các phần riêng lẻ trong cử động đi, biết giữ đầu và ngực thẳng, phối hợp tay và chân tuy chưa nhịp nhàng nhưng tốt hơn so với độ tuổi trước, ở một số trẻ đôi khi thân còn dao động sang hai bên khi đi.

+ Vận động chạy: khi chạy trẻ thường đặt cả bàn chân xuống sàn, chưa đủ sức nâng đùi cao, chưa giữ thăng bằng tốt, nhịp điệu các bước chạy chưa ỗn định, khả năng định hướng khi chạy chưa tốt.

+ Cảm giác thăng bằng: trẻ có khả năng tự định hướng trong không gian và ước lượng khoản cách, tuy nhiên khi thực hiện các bài tập còn thiếu tự tin, xuất hiện nhiều động tác thừa và tốc độ thực hiện bài tập còn chậm

+ Vận động bò – trườn: Trẻ biết phối hợp tay chân khi bò – trườn, có thể thực hiện động tác dưới nhiều hình thức tập luyện khác nhau như bò trong đường hẹp, bò luồn vật, trườn qua cổng…

+ Vận động nhảy-bật: trẻ chưa biết phối hợp giữa tay và chân khi thực hiện, chưa kiểm soát được cử động của tay khi nảy, thường đặt cả bàn chân và không gập gối khi tiếp xúc đất, bước nhảy ngắn.

+ Vận động ném: trẻ chưa xác định được hướng ném và khoảng cách ném, chưa phối hợp được thị giác khi ném, chưa phối hợp được thân mình để tạo lực khi ném.

- Đặc điểm p át triể KNVĐCB của trẻ 4 – 5 tuổi (mẫu iáo ỡ) Tốc độ phát triển thể lực của trẻ lứa tuổi này chậm hơn so với các lứa tuổi trước, nhưng quá trình cốt hoá của xương lại diễn ra nhanh hơn. Khả năng làm của hệ thần kinh còn yếu, nên nếu vận động với cường độ cao, lượng vận động nhiều thì trẻ sẽ nhanh mệt mỏi. Các phản xạ có điều kiện ở độ tuổi này được hình thành nhanh chóng hơn so với các nhóm tuổi trước tuy nhiên việc củng cố vẫn


còn chậm. Chính vì vậy, các thói quen vận động mới được hình thành, những kỹ năng mới không bền vững, dễ bị sai lệch và mất đi.[54], [55]

+ Vận động đi: Nhịp điệu khi thực hiện động tác còn chưa ỗn định, sự phối hợp tay và chân chưa nhịp nhàng, chưa xác định được hướng đi, khả năng thay đổi hướng đi trong không gian còn chậm.

+ Vận động chạy: trẻ đã bước đầu có phản xạ với hiệu lệnh xuất phát, nhịp điệu bước chân còn chưa ỗn định, trẻ bước đầu biết phối hợp tay và chân khi chạy tuy nhiên còn chưa nhịp nhàng, khả năng định hướng còn chưa cao.

+ Cảm giác thăng bằng: trẻ tự tin hơn khi thực hiện các động tác thăng bằng nhưng vẫn hơi cúi đầu khi thực hiện vận động.

+ Vận động bò-trườn: trẻ đã biết phối hợp chính xác tay và chân khi thực hiện nên động tác nhanh hơn, có khả năng thực hiện các kiểu bò – trườn dưới nhiều hình thức tập luyện khác nhau như bò cao hoặc trườn sấp.

+ Vận động nhảy-bật: khả năng thực hiện động tác còn chưa tốt, chưa biết sử dụng tay tạo đà khi thực hiện động tác, tốc độ thực hiện động tác còn chậm, vẫn còn mắc nhiều lỗi sai khi tiếp đất, tuy nhiên trẻ đã có thể rời cùng lúc cả hai chân khi bật.

+ Vận động ném: trẻ đã biết lấy đà bằng cách vung tay ra sau, đã xác định được hướng ném nhưng chưa ước lượng được khoảng cách ném.

- Đặc điểm p át triể KNVĐCB của trẻ 5 – 6 tuổi (mẫu iáo lớ ) Trẻ trở nên cứng cáp hơn, tỉ lệ cơ thể đã cân đối tại tư thế vững chắc cho các vận động. Trẻ biết tự lực, rất hiếu động và không biết mệt mỏi, các vận động của trẻ dần dần hoàn thiện hơn. Trẻ có thể thực hiện những động tác, vận động quen thuộc bằng nhiều cách, trong thời gian dài hơn với lượng vận động lớn hơn. Các vận động của trẻ bước đầu đã đạt được mức độ chính xác, nhịp nhàng với nhịp điệu ổn định, biết phối hợp vận động của mình với các bạn. Các quá trình tâm lý của trẻ đã được hoàn thiện, khả năng chú ý tăng, trẻ đã có khả năng quan sát động tác mẫu của giáo viên, ghi nhớ để thực hiện lại. [54], [55]

+ Vận động đi: nhịp điệu bước đi ổn định, phối hợp tay chân tốt và thân mình vững vàng khi thực hiện động tác.

+ Vận động chạy: Chạy đúng hướng, có phản xạ đáp lại hiệu lệnh xuất phát tốt, nhịp điệu bước chạy ỗn định, phối hợp tay chân tốt. Ở độ tuổi này có thể quan sát thấy sự khác biệt giữa bé trai và bé gái khi thực hiện bài tập.


+ Cảm giác thăng bằng: tốt hơn so với độ tuổi trước, thực hiện các động tác nhanh hơn, kiểm soát được vận động thăng bằng của thân mình.

+ Vận động bò-trườn: trẻ đã định hướng được vận động và phối hợp tay chân khi thực hiện động tác, tốc độ thực hiện động tác cao hơn.

+ Vận động nhảy-bật: động tác đã hoàn thiện hơn ở độ tuổi trước, biết tiếp đất nhẹ nhàng bằng hai mũi chân.

+ Vận động ném: vận động hoàn thiệt rò nét, trẻ tự tin khi thực hiện động tác và đạt độ chính xác cao, biết ước lượng khoảng cách bằng mắt và khéo léo phối hợp động tác.

Tóm lại, sự phát triển KNVĐCB của trẻ MG từ 3 – 6 tuổi diễn ra khá nhanh và có những thay đổi đáng kể qua từng độ tuổi. Khả năng nhận thức, tư duy và mối quan hệ xã hội của trẻ ngày càng được mở rộng tạo điều kiện cho các KNVĐCB của trẻ càng được hoàn thiện hơn. Điều này đòi hỏi người GVMN phải tạo điều kiện và môi trường vận động phù hợp, linh động sử dụng các hình thức tập luyện và nội dung bài tập, sử dụng đa dạng các phương pháp giáo dục để kích thích sự PTVĐ của trẻ tốt nhất theo từng độ tuổi. Dưới đây là các mốc phát triển VĐCB mà trẻ có thể thực hiện được theo từng độ tuổi.

Bả 1.2. Các m c p át triể KNVĐCB của trẻ MG t eo độ tuổi [54], [68]


Trẻ 3 – 4 tuổi

Trẻ 4 – 5 tuổi

Trẻ 5 – 6 tuổi

- Đi nhanh nhẹn và phối hợp được tay và chân nhịp nhàng

- Đi thăng bằng trong đường hẹp

- Có thể đi trên ván dốc

- Chạy được theo hướng thẳng

- Đứng trên một chân khoản 3 giây

- Biết đi xe đạp 3 bánh

- Bật xa bằng 2 chân khoảng 25cm

- Bật bằng hai chân liên tục về phía trước 4-5 lần

- Ném xa bằng 1 tay khoảng 3m

- Bắt bóng bằng hai tay

- Đi, chạy phối hợp nhịp nhàng

- Đứng một chân khoảng 5-8 giây

- Đi thăng bằng trên ghế thể dục

- Nhảy lò cò 3m

- Đi nối gót lên trước và giật lùi

- Đi lên xuống cầu thang luân phiên từng chân, không cần bám

- Chạy thay đổi theo hướng vật chuẩn

- Bật xa 30-35 cm

- Ném, bắt, tung bóng (đường kính 15cm)

- Đập, bắt bóng tại chỗ 3-4 lần

- Đi, chạy thay đổi tốc độ, thay đổi hướng theo hiệu lệnh

- Trèo lên xuống trên ván dốc

- Chạy theo và hích quả bóng

- Chạy lên – xuống cầu thang

- Bật xa khoảng 40 – 50cm

- Đứng một chân khoảng 10 giây

- Nhảy lò cò được 5cm

- Ném xa bằng 1 tay khoảng 4m

- Có thể tung, bắt, ném bóng nhỏ

- Vừa đi vừa đập, vừa bắt bóng

- Trèo lên đu, bám lấy đồ vật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số bài tập phát triển kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 3 - 6 tuổi tại các trường mầm non khu vực TP.HCM - 6


1.4. Nội du , ì t ức v p ươ p áp tổ c ức các oạt độ iáo dục p át triể KNVĐCB c o trẻ 3 – 6 tuổi

1.4.1. B i tập p át triể KNVĐCB c o trẻ 3 – 6 tuổi theo C ươ trì iáo dục mầm o

Nội dung giáo dục KNVĐCB cho trẻ bao gồm hệ thống các bài tập phù hợp với mục tiêu PTVĐ, đặc điểm tâm sinh lí và vận động của trẻ nhằm giúp hình thành và hoàn thiện các kĩ năng vận động cho trẻ theo từng độ tuổi. Để xác định được các bài tập phát triển KNVĐCB của trẻ, chúng ta cần phải xác định được các mục tiêu phát triển VĐ cụ thể theo từng độ tuổi của trẻ. Tác giả Đặng Hồng Phương đã đề cập vấn đề này trong tác phẩm “Phát triển tích tích cực vận động của trẻ MN” như sau:

+ Trẻ 3 – 4 tuổi: Thực hiện được các KNVĐCB vững vàng và đúng tư thế. Biết đi, chạy nhanh, chạy chậm và thăng bằng. Thực hiện được các động tác bật nhảy, bò, trườn, trèo, tung và ném.

+ Trẻ 4 – 5 tuổi: Làm chủ được các vận động, thực hiện các động tác đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung và ném thành thạo, đúng tư thế. Bước đầu thực hiện được một số vận động với yêu cầu khó như: nhảy lò cò, đập bắt bóng…

+ Trẻ 5 – 6 tuổi: Trẻ thực hiện thuần thục, nhanh nhẹn các bài tập đi, chạy, đứng, nhảy, bật, bò, trườn… có thể thực hiện một số vận động khó như: Đi kiễng gót hoặc đi bằng gót chân, đi thăng bằng, chạy thay đổi tốc độ, ném trúng đích, vừa đi vừa đập bóng…

Có thể thấy mục đích phát triển KNVĐCB của trẻ thay đổi theo từng độ tuổi với sự nâng cao những yêu cầu cũng như đa dạng hoá các bài tập. Vì vậy khi lựa chọn các bài tập VĐCB cần xem xét nhiều yếu tố để có thể áp dụng các nội dung phù hợp với nhu cầu vận động của trẻ. Các bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ theo từng độ tuổi cũng được thể hiện trong Chương trình GDMN hiện hành như sau:

Bả 1.3. Nội du p át triể KNVĐCB của trẻ MG [11], [12]


Trẻ 3 – 4 tuổi

Trẻ 4 – 5 tuổi

Trẻ 5 – 6 tuổi

Vậ độ đi, c ạy v cảm iác t ă bằ

+ Đi kiễng gót.

+ Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.

+ Đi, chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc.

+ Đi trong đường hẹp.

+ Đi bằng gót chân, đi khuỵu gối, đi lùi.

+ Đi trên ghế thể dục, đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn.

+ Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, dích dắc (đổi hướng) theo vật chuẩn.

+ Chạy 15m trong khoảng 10 giây.

+ Chạy chậm 60-80m.

+ Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối.

+ Đi trên dây (dây đặt trên sàn), đi trên ván kê dốc.

+ Đi nối bàn chân tiến, lùi.

+ Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh.

+ Chạy 18m trong khoảng 10 giây.

+ Chạy chậm khoảng

100-120m.

Vậ độ Bò, trườ v leo trèo

+Bò, trườn theo hướng thẳng, dích dắc.

+Bò chui qua cổng.

+Trườn về phía trước.

+Bước lên, xuống bục cao (cao 30cm).

+Bò bằng bàn tay, bàn chân 3- 4m.

+Bò dích dắc qua 5 điểm.

+Bò chui qua cổng, ống dài 1,2m x 0,6m.

+Trườn theo hướng thẳng.

+Trèo qua ghế dài1,5m x 30cm.

+Trèo lên, xuống 5 bậc thang.

+Bò bằng bàn tay và bàn chân 4m-5m.

+Bò dích dắc qua 7 điểm.

+Bò chui qua ống dài 1,5m x 0,6m.

+Trườn kết hợp trèo qua ghế dài1,5m x 30cm.

+Trèo lên xuống 7 gióng

thang.


Trẻ 3 – 4 tuổi

Trẻ 4 – 5 tuổi

Trẻ 5 – 6 tuổi

Vậ độ Ném, c uyề , bắt

+Lăn, đập, tung bắt bóng với cô.

+Ném xa bằng 1 tay.

+Ném trúng đích bằng 1 tay.

+Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang, hàng dọc.

+Tung bóng lên cao và bắt.

+Tung bắt bóng với người đối diện.

+Đập và bắt bóng tại chỗ.

+Ném xa bằng 1 tay, 2 tay.

+Ném trúng đích bằng 1 tay.

+Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân.

+Tung bóng lên cao và bắt.

+Tung, đập bắt bóng tại chỗ.

+Đi và đập bắt bóng.

+Ném xa bằng 1 tay, 2 tay.

+Ném trúng đích bằng 1 tay, 2 tay.

+Chuyền, bắt bóng qua

đầu, qua chân.

Vậ độ Bật – ảy

+Bật tại chỗ.

+Bật về phía trước.

+Bật xa 20 - 25 cm.

+Bật liên tục về phía trước.

+Bật xa 35 - 40cm.

+Bật - nhảy từ trên cao xuống (cao 30 - 35cm).

+Bật tách chân, khép chân qua 5 ô.

+Bật qua vật cản cao10 - 15cm.

+Nhảy lò cò 3m.

+Bật liên tục vào vòng.

+Bật xa 40 - 50cm.

+ Bật - nhảy từ trên cao xuống (40 - 45cm).

+Bật tách chân, khép chân qua 7 ô.

+Bật qua vật cản 15 - 20cm.

+Nhảy lò cò 5m.


1.4.2. Các oạt độ giáo dục p át triể KNVĐCB tại trườ MN.

Trong quá trình GDTC cho trẻ MG tại trường MN thì nhiệm vụ phát triển KNVĐCB cho trẻ được hoàn thành bằng các hoạt động giáo dục khác nhau: giờ học thể dục, thể dục sáng, phút thể dục, hoạt động dạo chơi ngoài trời … Các hoạt động giáo dục này là sự tổng hợp các hoạt động vận động đa dạng khác nhau tuỳ theo đặc điểm PTVĐ của trẻ theo độ tuổi, mức độ chuẩn bị thể lực chung và những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị … cụ thể của tường trường và lớp học. Các hình thức tổ chức hoạt động PTVĐ cho trẻ đều có mối liên hệ với nhau, mỗi hình thức có một nhiệm vụ chuyên biệt thể hiện cụ thể trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non.

- Giờ ọc t ể dục ( oạt độ iáo dục PTVĐ có c ủ đíc ) là hình thức cơ bản trong các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNVĐCB cho trẻ tại các trường MN. Giờ học thể dục giúp giải quyết các nội dung cơ bản trong Chương trình Giáo dục mầm non về giáo dục PTVĐ cho trẻ MG, các hình thức khác thực chất chỉ ôn luyện và luyện tập các kỹ năng vận động đã được học trong giờ học thể dục. [48], [49], [55]

Một giờ học có chủ đích dành cho trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi) tại trường có thời gian thay đổi phụ thuộc vào độ tuổi cụ thể như sau:

+ Đối với trẻ 3 – 4 tuổi (mẫu giáo bé – lớp mầm) khoảng từ 15 – 20 phút/ tiết học có chủ đích.

+ Đối với trẻ 4 – 5 tuổi (mẫu giáo nhỡ - lớp chồi) khoảng từ 20 – 25 phút/ tiết học có chủ đích.

+ Đối với trẻ 5 – 6 tuổi (mẫu giáo lớn – lớp lá) khoảng từ 25 – 30 phút/ tiết học có chủ đích.

Thông qua tiết học thể dục người giáo viên cung cấp và rèn luyện cho trẻ những kỹ năng, kỹ xảo vận động có mục đích, có hệ thống và có kế hoạch cụ thể. Nhiệm vụ chính của tiết học là giúp trẻ hình thành và củng cố các KNVĐCB, phát triển các tố chất thể lực tuỳ theo năng lực cá nhân và sự hứng thú của trẻ.

Trong giờ học thể dục, trẻ phải thực hiện toàn bộ nội dung chương trình thể dục bao gồm: đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung, bài tập vận động cơ bản và trò chơi vận động. Những bài tập vận động trong tiết học thể dục được sắp xếp theo một trình tự nhất định (khởi động – bài tập phát triển chung – bài


tập vận động cơ bản – trò chơi vận động – hồi tỉnh), phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và khả năng của cơ thể. Cấu trúc một tiết học thể dục đối với trẻ mẫu giáo cụ thể như sau:

+ Khởi động: Ổn định tổ chức, đàm thoại và tạo hứng thú, tình huống để bắt đầu giờ học. Nội dung khởi động cho trẻ mẫu giáo bao gồm kết hợp các tư thế đi, chạy (đi kiễng gót, đi khuỵ gối, đi bằng má ngoài, đi bằng má trong, chạy bước nhỏ …) với tốc độ khác nhau.

+ Trọng động: Tập các động tác mới hoặc ôn các động tác cũ, rèn luyện phát triển thể chất và các tố chất thể lực, bồi dưỡng ý chí và phẩm chất đạo đức. Nội dung trọng động bao gồm: các động tác bài tập phát triển chung – được xem như bài tập hỗ trợ cho vận động cơ bản (các bài tập tác động lên các nhóm cơ tay – vai, thân mình, chân – bật, trong đó có động tác hỗ trợ cho vận động cơ bản), bài tập vận động cơ bản – hiện nay theo quan điểm của GVMN thì đây xem như là nội dung chủ đạo của tiết học thể dục (các bài tập giúp phát triển hoặc ôn lại các kỹ năng đi, chạy, thăng bằng, bò, trườn, leo trèo, nhảy – bật, ném

– chuyền – bắt hoặc các bài tập kết hợp kỹ năng), trò chơi vận động – củng cố và rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản (các trò chơi quen thuộc, đơn giản mà trẻ đã biết, có thể sử dụng trò chơi dân gian).

+ Hồi tĩnh: Đưa cơ thể về trạng thái bình thường, giúp trẻ có cảm giác thoải mái, phẩn khởi, đỡ mệt mỏi. Giáo viên có thể cho trẻ đi, chạy nhẹ nhàng hoặc chơi 1 trò chơi thả lỏng (vd: trò chơi thổi nơ).

Tại trường mầm non căn cứ vào nhiệm vụ PTVĐ mà giờ học thể dục được chia thành các dạng như sau: Tiết học bài mới (cung cấp, truyền thụ động tác mới), tiết ôn tập (củng cố, rèn luyện những vận động đã học), tiết tổng hợp (dạy động tác mới và ôn động tác cũ), tiết đánh giá (đánh giá mức độ phát triển kỹ năng và thể lực)

- T ể dục á Thể dục sáng là một bộ phận không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại trường mầm non và thường được tiến hành vào sáng sớm sau khi đón trẻ và thường được tập ở ngoài trời. Mục đích chính của thể dục sáng là đánh thức cơ thể trẻ dậy sau một giấc ngủ dài, giúp cho trẻ hứng thú đến trường mầm non và trang bị cho trẻ tâm thế sẵn sàng tham gia các hoạt động sinh hoạt tại trường mầm non. [48], [49], [55]

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí