Biện Pháp Quản Lý Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Trường Thpt Trung Văn- Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội Trong Bối Cảnh Đổi Mới

Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã khái quát quá trình phát triển, thực trạng giáo dục của trường THPT Trung Văn Quận Nam Từ Liêm trong 3 năm qua. Qua điều tra thực trạng công tác quản lý hoạt động TCM của các tổ trưởng chuyên môn trường THPT Trung Văn cho thấy việc giáo dục bậc THPT trên địa bàn đang phát triển phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Hoạt động của tổ chuyên môn trong các nhà trường cơ bản đã đi vào nề nếp, có sự chuyển biến r rệt. Đó là việc kết hợp hài hòa giữa khoa học quản lý với khoa học giáo dục tâm lý trong quá trình quản lý. Giáo viên trong trường đều đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, sự cần thiết của công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.

- Tổ trưởng chuyên môn luôn bám sát mục tiêu, đường lối phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước, của thành phố, của Sở giáo dục và đào tạo để chỉ đạo hoạt động chuyên môn ở đơn vị mình, đã có những trăn trở tìm ra nhiều biện pháp để tổ chức chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ngày càng phong phú về nội dung và hình thức.

Tuy vậy, qua điều tra thực trạng chúng tôi thấy rằng hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT Trung Văn còn chưa đồng bộ, phong trào đổi mới phương pháp dạy học, phong trào tự học, tự bồi dưỡng còn chậm.

Như vậy, với những kết quả đạt được và hạn chế nêu trên, các tổ trưởng chuyên môn cần thiết phải có những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học của các bộ môn trường nhằm đáp ứng tốt hơn nữa với yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT TRUNG V N- QUẬN NAM TỪ LIÊM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu

Đề xuất biện pháp phải đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT Trung Văn- Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính khoa h c

Để xác định được các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn một cách khoa học, đạt được hiệu quả thiết thực, cần căn cứ vào kết quả nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn (đã trình bày ở chương 1 và 2 của luận văn), từ đó xác định được những thành công, hạn chế và nguyên nhân cơ bản của thực trạng, làm cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý ở chương 3 của luận văn.

Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học phổ thông Trung Văn, quận Nam Từ Liêm – Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 10

3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi, các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT Trung Văn- Quận Nam Từ Liêm phải đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn, phù hợp với thực tiễn của từng trường, phù hợp với chất lượng đội ngũ của nhà trường. Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn phải đảm bảo tính khả thi.

3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT Trung Văn phải mang lại hiệu quả cụ thể vừa tiết kiệm được chi phí vừa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

3.2. Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT Trung Văn- Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục

3.2.1. Quản lý tốt công tác lập kế hoạch hoạt động của TCM

3.2. . . Mục đíc biện p p

Kế hoạch có thể vừa được xem là cương lĩnh hành động, vừa là công cụ quản lý của một tổ chức. Kế hoạch tạo điều kiện cho người quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của các cá nhân và tập thể trong tổ chức những người quản lý. Như vậy, quản lý kế hoạch là thực hiện chức năng của các nhà quản lý. Quản lý kế hoạch là làm cho tổ chức hoạt động theo định hướng để đạt được mục tiêu vì kế hoạch là kim chỉ nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động của tổ chức trong thời gian thực hiện mục tiêu của kế hoạch.

Quản lý kế hoạch nhằm làm cho hệ thống tổ chức vận hành cho đúng quy luật, để mọi người trong tổ chức thực hiện “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” trong hoạt động làm cho mọi thành viên trong tổ chức thực sự sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Về thực chất, mục đích quản lý kế hoạch là quản lý sự vận hành của toàn hệ thống nhằm đạt được mục tiêu cụ thể mà tổ chức đã định ra. Nói cách khác, quản lý kế hoạch tức là hiện thức hoá kế hoạch chiến lược thành kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn của tổ chức.

Quản lý kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao ý thức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên như trong Điều lệ trường học đã quy định, đưa hoạt động tổ chuyên môn vào nề nếp kỷ cương, làm cho mọi thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường nhận thức đầy đủ việc thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch giảng dạy của bộ môn, là điều kiện bắt buộc đối với mọi nhà trường và các thầy cô giáo. Việc đầu tư chuyên môn, soạn bài, đổi mới phương pháp dạy học, tự học, tự bồi dưỡng... là những điều

kiện cần và đủ để thực hiện được mục tiêu dạy học đề ra và mới thực sự nâng cao chất lượng dạy và học.

3.2. .2. Nội dun và c c t ực iện biện p p

Kế hoạch chuyên môn là cương lĩnh hoạt động của tổ chuyên môn trong trường học vì tổ chuyên môn là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Như vậy, kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn có vai trò quyết định đến việc thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường. Kế hoạch chuyên môn ở các tổ chức chuyên môn là kế hoạch bộ phận trong kế hoạch tổng thể năm học, nhưng đồng thời lại mang đặc thù riêng của từng bộ môn. Vì vậy, kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường phải đảm bảo được những yêu cầu sau đây:

+ Phải thể hiện và cụ thể hoá được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, Sở GD&ĐT, nhà trường và hoạt động chuyên môn.

+ Phải phù hợp với tình hình thực tế của từng tổ chuyên môn trong nhà trường.

+ Phải phù hợp với đặc thù của bộ môn.

+ Phải phù hợp với đông đảo các cá nhân trong tập thể tổ: Tức là phải bố trí công việc hợp lý, phát huy tối đa năng lực hoạt động của từng thành viên trong tổ.

+ Phải cụ thể r ràng về các mục tiêu phấn đấu, thời gian thực hiện, người phụ trách... và các mục tiêu đề ra phải có tính khả thi được tập thể tổ nhất trí cao. Việc xây dựng kế hoạch là việc làm khó, nhưng rất quan trọng. Đây là điều kiện tiên quyếtđể nhà trường hoàn thành nhiệm vụ năm học. Trong kế hoạch có việc lập chương trình, mà việc lập chương trình là rất khó bởi vừa phải phù hợp với đối tượng quản lý vừa phải đảm bảo tính khoa học. Do vậy, ngay từ đầu năm học tổ trưởng các trường phải trực tiếp chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ và của cá nhân. Kế hoạch xây dựng phải tuần tự từng bước, không nôn nóng, đốt cháy giai đoạn. Muốn

chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn đúng thì tổ trưởng cần tiến hành các bước sau:

* Bước 1: Tiền kế hoạch:

- Ngay từ đầu năm học, vào khoảng cuối tháng 8 hàng năm, tổ trưởng các trường tập trung học nhiệm vụ năm học tại Sở GD-ĐT, sau đó tổ trưởng phải tập hợp toàn bộ giáo viên trong tổ lại để học tập, triển khai nhiệm vụ năm học, các văn bản, nghị quyết, quy định đối với giáo viên được quy định tại Luật giáo dục, điều lệ trường Trung học, các Thông tư hướng dẫn thực hiện...

- Phân tích tình hình đặc điểm của nhà trường khi bắt đầu bước vào năm học mới, đặc biệt chỉ ra được những mặt mạnh - yếu, những việc đã làm được, chưa làm được của những năm học trước đồng thời chỉ r được nguyên nhân khó khăn, thuận lợi để mọi thành viên trong Hội đồng giáo dục nhà trường thấy được và rút kinh nghiệm cho năm học sau.

Đây là bước khởi đầu hết sức quan trọng, không thể thiếu được bắt đầu năm học và cũng là nhiệm vụ quan trọng nâng cao trình độ, chính trị, tư tưởng cho cán bộ giáo viên vào đầu năm học.

* Bước 2: Ổn định nhân sự ở các tổ

- Bắt đầu vào năm học căn cứ vào điều kiện thực tế biên chế đội ngũ hiện có, BGH nhà trường phải ra các quyết định bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn. Tổ trưởng tổ chuyên môn phải thực sự là con chim đầu đàn trong hoạt động chuyên môn, có năng lực quản lý, nhiệt tình trong công tác, yêu nghề, có khả năng tập hợp quần chúng, có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên, đã dạy trọn cả 3 khối học trong trường THPT, đã từng tham gia các công tác bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi và được các thành viên trong tổ chuyên môn tín nhiệm cao. Đây là điều kiện rất quan trọng, vì vậy trước khi đưa ra quyết định tổ trưởng chuyên môn, BGH nhà trường nên tham khảo ý kiến các thành viên trong tổ; có thể bỏ phiếu thăm dò. Có như vậy mới chọn được

người lãnh đạo tổ chuyên môn vừa là nhà quản lý, vừa là khách thể khảo sát giáo dục để lãnh đạo hoạt động tổ chuyên môn đi đúng quỹ đạo và đạt mục đích trong hoạt động chuyên môn.

- Việc sắp xếp tổ trưởng tổ chuyên môn các tổ trong trường cố gắng tránh tình trạng một tổ có nhiều nhóm chuyên môn khác nhau, khó khăn cho việc điều hành hoạt động chuyên môn bởi đó là hoạt động đặc thù. Có như vậy thì sinh hoạt tổ chuyên môn mới có hiệu quả cao.

- Để chuẩn bị cho năm học mới, ngay từ đầu tháng 8 các tổ trưởng chuyên môn đã phải có kế hoạch phân công chuyên môn cho năm học mới. Các tổ trưởng chuyên môn cần cân nhắc lực lượng giáo viên sao cho phù hợp với yêu cầu của từng khối lớp- đặc biệt là đối với lớp 12, các đội tuyển học sinh giỏi. Trong phân công chuyên môn cần tránh tình trạng cả nể hay cào bằng vì làm như vậy sẽ sớm làm cho các thành viên trong tổ chán nản với công việc. Tuy nhiên cũng cần phải tạo điều kiện cho các giáo viên trẻ, ít kinh nghiệm có điều kiện để rèn luyện mình.

* Bước 3: Phân công chuyên môn

Đây là vấn đề khó khăn đang xảy ra trong các nhà trường THPT hiện nay nói chung và trường THPT Trung Văn nói riêng đó là có những giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao được nhiều phụ huynh và học sinh đề nghị được nhà trường bố trí giảng dạy nhưng đồng thời có những giáo viên lại chưa có được sự tin tưởng đó. Vì vậy, việc phân công chuyên môn của tổ trưởng cần phải đảm bảo được yêu cầu sau:

- Căn cứ vào năng lực chuyên môn.

- Căn cứ vào tình hình cụ thể của tổ chuyên môn.

- Căn cứ vào yêu cầu, nguyện vọng của cá nhân giáo viên.

- Căn cứ vào mục tiêu đào tạo của nhà trường (học sinh khá, giỏi, lớp đấu cấp, cuối cấp...)

- Căn cứ vào nguyện vọng của học sinh và phụ huynh (yêu cầu thực tế), xuất phát từ nhu cầu của người học.

- Đảm bảo tính liên thông trong bố trí giáo viên giảng dạy từ lớp 10 đến lớp 12. Hạn chế tối đa việc xáo trộn làm khó khăn cho giáo viên trong việc nắm bắt tình hình học sinh và học sinh quen với phương pháp giảng dạy của giáo viên.

- Đảm bảo giáo viên dạy từ 2 khối học sinh khác nhau trong nhà trường, có như vậy mới thuận tiện cho điều hành công việc chuyên môn.

- Đảm bảo tính công bằng về cường độ lao động đối với tất cả giáo viên, nhưng phải hợp lý theo quy định của nhà trường. Để đảm bảo được những yêu cầu trên, tổ trưởng không được áp đặt, cần phải phát huy cao độ tính dân chủ trong phân công chuyên môn. Trước hết, tổ trưởng thông qua tổ chuyên môn thống nhất phương án phân công chuyên môn của tổ. Sau đó tổ trưởng chuyên môn đưa ra phương án và cùng tổ bàn bạc thống nhất và sắp xếp chuyên môn, rồi đưa lên ký duyệt với BGH nhà trường để thực hiện.

* Bước 4: Xây dựng kế hoạch tổ và kế hoạch cá nhân

Sau khi thống nhất phân công tổ chuyên môn, các tổ trưởng chuyên môn xác định chỉ tiêu phấn đấu của tổ, của các cá nhân rồi xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn. Kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn phải thể hiện những nội dung sau:

- Đặc điểm tình hình tổ khi bước vào năm học.

- Công việc được giao.

- Phân công chuyên môn của tổ.

- Biện pháp và phương hướng hoạt động thể hiện cụ thể theo thời gian hàng tuần, hàng tháng đối với tổ chuyên môn.

- Chỉ tiêu phấn đấu, thực hiện quy chế chuyên môn của tổ.

- Các chi tiêu phấn đấu:

+ Học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu.

+ Tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp THPT, Đại học, Cao đẳng.

+ Số lượng và chất lượng thi học sinh giỏi đối với tổ.

+ Số sáng kiến kinh nghiệm.

+ Số giờ giỏi, khá, trung bình.

+ Số giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi các cấp.

Đối với kế hoạch cá nhân thì cụ thể hoá chất lượng học sinh ở các lớp mình dạy.

Các chỉ tiêu khác như: Hoạt động tập thể, chủ nhiệm, hội họp.

Trong kế hoạch tổ và kế hoạch cá nhân còn thể hiện cụ thể: Hoạt động chuyên môn của tổ, sau khi thống nhất kế hoạch tổ trưởng phải duyệt trước BGH nhà trường và lưu hồ sơ quản lý năm học.

* Sau khi thống nhất được kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn thì tổ trưởng chuyên môn phải thường xuyên theo d i tiến trình thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ để phát hiện các vấn đề và giải quyết các vấn đề một cách kịp thời và thường xuyên thông báo, phản hồi ý kiến với BGH ở phiên họp tổ trưởng chuyên môn vào thứ Hai đầu tuần hoặc trong các buổi họp Hội đồng giáo dục hàng tháng.

Trong quản lý kế hoạch chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn cần nhận thức r được rằng quá trình quản lý, chỉ đạo thực hiện kế hoạch chuyên môn là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa thực hiện và điều chỉnh các hoạt động và chỉ tiêu thông qua tổ, nhóm chuyên môn nhằm biến sự quản lý chỉ đạo chuyên môn của tổ trưởng thành nền nếp thường xuyên của cả tập thể mà người tổ trưởng là người được hiệu trưởng uỷ quyền quản lý kế hoạch hoạt động chuyên môn của cả tổ và cá nhân để từ đó thông tin ngược lên Ban giám hiệu theo d i tình hình. Có như vậy thì vai trò quản lý chuyên môn của người tổ trưởng trong nhà trường phổ thông mới phát huy, mới chủ động trong việc quản lý của mình. Tránh tình trạng tổ trưởng chuyên môn chỉ làm nhiệm vụ

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí